1. Trang Chủ
  2. ///

Nhà cung cấp CÔNG TY TNHH XUẤT BẢN THIỆN TRI THỨC

Tổng hợp sách của nhà cung cấp CÔNG TY TNHH XUẤT BẢN THIỆN TRI THỨC
y gian đạo - 10 chặng hành trình bước vào đại điện đông y

Y Gian Đạo - 10 Chặng Hành Trình Bước Vào Đại Điện Đông Y

Sau khi cuốn Đông y chi lộ của Thầy Dư Hạo lần đầu tiên chính thức được xuất bản tại Việt Nam, chúng mình rất vui khi được giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách thứ hai của Thầy và Thầy Trịnh Lê với tên: Y gian đạo – 10 chặng hành trình bước vào đại điện Đông y.

Xã hội ngày càng phát triển, vấn đề chăm sóc sức khoẻ của con người cũng ngày càng được chú trọng; do đó Y gian đạo là một cuốn sách vô hữu ích và thiết thực với tất cả mọi người. Bởi lẽ, cuốn sách này hệ thống lại toàn bộ lý luận Đông y từ âm dương, ngũ hành, ngũ tạng lục phủ, đến phương dược, cách khám bệnh kê đơn, bệnh án v.v.

“Đông y không ở đâu xa, nó tồn tại trong đời sống của chính chúng ta, từ cách chúng ta sinh hoạt, ăn uống hay cả các mối quan hệ xung quanh đều chứa đựng những đạo lý của Đông y cả". Đọc Y gian đạo, chúng ta có thể bắt gặp mình ở đâu đó, khi cơ thể báo hiệu bằng các triệu chứng, là lúc chúng ta cần kịp thời tìm cách chữa bệnh và trân trọng cuộc sống của mình hơn nữa.

BỘ SÁCH NÀY DÀNH CHO:

- Dẫn nhập cho những người yêu thích và quan tâm tới Đông y.

- Định hướng nghề nghiệp cho những người đã có kiến thức về Đông y và muốn đi theo con đường này.

- Truyền cảm hứng cho các bác sĩ và sinh viên đang theo học chuyên ngành y học cổ truyền.

- Hỗ trợ những người đang tìm hiểu về quá trình trưởng thành của một bác sĩ Đông y truyền thống.

- Những ai yêu thích Đông y và muốn tìm hiểu sâu về Đông y.

- Những ai muốn học cách phòng tránh và trị bệnh cho mình và người thân.

- Các y, bác sỹ đang làm công tác khám, chữa bệnh, giảng dạy…

- Bất cứ ai quan tâm đến sức khoẻ và đời sống, hướng đến một cuộc sống lành mạnh.

xá lợi toàn thân - bài pháp vô ngôn

Xá Lợi Toàn Thân - Bài Pháp Vô Ngôn

Chùa Đậu ở Thường Tín - Hà Nội là một địa danh nổi tiếng, là chốn linh thiêng nghìn năm tuổi. Nơi đây ghi dấu sự tu hành đắc đạo của Thiền sư Đạo Chân thế danh Vũ Khắc Minh và Thiền sư Đạo Tâm thế danh Vũ Khắc Trường. Cũng tại nơi này xá lợi toàn thân của hai ngài đã hiện hữu cùng tuế nguyệt suốt 400 năm qua... Từ sự rung động trong lòng, những dòng chữ trong cuốn sách đã được viết ra. Cuốn sách nhỏ không đủ để viết lại lịch sử của ngôi chùa, cũng không đủ sức để khắc họa chân dung về hai vị thiền sư... chỉ men theo dấu chân như có - như không của hai vị thiền sư đã lưu lại nơi đây để dò tìm đôi chút manh mối huyền cơ, để thắp sáng ngọn đuốc tự thân trên hành trình hướng nội.

Không chỉ có tiếng nói của hai thiền sư mà còn có tiếng nói của tổ Bồ Đề Đạt Ma, của Phật hoàng Trần Nhân Tông... đã cất lên từ miền miên viễn vang vọng nơi cuốn sách này. Rồi tất cả tan biến như không có âm thanh nào được cất lên ... chỉ là khoảng không vắng lặng.

Chắc hẳn cuốn sách sẽ không làm hài lòng những ai đi tìm kiếm thông tin về xá lợi toàn thân của hai thiền sư hay nhằm củng cố một niềm tin nào đó, nhưng có thể cuốn sách sẽ hòa điệu cùng bạn hữu tương giao - những con người đang trên hành trình hướng nội, hành trình soi lại bản thân, hành trình trở về.

Giới thiệu tác giả:

Trần Đức

Tác giả Trần Đức vốn là người khao khát học hỏi và trăn trở về đời sống tinh thần, gần đây anh đã tình cờ được tham dự vào công tác duy tu bảo quản hai bức xá lợi toàn thân tại chùa Đậu. Kinh ngạc trước sự huyền bí mà hai bức xá lợi toàn thân của hai vị thiền sư, anh đã tự mình đi tìm hiểu sâu hơn về hành trạng của hai cụ, rồi cảm tác mà viết lên cuốn sách Bài Pháp Vô Ngôn. Suối nguồn tâm linh mát lành mà tiền nhân đã khơi gợi trong tác giả đã khiến anh viết nên những trang đầy hoài cảm và thao thức về con đường mà tiền nhân đã đi.

Dù cuốn sách chỉ phản ánh quan điểm cá nhân của tác giả, người đọc có thể cảm nhận được một sự rúng động tâm linh, niềm kính trọng sâu sắc và sự cảm phục của tác giả dành cho tiền nhân.

Anh còn là dịch giả các cuốn sách về tâm linh của tác giả Eckhart Tolle:

+ Đi Vào Thực Tại (2021)

+ Bí Mật Của Milton (2023)

trần nhân tông, đời - đạo không hai

Trần Nhân Tông, Đời - Đạo Không Hai

Trần Nhân Tông (1258-1308) là một vị vua anh minh, nhân vật lịch sử nổi bật trong

triều đại nhà Trần. Ngài còn là một thiền sư lớn của Phật giáo Việt Nam, ngài đã sáng lập ra

dòng Thiền Trúc Lâm, vẫn phát triển cho đến ngày nay. Bên cạnh việc triều chính, ngài không chọn hẳn chỉ con đường tâm linh (Đạo) ngay từ đầu bằng cách xuất gia, cũng không chỉ chọn hẳn con đường xã hội (Đời), ở mãi với đời. Hai con đường ấy đi song song với nhau, đến tuổi trưởng thành thì hòa hợp với nhau, đến tuổi trung niên thì hợp nhất với nhau cho tới khi ra đi khỏi thế gian. Qua bình giảng các bài thơ của ngài, cuốn sách Trần Nhân Tông, Đời - Đạo không hai đã nói lên được điều đó. Cuốn sách đặc biệt ở chỗ, tác giả cũng là một tu sĩ Phật giáo, vừa là một nhà tu hành vừa là một người sống trong đời sống, nên cái nhìn Đời - Đạo không hai của tác giả với ngài Trần Nhân Tông có sự thông giao nhau. Tác giả cảm, thấu, hiểu, bình giảng thơ của ngài với cùng một cái thấy ra “khuôn mặt chúa xuân nay khám phá”.

Với lối bình thơ gần gũi, dễ hiểu, lật mỗi trang sách lại cho người đọc chạm vào những ngày tháng từ “đãi cát kén vàng” cho đến ngày thấy ra “khuôn mặt chúa xuân” của ngài. Nhìn vào cuộc đời cao đẹp đó, chúng ta thấy rằng mình cũng cần “rèn lòng làm Bụt, chỉ cần chuyên nhất dồi mài” thì có ngày chúng ta thấy Trần Nhân Tông ở trong mình.

Có thể nói, Trần Nhân Tông không chỉ là nhà chính trị nhìn xa trông rộng mà còn là nhà quân sự có tài; không chỉ là nhà ngoại giao, mà còn là nhà tư tưởng, nhà văn, nhà thơ; không chỉ là bậc quân vương mà còn là nhà tu hành; không chỉ là nhà văn hoá mà còn là vị thiền sư lỗi lạc. Thời đại oanh liệt đã sản sinh ra ngài và ngài đã làm cho thời Trần càng thêm oanh liệt.

*Tác giả:

Đương Đạo Nguyễn Thế Đăng là một nhà sư, thuộc thế hệ thứ ba của chùa Tây Tạng ở Bình Dương. Nhiều năm qua, tác giả Nguyễn Thế Đăng đã viết hàng trăm bài đăng trên Văn Hóa Phật Giáo. Tuần san và Nguyệt san Giác Ngộ cũng đã đăng hàng chục bài của tác giả, chưa kể các báo điện tử, mỗi báo cũng đã đăng hàng chục bài. Tổ khai sơn chùa Tây Tạng ở Bình Dương là Thiền sư Nhẫn Tế (1888 – 1951). Tổ vốn thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 40, từng sang Ấn Độ, Nepal và Tây Tạng tham bái và tu học. Tổ đã cầu đạo ở Tây Tạng, đắc pháp và được ban cho pháp danh Thubten Osel bởi những vị cao cấp của dòng Mũ Vàng (Gelugpa). Sau hơn một năm ở Tây Tạng, Tổ được phép trở về Việt Nam để lập chùa Tây Tạng, Bình Dương.

