Hà Nội Một Thuở Phố Và Người
Quý độc giả thân mến, Sống ở Hà Nội, tự hào vì lịch sử ngàn năm văn hiến cùng bề dày văn hóa phong phú, nhưng mấy ai đã đi hết từng ngõ ngách, con phố, biết hết mọi giai thoại đi cùng theo những tháng năm lịch sử của mảnh đất này.
Ngay trong tháng 11, tiếp nối những câu chuyện về chủ đề Hà Nội, Văn sử tinh hoa tiếp tục giới thiệu tới quý độc giả cuốn sách "Hà Nội một thuở phố và người" của tác giả Nguyễn Việt Cường.
Cuốn sách ghi dấu những nét văn hóa rất riêng, rất đặc trưng của Hà Nội và người Hà Nội qua từng thời kỳ dưới góc nhìn của một con người Hà Nội, đã gắn bó với mảnh đất Thủ đô suốt mấy chục năm sinh sống và như tiếp lửa cho những con người yêu Hà Nội thêm hiểu và gắn bó với mảnh đất này.
Hy vọng cuốn sách sẽ được quý độc giả yêu thích và đón đọc.
Trái Tim Bị Chẻ Đôi: Nỗi Đau Của Phụ Nữ Trong Cuộc Đời Bèo Dạt Mây Trôi
Câu Chuyện Về Tình Yêu, Quyết Đấu Và Nỗi Đau
Cuốn sách là câu chuyện xoay quanh hai nhân vật chính: một họa sĩ tài hoa lãng tử và một đại gia căm hận đàn bà. Hai người đàn ông này bắt đầu một cuộc chiến cam go, đánh cược số phận của chính mình bằng trái tim của một nàng thiếu nữ xinh đẹp.
Nàng thiếu nữ, với trái tim bị chia đôi giữa hai người đàn ông, không thể dứt khoát chọn lựa và cũng không thể ngăn cản cuộc chiến bất công ấy. Nỗi đau thật sự không chỉ thuộc về nàng mà còn là cảm giác bất lực và đau đớn mà người phụ nữ phải gánh chịu trong xã hội phong kiến cổ hủ.
Phản Ánh Số Phận Bi Thương Của Phụ Nữ Trong Xã Hội Phong Kiến
Tác phẩm dường như muốn cất lên tiếng nói bênh vực cho phụ nữ trong thời đại mà họ không có quyền quyết định về số phận của chính mình. Họ bị bắt buộc phải lựa chọn giữa những quy luật tàn nhẫn của xã hội, giữa những người đàn ông với những tham vọng vô độ.
Câu chuyện được xây dựng bằng giọng điệu buồn bã, tràn đầy nỗi bất lực và thương xót cho số phận của phụ nữ. Sự chịu đựng của nhân vật nữ khiến người đọc không khỏi chạnh lòng và giật mình trước sự bất công của thời đại.
Sự Lựa Chọn Khó Khăn Và Nỗi Đau Bất Diệt
Cuộc chiến của hai người đàn ông cho thấy tham vọng vô độ và sự bất lực của con người khi đối mặt với tình yêu. Nàng thiếu nữ, trong tình huống khó khăn, chỉ có thể bị cuốn theo dòng chảy của số phận mà không thể can thiệp.
Cuốn sách giúp người đọc nhận thức được những thách thức mà phụ nữ trong xã hội phong kiến phải đối mặt. Nó cũng là một lời cảnh tỉnh cho thế hệ ngày nay về sự quan trọng của tình yêu thật sự và sự cân bằng giữa tham vọng và lòng nhân ái.
Lưu ý: Nội dung review được viết dựa trên phần mô tả ban đầu, không có thông tin thêm về cốt truyện hay nhân vật, nên review chủ yếu tập trung vào những điểm ẩn dụ và thông điệp của tác phẩm.
Truyền Thống Khuyến Học Ở Nghệ An Qua Tư Liệu Hán Nôm
Giới thiệu
Khuyến học, khuyến tài luôn là động lực quan trọng trong chiến lược phát triển con người và là nhu cầu thực tiễn trong đời sống xã hội từ xưa đến nay. Với chủ trương coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, khuyến học càng cần được chú trọng, đề cao, với nhiều biện pháp hữu hiệu. Việc tìm hiểu, nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm khuyến học trong quá khứ để chắt lọc, kế thừa và phát huy cho hiện tại là việc làm cần thiết.
Nghệ An: Vùng đất hiếu học và khoa cử
Nghệ An là vùng đất có truyền thống hiếu học và khoa cử, xuất hiện nhiều gia đình khoa bảng, dòng họ khoa bảng và làng khoa bảng. Tuy nhiên, trước nay người dân nơi đây sống chủ yếu bằng nông nghiệp, đời sống vô cùng khó khăn, điều đó gây trở ngại lớn trong việc dạy và học của con em Nghệ An. Để khắc phục trở ngại đó, đồng thời khuyến khích con em học hành, đền đáp công ơn người thầy, người dân đã lập ra các hình thức khuyến khích học và dạy, được gọi chung là “khuyến học”.
Nội dung nghiên cứu
Cuốn sách "Truyền Thống Khuyến Học Ở Nghệ An Qua Tư Liệu Hán Nôm" tập trung vào một số vấn đề chính:
Xác định các khái niệm cơ bản: Khái niệm khuyến học, khuyến tài, khoa cử và vai trò của chúng trong lịch sử phát triển của Nghệ An.
Tình hình nghiên cứu liên quan đến khuyến học tỉnh Nghệ An: Khảo sát, phân tích những nghiên cứu trước đây về khuyến học ở Nghệ An, những điểm mạnh và hạn chế.
Khảo sát, hệ thống hóa nguồn tư liệu: Hệ thống hóa và phân loại các nguồn tư liệu Hán Nôm liên quan đến khuyến học ở Nghệ An.
Nghiên cứu đặc điểm văn bản: Phân tích đặc điểm văn bản, ngôn ngữ, phong cách của các nguồn tư liệu Hán Nôm.
Nội dung khuyến học: Phân tích nội dung khuyến học ở Nghệ An qua các nguồn tư liệu Hán Nôm, bao gồm các hình thức khuyến học, đối tượng khuyến học, mục tiêu khuyến học.
Đặc điểm nội dung khuyến học tỉnh Nghệ An qua nguồn tư liệu Hán Nôm: Khảo sát, phân tích những đặc điểm riêng biệt của nội dung khuyến học ở Nghệ An so với các địa phương khác.
Phân tích và đánh giá
Cuốn sách phân tích những hạn chế về mặt tư tưởng của khuyến học xưa, liên hệ với thực tiễn, đưa ra những giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của nguồn tư liệu Hán Nôm. Đồng thời, tác giả đưa ra những đóng góp cho công tác khuyến học, khuyến tài tỉnh Nghệ An nói riêng, cả nước nói chung.
Nguồn tư liệu
Cuốn sách tập trung khai thác những thông tin khuyến học của tỉnh Nghệ An qua nguồn tư liệu Hán Nôm như: tục lệ, đăng khoa lục, gia phả, gia huấn, địa chí và bi ký. Nguồn tư liệu này gắn liền với nền giáo dục khoa cử Nho học cho đến những năm đầu thế kỷ XX, khi khoa cử Nho học kết thúc và mở đầu giai đoạn Cải lương hương chính (1919 - 1921).
Giá trị và ý nghĩa
Cuốn sách chỉ ra rằng chính sách khuyến học ở Nghệ an xưa đã được vận dụng một cách linh hoạt, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn trong quá khứ, có nhiều điều đáng học hỏi để kiện toàn và thúc đẩy hệ thống giáo dục ngày nay ở Nghệ An nói riêng và Việt Nam nói chung.
Review:
"Truyền Thống Khuyến Học Ở Nghệ An Qua Tư Liệu Hán Nôm" là một công trình nghiên cứu nghiêm túc, có giá trị khoa học cao. Cuốn sách đã cung cấp những thông tin quý giá về truyền thống khuyến học ở Nghệ An, đồng thời góp phần khẳng định vai trò của nguồn tư liệu Hán Nôm trong việc nghiên cứu lịch sử giáo dục Việt Nam. Với phong cách trình bày khoa học, rõ ràng, logic, cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên và những người quan tâm đến lịch sử giáo dục Việt Nam.
Khoác lên mình vỏ bọc là một kiến trúc sư nam tính, hào hoa, yêu lịch sử - Kỳ Phương thực chất là một người chuyên đi tìm kho báu. Sau một thời gian tạo mối quan hệ anh đã được một người bạn mang dòng dõi hoàng tộc đề nghị tham gia khai quật và giải mã một thư tịch cổ của vua Minh Mạng.
Vào cuộc anh mới biết mình đang tham gia một nghi lễ bàn giao thần bí giữa hai thế lực cổ xưa là Hội Đạo sĩ cơ mật và những hậu duệ hoàng tộc có sứ mệnh đặc biệt. Thế nhưng nhân tố bí ẩn bất ngờ xuất hiện làm cho lễ bàn giao không thực hiện. Kỳ Phương định thoái lui song đã quá muộn. Anh bị cuốn vào cuộc đấu tranh giữa hàng loạt các thể lực đối nghịch và trở thành nhân tố chủ chốt trong việc tìm kiếm kho báu.
Giải Cứu Chả Chìa
Một chú chó mất mẹ, lạc các anh, bị bắt cóc rồi được gọi là “Chả Chìa”. Cô bé Hĩm nghèo khổ mồ côi mẹ, bị khuyết tật, thường xuyên bị cha và mẹ kế mắng mỏ, đánh đập. Hai đứa trẻ đó giống như những bông hoa nhỏ mọc giữa bùn lầy, không ngừng ôm giấc mơ và những hy vọng bé nhỏ. Chú chó nhỏ luôn nuôi hi vọng tìm lại được các anh. Cô bé con ước mơ cứu được Chả Chìa, khao khát được đến trường và được yêu thương.
Hai tâm hồn bé bỏng đã nương tựa vào nhau, dùng phép màu của tình yêu thương và sự tử tế để cùng nhau đi trên hành trình hướng tới ước mơ, hy vọng của mình.
Thông qua câu chuyện này, tác giả muốn truyền tải thông điệp về lòng thương động vật, lòng thương người, đồng thời khuyên các em nhỏ sống lương thiện và chăm chỉ.
Bạn đã sẵn sàng bước vào hành trình giải cứu Chả Chìa cùng cô bé Hĩm và cả bác Độc Nhãn giỏi võ cùng những chú chó hoang ở bãi rác chưa?
Tác giả Đào Thu Hà
Đào Thu Hà hiện là hội viên Chi hội Văn học và cũng là một cây bút đầy tiềm năng của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đắk Nông.
Các tác phẩm đã xuất bản:
- Cuộc phiêu lưu của Ỉn Hồng (Truyện thiếu nhi) - NXB Văn hóa Văn nghệ, 2013.
- Ma tình (Tiểu thuyết) - NXB Văn hóa Văn nghệ, 2013.
- Chuyện tình mình rất khác (Tập truyện ngắn) - NXB Văn hóa Văn nghệ, 2014.
- Hàng xóm phù thủy (Truyện thiếu nhi) - NXB Văn hóa Văn nghệ, 2015.
- Chúng ta từng chung một đoạn đường (Tập truyện ngắn) - Sinh viên Viên Nam, Hoa Học Trò, năm 2017.
- Mây khói vàng son (Tập truyện ngắn lịch sử) - NXB Hội Nhà văn, 2021.
- Con giàu lòng nhân ái (Sách thiếu nhi) - Nhà xuất bản Phụ nữ, 2022.
Các giải thưởng văn học:
- Giải Nhất giải thưởng trên tạp chí Nâm Nung, năm 2017 và 2021.
- Giải Nhì Cuộc thi Truyện ngắn hay Quán Chiêu Văn, năm 2022 - 2023.
- Giải Ba Cuộc thi Thơ Bút Mới, báo Tuổi trẻ, năm 2010.
- Giải C Giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Đắk Nông lần II, năm 2020.
- Giải C Trại sáng tác văn học về đề tài hình tượng người chiến sĩ Cảnh sát nhân dân do Bộ Công an tổ chức, năm 2022.
- Giải Khuyến khích Giải thưởng Văn học nghệ thuật của Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, năm 2022.
- Giải Khuyến khích cuộc thi Truyện ngắn hay, tạp chí Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022.
Gương phong tục là một cuốn sách quý chất chứa tinh hoa văn hóa dân gian được kế thừa bởi tấm lòng gìn giữ của tác giả Đoàn Duy Bình - Hàn lâm điển tịch.
Xin trích một vài đoạn trong BÀI TỰA của người biên chép để độc giả có thể hiểu thêm về giá trị của cuốn sách:
“Thiên hạ mỗi nước có một phong tục, mà trong nước cũng mỗi nơi có một phong tục. Những nhời ca dao này tức là cái tinh thần hồn phách của thói tục trong nước hiện ra. Hễ thói tục hay thì có câu ca dao hay, thói tục dở thì có câu ca dao dở. Điều hơn nhẽ thiệt, kẻ dại người khôn, không sự gì là không đủ, cũng là một cái gương cho người trong nước ta soi chung. Không cứ nhớn nhỏ giai gái, ai cũng nên đem cái gương này mà soi vào mình; điều hay thì nghĩ xem mình có được như thế không; điều dở thì xét xem mình có phải như thế không? Hay khen, hèn chê, nào ai có bưng miệng thiên hạ được; tốt phô xấu đậy, chưa dễ mà che mắt thế gian. Nhời ông bà cổ sơ nói chẳng điều nào bỏ đi, thực là một sự khuyên răn rất thiết cho người ta, không phải là để nghêu ngao cho đỡ buồn mà thôi.
Xưa kia ta chỉ có sách học quốc phong nước Tàu, chưa ai chép đến sách này. Từ khi có lối học mới, ta mới biết cái thói tục của mình là sự cần hơn. Nên cũng đã vài người có chí, chép nhặt lấy mấy nhời ca dao ở các miền quê mà ghi làm quốc phong của nước mình.
Những sách ấy chép có ba lối: một là chép theo lối quốc phong nước Tàu, chia ra từng phủ từng huyện; hai là theo nhời ca mà chia loài mục, như là mục cây cỏ, mục núi sông; ba là dịch nghĩa nhời ca làm ra câu thơ chữ Nho, mỗi câu bốn năm chữ, như là lối thơ quốc phong nước Tàu. Mỗi sách mỗi lối đều là một ý kiến cả.
Đến như sách này, góp nhặt mọi nhời ca mà suy xét, bình ý xem câu nào ý gì sẽ lựa theo mà chia mục. Cả thẩy mười mục, ba mươi tám tiết, trước hết lấy sự luân lý làm đầu, rồi đến các bực người, các giọng nói, nhân tình thế sự, khí đất tiết giời; gần từ trong nhà, xa đến ngoài nước. Loài nào mục ấy, làm cho người xem mở sách thấy nghĩa ngay. Còn những nhời chưa rõ tình tứ gì, mà nhời nhẽ hay thì cũng chép phụ xuống cuối sách, gọi là ghi nhớ lấy lời cổ tích mà thôi.”
Cuốn sách này tác giả chép nhặt công phu, từng được đăng trên Đông Dương tạp chí năm 1916 - 1917 từ số 59 đến 104. Nội dung cuôn sách được tác giả lựa lấy từng câu chia thành các mục rõ ràng, nói có sách, mách có chứng, chú thích toàn điển phương ngôn, hay thì khen, hèn thì chê, quan điểm nghị luận đầy học thức, sắc sảo. Đối với những độc giả yêu thích văn hóa dân tộc, một lòng nâng niu những giá trị tinh thần cao sang của dân tộc thì đây quả là một món quà chẳng thể bỏ qua.
Chớ Quên Mình Là Nước
Trong những ngày vô cùng căng thẳng và mệt mỏi cho công việc tại Bệnh viện Đại học Tiểu bang ở Kiel trong mùa dịch Corona thì sáng thứ bảy này, khi thức dậy sau một giấc ngủ ngon, rồi làm những việc tâm linh thường nhật vào buổi sáng, tôi mở hộp thư điện tử và nhận được tin của anh bạn thân Nguyên Minh báo là Công Ty Văn Hóa Hương Trang là anh Nguyễn Hữu Cứ qua lần xuất bản tác phẩm "Cổ Thụ Lặng Bóng Soi" ba năm trước, nhưng vì hai anh Nguyên Minh và Hữu Cứ là bạn nên họ đã tự động giúp liên lạc qua lại như thế. Sách này cũng đã được anh Nguyên Minh cho xuất bản qua Nhà xuất bản Liên Phật Hội Tại Hoa Kỳ do anh phụ trách, hiện lưu hành toàn cầu qua hệ thống phân phối Amazon. Bây giờ được xuất bản, in ấn tại Việt Nam thì giá sách sẽ dễ chịu hơn và dễ dàng đến tay độc giả hơn.
Dĩ nhiên tôi rất vui, nhất là vào thời điểm đặc biệt này.Trong suốt hơn hai tuần qua, khi đi làm việc tại khu cấp cứu cách ly dành cho bệnh nhân Covid 19 tại Uniklinikum UKSH Kiel, tôi lại càng có dịp suy nghĩ thêm về mối tương quan giữa con người và thiên nhiên. Suốt hai năm nay, cô Greta Thuberg đã vất vả bỏ bao nhiêu công sức để cổ vũ phong trào "Friday For Future'' nhằm bảo vệ môi trường, có khi rất nguy hiểm. Tuy phong trào đã được sự ủng hộ của nhiều người trên toàn thế giới, nhưng con số này vẫn còn quá khiêm tốn. Nhiều chính trị gia vẫn còn thờ ơ với môi trường, rác ny lông vẫn cứ ngập tràn, xe cộ vẫn xả khói đông nghẹt...Địa cầu run rẩy, biển cả thét gào..
Từ Điển Thần Thoại - Hy Lạp - La Mã: Cánh Cửa Vào Thế Giới Huyền Bí
Giới thiệu
Thần thoại Hy Lạp - La Mã đã và đang là nguồn cảm hứng bất tận cho vô số tác phẩm văn học, nghệ thuật phương Tây. Những câu chuyện về các vị thần, nữ thần, anh hùng, quái vật đã trở thành kho tàng vô giá, ẩn chứa những thông điệp sâu sắc về cuộc sống, tình yêu, chiến tranh, và số phận con người.
Để hiểu trọn vẹn vẻ đẹp và ý nghĩa của các tác phẩm nghệ thuật, văn học, kiến thức về thần thoại Hy Lạp - La Mã là điều cần thiết. Tuy nhiên, sự tương đồng và lẫn lộn giữa hai hệ thần thoại, cùng với các tác phẩm phái sinh như Hercules (Disney), đôi khi khiến người đọc gặp khó khăn trong việc nắm bắt thông tin chính xác.
Từ Điển Thần Thoại - Hy Lạp - La Mã: Cẩm Nang Hoàn Hảo
"Từ Điển Thần Thoại Hy Lạp - La Mã" của tác giả Nguyễn Văn Dân ra đời nhằm giải quyết vấn đề này. Cuốn sách cung cấp một nguồn thông tin đầy đủ và chính xác về các nhân vật, địa danh, câu chuyện trong thần thoại Hy Lạp - La Mã, giúp độc giả:
Nắm vững kiến thức cơ bản về thần thoại Hy Lạp - La Mã: Cuốn sách bao quát hầu hết các nhân vật, địa danh, câu chuyện, cung cấp thông tin đầy đủ và chi tiết, giúp độc giả hiểu rõ các mối quan hệ, vai trò, và ý nghĩa của từng nhân vật, sự kiện.
Phân biệt rõ ràng các nhân vật và tích truyện: Cuốn sách giải quyết những nhầm lẫn thường gặp do sự tương đồng giữa hai hệ thần thoại và các tác phẩm phái sinh.
Khám phá những nét độc đáo của thần thoại Hy Lạp - La Mã: Cuốn sách không chỉ giới thiệu những chi tiết cơ bản mà còn đi sâu vào những dị bản, những chi tiết độc đáo, giúp độc giả có cái nhìn toàn diện về hệ thần thoại này.
Tra cứu thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả: Cuốn sách được thiết kế theo dạng từ điển, giúp độc giả dễ dàng tìm kiếm thông tin cần thiết.
Review Nội Dung
"Từ Điển Thần Thoại Hy Lạp - La Mã" của tác giả Nguyễn Văn Dân là một cuốn sách vô cùng bổ ích cho những ai muốn tìm hiểu về thần thoại Hy Lạp - La Mã. Với lối viết rõ ràng, súc tích, và ngôn ngữ dễ hiểu, cuốn sách cung cấp một lượng kiến thức phong phú và chính xác về một chủ đề hấp dẫn và phức tạp.
Bên cạnh đó, cuốn sách còn có những điểm nhấn đáng chú ý:
Phiên âm theo đúng âm gốc: Việc phiên âm theo đúng âm gốc của các tên gọi giúp tránh những nhầm lẫn và giúp độc giả dễ dàng phát âm chính xác.
Bao gồm cả các dị bản và chi tiết độc đáo: Cuốn sách không chỉ giới thiệu những thông tin cơ bản mà còn đi sâu vào những dị bản, những chi tiết độc đáo, giúp độc giả có cái nhìn toàn diện về hệ thần thoại này.
Thiết kế khoa học và tiện dụng: Cuốn sách được thiết kế theo dạng từ điển, giúp độc giả dễ dàng tìm kiếm thông tin cần thiết.
"Từ Điển Thần Thoại Hy Lạp - La Mã" là một cuốn sách tuyệt vời cho những ai muốn khám phá thế giới thần thoại đầy hấp dẫn và bí ẩn. Cuốn sách là một cẩm nang hữu ích, giúp độc giả nâng cao kiến thức về thần thoại Hy Lạp - La Mã và hiểu sâu sắc hơn những tác phẩm văn học, nghệ thuật được lấy cảm hứng từ hệ thần thoại này.
Vài Nét Về Tác Giả
PGS.TS. Nguyễn Văn Dân là một nhà nghiên cứu, dịch giả uy tín, có nhiều đóng góp cho lĩnh vực nghiên cứu văn học, văn hóa. Ông từng giữ nhiều trọng trách quan trọng như Phó Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học xã hội, Tổng Biên tập tạp chí Văn học nước ngoài của Hội Nhà văn Việt Nam. Ông đã xuất bản nhiều công trình nghiên cứu về văn học, văn hóa và đạt nhiều giải thưởng danh giá.
Với uy tín và kinh nghiệm của mình, PGS.TS. Nguyễn Văn Dân đã mang đến cho độc giả một cuốn sách đầy đủ, chính xác và hấp dẫn về thần thoại Hy Lạp - La Mã.
Vàng Son Một Thuở - Nơi Cái Chạm Của Quá Khứ Và Hiện Tại Hội Ngộ
Nếu lịch sử là một bức tranh lớn với nhiều mảnh ghép, thì cổ vật, bên cạnh thơ văn, sách vở, cũng góp phần không nhỏ trong việc hoàn thiện những mảnh ghép ấy. Nhóm tác giả Huỳnh Thanh, Huỳnh Việt Anh Khang, Nguyễn Võ Trụ - với xuất phát điểm và sở trường không giống nhau - nhưng có chung một niềm đam mê, nhiệt huyết với lịch sử, đã cùng nhau kiếm tìm, sưu tập những món đồ xưa mang dấu tích của quá khứ, gói gọn trong cuốn sách Vàng son một thuở, đưađến với người yêu lịch sử, văn hóa Việt Nam.
Vàng son một thuởsẽ đóng vai một cây cầu nhỏ, góp phần nối quá khứ với tương lai bằng các món đồ đa dạng xuất xứ: có những món từng là biểu tượng cho quyền lực của hoàng gia, quan lại như: ấn chương, bài ngà… Cũng có những món được lưu hành từ tầng lớp quý tộc cho đến bình dân xưa như: bạc chạm, đồ ngà, đồ sơn son thếp vàng, đồ gỗ chạm, pháp lam, nghiên mực, đồ sứ… Đến nay, rất nhiều kỹ thuật chế tác xưa kia đã bị thất truyền, mà cơ hội phục hưng lại vô cùng mong manh. Nhưng với mong muốn lan tỏa những thông điệp từ quá khứ, các tác giả và Tri Thức Trẻ Books đã cố gắng đưa đến cho độc giả một tác phẩm với chất lượng in ấn tốt nhất, những thông tin rõ ràng nhất, hình ảnh rõ nét nhất, cũng như cung cấp thông tin về thời đại, chất liệu, kỹ thuật chế tác… của từng món đồ xưa vô giá.
Vàng son một thuở là kết quả của nỗ lực nhiều năm sưu tầm và gìn giữ những nét đẹp xưa cũ của nhóm tác giả yêu lịch sử, yêu văn hóa. Bằng cách tiếp cận mới, khai thác cổ vật từ nhiều khía cạnh, niên đại, đặc tính của chất liệu cho đến kỹ thuật chế tác hay những câu chuyện đằng sau, cuốn sách mong muốn truyền đạt được giá trị của những cổ vật này đến với người đọc. Dù là đồ cung đình hay vật phẩm lưu truyền trong dân gian đều mang một tầm vóc của riêng mình, cung cấp cho chúng ta một góc nhìn vào cuộc sống của một thời vàng son.
Thuật ngữ khoa cử từ lâu đã gắn liền với việc thi cử và những người đỗ đạt là các Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, Tiến sĩ, Hương cống, Cử nhân v.v... Còn võ cử, những người thi đỗ khoa thi võ là các Tạo sĩ, Võ tiến sĩ, Võ cử nhân v.v.... thì dường như chưa mấy quen thuộc với người nghiên cứu cũng như độc giả hiện nay.
Sau nhiều năm tìm tòi nghiên cứu, sưu tập tư liệu, TS. Nguyễn Thúy Nga đã biên soạn cuốn Võ cử và các Võ tiến sĩ ở nước ta để giới thiệu với bạn đọc về một trong những cách đào luyện nhân tài võ tướng trong lịch sử. Văn Đình Dận, Hoàng Nghĩa Bá, Nguyễn Thị Lỵ v.v... là những danh tướng đời Trung hưng, mà tên tuổi của họ còn rạng danh trong sử sách nước nhà; Hoàng Phùng Gia làm đến Đô đốc đời Tây Sơn; tên tuổi của Huy quận công Hoàng Đình Bảo lại gắn liền với cuộc biến loạn cuối đời Lê - Trịnh v.v... Họ đều là những nhân vật xuất thân võ cử.
Qua 4 phần trong cuốn khảo cứu này, TS. Nguyễn Thúy Nga đã dẫn bạn đọc đi từ nguồn gốc của Võ cử ở Trung Quốc và Việt Nam (phần I), đến danh sách những người đỗ Võ cử -Võ khoa ở nước ta (phần II) cũng như cung cấp thêm các tư liệu ghi chép về thể lệ các khoa thi này trong lịch sử (phần II) và cuối cùng là tạo ra một bảng tra tên người đỗ để bạn đọc tiện tra cứu (phần IV).
Cuốn sách hứa hẹn sẽ là một nguồn tư liệu quý giá với những người đam mê tìm hiểu lịch sử văn hóa, đặc biệt là lịch sử khoa cử ở Việt Nam thời trung đại.
*Lời khuyên của Biên tập viên:
Võ cử và những người đỗ võ khoa là một vấn đề còn ít được bàn luận trong giới nghiên cứu cũng như độc giả ở nước ta hiện nay. Vì vậy, cuốn sách của TS. Nguyễn Thúy Nga có thể coi là chuyên luận đầu tiên trình bày một cách có hệ thống về lịch sử hình thành, tên gọi, thể lệ... và danh sách những người thi đỗ võ cử- võ khoa ở Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại (2019).
Tuy nội dung của cuốn sách đi theo mạch logics tuyến tính, nhưng bố cục của cuốn sách lại được chia làm 4 phần riêng rẽ với các chương mục cụ thể sẽ là một điểm rất thuận lợi cho độc giả trong quá trình đọc sách cũng như tiếp cận vấn đề.
Nếu bạn đọc muốn tìm hiểu về nguồn gốc hình thành, quá trình phát triển của hình thức thi võ trong lịch sử, hãy đọc Phần I: Thảo luận về võ cử -nơi tác giả sẽ trình bày nguồn gốc hình thành của võ cử ở Trung Quốc và quá trình truyền nhập đến Việt Nam.
Nếu bạn đọc muốn tìm hiểu về quá trình phát triển của võ cử ở Việt Nam cùng tên gọi và danh sách những người thi đỗ, hãy đọc ngay Phần II: Danh sách người đỗ.
Trong phần III: Phụ lục, tác giả trình bày tư liệu gốc trong các bộ sử, văn bia,...nói về hình thức và quy trình thi võ trong lịch sử Việt Nam.
Và cuối cùng là phần Bảng tra người đỗ- nơi độc giả có thể sử dụng như một cuốn từ điển để tra thông tin về những người đỗ theo thứ tự ABC hoặc theo đơn vị xã.
*Về tác giả Nguyễn Thúy Nga:
TS. Nguyễn Thúy Nga từng học chuyên ngành Hán Nôm tại khoa Ngữ văn, trường Đại học Tổng hợp (khóa 1972- 1976). Tác giả có thời gian dài công tác tại Viện nghiên cứu Hán Nôm- Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam và cũng đã có nhiều nghiên cứu về văn hóa cổ -trung đại được xuất bản thành sách và công bố trên các tạp chí trong nước và quốc tế.
Khi Sao Kim Phải Lòng Sao Hỏa
Khi Sao Kim phải lòng Sao Hỏa là một cuốn sách mang màu sắc chiêm tinh học của tác giả Khúc Cẩm Huyên. Cuốn sách là kết quả của một quá trình chiêm nghiệm, đúc rút về chiêm tinh của tác giả. Tuy nhiên, cuốn sách không mang vẻ thần bí, huyền ảo, cao siêu như vẫn bắt gặp ở những cuốn sách chiêm tinh khác mà ngược lại, ở đây mọi thứ đều rất gần gũi, rõ ràng, mạnh lạc và dễ hiểu, dễ tiếp thu.