*Cuốn sách này dành cho:

- Những ai quan tâm, tìm hiểu lịch sử dân tộc, đặc biệt là lịch sử Phật giáo Việt Nam nói chung và dòng Thiền Trúc Lâm nói riêng

- Những ai quan tâm đến những nhân vật lịch sử nổi tiếng, mang bản sắc Việt Nam nhưng có tầm ảnh hưởng thế giới

- Những ai muốn tự hoàn thiện bản thân, hướng tới chân - thiện - mỹ

- Ai đó muốn đóng góp cho đất nước và thế giới trong thời đại toàn cầu hoá ngày nay, có thể coi Trần Nhân Tông là một con người lý tưởng để noi theo

*Trích đoạn sách hay

Đây là câu đầu tiên trong bài Xuân Vãn của ngài. Bài này nói sơ qua về con đường tâm linh cá nhân:

Niên thiếu chưa từng rõ sắc – Không,

Một xuân tâm ở tại trăm hoa

Khuôn mặt chúa Xuân nay khám phá

Giường gỗ, đệm thiền ngắm rụng hồng.

Niên thiếu chưa từng rõ Sắc – Không. Vào thời niên thiếu, chưa từng rõ (liễu), chưa từng ngộ (liễu ngộ), chưa từng biết trực tiếp tánh Không là gì.

Chưa có kinh nghiệm tâm linh trực tiếp về tánh Không, nhưng không phải ngài không có kiến thức và không học hỏi về tánh Không, bởi vì ông nội ngài là vua Trần Thái Tông (1218 – 1277) và cha ngài là vua Trần Thánh Tông (1240 – 1292) đều là những người ngộ đạo, và ngộ đạo khi đang làm vua.

j. krishnamurti nói về đời sống - tập 3

J. Krishnamurti Nói Về Đời Sống - Tập 3

Chắc hẳn trong cuộc đời mỗi chúng ta, đã từng được ngắm những bức tranh tuyệt đẹp được vẽ bằng màu nước. Vậy bạn đã từng “lặng người” khi được ngắm những bức tranh đẹp tinh tế được vẽ bằng lời chưa? Krishnamurti đã thành công trong việc sử dụng những từ ngữ đơn giản để vẽ nên bức tranh tả cảnh đầy màu sắc, nơi trời và đất gặp nhau, cảnh và người là một…. Toàn bộ bức tranh sống động diễn ra ngay trước mắt người đọc nhưng không hề có bóng dáng của người quan sát.

Với lối dẫn dắt từ cảnh đến người, từ thiên nhiên đến đời sống, Krishnamurti đã dắt tay người đọc chạm vào chìa khóa của việc tìm ra ý nghĩa của đời sống là gì? Tập 3, với các chủ đề: sự nhạy bén, vấn đề xoay quanh việc tìm kiếm, tầm quan trọng của thay đổi… chính là cánh cửa phía sau chiếc chìa khóa đó.

Krishnamurti từng nói: “Đời sống là một quá trình rất phức tạp và bạn không thể giải quyết nó bằng một thủ thuật nào đó. Bạn phải nhìn thấy sự phức tạp của nó và bạn chỉ có thể nhìn thấy sự phức tạp của nó nếu bạn hoàn toàn đơn giản" – như những bức tranh tả cảnh bằng lời kia.

10 tư tưởng pháp hoa trong đời sống hằng ngày

10 Tư Tưởng Pháp Hoa Trong Đời Sống Hằng Ngày

Đúng như tên gọi của cuốn sách:“Tâm linh như là sự tiến hóa tất yếu của con người”– Tác giả Nguyễn Thế Đăng đã chỉ rõ cho độc giả thấy sự tiến hóa tâm linh là cần thiết cho con người. Sự tiến hóa đó được tác giả thể hiện qua việc phân tích ba tầng chính: Tầng thứ nhất là tầng vật chất, con người chia sẻ với nhau một đời sống giác quan để sống trong thế giới hay trái đất này: mắt để thấy, tai để nghe, mũi để ngửi, lưỡi để nếm, thân để xúc chạm. Tầng thứ hai là tầng ý thức, bao gồm trí thông minh và trí tuệ cảm xúc. Nhưng ý thức là giới hạn vì nó không thể giải quyết được nỗi khổ đau tiềm ẩn trong chúng ta, sinh ra để rồi chết, làm sao vượt khỏi cái chết và như thế cuộc đời chẳng có ý nghĩa gì. Tầng thứ ba giải quyết được tận cùng nỗi khổ của con người, đó chính là tầng tâm linh, nơi cội nguồn của cái Biết, của Tự do và Hạnh phúc.

Từ đó, giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể về cuộc đời con người với ba tầng tiến hóa, tầng vật chất và ý thức không thể giải quyết được sự thiếu thốn muốn tìm kiếm hạnh phúc trọn vẹn. Có cái nhìn đó giúp chúng ta không còn bị lệ thuộc vào vật chất, vào ý thức, vào những ham muốn không có điểm dừng nữa. Khi đạt tới tầng cao nhất là tầng tâm linh thì con người được mở toang cánh cửa của tự do. Một cuốn sách thật giá trị dành cho những ai đang đi tìm kiếm hạnh phúc thực sự là gì và ở đâu?

j.krishnamurti nói về đời sống - tập 2

J.Krishnamurti Nói Về Đời Sống - Tập 2

Đời sống luôn luôn thay đổi với vô số vấn đề phát sinh, nó là một tổng thể bao gồm niềm vui, nỗi buồn, quyền lực, kiến thức, thời gian, xung đột, bất mãn, tuyệt vọng, tình cảm, ghen tuông, tham lam, hạnh phúc, đau khổ, cái chết - tất cả mọi thứ. Con người cứ khát khao đi tìm câu trả lời để giải quyết tất cả những vấn đề xung quanh đời sống, nhưng dường như càng tìm thì câu trả lời càng mơ hồ.

Qua những buổi nói chuyện ngắn gọn, Krishnamurti đã chỉ ra chính vấn đề mới quan trọng, chứ không phải câu trả lời. Nếu chúng ta tìm kiếm một lời giải, chúng ta sẽ tìm thấy; nhưng vấn đề sẽ vẫn còn y nguyên, bởi vì lời giải không liên quan gì với vấn đề. Công cuộc tìm kiếm của chúng ta là nhằm lẩn trốn vấn đề, và lời giải là một cách cực kỳ hời hợt, nông cạn, vì vậy không có thấu hiểu vấn đề. Tất cả những vấn đề nảy sinh từ một nguồn cội, và nếu không thấu hiểu nguồn gốc ấy, bất kỳ cố gắng nào để giải quyết những vấn đề chỉ dẫn đến hỗn loạn và đau khổ thêm mà thôi.

Với con mắt quan sát đầy tinh tế, Krishnamurti đã miêu tả thiên nhiên, con người trong đời sống thật tự nhiên – như chính những gì đang diễn ra. Từ đầu đến cuối cuốn sách, tại bất cứ một trang sách nào, chúng ta cũng đều bắt gặp những vấn đề của đời sống thường ngày - không hề xa lạ.

Đời sống không có câu trả lời như “có” hay “không”, nó quá rộng lớn, không thể đo lường; và để thấu hiểu đời sống, chúng ta không nên lẩn trốn nó – dù được che đậy bằng cách này hay cách khác.

Krishnamuti từng nói: “Tại sao chúng ta sống cuộc sống vô nghĩa này, làm việc suốt bốn mươi năm, nuôi dạy vài đứa con, giáo dục chúng theo những cách vô lý, rồi chết?”

Điều quý giá nhất trên đời là được sống, cuộc sống thực sự rất đẹp, nó như một bức tranh tổng thể không thừa không thiếu, chúng ta hoàn toàn có thể vẽ lên bức tranh đó những màu sắc tươi sáng cho cuộc đời.

* TÁC GIẢ: Jiddu Krishnamurti (1895 - 1986) là một trong những triết gia, nhà tâm linh vĩ đại nhất mà thế giới từng biết đến. Trong hơn 60 năm, ông đi khắp các châu lục, nói chuyện và thảo luận về các chủ đề như: mục đích của thiền định, mối quan hệ giữa con người và con người, và phương cách để tạo nên sự thay đổi tích cực cho xã hội.

Cách ông nói chuyện không phải như một vị thầy mà như một người bạn, không dựa theo sách vở và lý thuyết, trực tiếp hướng tới người nghe nên tạo nên ảnh hưởng sâu sắc và rộng lớn. Ông đã truyền cảm hứng cho các vị thầy nổi tiếng khác như Eckhart Tolle, Josheph Campell, Alan Watts… và vẫn tiếp tục truyền cảm hứng cho hàng ngàn người ngày nay.

* CUỐN SÁCH NÀY DÀNH CHO:

- Những người yêu mến J. Krishnamurti, yêu cái đẹp, yêu tự do, yêu sự tự nhiên, yêu đời sống và vạn vật.

- Những người đang thực hành và tìm hiểu những hoạt động tâm trí con người dưới góc nhìn khoa học, xã hội và tâm linh.

- Những ai muốn can đảm đối diện với những vấn đề của bản thân, của xã hội thông qua những việc diễn ra hằng ngày trong cuộc sống.

* TRÍCH ĐOẠN SÁCH HAY:

Trời đã bắt đầu mưa nhẹ hạt, nhưng đột nhiên như thể bầu trời đã mở toang và một trận mưa như trút nước ập xuống. Đường phố nước ngập sâu đến tận đầu gối và tràn qua vỉa hè. Muôn lá im lìm không chút lay động, và chúng quá yên lặng trong sự ngạc nhiên của chúng. Một xe ô tô chạy qua và chết máy, vì nước ngập vào các bộ phận chính của nó. Người ta đang lội bộ qua đường, mình mẩy ướt đẫm, nhưng họ thấy vui sướng với trận mưa như thác đổ này. Cây cối trong vườn được rửa sạch và thảm cỏ xanh bị ngập dưới nhiều tấc nước màu nâu. Một con chim màu xanh sậm với đôi cánh vàng nâu đang tìm chỗ tránh mưa trong vùng lá rậm, nhưng càng lúc nó càng bị ướt hơn và phải thường xuyên rung lắc bộ lông để rũ nước. Cơn mưa như trút nước kéo dài một lúc, rồi đột nhiên ngưng như lúc mới bắt đầu. Mọi thứ đều được rửa sạch.