Khi Sao Kim phải lòng Sao Hỏa là một kho kiến thức về các cung hoàng đạo, các hành tinh và sự ảnh hưởng, tác động của các hành tinh, có các góc chiếu, cung nhà, cung mọc liên quan đến các hành tinh đó lên mỗi cá nhân. Cuốn sách giúp chúng ta hiểu vì sao hai người có cùng một cung hoàng đạo nhưng có số phận, tính cách, suy nghĩ, quan điểm hoàn toàn khác nhau.
Đặc biệt, cuốn sách tập trung phân tích tất cả các khía cạnh của hai hành tinh: Sao Kim và Sao Hỏa. Từ đây, bạn có thể chiêm nghiệm mình phù hợp với người cung hoàng đạo nào, người yêu bạn nên là Kim Tinh Song Ngư hay Kim Tinh Bạch Dương, gia đình, công việc, các mối quan hệ, cách hành xử, quan niệm, tư duy của một người đều được khái quát đầy đủ, chi tiết.
Cuốn sách còn mang đến cho người đọc rất nhiều những kiến thức, thông tin về tình yêu. Cho người đọc một cơ sở dựa trên chiêm tinh học để hiểu người yêu hơn và điều hòa mối quan hệ. Qua cuốn sách, thực sự bạn sẽ được học cách yêu, cách xây dựng, củng cố tình yêu và giữ được hạnh phúc trọn vẹn.
Khi Sao Kim phải lòng Sao Hỏa là một tấm bản đồ sao giúp bạn đọc vị người ấy.
VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ
Khúc Cẩm Huyên là một cây bút nổi tiếng trên cả thị trường sách in lẫn không gian mạng (nền tảng TikTok, Facebook) với các cuốn sách văn học, chiêm tinh, UI-UX … Là một tay bút cứng với phong cách và đề tài đa dạng, đến nay, Khúc Cẩm Huyên đã xuất bản gần chục cuốn sách tiêu biểu có thể kể đến như Nữ thần hay thảm chùi chân, Mở mắt ra là mùa lá rụng, Thiên chức thật phiền phức, Đọc vị Nàng, Đàn bà vô giá...
Kể từ sau khoa thi chữ Hán cuối cùng được tổ chức năm 1919, chẳng những nền Nho học ở nước ta bị xóa bỏ, mà cả thứ văn tự đã gắn bó hàng ngàn năm với dân tộc ta - chữ Hán - cũng gạt ra ngoài đời sống chính trị xã hội quốc gia. Những thế hệ nhà Nho cuối cùng khi ấy như Tú Xương chẳng hạn, đã phải cay đắng thốt lên: “Nào có ra gì cái chữ Nho!” và cùng với đó là “Vứt bút lông đi giắt bút chì!”.
Trong bối cảnh ấy, tưởng chừng nền văn chương chữ Hán ắt sớm theo cùng các khoa thi Hán học, với chữ Nho, bút lông trở thành dĩ vãng. Nhưng không. Các vị khoa bảng, những người từng theo học chữ Nho từ xưa như Bùi Kỷ, Bùi Bằng Đoàn, Võ Liêm Sơn... vẫn còn quyến luyến với nền tư văn cũ mà viết nên những bài thơ chữ Hán phản ánh đời sống chính trị xã hội khi ấy đã đành, mà ngay cả những lãnh tụ cách mạng, hay nhân sĩ, trí thức khác, dẫu chưa từng tham dự các khoa thi Nho học cũng vẫn có một phần trong các sáng tác thi ca của mình được viết bằng chữ Hán. Ví như những bài thơ chữ Hán của chủ tịch Hồ Chí Minh, hay muộn hơn nữa sau này là nhà viết kịch Tào Mạt cũng từng có những tập thơ chữ Hán được xuất bản.
Với 12 tác giả tham gia dự án lần này, có người là những nhà nghiên cứu, giảng viên chuyên ngành Hán Nôm hay Văn chương cổ trung đại, có người là dịch giả, thư pháp gia triện khắc gia chữ Hán, nhưng cũng có tác giả chỉ là người yêu mến tự học tập chữ Hán, và sáng tác văn chương bằng chữ Hán. Có người hiện sống trong nước, những cũng có người là người Việt hiện sinh sống, học tập và làm việc ở nước ngoài. Điều ấy càng cho thấy một sức sống, sức lan tỏa to lớn của nền văn chương, văn tự truyền thống, một mạch ngầm dù khi mạnh mẽ, lúc âm thầm, nhưng vẫn luôn chảy mãi trong tâm hồn những người con đất Việt.
Được biết, các sáng tác bằng chữ Hán của các tác giả được thể hiện ở rất nhiều loại hình và tương đối đa dạng. Nhưng trong khuôn khổ của cuốn sách này, chúng tôi mới chỉ giới hạn ở thể loại thơ và từ được viết bằng chữ Hán. Hy vọng rằng, cuốn sách sẽ giúp các bạn yêu văn chương nói chung, và văn học chữ Hán nói riêng được thấy phần nào nguồn mạch văn chương cha ông xưa vẫn đang tiếp tục âm thầm tuôn chảy cho tới hôm nay, và mai sau.
Tháng 2 này, Văn sử tinh hoa xin trân trọng gửi tới bạn đọc ấn phẩm “Cổ vận tân phong - tuyển tập thi từ chữ Hán Việt Nam đương đại”.
Sổ Tay Kỹ Thuật Trộn Và Biên Tập Âm Thanh
GIỚI THIỆU VỀ CUỐN SÁCH
Sổ tay kỹ thuật trộn và biên tập âm thanh
Âm nhạc là một thế giới rộng lớn với khối lượng kiến thức mênh mông và không ngừng thay đổi. Không chỉ người ca sĩ, mà vai trò của những công cụ và những kỹ sư đứng phía sau sản phẩm âm nhạc cũng ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Và bởi thế, kỹ thuật xử lý âm thanh: từ ghi âm (recording) đến trộn (mixing) đến biên tập (mastering) cũng không tránh khỏi bị tác động bởi sự thay đổi của thời đại và công nghệ. Sổ tay kỹ thuật trộn và biên tập âm thanh sẽ đóng góp một giọt nhỏ bé mà giá trị vào biển kiến thức âm nhạc mênh mông không ngừng thay đổi ấy.
Sổ tay kỹ thuật trộn và biên tập âm thanh là bản hướng dẫn cụ thể với các bước rõ ràng, kèm theo những lưu ý cần thiết để tiến hành hoàn thiện một bản nhạc từ A-Z. Cuốn sách bao gồm các phần như sau:
- Phần đầu nói về khái niệm cơ bản của âm thanh. Phần này sẽ định hình các phương pháp tư duy và cách xử lý âm thanh sau này của người làm âm nhạc.
- Phần thứ hai là về phòng thu, thiết bị và cách nghe âm thanh.
- Phần thứ ba là những kỹ thuật thu âm cơ bản. Tại đây, tôi đề ra những vấn đề về thiết bị, kỹ thuật thu âm chính mà bạn có thể dùng để thu âm. Từ đó, bạn sẽ hiểu hơn nhiều về quá trình trộn âm thanh nhờ việc hiểu về thu âm.
- Phần thứ tư là hướng dẫn trộn và biên tập từng bước một. Bạn sẽ cần chuẩn bị gì, sắp xếp ra sao, từng bước làm việc với bản nhạc đơn lẻ đến các nhóm, và cuối cùng là biên tập xuất bản Internet.
- Phần cuối cùng là một số mánh, mẹo để khiến bản nhạc của bạn trở nên nổi bật hơn, ví dụ như làm thế nào để giọng hát nổi trội trên nền nhạc, làm thế nào để bản nhạc lớn hơn và ồn ào hơn.
Các kiến thức trong sách là tổng hợp những gì mà tác giả đã học hỏi được qua năm tháng, cũng như đúc kết từ kinh nghiệm cá nhân trong thời gian dài hoạt động trong môi trường âm nhạc. Hy vọng cuốn sách sẽ là bộ tài liệu tham khảo hữu ích dành cho những người yêu âm nhạc.
THÔNG TIN TÁC GIẢ
Phạm Xuân Ánh
(Sinh năm 1987)
Anh tốt nghiệp Thạc sỹ ngành Kiến trúc Đại học Xây dựng Hà Nội vào năm 2014, đã từng làm việc ở nhiều doanh nghiệp lớn, nhỏ. Năm 2020 với niềm yêu thích âm nhạc, Phạm Xuân Ánh đã thực hiện quá trình tìm kiếm tài liệu, tổng hợp và học tập âm nhạc một cách nghiêm túc.
Tình yêu với âm nhạc đã thúc đẩy Phạm Xuân Ánh thực hiện cuốn sách này, nhằm mang âm nhạc với chất lượng ngày càng tốt hơn đến với mọi vùng miền đất nước Việt Nam qua những trang sách, góp phần phát triển nền âm nhạc và văn hóa đại chúng nói chung cũng như hoàn thiện con đường nghệ thuật cá nhân nói riêng.
Các tác phẩm đã xuất bản:
- Kỹ thuật ghi âm, Nxb. Dân trí, 2022.
- Kỹ thuật trộn và biên tập âm thanh, Nxb. Dân trí, 2022
Tứ Phủ Xét Giả - Tập 1
“Chống lại số phận ấy à?”
“Kẻ sinh ra nghèo kém lại thích tỏ ra mình giàu sang quyền quý đến mức bán rẻ cả bản thân.”
“Những kẻ yếu đuối lại cố tỏ ra ta đây mạnh mẽ.”
“Còn tôi…”
Tứ phủ xét giả mở đầu bằng câu chuyện xoay quanh Long, một cậu bé với tính cách khép kín, hay bị bạn bè bắt nạt. Đối với cậu, số phận vốn đã được mặc định từ khi chúng ta được sinh ra, những kẻ vẫy vùng cố gắng thay đổi số phận của mình thật nhỏ bé, tầm thường và nực cười. Cậu tự cho rằng mình đã biết trước số phận của chính mình và cũng hoàn toàn chấp nhận nó, chấp nhận cuộc sống mờ nhạt, trở thành kẻ yếu đuối và dễ dàng bị bắt nạt.
Thế nhưng, trong một lần tỏ ra bất mãn và phản kháng, số phận của Long cũng đã lập tức rẽ hướng. Chỉ từ cuộc gặp mặt ngắn ngủi, tưởng như vô hại với một cô bé lạ mặt, Long đã lập tức bị kéo vào một thế giới rộng lớn và kỳ lạ với Bạch Vô Thường, các Xét giả, cuộc chiến đấu với hỗn loạn, số phận… Tưởng như mọi chuyện sẽ nhanh chóng chấm dứt, thế nhưng càng ngày, Long càng bị kéo sâu vào thế giới của các Xét giả, tìm hiểu về số phận và chính bản thân mình.
Tứ phủ xét giả là bộ truyện tranh dài tập của Rover Studio được xây dựng dựa trên thế giới giả tưởng nhưng có sự ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Việt Nam qua các chi tiết về tín ngưỡng Thờ Mẫu, quan niệm về các lực lượng siêu nhiên như Hắc - Bạch Vô Thường… Với cốt truyện nhiều bất ngờ và sự hòa quyện nhuần nhuyễn giữa nét vẽ hiện đại với những chi tiết mang âm hưởng văn hóa dân gian hứa hẹn sẽ mang đến một góc nhìn mới cho những câu chuyện của tác giả Việt.
Đừng Trách Tôi Mê Game - Là Do Người Làm Game Quá Hiểu Tâm Lý Học
Tại sao chúng ta dễ bị "nghiện" game?
Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao mình lại dành hàng giờ liền cho những tựa game yêu thích? Tại sao những item ảo lại có sức hấp dẫn đến vậy? Và tại sao chúng ta lại cảm thấy gắn bó với nhân vật game của mình như thể đó là một phần của bản thân?
Câu trả lời có thể nằm ở chính tâm lý học ẩn sau những tựa game mà chúng ta yêu thích.
Tâm lý học trò chơi - chìa khóa cho sự thành công của game
Từ lâu, ngành công nghiệp game đã nhận thức được rằng sức hấp dẫn của game không chỉ đến từ đồ họa đẹp hay kỹ thuật cao. Để một tựa game có thể tồn tại lâu dài và thu hút người chơi, nó cần chạm đến trái tim của họ, khiến họ cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc khi chơi. Và đó là lý do tâm lý của người chơi trở thành yếu tố quan trọng nhất, quyết định thành bại của một tựa game.
Song song với sự phát triển của ngành công nghiệp game, tâm lý học trò chơi đã chính thức trở thành một nhánh nghiên cứu của tâm lý học ứng dụng. Mục tiêu của nó là nghiên cứu mối quan hệ giữa tâm trí, cơ thể và vật chất, để giải thích các yếu tố tâm lý tác động đến cách con người cảm nhận game từ nhiều góc độ khác nhau.
"Đừng Trách Tôi Mê Game" - Hành trình khám phá tâm lý học trong game
Cuốn sách "Đừng Trách Tôi Mê Game" là một tác phẩm tâm lý được thiết kế khoa học, bài bản. Nó giúp bạn hiểu mối liên hệ không thể tách rời giữa game và tâm lý học, từ đó khám phá nhu cầu giải trí một cách đúng mực của con người, cũng như cách các nhà làm game phân loại thể loại và người chơi để tạo ra những tựa game phù hợp với nhu cầu của họ.
Lợi ích từ việc đọc "Đừng Trách Tôi Mê Game"
Với tư cách là một người chơi: Bạn sẽ hiểu rõ hơn về thiết kế đằng sau các tựa game yêu thích, nhận thức được những yếu tố thu hút và giữ chân game thủ.
Với tư cách là một nhà phát triển game: Cuốn sách này là một tài liệu tham khảo vô cùng hữu ích, giúp bạn nâng cao khả năng vận dụng tâm lý vào sáng tạo các sản phẩm game trong tương lai, tạo ra những tựa game ăn khách và được yêu thích.
Review nội dung sách
"Đừng Trách Tôi Mê Game" là một cuốn sách bổ ích, cung cấp kiến thức về tâm lý học trò chơi một cách dễ hiểu và hấp dẫn. Cuốn sách không chỉ giải thích tại sao chúng ta lại dễ bị cuốn hút vào game, mà còn giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản thân và nhu cầu giải trí của mình.
Với cách viết đơn giản, dễ tiếp cận, "Đừng Trách Tôi Mê Game" sẽ là cuốn sách lý tưởng cho những ai muốn tìm hiểu về ngành công nghiệp game, cũng như những ai muốn hiểu rõ hơn về bản thân và cách mình tương tác với các sản phẩm giải trí.
Kết luận: "Đừng Trách Tôi Mê Game" không chỉ là một cuốn sách giải trí, mà còn là một công cụ hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về chính bản thân mình, về thế giới game và về những yếu tố tâm lý ẩn sau những trò chơi mà chúng ta yêu thích.
Phong Quốc
Một mũi tên xé gió, một giang sơn trở mình
Đất nước nguy nan. Hoàng quyền tàn lụi. Phủ chúa tiềm quyền vua. Thái tử bị vu oan rồi bị sát hại, vợ con bị giam cầm nhiều năm. Bỗng một ngày, một hậu duệ của tiên thái tử biến mất khỏi ngục. Giữa thế cuộc giằng co, mỗi giọt máu hoàng thất rơi ra ngoài nhân gian đều là nguy cơ dấy lên một lá cờ “phù lập”, nổi can qua rung chuyển giang sơn.
Phải chăng đó chính là ý định của kẻ bắt cóc?
Bối cảnh chính thức của Phong quốc là một triều đại giả tưởng, một đất nước giả tưởng, cùng các nhân vật hư cấu. Nhưng thời đại đã gây cảm hứng cho câu chuyện thì rất rõ ràng: Lê mạt. Lê Trung hưng thời mạt là một giai đoạn lịch sử với nhiều biến cố, có nhiều yếu tố tiềm năng để khai thác vào văn học. Một phần có lẽ bởi quãng thời gian biến động đó đã để lại nhiều tài liệu với góc nhìn đa chiều từ nhiều phe phái, không chỉ sử mà còn cả văn, khác với các thời kỳ khan hiếm tư liệu trước đó. Chưa bao giờ bối cảnh đất nước ta lại hiện lên rõ ràng đến thế, với những con người, những tư tưởng, những biến động, những bất công, những giao tranh, những máu đổ…
Dựa trên những chất liệu lịch sử phong phú đó, đất nước trong Phong quốc cũng là một mảnh đất đảo điên: vua yếu nhược, chúa tiềm quyền, dân lầm than, binh nổi loạn; giang sơn chìm trong bão tố. Giữa thời cuộc nhiễu nhương, các nhân vật của Phong quốc tuy mục đích giống nhau, nhưng mỗi người ôm một lý tưởng. Mỗi nhân vật là đại diện của một hệ tư tưởng đương thời.
Kim Thiết xuất hiện trong cơn bão, đưa vị hoàng tôn nhỏ ra khỏi ngục tối, bắn một mũi tên về phía bão dông, như báo hiệu cho chính con đường mà anh sẽ đi. Anh là gió, là lửa, là đại diện của hỗn loạn, là người phá vỡ trật tự, là kẻ phản bội giai cấp.
Thanh hiện lên áo mũ gọn gàng, cử chỉ điềm tĩnh đến mức cứng nhắc. Y là nước lặng hồ thu, là đại diện của quy củ, của ràng buộc, của quy tắc, của ý trời, của trật tự, của tôn ti… Làn gió mới thay triều đổi đại, bật tung gốc rễ là thứ y không thể dung thứ.
Trung Sa nhìn qua thì giống như Kim Thiết: đều là những người muốn đón về cơn gió đổi thay; nhưng về bản chất thì vẫn có điểm khác biệt. Xuất thân thấp hèn đã khiến chàng nhìn ra sự lầm than của những người cùng tầng lớp. Chàng hòa mình trong biển cát của những phận dân đen không tên không tuổi, hiểu rõ nhất nỗi khổ đau tạo ra bởi sự giao tranh quyền lực của những kẻ nắm quyền.
Tư tưởng xuyên suốt của Phong quốc là cơn gió đổi thay. Các nhân vật bị giam trong ao tù, nước đọng của một thời đại suy tàn. Đổi thay, hay nói đúng hơn, trật tự mới - là một khao khát đau đáu trong lòng mỗi nhân vật, dù cách thể hiện và con đường họ đi mỗi người mỗi khác. Tất cả đều nỗ lực đấu tranh không ngừng vì điều mà mình tin là đúng.
Ai là người quyết định cái gì đúng, cái gì sai?
Có câu: “Lịch sử là cái đinh để nhà văn treo áo”, đó chính là cách mô tả đúng nhất về Phong quốc. Về bản chất, tác phẩm này không có tham vọng kể chuyện lịch sử, văn hóa, mà chỉ đặt nhân vật vào bối cảnh để kể chuyện người.
Phong quốc là câu chuyện về sự đối kháng giữa trật tự và hỗn loạn. Là câu chuyện về sự xung đột tư tưởng. Là những phận người chao đảo giữa dòng xoáy thời cuộc. Là câu hỏi về sự phải trái đúng sai muôn đời còn mãi.
Tâm Lý Học Trong Nháy Mắt - Tập 5: Khám Phá Hành Trình Cuộc Đời
Tập cuối cùng trong series đình đám "Tâm Lý Học Trong Nháy Mắt", Tập 5 tập trung vào chủ đề Tâm lý học phát triển, mang đến cho bạn đọc cái nhìn toàn diện về hành trình cuộc đời của mỗi con người.
Nội dung hấp dẫn, kiến thức bổ ích
Cuốn sách đào sâu vào sự phát triển của con người từ khi lọt lòng đến khi trưởng thành, bao gồm cả những thay đổi về mặt sinh học, xã hội, cảm xúc và nhận thức. Từ đó, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về các yếu tố tác động đến hành trình trưởng thành, cũng như cách để phát huy tiềm năng và đóng góp cho xã hội.
Tâm lý học phát triển không chỉ giúp chúng ta hiểu về bản thân mình, mà còn giúp chúng ta thấu hiểu những người xung quanh, từ trẻ nhỏ đến người già. Điều này đặc biệt hữu ích cho các bậc phụ huynh, giáo viên, và bất kỳ ai quan tâm đến sự phát triển của trẻ em.
Cách tiếp cận độc đáo, dễ hiểu
"Tâm Lý Học Trong Nháy Mắt - Tập 5" tiếp nối phong cách trình bày minh bạch, dễ hiểu của series. Cuốn sách sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ tiếp cận, kết hợp với minh họa ngộ nghĩnh, bắt mắt, giúp bạn đọc dễ dàng tiếp thu những kiến thức khô khan.
Bên cạnh đó, sách đi kèm flashcards hỗ trợ ghi nhớ những thuật ngữ quan trọng, giúp bạn đọc củng cố kiến thức một cách hiệu quả.
Review nội dung
"Tâm Lý Học Trong Nháy Mắt - Tập 5" là một cuốn sách đáng đọc cho bất kỳ ai muốn hiểu hơn về bản thân và thế giới xung quanh. Cuốn sách cung cấp những kiến thức bổ ích về tâm lý học phát triển, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hành trình cuộc đời của mỗi con người.
Điểm cộng:
Nội dung phong phú, đa dạng, bao gồm các kiến thức về tâm lý học phát triển ở mọi giai đoạn cuộc đời.
Cách trình bày khoa học, dễ hiểu, kết hợp với minh họa ngộ nghĩnh, thu hút người đọc.
Flashcards đi kèm giúp bạn đọc ghi nhớ kiến thức một cách hiệu quả.
Điểm cần lưu ý:
Cuốn sách tập trung vào những nghiên cứu của các nhà tâm lý học phương Tây, nên có thể chưa phản ánh đầy đủ những đặc điểm của sự phát triển tâm lý ở các nền văn hóa khác.
Kết luận:
"Tâm Lý Học Trong Nháy Mắt - Tập 5" là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn khám phá hành trình cuộc đời, từ đó hiểu rõ hơn về bản thân, gia đình và xã hội.
Tứ Phủ Xét Giả - Tập 2
Cái chết của người thầy thân thiết, cô bạn thân từ nhỏ bị bắt cóc, muôn vàn chuyện quái dị xảy ra… kéo Long ngày một dấn thân vào thế giới của các xét giả.
Trong con đường hầm đi bộ tưởng như bỏ hoang, cuộc chiến giữa các thế lực thần thánh, yêu ma đã nổ ra. Một phe của những con người, những vị tướng tài được ban cho sức mạnh, một phe của những thế lực thần thánh. Liệu con người có thể chống lại số phận, giành lấy quyền tự quyết?
Tứ phủ xét giả ra mắt tập 2 với nhiều diễn biến mới. Sau lần suýt mất mạng, tính cách của Long đã có sự thay đổi nhưng một con người bình thường liệu có bắt kịp với nhịp độ của một chiến thần thánh đang diễn ra ngay trước mắt?
Tứ phủ xét giả là bộ truyện tranh dài tập của Rover Studio được xây dựng dựa trên thế giới giả tưởng nhưng có sự ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Việt Nam qua các chi tiết về tín ngưỡng Thờ Mẫu, quan niệm về các lực lượng siêu nhiên như Hắc - Bạch Vô Thường… Với cốt truyện nhiều bất ngờ và sự hòa quyện nhuần nhuyễn giữa nét vẽ hiện đại với những chi tiết mang âm hưởng văn hóa dân gian hứa hẹn sẽ mang đến một góc nhìn mới cho những câu chuyện của tác giả Việt.
Những Nguyên Tắc Sống Còn Trong Lập Trình - Để Viết Mã Gọn Gàng Và Dễ Nâng Cấp Bảo Trì
Tiếp nối cuốn sách Làm chủ các mẫu thiết kế kinh điển trong lập trình đã xuất bản, tác giả Tạ Văn Dũng cho ra mắt bạn đọc cuốn sách Những nguyên tắc sống còn trong lập trình.
Nguyên tắc ra những quy định, chuẩn mực hoặc các công thức hay kết luận là những điều cơ bản phải tuân theo. Nó định nghĩa tổng quát. Trong lập trình, nguyên tắc là những chỉ dẫn hay quy chuẩn cơ bản để khuyến khích các lập trình viên trong một nhóm tuân theo.
Cuốn sách này là tổng hợp các nguyên tắc lập trình mà tác giả đã được đúc kết qua rất nhiều các dự án cả thành công lẫn thất bại. Sách giới thiệu đến bạn đọc 21 nguyên tắc cơ bản trong lập trình và một vài cách đơn giản để đội nhóm có thể cùng nhau tuân thủ. Thông qua những nguyên tắc cùng với các ví dụ cụ thể từ đơn giản cho đến phức tạp, từ giả định cho đến thực tế, hy vọng rằng cuốn sách sẽ giải quyết được những vấn đề liên quan đến kỹ thuật lập trình. Từ đó bạn có thể tạo ra được những mã nguồn sạch sẽ, gọn gàng vớiít dòng lệnh nhất có thể nhưng vẫn đảm bảo được sự linh hoạt và khả năng mở rộng dễ dàng nhất về sau này.
Tác giả hy vọng Những nguyên tắc sống còn trong lập trình sẽ giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo để tạo ra được các phần mềm hay thư viện lập trình tốt nhất.
Đâu cứ phải là người được sinh ra trên mảnh đất Hà Nội mới biết yêu, mới biết trân trọng những giá trị ngàn năm văn hiến của mảnh đất này. Cuốn sách Hà Nội chuyện xưa phố cũ là tình cảm của một người như thế, một người không sinh ra trên đất Hà Nội nhưng đã sống và dành cho mảnh đất này một tình yêu sâu đậm, tha thiết. Tác giả đã bền bỉ và cẩn trọng thu thập những thông tin của Hà Nội qua các thời kỳ, phân tích, sắp xếp và viết lại. Những vỉa tầng văn hóa dày đặc của mảnh đất nghìn năm đã lần lượt được phát lộ dưới ngòi bút của tác giả. Những nếp nghĩ, cách làm, phong tục thay đổi từ phong kiến sang thuộc địa và cả sau hòa bình đã vô tình tạo thành một bức tranh sinh động Hà Nội chuyện xưa phố cũ tỉ mỉ về một nơi chốn đầy ắp di sản văn hóa.
Tập hợp những bài viết ngắn nhưng đã được tìm hiểu chỉn chu, sâu sắc đã hình thành nên cuốn sách Hà Nội chuyện xưa phố cũ. Chuyện xưa, phố cũ được kể bằng những con người mới, những người luôn một lòng hướng về Hà Nội. Nó khiến cho chính những người được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này một lần nữa thêm hiểu và yêu quý Hà Nội.
Ngự Tiền - Quan Án: Đại Án Quảng Nam
Khói giăng đầu núi, chim hót cuối non, cây xanh xanh cỏ mướt mướt, tốt tươi một vùng trời. Khung cảnh vừa hùng vĩ vừa bình yên của xứ Nam Việt ấy là khởi đầu của một câu chuyện trinh thám dã sử. Để duy trì non nước nên thơ và cuộc sống bình yên, không biết bao xương máu đã đổ, thiện và ác không ngừng tranh đấu. Không chỉ đấu tranh giành lại độc lập từ tay ngoại tộc, nội trong bộ máy chính quyền cũng không ngừng cần phải đấu tranh chống lại nạn tham nhũng.
Quan án, là một vụ án liên quan tới quan lại!
Từng giai đoạn lịch sử đã qua, không nhiều cũng ít những vụ án phạm tham lam nhũng nhiễu. Vào đời Nguyễn, dưới triều vua Tự Đức, tại tỉnh Quảng Nam có một vụ trọng án, liên quan tới các quan lại trong tỉnh, vấn đề điều tra, giải quyết án phạm cũng là một tiêu điểm được triều đình chú ý tới, phơi bày hơn 70 quan lại can phạm. Vụ án này cũng đã trở thành nguồn cảm hứng cho cuốn tiểu thuyết trinh thám dã sử Ngự tiền - Quan án.
Tiểu thuyết Ngự tiền - Quan án đặc biệt được viết bằng giọng văn mang hơi hướm xưa cũ, dựng nên bối cảnh đặc trưng có sự tìm hiểu kỹ về văn hóa, kiến trúc và lịch sử để mang đến những cảm nhận mới lạ.
Tây du ký được xếp vào một trong tứ đại danh tác của tiểu thuyết chương hồi thời Minh-Thanh ở Trung Quốc. Câu chuyện cầu pháp, thỉnh kinh của Huyền Trang đã sớm được biên chép lại bởi một người cùng thời với ông là Tuệ Lập. Về sau bản sách này được sa môn Ngạn Tông biên soạn lại thành mười quyển, nhan đề Đại Đường Đại Từ Ân tự Tam Tạng pháp sư truyện (Chuyện pháp sư Tam Tạng chùa Đại Từ Ân nước Đại Đường). Hơn một nửa sách này kể về hành trình cầu pháp của Huyền Trang. Câu chuyện trong đó còn mang nặng tính lịch sử và triết lý tôn giáo. Tuy nhiên, rất nhiều chi tiết trong sách này là nguồn cảm hứng để sáng tác các câu chuyện thỉnh kinh về sau.
Đến thời Tống – Nguyên, hành trình thỉnh kinh của Đường Tăng đã được vẽ lại thành các bộ tranh. Đổng Du thời Tống đã nhắc đến bộ tranh Huyền Trang thủ kinh đồ. Nhà sưu tập đời Thanh là Lương Chương Cự cũng đã tìm thấy bộ tranh Đường Tăng thủ kinh đồ sách có đề tác giả là Cô Vân xử sĩ – nghi là họa gia Vương Chấn Bằng thời nhà Nguyên. Trong Đường Tăng thủ kinh đồ sách, ngoài Huyền Trang ra còn xuất hiện nhân vật thị giả theo hầu, xuất hiện ngựa Hỏa Long và đã thấy có một nhân vật mình người mặt khỉ.