Sống hồn nhiên thật đơn giản biết bao! Nếu không có hồn nhiên thì không thể sống hạnh phúc. Niềm vui của cảm giác không phải là hạnh phúc của hồn nhiên. Hồn nhiên là thoát khỏi gánh nặng ngàn năm của kinh nghiệm. Chính ký ức của kinh nghiệm mới làm hư hoại, chứ không phải tự thân động thái kinh nghiệm. Kiến thức, tức gánh nặng của quá khứ, đã làm hư hỏng, bại hoại. Chính khả năng để tích lũy, sự cố gắng để trở thành đã hủy hoại hồn nhiên; và nếu không có hồn nhiên thì làm sao có thể có trí tuệ. Người mà chỉ hiếu kỳ, tò mò, tìm hiểu thôi thì không bao giờ có thể biết được trí tuệ; họ sẽ tìm thấy nhưng điều họ tìm được không phải là sự thật. Người hoài nghi không bao giờ có thể biết được hạnh phúc, bởi vì hoài nghi là lo âu về chính cuộc sống của mình, và sợ hãi tạo ra hủy hoại. Không sợ hãi không phải là can đảm mà là tự do khỏi sự tích lũy.

krishnamurti nói về đời sống - tập 1

Krishnamurti Nói Về Đời Sống - Tập 1

Đời sống luôn luôn thay đổi với vô số vấn đề phát sinh, nó là một tổng thể bao gồm niềm vui, nỗi buồn, quyền lực, kiến thức, thời gian, xung đột, bất mãn, tuyệt vọng, tình cảm, ghen tuông, tham lam, hạnh phúc, đau khổ, cái chết - tất cả mọi thứ. Con người cứ khát khao đi tìm câu trả lời để giải quyết tất cả những vấn đề xung quanh đời sống, nhưng dường như càng tìm thì câu trả lời càng mơ hồ.

Qua những buổi nói chuyện ngắn gọn, Krishnamuti đã chỉ ra chính vấn đề mới quan trọng, chứ không phải câu trả lời. Nếu chúng ta tìm kiếm một lời giải, chúng ta sẽ tìm thấy; nhưng vấn đề sẽ vẫn còn y nguyên, bởi vì lời giải không liên quan gì với vấn đề. Công cuộc tìm kiếm của chúng ta là nhằm lẩn trốn vấn đề, và lời giải là một cách điều trị cực kỳ hời hợt, nông cạn, vì vậy không có thấu hiểu vấn đề. Tất cả những vấn đề nảy sinh từ một nguồn cội, và nếu không thấu hiểu nguồn gốc ấy, bất kỳ cố gắng nào để giải quyết những vấn đề chỉ dẫn đến hỗn loạn và đau khổ thêm mà thôi.

Với con mắt quan sát đầy tinh tế, Krishnamuti đã miêu tả thiên nhiên, con người trong đời sống thật tự nhiên – như chính những gì đang diễn ra. Từ đầu đến cuối cuốn sách, tại bất cứ một trang sách nào, chúng ta cũng đều bắt gặp những vấn đề của đời sống thường ngày - không hề xa lạ.

Đời sống không có câu trả lời như “có” hay “không”, nó quá rộng lớn, không thể đo lường; và để thấu hiểu đời sống, chúng ta không nên lẩn trốn nó – dù được che đậy bằng cách này hay cách khác.

Krishnamuti từng nói: “Tại sao chúng ta sống cuộc sống vô nghĩa này, làm việc suốt bốn mươi năm, nuôi dạy vài đứa con, giáo dục chúng theo những cách vô lý, rồi chết?”

Điều quý giá nhất trên đời là được sống, cuộc sống thực sự rất đẹp, nó như một bức tranh tổng thể không thừa không thiếu, chúng ta hoàn toàn có thể vẽ lên bức tranh đó những màu sắc tươi sáng cho cuộc đời.

ba màn kịch - bìa cứng

Ba Màn Kịch

Ba màn kịch là một câu chuyện đầy ám ảnh và đau lòng về tình yêu và bạo lực với những ẩn dụ mạnh mẽ trích từ Kinh thánh, lấy bối cảnh ven biển cằn cỗi, nơi diễn ra hầu hết các tiểu thuyết của Jon Fosse...

Asle và Alida, hai người yêu nhau đang cố gắng tìm phương hướng trong thế giới này. Không nhà cửa và không chỗ ngủ, họ lang thang qua khắp Bergen, thành phố cảng và là di sản thế giới được UNESCO công nhận ở tây nam Na Uy, dưới cơn mưa, cố gắng xây dựng cuộc sống cho chính họ và đứa con sắp chào đời.

trí tuệ của rừng - khám phá trí thông minh và ngôn ngữ của loài cây

Trí Tuệ Của Rừng - Khám Phá Trí Thông Minh Và Ngôn Ngữ Của Loài Cây

Bắt đầu từ nỗi lo lắng từ sâu thẳm về tương lai của rừng trên Trái Đất, Suzanne Simard – lúc bấy giờ chỉ là nhân viên của một công ty khai thác gỗ – đã dấn bước vào một hành trình nghiên cứu, tìm tòi cách cứu lấy những cánh rừng. Hành trình ấy hóa ra lại là khởi đầu cho một công trình cả đời của bà, khai mở những bí mật của rừng, đặc biệt là hệ thống mạng lưới thông tin phức tạp dưới lòng đất giữa các cây. Chuyến phiêu lưu ấy được liên tục tiếp năng lượng từ tính cách tò mò đã có từ tuổi thơ của Simard.

Trí tuệ của rừng như một cuốn phim ghi lại những động lực, trăn trở, thành công, gục ngã, tình yêu và nước mắt của Giáo sư – Nhà khoa học Suzanne Simard. Những trang viết gần gũi và đong đầy tình cảm đã trở thành lời vẫy gọi độc giả vào thế giới đầy mê hoặc dưới tán cây rừng. Một cách dịu dàng, Simard đã làm sáng tỏ sự tinh vi của mạng lưới nấm rễ cộng sinh, nơi vòng tay nuôi dưỡng của cá thể cây được gọi là Cây Mẹ hòa hợp với cả một vạt rừng. Bà như chàng Odysseus phiêu dạt trong những cánh rừng British Columbia, mang về những câu chuyện đầy rung cảm xoay quanh những phát hiện khai phóng bên cạnh tình thân gia đình và bè bạn. Sự chân thành của Simard thì thầm trên các trang giấy, bà đã nâng niu những khu rừng của mình bằng lòng trắc ẩn.

Cây không thể sống một mình trong rừng, cũng như người, không thể sống một mình trong xã hội. Phải chăng con người nên học cách “cộng sinh” giống như loài cây?

tâm linh như là sự tiến hoá tất yếu của con người

Tâm Linh Như Là Sự Tiến Hoá Tất Yếu Của Con Người

CUỐN SÁCH NÀY DÀNH CHO NHỮNG AI QUAN TÂM TỚI::

- Con đường Phật giáo là sự chuyển hóa tâm thức, từ tâm bất tịnh đến tâm thanh tịnh (càng thanh tịnh đến đâu càng chứng nghiệm tự do và hạnh phúc đến đó).

- Mục đích sống thực sự của cuộc đời con người qua con đường giáo dục Phật giáo.

- Sự phát triển của cuộc đời con người qua các tầng tiến hóa.

- Tìm hiểu đời sống tâm linh thực sự là gì.

- Kết nối với thiên nhiên, với con người, với chính mình.

- Hòa hợp giữa “Đời” và “Đạo”, giữa đời sống vật chất và đời sống tâm linh.

GIỚI THIỆU SÁCH: Đúng như tên gọi của cuốn sách: “Tâm linh như là sự tiến hóa tất yếu của con người” – Tác giả Nguyễn Thế Đăng đã chỉ rõ cho độc giả thấy sự tiến hóa tâm linh là cần thiết cho con người. Sự tiến hóa đó được tác giả thể hiện qua việc phân tích ba tầng chính: Tầng thứ nhất là tầng vật chất, con người chia sẻ với nhau một đời sống giác quan để sống trong thế giới hay trái đất này: mắt để thấy, tai để nghe, mũi để ngửi, lưỡi để nếm, thân để xúc chạm. Tầng thứ hai là tầng ý thức, bao gồm trí thông minh và trí tuệ cảm xúc. Nhưng ý thức là giới hạn vì nó không thể giải quyết được nỗi khổ đau tiềm ẩn trong chúng ta, sinh ra để rồi chết, làm sao vượt khỏi cái chết và như thế cuộc đời chẳng có ý nghĩa gì. Tầng thứ ba giải quyết được tận cùng nỗi khổ của con người, đó chính là tầng tâm linh, nơi cội nguồn của cái Biết, của Tự do và Hạnh phúc.

Từ đó, giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể về cuộc đời con người với ba tầng tiến hóa, tầng vật chất và ý thức không thể giải quyết được sự thiếu thốn muốn tìm kiếm hạnh phúc trọn vẹn. Có cái nhìn đó giúp chúng ta không còn bị lệ thuộc vào vật chất, vào ý thức, vào những ham muốn không có điểm dừng nữa. Khi đạt tới tầng cao nhất là tầng tâm linh thì con người được mở toang cánh cửa của tự do. Một cuốn sách thật giá trị dành cho những ai đang đi tìm kiếm hạnh phúc thực sự là gì và ở đâu?