Cũng liên quan đến thời đại này, còn có tác phẩm Đại Đường Tam Tạng thủ kinh thi thoại gồm 3 quyển. Sách tuy tàn khuyết một phần, nhưng vẫn còn thể hiện được những nét cơ bản của câu chuyện lấy kinh. Đoàn thỉnh kinh trong tác phẩm này có bảy người do Tam Tạng dẫn đầu. Trong đó có xuất hiện nhân vật Hầu Hành Giả sử dụng thần thông biến hóa hàng yêu diệt quái, giúp đỡ Tam Tạng trên đường đi thỉnh kinh. Truyện cũng xuất hiện nhân vật thần Thâm Sa cản trở Tam Tạng lấy kinh – về sau sẽ diễn hóa thành nhân vật Sa Ngộ Tịnh.
Giai đoạn cuối Nguyên – đầu Minh, câu chuyện Tây du ký dần dần đã có được diện mạo hoàn chỉnh. Có hai phiên bản Đường Tam Tạng tây du ký khác nhau được thuật lại trong sách Phác thông sự ngạn giải lưu hành ở Triều Tiên, cho thấy diện mạo tiền thân của tiểu thuyết Tây du ký 100 hồi nổi tiếng. Ở đó, câu chuyện đã diễn tiến từ chỗ đoàn thỉnh kinh chỉ có hai người là Đường Tam Tạng và Tôn Hành Giả sang đoàn thỉnh kinh bốn người (có thêm Sa hòa thượng và Chu Bát Giới). Tuy nhiên, tác phẩm trọn vẹn nhất mà ta còn giữ được là chùm tạp kịch Tây du ký của Dương Cảnh Hiền đầu thời nhà Minh gồm sáu quyển, 24 tiết. Các tác phẩm này là cơ sở để biên soạn nên bộ tiểu thuyết chương hồi Tây Du Ký về sau.
Để hiểu rõ hơn quá trình hình thành và diễn hóa câu chuyện Tây du ký, chúng tôi quyết định tiến hành phiên dịch các tác phẩm tiền thân của Tây du ký, hợp thành tập Tây du ký tiền truyện. Mong rằng với việc cung cấp các dị bản khác của câu chuyện Tây du ký, độc giả sẽ hiểu thêm đôi chút về một tác phẩm lớn được yêu thích của cổ văn Trung Quốc. Đồng thời, thông qua việc khảo sát lịch sử chuyển hóa của một tác phẩm mang tính tiêu biểu, độc giả sẽ thu lượm được những kinh nghiệm bổ ích để tiến hành khảo sát các văn bản tương tự của Việt Nam.
Việc biên dịch cổ văn liên quan nhiều đến lịch sử và tín ngưỡng tôn giáo quả thực không dễ dàng. Người dịch nhiều khả năng đã phạm phải những sai lầm và thiếu sót trong quá trình chuyển ngữ. Nếu có phát hiện ra những sai lầm thiếu sót như vậy, xin rộng lượng chỉ bảo giúp cho. Các chú thích đính kèm chỉ mang tính mô tả khái quát một số vấn đề về thuật ngữ và giáo lý, rất có thể sẽ không phản ánh đầy đủ những hàm nghĩa sâu rộng của nó. Xin tham khảo các sách chuyên môn về Phật giáo và triết học Ấn Độ để hiểu rõ hơn.
Thằng Huyện - Con Hầu
Thời cuộc nhiễu nhương, trăm đường yêu nước. Có kẻ hộ gia bằng giáo, có người vệ quốc bằng đao, có bậc anh hào thà thác vinh còn hơn sống nhục. Thế nhưng cũng có những kẻ thà rước vào oan nhục ngàn đời cũng không buông tay bỏ rơi cái gốc.
Câu chuyện lấy bối cảnh ở làng Ẻn xứ Thanh Ba, nơi phép vua còn thua lệ làng. Trong cái làng nhỏ đó có một ông Huyện với một nàng hầu, danh tiếng xấu xa chẳng ai bằng, kẻ bán nước cầu vinh, kẻ bán thân xin tội. Thế nhưng câu chuyện qua miệng đời, thực hư thế nào có mấy ai tỏ tường.
Là một tác giả 8x, VanVo55 vẫn giữ được tâm hồn trẻ trung, yêu đời, mang niềm đam mê mãnh liệt với những câu chuyện tình cảm tha thiết và điều đó được thể hiện rõ nét nhất ngay trong tiểu thuyết Thằng Huyện con hầu.
DOANH NGHIỆP NHO NHỎ, MÓN HỜI TO TO - Từng bước hoàn thiện quản trị - Doanh nghiệp thành công
"Sự nghiệp là sự đời. Ai biết cống hiến cho công việc sẽ biến điều đó thành cơ hội. Nếu họ là ông chủ, nhất định cứ buôn là trúng. Sự nghiệp là sự-đời. Người than khổ vì công việc sẽ coi đó là đá tảng. Nếu họ là ông chủ, nhất định sẽ thua lỗ.
Làm chủ cuộc đời chẳng khác mấy làm chủ một doanh nghiệp. Lỗ hay lãi phụ thuộc vào cách bạn quản lí. Biết quản lí mình, từ tài chính đến tính cách, cuộc đời vui vẻ như thể vừa đi vừa hát.
Bạn không biết quản lí mình từ thứ tí ti, thì bất cứ điều gì cũng làm bạn buồn bã. Cuộc đời nhạt như nước lã, chỉ còn những khúc thở than.
Muốn có sự nghiệp thành công, liệu có thể lười biếng, há miệng chờ sung được sao? Muốn có cuộc đời thành công, liệu có thể ngồi yên một chỗ, từ chối mọi cơ hội, lùi bước trước đá tảng đời sống được sao?
Hãy biến khó khăn thành những viên đá lát đường dẫn bạn đến thành công trong cả sự nghiệp và cuộc sống. Tất cả những điều đó lại bắt đầu từ những bước rất nhỏ: Tập làm ông chủ cho một doanh nghiệp không-to.
Cuốn sách này sẽ chỉ lối cho bạn để có: DOANH NGHIỆP NHO NHỎ, MÓN HỜI TO TO. Doanh nghiệp ấy không ở đâu xa mà ngay gần. Chính là trong bạn đó thôi."
Nếu bạn là một nhà quản trị quản lí vô số nhân viên, đã bao giờ bạn đau đầu vì chất lượng làm việc và năng suất chưa? Bất cứ nhà quản trị nào cũng muốn nâng cao năng suất làm việc của nhân viên. Cuốn sách này đề xuất phương pháp nâng cao năng suất nhân viên hiệu quả, nhưng không phải bằng cơ chế thưởng phạt hay các quy định khắt khe, mà là: Đào tạo mỗi nhân viên trở thành một nhà quản lí nhỏ.
Lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp không nên là tiền bạc. Món hời to nhất nên là đầu tư vào hệ thống doanh nghiệp và nhân viên để họ sáng tạo và sản xuất nhiều hơn nữa cho công ty của bạn. Đó là một sự đầu tư thông minh dù tốn không ít thời gian và công sức. Nhưng điều nhận được nhất định là xứng đáng.
Một doanh nghiệp thành công thời hiện đại dựa trên cam kết của mỗi cá nhân với doanh nghiệp và của doanh nghiệp ấy với cộng đồng, và liệu cam kết ấy có được thực hiện hay không. Cam kết ấy trở thành giá trị cốt lõi doanh nghiệp theo đuổi. Cuốn sách sẽ giúp bạn biết cách xây dựng cam kết và vận hành doanh nghiệp theo cam kết đó.
Sách viết theo lối truyện kể, lấy cốt truyện là “Cây tre trăm đốt” được sáng tạo thêm tình tiết và nhân vật. Anh nông dân nhà nghèo được Bụt trao cho câu Thần chú Khắc nhập, Khắc xuất trong cuốn sách này nay vào vai một chủ cửa hàng gạo và được “đào tạo” trở thành nhà quản lí thực thụ. Hành trình của anh nông dân, Bần, từ một người không hiểu gì về kinh doanh cũng có thể trở thành ông chủ sau một quá trình rèn luyện gian nan là minh chứng rằng, bạn cũng có cơ hội trở thành một nhà quản lí thực thụ.
Cuốn sách dẫn dắt người đọc đi qua từng giai đoạn để xây dựng doanh nghiệp nhỏ vững vàng, đặc biệt có thể kiếm lợi nhuận. Nhưng lợi nhuận không thể có ngay, nó cần đi từng bước. Mỗi bước đi vững chắc sẽ tạo nên căn nhà vững vàng trong tương lai. Nhà quản lí không thể tự làm được điều đó một mình. Họ cần có nhân viên giúp sức. Mỗi nhân viên được đào tạo trở thành một ông chủ nhỏ sẽ nâng cao hiệu quả của cả công ty. Đó là mơ ước của tất cả các nhà lãnh đạo.
Nếu bạn là một người đam mê thiết kế đồ hoạ, hiếu kì về những kiến thức xung quanh lĩnh vực này, Graphics là một cuốn sách tuyệt vời cho bạn. Đây là số đặc biệt đầu tiên của Graphics, với 150 trang giấy, đọc giả sẽ được trải nghiệm rất nhiều các kiến thức thú vị liên quan đến các chủ đề xoay quanh hình dạng (shape) trong thiết kế. Với hơn 15 bài viết đến từ nhiều tác giả khác nhau, Graphics cùng bạn chia sẻ những trải nghiệm trong quá trình thiết kế. Bắt đầu năm 2018 với số thứ 3 - Shape. Graphics cũng hi vọng có thể dần định hình được phong cách của mình, để có thể giúp cho các đọc giả có thể tiếp cận được tốt hơn nữa với những nguồn kiến thức về đồ hoạ. Chúc bạn một năm 2018 thật nhiều sức khoẻ và thành công, cùng đồng hành với Graphics trên chặng đường sắp tới.
Số thứ hai của Graphics xoay quanh thành phần thiết kế cơ bản thứ hai: Line (đường). Những bài viết chuyên đề sẽ cung cấp cho bạn những khái niệm về Đường và chúng được sử dụng trong những bản thiết kế ra sao. Bên cạnh đó, chuyên mục Graphic - Illustration sẽ phân tích những xu hướng thiết kế nổi bật trong những năm vừa qua như Gradient và Line Art. Chuyên mục Branding - Packaging là tập hợp một số case study về các thương hiệu ứng dụng Line vào nhận diện và bao bì trên thực tế. Ngoài ra, nếu bạn quan tâm tới nhiếp ảnh hoặc muốn tìm kiếm những ý tưởng mới, chuyên mục Art & Inspiration sẽ giới thiệu loạt bài viết và trưng bày những tác phẩm nghệ thuật truyền cảm hứng dành cho bạn.
Cuối cùng, thiết kế không phải môn khoa học “1 + 1 = 2”. Không có khái niệm, lý thuyết nào trong thiết kế là tuyệt đối. Ban biên soạn tạp chí Graphics luôn hy vọng sẽ nhận được sự phản hồi, đóng góp của bạn qua địa chỉ [email protected] để ngày càng cho ra các sản phẩm hoàn thiện hơn nữa. Trân trọng cảm ơn bạn và chúc bạn có một trải nghiệm thật tuyệt vời cùng với GRAPHICS 02 - BETWEEN
Từ những ví dụ minh họa gần gũi về các chiến dịch Infulencer Marketing nổi tiếng được tác giả phân tích và đúc kết, bạn đọc sẽ có thêm những bài học kinh nghiệm vô cùng đáng giá trong hành trình tiếp cận Marketing.
Câu nói hay dành tặng bạn
“Có lẽ không cần đề cập đến thì bạn cũng có thể cảm nhận được tầm quan trọng của các nền tảng mạng xã hội trong ngành công nghiệp dựa vào sức mạnh của những người xây dựng tầm ảnh hưởng thông qua phương tiện truyền thông xã hội.Các nền tảng truyền thông xã hội được xem là thành phần bí mật để kích hoạt thị trường và chi phối sự thành công của một chiến dịch Influencer Marketing”.
“Chỉ cần hiểu rõ lợi thế của việc tương tác, người ảnh hưởng có thể tạo ra sự thay đổi nhanh chóng và có khả năng tiếp cận với hàng triệu khán giả của họ chỉ qua một nội dung duy nhất”.
Tác giả Lê Đoàn Tú Uyên
Lê Đoàn Tú Uyên là một người trẻ đam mê lĩnh vực Digital Marketing (tiếp thị kỹ thuật số) và là nhân vật hoàn toàn mới trong vai trò tác giả sách. Với quan niệm của tác giả: “Bản chất của Marketing chính là sự trải nghiệm!”, cuốn sách này định hướng cho những người trẻ đầy nhiệt huyết và đam mê có thêm nguồn động lực trên hành trình của họ.
Tư Trị Thông Giám là một tác phẩm sử học kinh điển đồ sộ, bộ sử quan trọng hàng đầu của Trung Quốc, viết theo thể biên niên, trong nguyên tác có tới 294 cuốn và ba triệu chữ Hán cổ. Nội dung của nó bao trùm một khoảng thời gian lịch sử rất dài xuyên suốt 16 triều đại chính thống (16 kỷ), ghi chép về rất nhiều mặt bao gồm quân sự, kinh tế, văn hóa tư tưởng, phạm vị cực kì rộng lớn..
Bộ sử này không đơn thuần là ghi chép sự kiện, mà còn thông qua các sự kiện đó, phân tích rõ lý lẽ hưng thịnh suy vong, nêu bật tấm gương, soi tỏ bài học thành bại được mất, phân tích thiện ác, các chính sách… từ đó đúc rút kinh nghiệm, thành tấm gương soi cho bậc đế vương thi hành đạo trị quốc, dạy các bậc đế vương, vua chúa cách tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, giúp bạn đọc có thể hình dung các phương cách quản trị, dụng nhân của người xưa. Một nét đặc sắc không thể bỏ qua là những câu bình luận trong Tư Trị Thông Giám, rất đa dạng và phong phú. Có những lời bình về lịch sử, có những lời bình về sự kiện, có những đánh giá về con người, có những đánh giá về chính sách, có những phân tích về kế mưu, phương lược… tất cả đều do tác giả thực hiện. Tác giả còn tuyển chép những lời bình luận của người đời trước một cách có chọn lọc để phù hợp với quan điểm của mình.
Giới thiệu về Tư Trị Thông Giám tập 5, tập 6
Sau sự thành công của bốn tập trước, Nhà xuất bản Văn học và Nhà sách Tri thức trẻ tiếp tục giới thiệu Tư Trị Thông Giám tập 5, tập 6 đến bạn đọc. Ở Tư Trị Thông Giám tập 5 và 6 lần này ghi chép lịch sử, những biến động chính trị, xã hội Trung Quốc giai đoạn nhà Ngụy và nhà Tấn (hai cuốn tập hợp Ngụy kỷ và Tấn kỷ), kết thúc giai đoạn Hán kỷ trước đó. Cũng chính vì lẽ đó, nhóm dịch giả Cổ Thư Lâu và Nhà sách Tri thức trẻ quyết định thay đổi màu bìa sách bản đặc biệt sang màu nâu để đánh dấu thời đại mới. Tư Trị Thông Giám là một bộ sách lịch sử đồ sộ, quý giá không thể thiếu trong tủ sách của những người nghiên cứu và yêu thích lịch sử và chính trị, đặc biệt là lịch sử - chính trị Trung Hoa.