đông y chi lộ - quá trình trưởng thành của một bác sĩ đông y truyền thống

Đông Y Chi Lộ - Quá Trình Trưởng Thành Của Một Bác Sĩ Đông Y Truyền Thống

Đông y chi lộ là cuốn sách tràn đầy cảm hứng, kể về quá trình trưởng thành của bác sĩ Đông y Dư Hạo. Bên cạnh đó, sách còn tập trung vào các kiến thức và tư duy độc đáo về Đông y của tác giả, đồng thời giải thích đầy đủ phương pháp sử dụng thuốc của cá nhân ông, hiện đang được áp dụng tại Nhậm Chi Đường – phòng khám Đông y do chính bác sĩ Dư Hạo thành lập.

Bản chất của Đông y được mô tả bằng những từ ngữ gần gũi, dễ hiểu, thể hiện hiểu biết sâu sắc và những quan điểm độc đáo, mới lạ của bác sĩ Dư Hạo về các hiện tượng y học, bệnh tật và hiện tượng tự nhiên. Những gì bác sĩ Dư Hạo chia sẻ giúp mở ra cánh cửa của Đông y – một lĩnh vực thường xuyên sử dụng phép loại suy và ẩn dụ để diễn giải kiến ​​thức y học sâu sắc một cách thú vị. Đông y chi lộ cũng không bị ràng buộc bởi các quy tắc cũng như những lời dạy lý thuyết sáo rỗng. Sách kể về rất nhiều trường hợp lâm sàng, các câu chuyện hành nghề y và các bài thuốc dân gian. Nội dung sách là những lời kể chuyện giản dị, mộc mạc; là những lời chỉ dạy từ ông cố của bác sĩ Dư Hạo – cũng là một thầy thuốc Đông y và là người thầy đầu tiên của tác giả – đến những chia sẻ và kinh nghiệm của những người bạn đồng hành với ông trên con đường trưởng thành trong sự nghiệp y học cổ truyền.

lần theo dấu ký ức - cuộc cách mạng trong ngành khoa học tâm trí

Lần Theo Dấu Ký Ức - Cuộc Cách Mạng Trong Ngành Khoa Học Tâm Trí

Eric Richard Kandel là một bác sĩ y khoa người Mỹ gốc Áo chuyên về tâm lý học và thần kinh học. Ông còn là giáo sư hóa sinh và lý sinh tại khoa y và phẫu thuật thuộc Đại học Columbia. Năm 2000, cùng với Arvid Carlsson và Paul Greengard, ông nhận giải Nobel Y-Sinh học nhờ những nghiên cứu về cơ sở sinh lý của việc lưu trữ trí nhớ ở các tế bào thần kinh.

Biến cố cuộc đời là thứ quăng ta nát vụn vào bức tường số phận. Liệu ta sẽ chịu khuất phục trước nó hay ta chọn gom dán lại từng mảnh vỡ rồi gắng gượng vượt qua. Khoảng gần một thế kỷ trước, hàng triệu người Do Thái đã bị thảm sát trong nạn diệt chủng. Cậu bé Eric đã may mắn sống sót nhưng những ám ảnh kinh hoàng của biến cố “Đêm Thủy Tinh Vỡ” vẫn dội về trong tâm trí cậu nhiều thập kỷ sau đó. Trong hành trình “lần theo dấu kí ức” để hiểu nguồn cơn của nó, Eric đã góp phần tạo nên cuộc cách mạng làm thay đổi hoàn toàn ngành khoa học tâm trí và mang tới những hiểu biết sâu sắc về trí nhớ.

Chắc hẳn trong mỗi chúng ta đều có những điều khiến ta nhớ mãi, sự ra đi của người mà ta yêu thương, sự dang dở của mối tình tuổi trẻ, sự vang vọng của tiếng gọi “Mẹ ơi”, nụ cười giòn tan của đứa trẻ thơ, hay giây phút ta bật khóc khi điều mong mỏi bấy lâu đã trở thành hiện thực... Những nốt buồn vui này là nguyên liệu để bạn sáng tác giai điệu của riêng mình. Để khi chuyến tàu cuộc đời đi đến điểm cuối cùng, khi những con sóng xóa mờ đi dấu chân trên bờ cát, bạn rời đi và mãn nguyện. Qua cuốn sách, bạn có thể bắt gặp mình đâu đó trong những câu chuyện rất đời của tác giả. Đồng thời, bạn hãy thắt thật chặt dây an toàn cho chuyến du hành tâm trí mà Eric sẽ dẫn bạn đi, để hiểu hơn về trí nhớ, thứ liên kết trải nghiệm của ta trong mỗi khoảnh khắc cuộc sống. “Nếu không có những chuyến du hành trong quá khứ, chúng ta chẳng thể nào nhận thức được bản thân mình, chẳng thể nào gợi lại được những kỷ niệm vui buồn trong mỗi chặng đường đời.” Rất mong bạn đọc sẽ có thật nhiều cảm xúc qua từng trang sách.

Đặc biệt, một lời mời đọc xin gửi tới những độc giả trẻ đam mê khoa học. Câu chuyện của Eric như mồi lửa châm vào ngọn đuốc sẽ thắp sáng con đường bạn đi, tiếp thêm cho bạn niềm tin vào ước mơ sâu thẳm mà bạn giữ trong tim mình.

“Không phải vì nhìn thấy hy vọng nên mới tiếp tục cố gắng, mà vì cố gắng kiên trì nên cuối cùng cũng thấy hy vọng.” Mong bạn hãy tiếp tục vững bước, những gì bạn gieo xuống ngày hôm nay nhất định sẽ cho trái ngọt sau này.

_Dịch giả Hiếu Lam (Trần Trung Hiếu)

đời của mệ

Đời của Mệ

Mệ là cách gọi của người Huế để chỉ người đã sinh ra ba mẹ mình (mệ nội, mệ ngoại) tương đương với ông bà nội ngoại ở các vùng khác. Mệ hay Mụ còn là tên gọi nhằm chỉ những quý bà ngang tầm tuổi với ông bà mình. Gọi là Mụ trong quan niệm người Huế xưa không hề mang ý nghĩa xúc phạm hay khinh khi, mà xem họ là chị em hay đồng trang lứa với ông bà mình. Theo thời gian, “Các Mệ- các Mụ” là từ thông dụng để chỉ tầng lớp quý tộc Nguyễn, các hoàng thân cư trú trong nội, ngoại thành hoặc ở những phủ đệ quanh Huế.

Ở Huế, lưu truyền nhiều giai thoại về tầng lớp quý tộc Nguyễn, mà người ở đây gọi là “chuyện các Mệ”. Đó là những mẩu chuyện vui, ý nhị nhưng cũng đượm chất bi hài; phản ánh sự giằng co giữa danh phận và thực tế trong giai tầng quý tộc đương thời.

Vòng “nguyệt quế” mà lịch sử đã dành cho giới hoàng thân Nguyễn trải qua biết bao thăng trầm. Dù chế độ phong kiến không còn nữa, thì ảo ảnh và dư hương ấy vẫn không thể rời khỏi tư thế và nếp nghĩ của Mệ….

(Trích Lời dẫn chuyện)

Giới thiệu tác giả:

Nguyễn Hữu Thông

Giảng viên Dân tộc học – Nhân học, Đại học Tổng hợp Huế, Cựu Phân viên trưởng Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế.

Ông là tác giả, chủ biên của những công trình nghiên cứu về Văn hóa Huế như Mỹ thuật thời Chúa Nguyễn, Mỹ thuật Nguyễn…và nhiều công trình nghiên cứu văn hóa khác.

mở đôi mắt kim cương

Mở Đôi Mắt Kim Cương

Tình yêu với đất nước, con người, tình yêu với Phật giáo nói riêng và trí tuệ cổ xưa nói chung đã hiển bày thật hiện hữu qua từng câu chữ trong các tác phẩm của tác giả Đương Đạo Nguyễn Thế Đăng. Với những ấn phẩm chứa đựng nhiều trí tuệ, được viết bằng thứ ngôn ngữ tràn đầy cảm hứng, qua mỗi một cuốn sách, một chương phần, chiều kích tinh thần của người đọc như được mở rộng thêm, sâu hơn, tràn hứng khởi để có thêm cơ hội tiếp chạm với sự tự do toàn diện, đó cũng chính là hiện tại vĩnh cửu, là đôi mắt kim cương, là vũ trụ, là cái toàn thể…

Trong sự tự do toàn diện, có mặt khắp cả, tự do không còn là tự do hạn hẹp để phải chọn lựa, vì chọn lựa là mất mát. Tự do ở đây là một cái toàn thể, tự do như chim bay trong không gian, có tất cả mọi chọn lựa, có tất cả mọi phương hướng để chọn lựa, sự tự do ấy, không gian bao la của con chim bay có mọi tiềm năng, mọi khả thể cho sự chọn lựa. Khi người ta không còn sống trong những phần tử phân mảnh mà sống trong một đời sống toàn thể là Không, vô tướng, giải thoát thì sự chọn lựa không làm cho người ấy bị giới hạn, mà chọn lựa chính là tự do. Đó chính là tự do chọn lựa tự do.

Sự tự do toàn diện, đó cũng chính là cái hiện tại vĩnh cửu, cái quê nhà, cái nguồn mà tác giả đã nhiều lần nhắc đến:

Về đến quê nhà thì thấy khắp cả đều là quê nhà, đều là tánh Không, tánh Như…. Tất cả những con đường, những phương pháp, những pháp môn Phật giáo đều đưa chúng ta về đến nguồn ấy….

Đồng nguồn, đó là đại từ đại bi.

Nguyện ai ai cũng sẽ tiếp chạm được hiện tại vĩnh cửu nơi mỗi người khi đọc các tác phẩm tuyệt vời này!