Giới thiệu tác giả Tư Mã Quang
Tư Mã Quang (1019 - 1086), tự Quân Thực, lấy hiệu là Vu Phu, sau khi lớn tuổi xưng là Vu Tẩu, người đời gọi ông là Tốc Thủy tiên sinh, là một sử gia nổi tiếng Trung Quốc. Tư Mã Quang là một tấm gương sáng về lối sống, được dân chúng đương thời kính ngưỡng. Ông là người được giới sử học Trung Quốc tôn vinh cùng sử gia Tư Mã Thiên là "Lưỡng Tư Mã". Tư Trị Thông Giám và Sử Ký của họ được coi là "Sử học song bích".
Dành cả cuộc đời để cống hiến, ghi chép, trần thuật, định giá xác đáng, đầy đủ và chi tiết các câu chuyện cai trị, chính sách, thành tựu quân sự, pháp chế, định chế, hay cả những di sản rực rỡ kế thừa v.v... xuyên suốt 16 triều đại chính thống, Tư Mã Quang đã làm nên một trong những bộ sử đồ sộ và quan trọng hàng đầu của Trung Quốc. Ngoài Tư Mã Quang đóng vai trò chủ biên, những người biên soạn còn có Lưu Thứ, Lưu Ban, Phạm Tổ Vũ.
Giới thiệu nhóm dịch giả, hiệu đính (nhóm Cổ Thư Lâu)
Nhóm Cổ Thư Lâu bao gồm những thành viên: Bùi Thông, Phạm Thành Long, Nguyễn Đức Vịnh, Võ Hoàng Giang, Lê Hải An, Cao Thế Khải, Nguyễn Đỗ Thuyên, Trần Minh Tiến.
Mùa hè năm 2016, bộ sử Tam Quốc Chí (Trần Thọ) lần đầu được giới thiệu đầy đủ, hệ thống tại Việt Nam. Điều gây ngỡ ngàng ở chỗ bộ sách đồ sộ này được ra đời từ những người bạn quen nhau qua mạng, gắn kết bởi có chung sự quan tâm tới cổ sử, quyết tâm làm bộ sách vì tình yêu với lịch sử.
Cuối tháng 11 năm 2017, nhóm dịch tiếp tục mang tới bất ngờ mới: họ chuyển ngữ và cho ra mắt tập một bộ Tư Trị Thông Giám (Tư Mã Quang chủ biên). Đây là bộ sử đồ sộ, trong nguyên tác có tới 294 cuốn và ba triệu chữ Hán cổ.
Về lí do thực hiện bộ sách, dịch giả Bùi Thông – thành viên trụ cột của nhóm chia sẻ: “…Như một guồng máy đang chạy, chững lại một thời gian bỗng thấy hụt hẫng. Lại cũng vì ham thích nghiên cứu cổ sử, nhóm muốn dịch một bộ sách nữa, liên quan ít nhiều với sử Việt, để gọi là có ích với cộng đồng.”
Nói về việc phân chia công việc, dịch giả Bùi Thông cũng chia sẻ: “Vì bộ sách dài, nhóm phân chia mỗi người dịch một số kỷ nhất định. Một số người phụ trách sưu tầm sử liệu, nguồn dịch, các tài liệu đối chứng rải rác trong “Nhị thập tứ sử” so sánh với tư liệu gốc, tránh sai sót.”
Sau khi dịch xong vài cuốn nhỏ, sẽ chuyển sang cho một người hiệu đính, loại bỏ câu tối nghĩa, hoặc dịch chưa tròn ý, bổ sung chú thích cần thiết còn thiếu.
Hiệu đính xong, một số người khác sẽ tập trung rà soát từng câu, đảm bảo ngữ nghĩa thông suốt, thoát ý, câu văn không bị vấp váp, sửa lỗi chính tả. Cứ thế dần dần hoàn thành từng tập.
Nói về việc bộ sách này, nhóm Cổ Thư Lâu từng có lần lên tiếng: “Bắt tay vào việc chuyển ngữ pho sử đồ sộ này, nói là một thu chơi, hoặc một việc làm “không tự lượng sức”, đối với nhóm dịch và biên soạn, thế nào cũng đúng.”
Tứ Trấn Thăng Long Hà Nội
“Tứ trấn Thăng Long” hay “Thăng Long Tứ trấn” là cụm từ thường dùng để chỉ bốn di tích, bốn ngôi đền linh thiêng, tiêu biểu trấn giữ bốn phương của kinh thành Thăng Long xưa. Tương truyền vào buổi đầu định đô ở miền đất này, với những đóng góp lớn lao của các vị thần cho vương triều Lý, bốn ngôi đền đã lần lượt được dựng lên: phía Đông là đền Bạch Mã, thờ thần Long Đỗ; phía Tây là đền Voi Phục, thờ thần Linh Lang; phía Nam là đền Kim Liên, thờ thần Cao Sơn; phía Bắc là đền Quan Thánh, thờ thần Huyền Thiên Thượng đế (còn gọi là Đức thần Trấn Võ - Vũ).
Quan niệm có Tứ trấn bảo vệ cho kinh đô Thăng Long không phải ngẫu nhiên tồn tại. Quan niệm này khá phổ biến trên các phương tiện truyền thông, cũng như trên các trang báo mạng. Đặc biệt, quan niệm này đã và đang là niềm tự hào của người dân sống và sinh hoạt xung quanh Tứ trấn. Nhưng Thăng Long có Tứ trấn - bốn ngôi đền bảo vệ ngay từ buổi đầu quy hoạch kinh đô với cùng tên gọi vào thời Lý (thế kỷ 11 - 12) như thuật ngữ “Thăng Long Tứ trấn” tạo ra? Hay Tứ trấn lần lượt được hình thành qua thời gian và được “tạo dựng” thêm ý nghĩa trấn giữ?
Để lý giải những câu hỏi này, tác giả sẽ mô tả quá trình tạo dựng tục thờ ở “Tứ trấn Thăng Long - Hà Nội” qua các truyền thuyết, hệ thống thần điện, nghi lễ phụng thờ... bốn Đức thần ở Tứ trấn và xem xét, đánh giá cơ sở, nền tảng về không gian văn hóa xã hội cho sự hình thành và phát triển nơi thờ bốn vị thần trong bốn ngôi đền (Tứ trấn) ở Hà Nội.
Mặt khác, từ kết quả khảo sát thực tế, tác giả tiến hành tìm hiểu các sinh hoạt tín ngưỡng đã và đang diễn ra ở bốn ngôi đền; sự biến đổi của di tích và nghi lễ so với truyền thống; người Hà Nội hiện đại đã và đang thực hành các tín ngưỡng tại bốn ngôi đền ra sao; không gian văn hóa - xã hội của Hà Nội ngày nay đã tác động đến sự biến đổi của tục thờ ở Tứ trấn như thế nào? Bởi vậy, nghiên cứu này nhằm mục đích phác thảo nên một cái nhìn tổng thể về tục thờ ở “Tứ trấn Thăng Long” từ khi hình thành cho đến ngày nay. Tứ trấn của Thăng Long hay Thăng Long có Tứ trấn phải chăng là một sự “tạo dựng truyền thống”? Sự “tạo dựng truyền thống” đó đã dựa trên những cơ sở nào? Tác giả đã bước đầu lý giải sự “tạo dựng truyền thống” này bằng cách vận dụng lý thuyết cùng tên, nguyên văn tiếng Anh là The invention of traditional để giải thích. Từ đó có thể kiểm chứng mức độ phù hợp của lý thuyết trên đối với nghiên cứu trường hợp “Tứ trấn Thăng Long”.
Chuyên khảo Tứ trấn Thăng Long - Hà Nội được hoàn thành trên cơ sở luận án Tiến sĩ với tên gọi Tục thờ Tứ trấn Thăng Long ở Hà Nội đã được tác giả bảo vệ thành công tại Học viện Khoa học xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam năm 2016. Về cấu trúc, ngoài phần Lời nói đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, cuốn sách được trình bày thành 4 phần:
Phần 1: TỔNG QUAN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN “TỨ TRẤN THĂNG LONG”
Phần 2: TỤC THỜ Ở “TỨ TRẤN THĂNG LONG” TRƯỚC NĂM 1945 - TỪ TẠO DỰNG ĐẾN “TẠO DỰNG TRUYỀN THỐNG” -
Phần 3: SỰ BIẾN ĐỔI TỤC THỜ “TỨ TRẤN THĂNG LONG” TỪ SAU NĂM 1945 ĐẾN NAY
Phần 4: MỘT SỐ BÀN LUẬN VỀ TỤC THỜ Ở “TỨ TRẤN THĂNG LONG” TRONG CUỘC SỐNG HIỆN NAY.
Đây thực sự là cuốn sách không thể bỏ qua với những độc giả nào yêu thích văn hóa, đặc biệt là văn hóa Thăng Long – Hà Nội.
Giới thiệu tác giả
Tiến sĩ Nguyễn Doãn Minh
Bút danh: Phúc An
Sinh năm: 1977
Nguyên quán: Thái Bình
Cơ quan: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Email: [email protected]
Hội viên: Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam.
Hướng nghiên cứu: Di sản và mỹ thuật cổ.
Công trình dự kiến xuất bản:
Hoa văn trên sắc phong Việt Nam.
TỪ NHÀ RA THẾ GIỚI
Những bước chân đầu tiên của một công dân toàn cầu
Bạn hình dung như thế nào về việc du học? Bạn nghĩ thế nào là một công dân toàn cầu? Trong TỪ NHÀ RA THẾ GIỚI - Những bước chân đầu tiên của một công dân toàn cầu, 10 tác giả với hành trình du học ở 10 quốc gia khác nhau trên thế giới sẽ kể cho các bạn nghe những câu chuyện có thể hoàn toàn khác những gì bạn tưởng tượng. Họ sẽ cho bạn thấy du học không phải là một con đường trải đầy hoa hồng. Bên cạnh môi trường học thuật “như trong giấc mơ”, các nhân vật đã phải vật lộn với công việc làm thêm kiếm sống, vượt qua một số rào cản pháp luật, hay mắc kẹt trong căn hộ bé tẹo ở nước bạn nhiều tháng vì dịch Corona…
---
“Là một người trẻ với sức khỏe và kiến thức, hãy tận dụng những điều sẵn có này để đối diện với khó khăn một khi mình còn có thể. Đừng ngại stress, đừng ngại khổ, vì mọi cố gắng rồi sẽ được đền đáp hợp lý mà thôi.” (Đào Vân Hà - du học sinh tại Singapore).
“Cuộc sống đại học của tôi tràn ngập những câu hỏi, và không biết từ lúc nào tôi cũng đã tự đặt cho mình những câu hỏi khi đang đọc bài. Và khi có câu hỏi, tôi phải đi tìm câu trả lời… Tôi thấy mình như trở lại ngày thơ ấu, khi tôi còn là một đứa trẻ tò mò về mọi thứ xung quanh nó, khi tôi còn vòi bố mua cho những cuốn sách 1000 câu hỏi vì sao.” (Hà Phạm Lộc Hân - du học sinh tại Mỹ).
“Tôi du học lúc 26 tuổi, một độ tuổi lơ lửng đủ để người ta hỏi thắc mắc lý do. Tại sao đã có công việc tốt, có cuộc sống ổn định mà lại bỏ tất cả để rời đi… Tôi muốn bứt phá và có nhiều trải nghiệm mới. Vậy nên, tôi nghĩ tới chuyện đi du học vì một lý do ngây thơ và hiển nhiên “đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.” (Diệu Linh - du học sinh tại Canada).
“Khi khó khăn hãy trông vào chính mình. Vực dậy tinh thần là điều đầu tiên nhất thiết phải làm. Có bình tĩnh, giữ tinh thần lạc quan mới tìm ra và học được cách thích nghi để trưởng thành.” (Hồng Hạnh - du học sinh tại Hàn Quốc).
“Hãy nói về những thứ tôi cho rằng chỉ có thể nói khi ta nói về du học. Ấy là sự cô đơn bản thân không nhận ra, và những người đồng hương xa lạ. Biết đâu có gì mới mẻ chăng?” (Đinh Nguyễn - du học sinh tại Úc).
“Nếu có ai hỏi mình, mình có hối hận vì ngày trước đã bỏ tất cả để đi Đức không, thì mình sẽ trả lời là không. Tuy cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng nhưng chính những khó khăn đó sẽ giúp tôi luyện mình và sẽ khiến mình trở thành một phiên bản hoàn hảo hơn trong tương lai.” (Nguyễn Thanh Hương - du học sinh tại Đức).
“Một con tàu trong bến cảng thì an toàn, nhưng đó không phải là mục đích mà con tàu được tạo nên. Con người ta cũng vậy, chúng ta cũng cần ra khỏi vùng an toàn của bản thân để thu thập kinh nghiệm cho mình, gặp những khó khăn mà từ đó chúng mình sẽ trưởng thành hơn và sẽ đạt được ước mơ của bản thân.” (Thu Anh - du học sinh tại Thái Lan).
“Vào cái ngày được gọi là lễ bế giảng và trao bằng, mình không khỏi xúc động mà dưng dưng nước mắt, vừa buồn vừa vui. Vui vì đã có thể thở phào nhẹ nhõm là sau gần 3 năm đã “đắc đạo học” thành công với tầm bằng Thạc sĩ Kinh tế Thương mại quốc tế, buồn vì sắp phải xa nơi “Tuổi thanh xuân một lần nữa được trỗi dậy” với bao kỷ niệm đẹp không thể nào quên.” (Nguyễn Thị Thu Hiền - du học sinh tại Trung Quốc).
“Tuy có vất vả, có gian nan nhưng mọi nỗ lực đều sẽ có thành quả riêng của nó. Chúng ta phải cố gắng nếu muốn thành công, chúng ta cần mạo hiểm nếu muốn đạt được những điều mới trong cuộc sống.” (Nguyễn Tuấn Mạnh - du học sinh tại Nhật Bản).
“Với mình, Tây Ban Nha lại là một Galicia với dòng nước biển Đại Tây Dương lạnh buốt óc; là thời tiết âm u với gần 200 ngày mưa một năm; là những con phố chẳng có ai nhảy flamenco; là những môn học khó như đánh đố; là những sự khác biệt văn hóa mà mình chẳng thể tưởng tượng nổi nhưng cuối cùng vẫn chấp nhận và chung sống hòa hợp.” (Đỗ Anh Nga - du học sinh tại Tây Ban Nha).
Cuốn sách như một lăng kính đa chiều giúp bạn nhìn TỪ NHÀ RA THẾ GIỚI!