đi vào thực tại - thức tỉnh tâm linh qua câu chuyện của chó mèo

Đi Vào Thực Tại - Thức Tỉnh Tâm Linh Qua Câu Chuyện Của Chó Mèo

Cuốn sách nhỏ quý giá này có thể thay đổi cuộc sống của bất kì ai nếu họ hiểu thông điệp và ứng dụng vào trong công việc. Cuốn sách rút tỉa những lời dạy sâu sắc nhất của Eckhart Tolle và được gói ghém lại trong chỉ vài câu, đi cùng với những bức tranh hoạt họa sống động từ một tác giả truyện tranh rất nổi tiếng đã sáng lập nên “Mutts”.

Có thể nói tất cả những gì tinh tuý nhất từ trí tuệ của Eckhart Tolle đều được chứa đựng trong tác phẩm này, “Đi vào Thực tại”, một tác phẩm vô cùng đặc biệt, một cuốn sách được hiển bày rất gần với lối... vô ngôn. Mở bất cứ trang sách nào trong “Đi vào Thực tại”, bạn cũng sẽ cảm thấy lòng mình ấm yên trở lại, dịu đi những căng thẳng, những lắng lo và sợ hãi thường trực hàng ngày.

CUỐN SÁCH NÀY DÀNH CHO NHỮNG AI?

Tất cả những ai đang còn những lắng lo trong lòng

Tất cả những ai đã và đang bước trên con đường "trở về với bản thân" hay "tìm lại chính mình".

Tất cả những ai thấy được rằng sự thức tỉnh tâm linh không ở đâu xa lạ, mà ở ngay nơi những điều nhỏ bé, tầm thường, ngay bên cạnh bạn và ngay bây giờ

Tất cả những ai có tình thương mến với muôn loài và muốn sống hòa hợp cùng thiên nhiên

Tất cả những ai từng đọc sách và nghe các bài giảng của Eckhart Tolle bởi cuốn sách này đã chứa đựng tất cả những tinh túy nhất từ những lời dạy của ông, được diễn bày bằng những bức tranh của họa sĩ minh họa nổi tiếng thế giới, Patrick McDonnell

“Cuốn sách là một thiền thư, nhưng không hề hướng dẫn bạn phải thiền như thế nào mà giúp bạn nhận ra thế nào là... thiền!”

Krishnamurti, một bậc thầy giác ngộ, đã nói về thiền như sau “Nếu muốn hiểu thiền là gì, bạn phải hoàn toàn quên hẳn chữ ấy, vì ngôn từ không cho phép ta đo lường cái không thể đo lường, cái vô lượng. Danh từ thiền bị hiểu sai đến nỗi trở nên tầm thường và lạc lối, thiền phải xảy ra lặng lẽ như con rắn lẫn với bụi cỏ cao xanh rì trong ánh sáng mát rượi của buổi sớm mai.” Bạn có hiểu ngài nói gì chăng? Nếu chỉ để hiểu bằng tư duy lập luận thông thường thì sẽ không bao giờ hiểu được thế nào là thiền. Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về thiền, Eckhart Tolle thì nói, “tạo ra khoảng hở trong dòng chảy liên tục của suy tư... đấy chính là tinh yếu của thiền tập". Cuốn sách “Đi vào thực tại” mang theo năng lượng đó, năng lượng của sự tĩnh lặng, của khoảng không, mỗi trang sách mở ra đều cho phép sự tĩnh lặng đó chảy qua bạn và rồi bạn sẽ nhận ra thế nào là thiền.

Cùng một cuốn sách nhưng khi đến với mỗi bạn đọc khác nhau thì cách đọc có thể cũng khác nhau. Với "Đi vào thực tại", một cuốn sách đẹp và chứa đựng thông điệp sâu sắc, chúng tôi có gợi ý rằng với những ai đã từng biết đến Eckhart Tolle hay từng thực hành và tìm hiểu về một truyền thống tâm linh hay tinh thần nào đó thì có thể đọc cuốn sách từ đầu đến cuối, tùy vào sự hứng thú của bạn. Tuy nhiên với những người chưa từng có những trải nghiệm trên thì chỉ nên xem 2-4 trang sách và tranh mỗi ngày, suy ngẫm về nội dung chia sẻ trong những trang sách đó, cứ thế cho đến khi hết cuốn sách, như vậy thì bạn có thể thẩm thấu được một cách tốt nhất thông điệp sâu sắc từ cuốn sách. Thêm nữa, bất kể lúc nào bạn cảm thấy chộn rộn trong lòng, có những lắng lo cần giải tỏa, bạn có thể mở bất kì trang sách nào và đọc, chúng tôi tin, bạn sẽ thấy mình được xoa dịu rất nhiều, và tất nhiên, có thể nhờ vậy mà bạn sẽ tìm ra được hướng đi hay giải pháp cho vấn đề của mình lúc đó.

Chúc bạn có thật nhiều niềm an vui khi thưởng thức "Đi vào thực tại"!

thực hành theo luận đại thừa khởi tín

Thực Hành Theo Luận Đại Thừa Khởi Tín

Luận Đại Thừa Khởi Tín là căn bản, quan trọng và quý báu, vì tổng hợp hai nhánh của Đại thừa: Tánh Không Trung Đạo và Duy thức. Từ hai nhánh Tánh Không và Duy Thức này mà có tất cả các tông phái của Đại thừa, và chúng gồm cả ba thời thuyết pháp của đức Phật Thích Ca là:

1/ Bốn Đế và Khổ, Không, Vô thường, Vô ngã

2/ Tánh Không

3/ Phật tánh, hay Như Lai tạng, hay Tâm Chân Như

Ấn phẩm Thực Hành Theo Luận Đại Thừa Khởi Tín này được xem là rất cần thiết đối với những người muốn tìm hiểu và thực hành đầy đủ về con đường Đại thừa:

- Ba môn Chỉ, Quán và Chỉ Quán song tu mà Kinh Viên Giác nói rằng hoàn thành ba môn này tức là “Phật xuất hiện ở thế gian”

- Sáu ba la mật có giá trị như thế nào trong việc thể nhập Pháp thân

- Hai sự tích tập Trí huệ và Công đức

- Chi tiết về vô minh bất giác sanh sôi như thế nào để che chướng Pháp thân Chân Như và cách để tiêu trừ, tịnh hóa chúng

- Những cấp độ của con đường và những cấp độ tu chứng của Bồ tát

- Những ma chướng

Luận có tên là Đại Thừa Khởi Tín, vì luận giảng về Nền tảng và Quả của tất cả tông phái Đại thừa, kể cả Mật thừa, tức là “Pháp thân của tất cả chư Phật”. Luận đã giảng dạy đầy đủ cả Ba thân Phật: Pháp thân, Báo thân và Ứng thân hay Hóa thân.

Luận Đại Thừa Khởi Tín đề cập đến tất cả những pháp môn làm nên con đường Đại thừa, con đường Bồ tát. Thế nên những lời bình giảng ở đây hẳn là chưa đủ. Trong phần bình giảng, chúng tôi chú trọng vào sự thực hành, cho nên đã lặp lại nhiều lần những chữ trong luận: niệm, lìa niệm, phân biệt, vô tướng, vô niệm, vô trụ, huân tập, tùy thuận, tương ưng... Mỗi người tu tập có thể tìm thấy những đoạn, những câu trong luận để tự mình khai phá qua thực hành để càng ngày càng mở rộng con đường thẳng đến thực tại Chân Như.

Nguyện mọi người được an vui và lợi ích khi đọc và thực hành theo luận này.

kinh vua của định - bài ca đại ấn

Kinh Vua Của Định - Bài Ca Đại Ấn

Bản Kinh Vua của Định được xem là cực kỳ quan trọng đối với những người muốn hiểu và thực hành Đại Ấn, bởi vậy cuốn sách này dành cho:

Những ai đang tìm hiểu và thực hành theo Kim cương thừa nói chung và dòng Karma Kagyu nói riêng

Những ai đang thực hành và nghiên cứu Phật giáo nói riêng và tâm linh nói chung, trên tinh thần Bất bộ phái

Những ai còn đang loay hoay trên con đường tu học và thực hành Phật giáo

Những ai muốn tìm hiểu về bản chất thực sự của Định

Những ai hiểu rằng tâm linh là con đường tiến hóa tất yếu của con người và khát khao đi trên con đường nà

TRÍCH ĐOẠN TRONG SÁCH

HỌC TRÒ: Khi ngài nói định (samadhi), nó có giống như trạng thái thiền định thực sự?

RINPOCHE: Vâng, chúng ta có thể nói như thế. Trong tiếng Tây Tạng, ryamshag, từ dùng để diễn tả trạng thái thiền định có nghĩa đen là “Nghỉ ngơi trong trạng thái xả”. Truyền thống của những giáo huấn cốt lõi vạch ra hai cách lạc khỏi trạng thái xả: một được gọi là “lạc vào tinh túy bất động” và cái kia là “lạc vào sự khái quát tánh Không”. Khái quát tánh Không nghĩa là trùm phủ ý niệm tánh Không lên khái niệm của chúng ta về thực tại, giữ trong tâm ý niệm rằng mọi sự vật cụ thể là trống không. Đây là một tạo dựng giả tạo làm che ám trạng thái định.

HỌC TRÒ: Ngu độn hay vô minh thì vi tế hơn sân hay tham. Thế nên phương thuốc áp dụng cũng phải vi tế. Vô minh có phải là cái chúng ta kinh nghiệm như trạng thái bình thường của tâm? Nó có phải là tấm màn tự nhiên mà chúng ta phải làm tan biến hay nhìn thấu qua?