Nhóm tác giả TỪ NHÀ RA THẾ GIỚI
10 du học sinh Việt Nam tại nhiều quốc gia trên thế giới, đã và đang theo học nhiều chuyên ngành khác nhau, đó là:
Đào Vân Hà
Hà Phạm Lộc Hân
Nguyễn Thị Thu Hiền
Nguyễn Thanh Hương
Diệu Linh
Nguyễn Tuấn Mạnh
Đinh Nguyễn
Thu Anh
Hồng Hạnh
Đỗ Anh Nga
Con Nhà Người Ta
Cho đến khi cầm cuốn sách này trên tay, chúng tôi mới thực sự an lòng và thỏa mãn. Bởi đã có những lúc, vì những lý do bất khả kháng, chúng tôi tưởng chừng như phải dừng lại dự án lần này.
Là những người trẻ yêu viết và yêu đời, chúng tôi đã đặt cả trái tim và tâm huyết của mình vào dự án lần này với khát khao cháy bỏng là giúp các bạn trẻ khác đánh thức tuổi trẻ của mình.
Chẳng rõ bạn đã từng tò mò giống chúng tôi hay chưa, rằng bí quyết thực sự để những thủ khoa tốt nghiệp giành được vô vàn thành tích rực rỡ chót vót ấy là gì? Chúng tôi đã nghĩ họ có thể hơi khác biệt so với người khác, đã sẵn sàng hình dung về những buổi phỏng vấn căng thẳng, với những người trẻ ưa thích triết học, đeo cặp kính dày và luôn bình thản trước vài ba cuộc đối thoại cân não. Hoặc thoáng chốc, chúng tôi e sợ về những gương mặt đã quen với trả lời báo chí, những đòi hỏi khe khắt nhiêu khê và cả những cú lắc đầu từ chối. Không cần giấu giếm, chúng ta nên thừa nhận với nhau rằng niềm ngưỡng mộ đôi khi đi kèm với sự tự ti.
Thư ngỏ gửi đi, trăm nẻo đường hẹn. Có khi, chúng tôi sung sướng vì một cuộc hẹn nhanh chóng được diễn ra, nhưng cũng không ít lần chúng tôi tiếc nuối vì lỡ duyên… Và có những cuộc hẹn đã diễn ra nhưng bởi một số lí do, chúng tôi chưa thể đưa câu chuyện đó vào đây. Tất nhiên, cũng có vài ba tình tiết thú vị không thể xuất hiện nơi này do các thủ khoa thì thào riêng với chúng tôi mà nhắc đừng đưa cái này lên sách nhé.
Con nhà người ta đã bắt đầu hình thành như vậy đó bàn à. Chúng tôi cũng chỉ dám nhận về mình vai trò chắp cánh cho chúng bay lên từ những file ghi âm hội thoại để trở thành một phần của cuốn sách mà bạn đọc đang cầm trên tay.
Và những định kiến trước đây được gỡ bỏ hoàn toàn. Bởi sau mỗi cuộc phỏng vấn, điều chúng tôi cảm nhận rõ nét nhất lại là sự gần gũi, chân thật. Họ say sưa kể câu chuyện riêng của mình, mỗi câu chuyện mỗi cá tính, các chặng đường đi đến thành công tưởng chừng giống nhau mà hóa lại có nhiều khác biệt. Nụ cười, nước mắt, sự tự tranh đấu, hoài bão tuổi trẻ và tình yêu đại học… tất cả những điều đó đã tạo ra Con nhà người ta tràn đầy sắc màu thanh xuân.
Để giờ đây, khi trân trọng giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách này, chúng tôi không hề mong muốn các bản phải trở thành những người tài giỏi sau khi đọc sách. Chúng tôi chỉ tha thiết muốn gửi tới bạn một điều rằng: hãy yêu và sống mãnh liệt cho tuổi trẻ của mình. Bởi không có nuối tiếc nào day dứt bằng nuối tiếc chưa thực hiện đam mê. Và chúng tôi luôn ở đây, tự nhận là một người bạn, một người đồng hành luôn mong muốn được lắng nghe bạn!
Tuồng Kim Vân Kiều
Đoạn trường tân thanh 斷腸新聲 (Truyện Kiều) hẳn đã đến với mảnh đất phương Nam từ khá sớm. Nhiều chứng cứ cho thấy sự tiếp nhận, hưởng ứng và tấm lòng yêu mến của người dân Nam Bộ với kiệt tác thơ Nôm này của thi hào Nguyễn Du: Bản Kiều Quốc ngữ đầu tiên do Trương Vĩnh Ký phiên âm đã được in từ năm 1875 với hình minh họa các nhân vật Truyện Kiều theo lối hoàn toàn Nam Bộ; Đã có tới 4 bản Kiều Nôm được nhóm Duy Minh Thị cho khắc in ở Phật Trấn, Quảng Đông; Những phó phẩm của Truyện Kiều như Tuý Kiều phú, Kim Vân Kiều ca, Tuý Kiều án... lần lượt ra đời. Trên địa hạt diễn xướng, không khí cải biên Truyện Kiều thành những tuồng tích trên sân khấu cũng rất sinh động và sôi nổi.
Kỷ niệm 200 năm ngày mất Đại Thi hào Nguyễn Du, Văn sử tinh hoa cũng xin đóng góp một bản Kiều lần đầu tiên được xuất bản. Cuốn sách này giới thiệu đến bạn đọc toàn bộ Bản chữ Nôm khắc in có tên gọi Kim Vân Kiều chiệp 金雲翹摺 mang ký hiệu BULAC RES MON 8 7061 hiện lưu trữ tại Thư viện Đại học về ngôn ngữ và văn minh, Paris, Pháp (Bibliothèque universitaire des langues etcivilisations, viết tắt là BULAC). Văn bản gồm 136 trang, khổ 24,5x15,5. Trang bìa phụ đầu và bìa phụ cuối đều có dòng chữ viết tay VN.III.313. Ngoại trừ trang đầu của mỗi hồi, các trang còn lại mỗi trang có 10 dòng, mỗi dòng có 20 chữ.
Với tư cách một kịch bản văn học cho tuồng, những phương diện như hệ thống nhân vật, thủ pháp biên kịch, phương thức cải biên cốt truyện, tư tưởng của tác giả, những lớp diễn đặc sắc, những phân cảnh độc đáo, yếu tố hài hước dân gian... trong văn bản Kim Vân Kiều chiệp 金雲翹摺 đều đáng được phân tích, tìm hiểu. Hệ thống các văn bản Tuồng Kim Vân Kiều cũng chính là đối tượng lý tưởng cho những nghiên cứu về sự tiếp nhận Truyện Kiều trên mảnh đất Nam Bộ, để thấy được thái độ của người dân phương Nam trong buổi đầu đi khai hoang mở cõi đối với kiệt tác của thi hào Nguyễn Du là như thế nào? Mạch ngầm của dòng văn học đạo lý nhân sinh Nam Bộ có chảy trong Tuồng Kiều hay không? Nghiên cứu so sánh cũng là một đường hướng triển vọng, khi đặt Tuồng Kim Vân Kiều trong sự tương quan nội bộ giữa các phiên bản khác nhau lần lượt ra đời trong vòng 60 năm (từ bản tìm thấy sớm nhất năm 1875 đến bản có niên đại muộn nhất 1942) để thấy được sự vận động nội tại của tác phẩm; Có thể nghiên cứu so sánh Tuồng Kim Vân Kiều với Kim Vân Kiều lục, Kim Vân Kiều truyện... để thấy được sự tiếp thu, ảnh hưởng của chúng với nhau... Hoặc có thể đặt Tuồng Kim Vân Kiều trong sự đối chiếu với chính Truyện Kiều, để thấy từ sự khác biệt về đặc trưng thể loại của truyện thơ và tuồng, khác biệt về tác giả, đối tượng tiếp nhận đã dẫn đến những khác biệt về ngôn ngữ, kết cấu của hai tác phẩm như thế nào? Tại sao những câu thơ giản dị trong Truyện Kiều thì tương ứng trong Tuồng Kiều lại là những câu Hán văn chứa đựng đầy điển tích, thi liệu Trung Hoa? Tại sao trong Tuồng Kim Vân Kiều tồn tại đầy đủ hệ thống nhân vật đông đảo của Kim Vân Kiều truyện mà Nguyễn Du đã rút gọn đi trong Truyện Kiều? Tại sao những bản đàn, khúc ngâm, bài văn tế, lời thề... trong bản tuồng lại giống với Kim Vân Kiều lục?... Tại sao trong kịch bản tuồng, Hoạn Thư vẫn nã tróc Kiều còn Nguyễn Du đã để cho Kiều trốn khỏi Quan âm các mà tiểu thư họ Hoạn "dứt tình chẳng theo"? Và tại sao trong cái kết đoàn viên, tác giả tuồng đã để Kim Trọng nhanh chóng thuận lời Kiều lập am Thiền cho nàng quy y cửa Phật, chứ chẳng nài ép nàng kết duyên?... Chắc hẳn, tất cả không phải là ngẫu nhiên.
Điều mà ekip làm cuốn sách này hướng đến, cốt lõi nhất vẫn là giá trị nội dung của cuốn sách: Một bản phiên âm và chú thích đầy đủ trọn vẹn cho 3 hồi của Tuồng Kim Vân Kiều, đính kèm bản Nôm khắc in đẹp hiện đang lưu trữ tại thư viện Bulac, Paris, Pháp. Cuốn sách hy vọng sẽ góp phần bảo lưu được di sản chữ Nôm của cha ông, bảo lưu một kịch bản đặc sắc của nghệ thuật tuồng truyền thống, cho thấy sức sống trường tồn của kiệt tác Đoạn trường tân thanh trong những loại hình nghệ thuật khác. Cuốn sách với bản phiên chú kèm nguyên tác chữ Nôm hy vọng sẽ trở thành tư liệu nghiên cứu hữu ích cho ngành Kiều học, cho những người quan tâm đến chữ Nôm, đến sân khấu truyền thống...
Thiên Địa Hội An Nam
Cuối năm 1884, cuộc chiến tranh Pháp - Thanh đang đến hồi kịch liệt. Một trong những địch thủ của lực lượng viễn chinh Pháp là quân Cờ đen dưới quyền chỉ huy của Lưu Vĩnh Phúc – một thủ lĩnh khét tiếng người Hoa. Đạo quân ngoại bang này là tàn dư của nhiều tổ chức “Phản Thanh phục Minh” khác nhau từ Trung Hoa như Thái Bình Thiên Quốc, Thiên địa hội, Bạch liên giáo và những đám thổ phỉ từ biên giới phía Bắc tràn xuống An Nam vào thời nhà Nguyễn trên đà suy vi. Là đạo quân thiện chiến nhất trên chiến trường Bắc Kì lúc bấy giờ, chúng đã gây bao nỗi kinh hoàng cho người Pháp lẫn thường dân nước ta.
Với trang bị vũ khí vượt trội, quân Lê dương về sau đã đánh bật quân Thanh và đập tan những hội kín ở Bắc Kỳ, buộc chúng phải đầu hàng hoặc tháo chạy về cố quốc. Nhiều tên chỉ huy và những quân sư của chúng bị sa lưới. Các thầy phù thủy, pháp sư, đạo sĩ cùng những thành viên hội kín lúc tháo chạy còn mang theo những bản đồ cổ, thư tịch, bùa chú... Người Pháp đặc biệt chú ý đến những tài liệu của Thiên địa hội bởi có nhiều manh mối kho báu bí ẩn của người Hoa từ xa xưa ở An Nam. Những tù binh được quân Pháp phân loại rồi mang về căn cứ chỉ huy đóng tại Hoàng thành Thăng Long để thẩm tra. Tuy nhiên, những chiến binh gan lì dày dạn trận mạc không dễ bị khai thác. Song hành với tra tấn, người Pháp dốc sức giải mã tài liệu nhưng cũng không thu được kết quả gì từ những tạo vật mang màu sắc Phương Đông huyền bí, trong đó có một cuốn kinh Phật khá đặc biệt. Có học giả cho rằng cuốn kinh này là của một tu sĩ người Hoa dùng để đánh dấu những ngôi mộ cổ của các quan lại nhà Đường sang cai trị thời Bắc thuộc. Có người nói cuốn kinh chứa danh sách những ngôi chùa An Nam có căn cứ của Thiên địa hội. Lại có người cho rằng đó là bộ mật mã kho báu thời Trần. Vốn đang săn lùng kho báu ở thuộc địa, không có thứ gì tạo hứng thú cho những nhà thám hiểm Pháp hơn những tài liệu kia. Người Pháp có thêm cơ sở để tin kho báu thời Trần đang trong tay Thiên địa hội. Một mật lệnh truy nã thành viên hội này được toàn quyền Đông Dương phê chuẩn tức thì. Những trận càn quét, truy lùng và bắt bớ đồng loạt diễn ra khắp An Nam.
Thời gian không chiều lòng người. Việt Minh tràn về Thủ Đô như thác lũ cuốn trôi các lực lượng ngoại bang đồn trú. Cuốn kinh Phật bí ẩn đó đã biến mất khỏi Hoàng thành mang theo những thuyết âm mưu dang dở. Chiến dịch truy tìm kho báu của người Pháp tưởng như đã khép lại nhưng có một sự kiện xảy ra. Sau non một thế kỉ, cuốn kinh Phật đột ngột xuất hiện tại Hà Nội trong tay một nhà sưu tầm cổ vật – hậu duệ của một nhà cai trị người Pháp.
Tác giả
- Tác giả: Giản Tư Hải
- Năm 2010, anh xuất hiện khi nhận giải thưởng cuộc thi “Vì an ninh tổ quốc và bình yên cuộc sống” với tiểu thuyết trinh thám đầu tay Ổ buôn người.
- Anh theo đuổi dòng trinh thám mật mã – biểu tượng có tính lịch sử với tác phẩm Mật mã Champa rất được độc giả đón nhận. Tiếp đó là cuốn Minh Mạng mật chỉ xuất bản 2018.
Kiểm Toán Độc Lập & Những Kỹ Năng Chuyên Nghiệp Để Thành Công
Trong tình hình kinh tế xã hội hiện nay, nghề kiểm toán độc lập đang nổi lên là một ngành nghề có sức hút, nhận được sự quan tâm của các thế hệ sinh viên trong lựa chọn công việc. Đây là công việc có ảnh hưởng và có tầm quan trọng nhất định trong nền kinh tế và mang lại nhiều giá trị. Tuy nhiên, ở Việt Nam, ngành kiểm toán độc lập có lịch sử xuất hiện và phát triển chưa lâu, bởi vậy các loại sách dành riêng cho các lớp sinh viên, nhân viên kiểm toán tại Việt Nam còn hạn chế.
Trong tình hình có nhiều bạn sinh viên quan tâm đến ngành này mà chưa có nhiều tài liệu thực tiễn, đúng chuyên ngành để tham khảo, tác giả Phạm Thế Hưng đã dày công biên soạn lên cuốn sách này. Tác giả là người đứng đầu cuộc thi kiểm toán viên do Bộ Tài chính tổ chức năm 2001 và cũng là thành viên Ban soạn thảo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam.
NHỮNG ĐỨA CON CỦA CÂY CẦU LONG BIÊN
Cuốn sách dành cho những người yêu Hà Nội, những người yêu văn hóa Pháp.
Trong suy nghĩ của nhiều người khi nghe nói về Hà Nội thường liên tưởng tới hình ảnh công trình kiến trúc Nhà hát Lớn, nhà Bác Cổ, phố Tràng Tiền... Thành phố của những chàng trai sẽ luôn vận complet, áo trắng cổ cồn là ủi phẳng phiu, sạch sẽ đóng bộ cùng cà vạt, giầy Tây sáng bóng mỗi khi ra khỏi nhà, Hà Nội của những thiếu nữ luôn thướt tha với những tà áo dài, đầu tóc chải gọn gàng, dung nhan tươi cười mỗi khi ra ngoài phố. Với tác giả, Hà Nội được tính là đô thị hiện đại kể từ năm khánh thành cây cầu Long Biên, năm 1902 và vùng đất lãng mạn nhất của thành phố chính là bãi Giữa sông Hồng.
Cuốn sách được chia làm hai phần lớn: Phần đầu là những trang viết của tác giả Đông Di về những ký ức với cây cầu Long Biên. Phần hai là những góc nhìn của các nhà phê bình văn học như: Đỗ Lai Thúy, Phạm Xuân Nguyên; nhà văn - nhà báo Lê Anh Hoài... về Đông Di và cuốn sách “Những đứa con của cây cầu Long Biên”.
Cuốn sách này của Đông Di là hồi ức của một đứa trẻ trong số “những đứa con của cây cầu Long Biên” thập niên bảy mươi thế kỷ hai mươi. Khi ấy cây cầu dài đầu tiên do người Pháp bắc qua sông Hồng đã có tuổi đời bảy mươi năm.
Cầu Long Biên là cây cầu nối hai bờ nam bắc sông Hồng, nội thành ngoại thành, và cũng đồng thời như một sự khơi dẫn cho những xúc cảm nối giữa quá khứ với hiện tại, Đông với Tây, cũng là điểm tựa để Đông Di đưa Tây Độc đến tìm về những mảnh vụn thị dân Hà Nội của những ngày sau Đổi mới. Những tản văn trong “Những đứa con của cây cầu Long Biên” cứ thế châu tuần, quấn quýt lấy cái trung tâm/điểm tựa kia, khi được kéo lùi về cả trăm năm, khi lại hiển hiện rõ ràng ngay trước mắt. Cây cầu Long Biên như một quy chuẩn để định vị, là khi gặp lại người bạn thời thơ ấu đã lớn lên cùng nhau, những buổi trưa la cà ở trên con phố Phan Đình Phùng nhặt quả sấu chín rụng.
“Những đứa con của cây cầu Long Biên” cho khá nhiều cảm xúc bâng khuâng, day dứt về quá khứ, trăn trở hiện tại nhưng cũng thấy lòng yêu mãnh liệt của tác giả với quê hương. Yêu và trở về bên cây cầu Long Biên không phải “một liều ba bẩy cũng liều” mà “Đã mang lấy nghiệp vào thân/Thì đừng trách lẫn trời gần trời xa”.
Trần Triều Nhàn Thoại
Là một trong những tác giả đam mê lịch sử và bắt đầu viết truyện dã sử từ rất sớm, Đồng Lạc đã cho ra mắt cuốn sách Trần Triều nhàn thoại, thể hiện tình yêu và tâm huyết đối với sử Việt. Cuốn sách là tập hợp của những câu chuyện ngắn viết về một thời Trần từ khi bắt đầu vào những năm cuối của nhà Lý, những biến cố lịch sử đã diễn ra trong giai đoạn đó và ảnh hưởng đến cả những thế hệ sau này. Trong cuốn sách cũng có cả những chi tiết hư ảo, những suy tưởng của những con người trong thế hệ ấy, về thời đại, con người và đất nước. Một dòng lịch sử lại ảnh hưởng đến cả vạn câu chuyện đời, không chỉ là chuyện đời của đế vương, của những vương tôn quý tộc mà là cuộc đời của muôn vàn bách tích. Bởi đất nước và lịch sử là sự đóng góp của cả những người dân thường vẫn luôn chung lòng vì đất nước.
Cuốn sách là tập truyện ngắn đã được khéo léo tuyển chọn, là tấm lòng của một người dân Việt dành cho một giai đoạn đầy biến cố trong sử Việt.
Sống Tích Cực, Thương Chân Thành
Tư trị thông giám tập 8 mở đầu bằng sự kiện thay triều đổi đại với việc Lưu Dụ ép Tấn Cung đế nhường ngôi cho mình, lập ra nhà Tống mà sử sách hay gọi là Nam Tống hoặc Lưu Tống. Một cách trực quan, Tư trị thông giám nhắc nhở hậu thế rằng hành động soán ngôi nhà Hán bằng danh nghĩa thiện nhượng của Tào Phi đã khơi dậy dã tâm của những đại thần nắm trọng quyền trong tay ở hậu thế, để rồi họ Tư Mã lật đổ Tào Ngụy, Lưu Tống cướp ngôi triều Tấn cũng bởi cùng một phương thức ấy.
Ngoài việc đề cập đến tình trạng phân biệt gay gắt giữa cao môn và hàn môn, đặc biệt càng tệ hơn ở chính quyền người Hán phương nam. Tư trị thông giám tập 8 cũng tiếp tục câu chuyện về sự phát triển của tôn giáo. Khi những tư tưởng luân thường đạo lý về trung nghĩa bị sụp đổ, tầng lớp sĩ tộc tìm đến tư tưởng huyền học “thanh tĩnh vô vi” của Lão Trang để trốn tránh hiện thực. Trong giai đoạn này, một nhánh khác của Đạo giáo chuyên về luyện đan, chế phù, vẽ bùa chú đã phát triển mạnh mẽ. Các chuyện về bùa phép hình nhân trấn yểm cũng bắt đầu phát triển mạnh từ đây.
Tư trị thông giám tập 8 kết thúc bằng sự ra đời của nước Nam Tề cũng như những hoạt động cải cách trong triều đình Bắc Ngụy. Nước Tề liệu có thể tránh đi vào vết xe đổ của hai triều Tấn, Tống? Triều đình nhà Ngụy liệu có thể cải cách thành công để tiếp tục tồn tại? Sự phát triển của tôn giáo sẽ ảnh hưởng như thế nào đến đời sống xã hội, mâu thuẫn kịch liệt giữa cao môn và hàn môn sẽ đem lại điều gì?
Nếu là một người yêu thích tiểu thuyết kinh dị, bạn sẽ không thể bỏ qua Ngôi làng cổ mộ của tác giả trẻ Thục Linh.
Những chi tiết rùng rợn, những tình huống gay cấn, căng thẳng, sợ hãi, góc nhìn trong cuộc của người đang phải chạy trốn hay đương đầu với những thế lực huyền bí ở Ngôi làng cổ mộ sẽ lôi cuốn bạn không ngừng. Từng câu chữ của Thục Linh sẽ dẫn dắt bạn đọc như lạc vào chính xứ sở u linh trong câu chuyện, trải nghiệm cảm giác ghê rợn một cách chân thực nhất như chính các nhân vật.
Không chỉ dừng lại ở yếu tố kinh dị, điều đặc sắc hơn cả là đằng sau bức màn câu chuyện huyền bí tâm linh, Thục Linh sẽ kể cho độc giả một bức tranh đời thực trần trụi nhất, sự đương đầu giữa cái ác và cái thiện trong cuộc sống, tình yêu thương và xúc cảm bản năng nhất của con người, những giá trị nhân văn mà đôi lúc dường như ta đã vô tình lãng quên…
---
“Tôi vội chạy ra xem thì chợt nhận ra những làn khói mờ đục đang lẩn khuất khắp con đường làng nứt nẻ. Đó là sương mù. Sương mù dâng cao và ngày càng dày đặc hơn...”
“Tôi bước theo sau mẹ, tiến gần đến ngôi nhà mới của chúng tôi mà không biết rằng tôi đang từng bước lại gần những cơn ác mộng dai dẳng sau này...”
“Tôi ôm chặt hai cánh tay rồi đi gần như chạy qua cầu, lòng dấy lên chút sợ hãi. Cây cầu khẽ rung lên trong từng bước chân. Khi tôi tiến lại gần phía thằng bé thì ánh mắt vô tình đảo xuống dưới chân. Qua một chiếc lỗ nứt nẻ dưới tấm ván gỗ lót cầu đã mục, một con mắt trắng dã đục ngầu đang nhìn lên tôi chằm chằm…”
Tác giả Thục Linh
Cô tốt nghiệp khoa Sư phạm của trường Đại học Quốc gia Hà Nội và hiện đang là giáo viên bộ môn Ngữ Văn.
Thục Linh bắt đầu viết truyện từ năm 2017 và nhận được sự quan tâm rất lớn từ các độc giả yêu thích truyện tâm linh trên mạng xã hội. Mỗi tác phẩm của cô đều được độc giả đánh giá cao về độ li kì, ma mị và tính nhân văn. Ngoài sở thích viết lách, cô còn có niềm đam mê với bộ môn huyền học Tarot và đàn hát, vẽ tranh.
Từ Điển Mỹ Học
“Theo Alison, cảm xúc của thị hiếu chỉ được sản sinh ra bởi một hoạt động phi vụ lợi mà Kant cũng là người song song sử dụng khái niệm này. Bởi vì đối tượng của cảm xúc chính là bản thân cảm giác, cho nên Alison kết luận rằng cảm xúc của thị hiếu lấy chính trí tuệ làm đối tượng”…
Mỹ học là một bộ môn khoa học nằm trong triết học, nó nghiên cứu bản chất, quy luật của cái đẹp trong thiên nhiên, xã hội, con người và nghệ thuật; đồng thời nghiên cứu các nguyên lý, phạm trù của thái độ nhận định và cảm thụ của con người đối với những cái đẹp đó. Về sau nó được mở rộng cho cả nghiên cứu lý thuyết và phê bình văn học nghệ thuật. Chính vì thế mà mỹ học có khi còn tồn tại lẫn trong lý luận về văn học nghệ thuật. Việc nghiên cứu mỹ học cũng vì thế mà có thể nằm trong cả các công trình nghiên cứu lý luận và phê bình văn học nghệ thuật và cả triết học.
Trong tinh thần đó, những công trình nghiên cứu triết học và văn học nghệ thuật luôn chứa đựng cả các tư tưởng mỹ học. Trong các công trình nghiên cứu của một lĩnh vực, từ điển cũng có thể được coi là những công trình tổng kết lý luận cho lĩnh vực đó. Và các cuốn từ điển triết học cũng có thể có các mục từ đặc trưng cho mỹ học.
Hiện nay ở nước ta mới có từ điển triết học và từ điển thuật ngữ văn học được dịch hay biên soạn từ các tài liệu nước ngoài, còn từ điển mỹ học vẫn vắng bóng. Chính vì thế, việc biên soạn từ điển mỹ học là một việc rất cần thiết ngày nay. Trong hoàn cảnh như vậy, chúng tôi đã mạnh dạn biên soạn cuốn Từ điển mỹ học này để đáp ứng nhu cầu tra cứu của những người có quan tâm.
Uladzimir Karatkievich là nhà văn nước Cộng hòa Belarus với thiên tiểu thuyết Đội săn của Quốc vương Stakh (1959), được chấp bút từ năm 1950. Đội săn của Quốc vương Stakh lấy cảm hứng từ một truyền thuyết thế kỷ XVII về sự báo oán truyền đời khủng khiếp giáng xuống đầu mười hai thế hệ hậu duệ liên tiếp của dòng họ đại quý tộc sliakhta Ianousky, do phạm tội phản bội tày đình: lừa sát hại Quốc vương Stakh trong đêm trước ngày dấy nghĩa.
Bối cảnh lịch sử của câu chuyện ly kỳ đan xen các yếu tố giữa hoang đường và hiện thực, giữa ma quỷ và con người diễn ra trên nền các sự kiện lịch sử những năm 80 - 90 hắc ám trong lịch sử Đế quốc Nga. Đó là thời kỳ tổ chức cách mạng “Ý dân” chủ trương dùng biện pháp khủng bố - ám sát các hoàng đế, để khêu ngòi bạo loạn, còn chính quyền Nga hoàng thì dùng bộ máy “sắc phục xanh lơ” (cảnh sát mật) lôi lên giá treo cổ các thủ lĩnh bạo động như Kalinousky, Perovskaia, mà những nhân vật chính nam trong thiên tiểu thuyết, hai thanh niên trí thức quý tộc chân chính Svetsilovich và Belaretsky đã noi theo như những tấm gương hy sinh cao cả vì sự nghiệp chính nghĩa, vì người dân cày Belarus.
Tuy về thể loại là một thiên tiểu thuyết trinh thám, nhưng tác phẩm của Karatkievich không chỉ là chuỗi tình tiết phiêu lưu hấp dẫn, mặc dù ông là bậc thầy về nghệ thuật thắt, mở tình tiết, dẫn dắt câu chuyện ly kỳ. Cốt truyện là quá trình khó khăn và nguy hiểm để khám phá âm mưu tàn ác của một băng đảng quý tộc thoái hóa biến chất cấu kết với chính quyền tham nhũng, “cái lũ sâu mọt chuyên đục khoét, gian dối… đã kết thành một bè đảng lớn”, như nhận xét của nhân vật nữ chính Nadzeia: Chúng đội lốt ma quỷ gieo rắc kinh hoàng khắp vùng nông thôn hoang dã, hòng chiếm đoạt tòa lâu đài thừa kế của người con gái vừa đến tuổi thành niên và cướp trắng đất đai canh tác của dân lành.
Thông qua câu chuyện ly kỳ ấy nhà văn đặt ra hàng loạt vấn đề của xã hội Nga hoàng đương thời như đấu tranh cho độc lập dân tộc, bảo tồn bản sắc văn hóa, bảo vệ quyền tự do cho từng con người, trách nhiệm của người thanh niên trí thức (như ta thường nói: của kẻ sĩ) đối với vận mệnh của đất nước và nhân dân, trước hết là tầng lớp dân nghèo yếu thế, thái độ không bàng quan vô cảm, mà tích cực can thiệp của người tử tế trước bất công và tội ác.
Hỗ trợ học tập hiệu quả với tài liệu PDF, Word - SachTruyen.com.vn chia sẻ các tài liệu học tập chất lượng, bao gồm sách, bài tập, đề thi, giúp người dùng học tập hiệu quả và đạt kết quả cao trong các kỳ thi.
DANH MỤC NỔI BẬT
Tài Liệu Toán, Tài liệu Tiếng Anh, Tài Liệu Công Dân, Tài Liệu Địa Lí, Tài Liệu Lịch Sử, Tài Liệu Sinh Học, Tài Liệu Ngữ Văn, Tài Liệu Hóa Học, Tài Liệu Vật lí.
VỀ CHÚNG TÔI