RINPOCHE: Chúng ta đã nói ngu độn hay vô minh có thể là trộn lẫn hay không trộn lẫn. Vô minh không trộn lẫn là không hiểu, hiểu sai, hay cảm thấy nghi ngờ. Nhưng khi chúng ta nhìn vào cái không hiểu, hiểu sai hay cảm thấy nghi ngờ, chúng ta không tìm thấy thực thể nào cả. Vào giây phút khám phá sự không có thực thể này, trạng thái ngu độn và vô minh không còn nữa. Thay vào đó, một sáng tỏ sống động hiện diện. Cái tỉnh thức sống động ấy vượt khỏi ngu độn và ngu tối.

HỌC TRÒ: Đôi khi bản tánh của tâm được thấy trong một thoáng chốc, như một le lói của sự thấy biết. Đâu là sự liên quan giữa khoảnh khắc ấy với tinh túy của giác ngộ?

RINPOCHE: Theo Uttara Tantra (Luận Phật tánh), trạng thái thức tỉnh, tinh túy của giác ngộ, là chứng ngộ hoàn toàn bản tánh vốn có của những sự vật - Pháp tánh. Thí dụ được dùng ở đây là so sánh với một đứa bé mới sinh nằm trong một căn phòng. Mặt trời chiếu sáng bên ngoài và vài tia sáng lọt qua cửa sổ. Đứa bé thấy tia sáng mặt trời, nhưng không thể bước ra ngoài và thấy mặt trời thực sự. Khi lớn lên và có thể ra ngoài, nó sẽ thấy mặt trời. Có liên hệ nào giữa ánh sáng mặt trời mà đứa bé thấy với mặt trời thật? Hẳn là có, nhưng để thấy mặt trời thật thì phải chờ đi ra ngoài khi lớn lên. Theo cùng cách, một thoáng thấy của sự thấy biết, một chớp sáng của nội quán mà bạn nói thì cũng giống như tia sáng mặt trời chiếu qua cửa sổ. Có một liên hệ chắc chắn giữa cái này và trạng thái giác ngộ, nhưng không phải là bản thân trạng thái giác ngộ. Chúng ta cần kiên trì tu hành thiền định để chứng ngộ đầy đủ trạng thái này, thế nên hãy thực hành!

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CUỐN SÁCH

Kinh Vua của Định, tiếng Sanskrit là SamadhiRaja Sutra. Có nhiều lý do để Khenchen Thrangu Rinpoche chọn Kinh này để bình giảng. Bản Kinh này là cơ sở của sự tiếp cận căn bản để tu hành samadhi được dùng ở những tổ chức tâm linh chính thuộc dòng Karma Kagyu. Thiền định chính của dòng này là về bản tánh của Đại Ấn, Mahamudra. Khi đại sư Gampopa, cũng được biết đến là Dakpo Rinpoche, giải thích hệ thống Đại Ấn, ngài đã dùng chính Kinh này. Bởi thế bản Kinh này phải được xem là cực kỳ quan trọng đối với những người muốn hiểu và thực hành Đại Ấn. Họ cần học, tư duy và hiểu nghĩa của Kinh Vua của Định. Kinh Vua của Định được Đức Phật ban theo lời thỉnh cầu của một Bồ tát tên là Ánh trăng Trẻ trung, trong tiếng Tây Tạng là Dawö Shönnu Gyurpa. Vị Bồ tát này được xem là một trong những Hóa thân trong chuỗi những đời trước của Gampopa. Kinh này được Đức Phật thuyết ở Đỉnh Núi Linh Thứu gần Thành Vương Xá (Rajgir).

Tác giả: Khenchen Thrangu Rinpoche sinh năm 1933 tại Kham, Tây Tạng. Ngài là giám hộ riêng của Đức Karmapa thứ XVII – Ogyen Trinley Dorje theo chỉ định của Thánh Đức Dalai Lama. Từ 1976, Ngài bắt đầu hoằng pháp tại phương Tây, và đã thành lập nhiều tu viện, ni viện, trường học cho trẻ em Tây Tạng và nhiều phòng khám bệnh. Ngài đã xuất bản 45 cuốn sách về Phật pháp bằng tiếng Anh. Ngài được đặc biệt biết đến vì khả năng làm cho những giáo lý phức tạp trở nên dễ tiếp cận với các học trò thời hiện đại.

món quà của cái chết - bản chất của cái chết, cuộc sống và tình yêu

Món Quà Của Cái Chết - Bản Chất Của Cái Chết, Cuộc Sống Và Tình Yêu

Cuộc sống của Hải Yến bị đảo lộn khi cô phát hiện ra người đàn ông trong trái tim mình, thầy giáo cấp 2 của cô, bị ung thư giai đoạn cuối. Những sự kiện bí ẩn xảy ra trước, trong và sau cái chết của ông khiến cô tiến hóa tâm linh mạnh mẽ, làm thức tỉnh sức mạnh vô tận của tình yêu vô điều kiện trong linh hồn cô, và giúp cô nhớ lại mối quan hệ tâm linh tri kỷ giữa họ. Với lối viết giản dị, khúc chiết, cảm động mà đầy lôi cuốn, gợi mở, độc giả sẽ khó lòng dứt ra được khi đã cầm trên tay ấn phẩm“Món quà của cái chết”. Tình yêu tâm linh qua trải nghiệm của chính tác giả có thể sẽ giúp chữa lành cho những tổn thương tâm lý của chính chúng ta. Tác giả đã rất chân thành và dũng cảm khi viết về những trải nghiệm chân thực của mình. Trải qua rất nhiều chu kỳ từ nghi vấn đến tin tưởng, và những nghiên cứu miệt mài về bản chất của cái chết, Hải Yến đã quyết định đi theo tiếng gọi thứ hai của cuộc đời mình, trở thành người hỗ trợ sinh tử, giúp nâng đỡ và giải tỏa nỗi đau của những gia đình bị cái chết chia lìa với người thân yêu. Đó chính là điều tuyệt vời nhất! Cuốn sách “Món quà của cái chết” là lời hứa của cô đến linh hồn người thương yêu, để chuyển hóa món quà của ông thành món quà mang lại sự chữa lành cho độc giả.

Đừng hối hận vì sự lựa chọn của mình. Cho dù em có chọn khác đi, anh cũng không thể ở bên em được. Linh hồn của em đã lựa chọn việc cưới chồng mình trong kiếp này để báo đáp ân tình trong kiếp trước. Và anh tôn trọng quyết định đó của linh hồn em. Cho dù anh không thể ở bên em trong kiếp này, anh đã lên kế hoạch cuộc đời mình để mang lại cho em hạnh phúc. - T

Hãy dừng lại, cảm nhận và lắng nghe. Trời và đất đang nói với em. Không gian, cây cối, chim chóc đang nói với em. Sự im lặng đang nói với em. Chỉ cần ngồi yên, em sẽ nghe được tiếng của anh. Anh lúc nào cũng ở bên em. Anh đã trở về với linh hồn của thế giới. Anh là cỏ dưới chân em. Anh là mưa, là gió, là hơi thở ra vào của em. Hãy ngồi yên và cảm nhận anh ở trong em.- T

Nhìn lại cuộc đời mình, tôi nhận ra tất cả các trải nghiệm trong tuổi thơ, những trắc trở sau khi sinh con và trong cuộc hôn nhân của mình đều hội tụ để dẫn đến thời khắc tâm linh thiêng liêng khi phát hiện ra bệnh của T. Linh hồn của anh đã lựa chọn thời điểm khi linh hồn tôi đủ sẵn sàng để đối mặt với thử thách tâm linh qua cái chết của anh. Những ngày đi qua cái chết của anh giúp tôi cảm nhận được một tình yêu vô cùng sâu đậm mà tôi chưa hề trải qua, một tình yêu không có sự sợ hãi, kỳ vọng hay nghĩa vụ. Nó xuyên thấu tâm can, soi sáng và vô điều kiện. Khi tôi nhận ra linh hồn của T trong B, tôi cảm nhận được sự vẹn toàn đầy đủ, một cảm xúc giác ngộ hoàn toàn rằng tôi là một tạo hình của Đấng Sáng Thế. Và tình yêu thực sự hiện hữu trong tất cả những gì đã, đang và sẽ xảy ra.

Tình yêu là cái cách chồng tôi không quan tâm đến nhu cầu của tôi, để tôi cảm nhận được nỗi đau khi phớt lờ nhu cầu của chính mình. Linh hồn của anh đã đồng ý sẽ yêu tôi như vậy.

Tình yêu là cái cách mà người hiệu trưởng cũ xuất hiện trong cuộc đời của tôi, khiến tôi vô cùng bức xúc và thu hết can đảm để bước ra khỏi vùng an toàn của mình. Linh hồn của bà đã đồng ý sẽ yêu tôi như vậy.

Tình yêu là cái cách mà T đã chọn cái chết tặng cho tôi, để tôi có cơ hội học lại bài học đương đầu với cái chết bất ngờ của anh qua nhiều kiếp, để dẫn tôi đi qua những trải nghiệm bí ẩn, và đưa tôi đến sứ mệnh thứ hai của cuộc đời mình. Có lần khi trao đổi qua giấy, tôi hỏi anh liệu anh có thể lựa chọn sự tự chữa lành để tiếp tục sống hay không. Anh nói có, nhưng kế hoạch giúp tôi chữa lành những sang chấn trong tiền kiếp chỉ có thể hoàn thành bằng cái chết của anh.

Tình yêu là niềm vui, sự hân hoan, sự mãn nguyện, sự hấp dẫn, ánh nắng mặt trời, hoa cỏ, vẻ đẹp của tạo hóa, tất cả những thứ khiến trái tim bạn muốn hát ca. Nhưng tình yêu cũng là nỗi buồn, sự giận dữ, tổn thương, đau đớn, khổ sở, chiến tranh, giết chóc, hủy diệt, khờ khạo, bóng đêm, bệnh tật, tất cả những thứ khiến trái tim bạn u sầu.

Làm sao bạn biết niềm vui nếu không biết nỗi buồn?

Làm sao bạn thấy được ánh nắng mặt trời nếu không có bóng đêm?

Làm sao bạn biết trân trọng cuộc sống nếu không có cái chết?

Tác giả:

Hải Yến nhận học bổng Asean đi du học tại Singapore năm 18 tuổi và sau khi tốt nghiệp đại học cô đã làm việc tại Bộ Giáo dục Singapore. Những thành công trên con đường học vấn và công việc sớm chuyển sang sự dằn vặt nội tâm về giá trị của bản thân khi cô đối mặt với nguy cơ đổ vỡ hôn nhân sau khi sinh con đầu lòng.

liệu pháp tâm hồn - chữa lành bằng trị liệu biểu tượng nâng cao

Liệu Pháp Tâm Hồn - Chữa Lành Bằng Trị Liệu Biểu Tượng Nâng Cao

Cuốn sách này dành cho ai?

* Những người mong muốn chữa lành những tổn thương gốc rễ của bản thân, cân bằng các khía cạnh tính nữ và tính nam nội tâm.

* Giúp người thương, gia đình, bạn bè bằng một phương pháp trị liệu tâm lý hiệu quả, cân bằng giữa sức mạnh nam tính và nữ tính, hòa thuận Âm và Dương

* Những cặp đôi muốn hiểu sâu sắc về các vấn đề trong mối quan hệ và mong muốn giữ gìn, vun đắp tình cảm bền vững.

* Các bác sĩ và những người đang hoạt động trong lĩnh vực trị liệu tâm lý.

Đây là một cuốn sách sẽ cho bạn biết về chính bạn, về tâm hồn sâu thẳm của bạn và nhiều khía cạnh của nó: nhà thông thái hay đứa trẻ nội tâm, tính nam và tính nữ. Cuốn sách này sẽ giúp bạn khám phá một phương pháp trị liệu cho tâm hồn bằng cách du hành trong một thế giới của biểu tượng và thơ ca, của những mối tương quan đầy tinh tế, hiểu được về Vô thức – với những huyền thoại đã đúc tạc nên nó và các nguyên mẫu đang biểu trưng cho nó. Từ đó, sự chuyển hóa đầy phép màu sẽ đến với bạn.

Những mô tả khúc chiết trong cuốn sách này đã mang đến cho trực giác Á Đông của bạn nguồn ánh sáng mới từ những phân tích thừa hưởng từ nhiều ngành tâm lý học, phân tâm học, thần thoại và biểu tượng học, kèm với óc phân tích và ghi chép có tính hệ thống của Tây phương. Bạn sẽ được trợ giúp rất nhiều trong việc hiểu bản thân cũng như giúp đỡ các thân chủ của mình. Một khi đã hiểu rằng tâm lý bản thân đang bị chi phối bởi những sức mạnh nào từ vô thức, từ lịch sử gia đình, địa phương, quốc gia và toàn bộ loài người; cũng như những nguồn lực dồi dào nào từ “Toàn thức”, “Tự ngã” hay “Cái tôi lý tưởng” – những khái niệm được nghiên cứu kỹ lưỡng và được định nghĩa bởi óc tư duy phương Tây – chúng ta sẽ cảm thấy con đường sự sống trở nên thật mở rộng, thênh thang và bình an do biết hòa quyện giữa tri thức và kinh nghiệm của cổ nhân với các nghiên cứu hiện đại, phổ quát, có tính ứng dụng cao; không những thế, còn được hưởng lợi từ sự giao thoa giữa nhiều nền văn hóa. Chỉ cần bạn mở lòng ra và cho bản thân cơ hội được chữa lành bởi trực giác của bản thân, cùng với sự dẫn dắt của nhà trị liệu hiểu biết và giàu khả năng lắng nghe, cuộc sống của bạn sẽ hé mở những cánh cửa kỳ diệu và mọi thứ bỗng chốc trở nên lung linh đến không ngờ.

TỔN THƯƠNG LÀ BẠN HAY LÀ THÙ?

Chấn thương, đó là sự thật. Nhưng, nỗi đau dạy cách phản ứng, nó dạy chúng ta hiểu bản thân mình hơn, về phẩm chất và lỗi lầm của chúng ta. Nó buộc chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn, không bị lừa dối hai lần bởi cùng một thứ, buộc ta đưa ra lựa chọn cuộc sống, đôi khi tiêu cực, đôi khi tích cực. Do đó, ta có thể nói rằng, vết thương tạo ra ta, phần con người tốt đẹp nhất cũng như tồi tệ nhất của chính ta. Ở đây ta sẽ nói về những tổn thương chính

Những kiểu chấn thương này, không giống như những tai nạn có thể xảy ra trong cuộc sống, luôn được truyền từ cha mẹ sang con cái, một cách vô thức. Ta thừa hưởng, trước hết, vết thương của cha hoặc của mẹ ta, người đã vô tình dạy nó cho ta trong suốt quá trình nuôi dạy ta và còn tiếp tục chơi với chấn thương đó ngay cả khi ta đã trưởng thành.

Đó là lý do tại sao nó được gọi là “tổn thương chính”. Bởi vì nó tạo điều kiện cho sự tồn tại của chúng ta, nó thúc đẩy ta đưa ra lựa chọn, như cách nó đã làm với cha mẹ, ông bà chúng ta và tất cả các thế hệ trước họ – cũng như ở con cái, cháu chắt chúng ta và tất cả các thế hệ sau này...

* Tác giả Patricia d’Angeli: là một nhà trị liệu, chuyên nghiên cứu về các mối quan hệ với bản thân, với người khác và về sự hòa hợp đôi lứa. Patricia d’Angeli là đồng sáng lập của Viện thôi miên nhân văn và thôi miên Erickson (IFHE), nơi cô tham gia đào tạo chuyên nghiệp. Cô cũng điều hành các hội thảo về mối quan hệ với bản thân và người xung quanh, trị liệu cặp đôi, diễn giải giấc mơ, v.v. Được đào tạo về tâm lý học phân tích trường phái Jung (phân tích biểu tượng, giải nghĩa giấc mơ) cũng như NLP, Rebirth và kỹ thuật thở Holotropic....

vũ trụ trong hạt bụi - đi vào kinh hoa nghiêm

Vũ Trụ Trong Hạt Bụi - Đi Vào Kinh Hoa Nghiêm

Từ “Vũ trụ” hay “Kosmos” trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là trật tự, hài hòa. Hy Lạp là cái nôi của nền văn minh Tây phương cho đến hiện đại. Vũ trụ về mặt vĩ mô là các hành tinh, các ngôi sao, cho đến các thiên hà, về mặt vi mô là thế giới của các nguyên tử và các hạt hạ nguyên tử. Tất cả chúng đều hiện hữu trật tự và hài hòa với nhau.

Với Đông phương cũng có những quan niệm xưa cổ về vũ trụ, trong văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa. Nhưng nói về vũ trụ rộng nhất và sâu nhất là Kinh Hoa Nghiêm, được xem là kinh cao nhất của Phật giáo, được nói ngay sau khi Đức Phật giác ngộ.

Kinh Hoa Nghiêm cũng nói vũ trụ ở mặt vĩ mô: những thế giới hải, những thế giới úp, những thế giới ngửa, những thế giới hình như hoa xoắn tròn, những thế giới hình hoa sen…về mặt vi mô, kinh nói “lỗ chân lông, vi trần (hạt bụi nhỏ), sát na (phần nhỏ nhất của một khoảnh khắc)… Và tất cả những cái đó hoàn toàn trật tự, hài hòa với nhau để tạo thành vũ trụ.

Nhưng trật tự hài hòa của vũ trụ Hoa Nghiêm còn sâu sắc hơn nữa, mở rộng hơn nữa, đến gần như vô tận. Một sự vật không chỉ trật tự hài hòa với tất cả các sự vật khác mà còn bao gồm tất cả các sự vật khác (nhiếp) và thâm nhập tất cả các sự vật khác (nhập). Điều này chỉ có thể xảy ra khi tất cả đều “vô ngại” với nhau, và vô ngại bởi vì đều là tánh Không. Như thế cho đến cảnh giới rốt ráo là “sự sự vô ngại” và “trùng trùng duyên khởi, trùng trùng vô tận”.

Để đạt đến sự thật “sự sự vô ngại”, người ta phải thấy trực tiếp, chứng kiến trực tiếp, qua thí nghiệm trực tiếp, như khoa học. Phòng thí nghiệm, dụng cụ khoa học của chúng ta chính là thân tâm mình. Chính nơi phòng thí nghiệm thân tâm mình mà người ta tìm ra, nhìn thấy sự thực “sự sự vô ngại” của vũ trụ. Thế nên người xưa thường dùng chữ “thân chứng”, đích thân chứng nghiệm. Phật giáo có rất nhiều dụng cụ phương tiện cho việc này, tất cả nằm trong những khả năng sẵn có – chỉ cần mài giũa, làm tinh xảo thêm – của con người. Đó là sức tập trung (Chỉ, Định), khả năng quan sát, tưởng tượng sắc bén (Quán), những hoạt động tương ứng với sự thật (Hạnh), sự tha thiết mong cầu (Nguyện), lòng vị tha muốn ích lợi cho người khác (từ bi)…

Bởi vì cảnh giới sự sự vô ngại này ở khắp mọi không gian thời gian của vũ trụ, không nơi nào không có, không phút giây nào không hiện hữu, thế nên người ta có thể bắt gặp nó vào bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu. Rồi cứ thế đi sâu vào thực tại ấy như phẩm Nhập Pháp Giới của kinh diễn tả.

Bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào, cho nên người ta có thể bắt gặp Nó nơi một góc phố, nơi một chiếc lá nằm trên ghế đá công viên, nơi một đám mây lơ lửng trên thành phố chẳng ai để ý, nơi một âm thanh tình cờ buổi sáng, nơi khuôn mặt một người xa lạ, nơi một mảnh ngói bên lề đường, nơi một ngọn cỏ rung rinh theo gió…

Đó là điều kinh nói, “Một là Tất Cả, Tất Cả là Một”.

Nguyện mọi người được an vui và lợi ích khi đọc và thực hành theo luận này.

ma trận thần thánh - chúng ta là những người quan sát bị động hay đấng sáng tạo đầy quyền năng?

Ma Trận Thần Thánh - Chúng Ta Là Những Người Quan Sát Bị Động Hay Đấng Sáng Tạo Đầy Quyền Năng?

“Mọi vật chất đều bắt nguồn và tồn tại nhờ tác dụng của một lực... Chúng ta phải giả định rằng đằng sau lực này có tồn tại một Tâm trí có ý thức và trí tuệ - một toàn thức. Tâm trí này chính là ma trận của mọi vật chất.”

- Max Planck, 1944

Cuốn sách đã làm thay đổi cuộc sống của tôi, hãy đọc đi, bạn sẽ học được từ đó, và sẽ yêu cuốn sách. Ma Trận Thần Thánh là thế giới của chúng ta. Nó cũng là tất cả mọi thứ trong thế giới của chúng ta. Nó chính là chúng ta và tất cả những thứ mà chúng ta yêu, ghét, sáng tạo và trải nghiệm.

Chúng ta sống trong Ma Trận Thần Thánh như những nghệ sĩ thể hiện sự đam mê, sợ hãi, ước mơ và khát vọng nội tâm thầm kín nhất thông qua bản chất của bức tranh lượng tử thần bí. Nhưng chúng ta vừa là bức tranh vừa là hình ảnh trên bức tranh đó. Chúng ta vừa là sơn màu vừa là chiếc chổi vẽ. Trong Ma Trận Thần Thánh, chúng ta là chiếc hộp chứa vạn vật tồn tại bên trong, là cầu nối giữa sự sáng tạo bên trong và thế giới bên ngoài, là tấm gương phản chiếu những gì chúng ta đã tạo ra.

Từng trang sách sẽ đưa người đọc tới những nhận thức mới mẻ, như thể bạn là người tiên phong phát hiện ra một điều gì đó. Ma Trận Thần Thánh giúp người đọc hiểu được toàn vẹn những gì đã và đang xảy ra giữa thế giới bên trong và bên ngoài cơ thể mình khiến chúng ta thay đổi niềm tin về vai trò của bản thân trong tất cả mọi việc.

Cuốn sách này được viết dành cho các bạn, những người mong muốn được thức tỉnh sức mạnh đam mê tuyệt diệu nhất và niềm cảm hứng sâu sắc nhất. Trong Ma Trận Thần Thánh, bạn vừa là hạt giống của phép màu vừa chính là phép màu.

j. krishnamurti nói về tình yêu

J. Krishnamurti Nói Về Tình Yêu

Tình yêu là một trong những điều quan trọng nhất trong đời sống. Vậy cớ sao con người lại trầm luân đau khổ vì tình yêu? Biết khổ mà không tài nào thoát ra khỏi khổ? Liệu có phải bởi chúng ta không thực sự hiểu về tình yêu? vì sâu thẳm trong chúng ta luôn cảm thấy cô đơn và khao khát được quan tâm, yêu và được yêu?

Với ấn phẩm J. Krishnamurti Nói Về Tình Yêu, bạn sẽ biết được rất nhiều điều sâu sắc về tình yêu, rằng tình yêu không chỉ là sự kết nối tương giao về mặt thể chất, vật lý, tình dục... mà còn là sự kết nối, hợp nhất về tâm thức, về cảm xúc, về nội tâm… đến mức không có một sự chia cách nào; rằng tình yêu không chỉ là sự chiếm hữu, đau sầu, lo lắng mà tình yêu chính là tự do, yêu thương và hân hoan hạnh phúc; rằng tình yêu không phải là vô vàn các kĩ thuật tâm lý níu giữ người thương mà tình yêu là sự giản dị tự nhiên, chân thật và thuần khiết…

Cuốn sách được viết với ba phần chính: Phần 1 là “Đời sống, tình yêu và cái chết”, phần 2 là “Con đường tình yêu” và phần 3 là “Tình yêu là thực tại”, sẽ dẫn dắt người đọc vào các cung bậc và khía cạnh của tình yêu.

Xuyên suốt cuốn sách là tình yêu sâu sắc, trí tuệ, sáng trong của J. Krishnamurti với tha nhân. Với ngôn ngữ dịch gần gũi và tình yêu với cuộc sống, soạn giả Từ Hóa Hoàng Lan đã mang lại một ấn phẩm đẹp và cần thiết cho tất cả chúng ta.

Ở đâu có tình yêu, ở đó có lòng bi mẫn, và lòng bi mẫn có trí thông minh của nó…

bàn về sinh tử

Bàn Về Sinh Tử

Thủa còn nhỏ, không rõ vì lý do gì nhưng chúng tôi thường rất tò mò về cái chết, muốn biết “chết” là cái gì, “chết” là thế nào… tuy muốn như vậy nhưng cũng lại rất sợ chết. Sợ chết một phần vì theo chúng tôi hình dung thủa đó, chết là không “biết” gì cả, mà không “biết” thì làm sao giải đáp nỗi tò mò. Tâm lý mâu thuẫn đó cứ quanh quẩn cho đến tuổi thanh niên và rồi có một câu hỏi mà chúng tôi không thể ngờ rằng đã đưa mình thẳng tới trọng tâm của giáo lý thâm sâu từ Đức Phật: Có thể nào “chết” mà vẫn “biết” được không? Hay diễn đạt một cách khác: Có cái gì vượt qua sống-chết được không?

Câu trả lời thật kinh ngạc, nhưng đồng thời cũng khơi gợi trong chúng tôi một loạt những câu hỏi: Làm sao có thể thực chứng được điều này? Làm sao có thể ứng dụng điều này để giúp mình và giúp người hiệu quả nhất? Có những cách nào để giúp mình và giúp người khi chết? Và cách nào là tốt nhất?... Những câu hỏi đó đã thôi thúc chúng tôi tiếp tục hành trình tìm kiếm câu trả lời, cuộc hành trình đã đưa chúng tôi tới gặp rất nhiều người thầy, người bạn, và những cuốn sách... Trong số những tài liệu mà chúng tôi hiện biết, Bàn Về Sinh Tử là một tác phẩm đặc biệt, một cẩm nang tham khảo tổng thể về các vấn đề liên quan đến việc có một cái chết an lành, và do đó là một cuộc sống an lành, đối với bất cứ ai thực sự quan tâm đến việc khám phá những chiều sâu ý nghĩa của sự sống ẩn tàng nơi những dạng hình đối nghịch như sinh và tử. Bàn về từng vấn đề liên quan đến sinh-tử thì hiện cũng đã có nhiều tác phẩm rất sâu sắc, nhưng bàn một cách tổng thể về các vấn đề liên quan đến sinh-tử như tác phẩm này thì hiện chúng tôi rất ít thấy.

j. krishnamurti thực tại hiện tiền

Krishnamurti Thực Tại Hiện Tiền

Thực tại, cái mà con người đã tìm kiếm suốt hàng triệu năm, cái được diễn giải bởi những bộ óc khác nhau, bởi những người khác nhau với những khuynh hướng khác nhau, dưới những nền văn hóa và văn minh khác nhau - là cái không thể hiểu được, không thể đạt tới bởi một tâm trí chỉ bị tra tấn khốn khổ. Điều đó dường như chỉ có thể được chứng nghiệm khi tâm trí hoàn toàn bình thường, hoàn toàn khỏe mạnh, không bị khốn khổ bởi bất kỳ kỷ luật nào, bởi bất kỳ sự cưỡng chế nào, bởi bất kỳ hình thức ép buộc hoặc bất kỳ hình thức bắt chước nào. Một tâm trí như vậy phải đến với nó cùng với sự trẻ trung, với sự tươi mới, không bị mài mòn, không bị trầy xước, ngây thơ, sinh động, khỏe mạnh, hoàn toàn nguyên sơ, có khả năng cảm nhận mãnh liệt, có thể nhìn thấy vẻ đẹp của một cái cây, nụ cười của một em bé và nỗi thống khổ của một người phụ nữ chưa bao giờ được ăn no… nếu không nó sẽ không bao giờ tìm thấy.

Thông qua ba phần lớn Trước Mắt Bạn Là Cái Gì - Làm Sao Để Thấy Thực Tại - Thực Tại Hiện Tiền, cuốn sách J. Krisnamurti Thực Tại Hiện Tiền sẽ bàn về những điều sâu sắc và đẹp đẽ đó, những điều tưởng như mờ hồ nhưng luôn hiện hữu quanh ta và ảnh hưởng tới toàn bộ đời sống thân và tâm của chúng ta.

Giới thiệu tác giả:

Jiddu Krishnamurti là một trong những triết gia, nhà tâm linh vĩ đại nhất mà thế giới từng biết. Ngài là nhà diễn thuyết tâm linh tài năng, về các chủ đề như mục đích của thiền định, mối quan hệ giữa con người, và phương cách để tạo nên sự thay đổi xã hội tích cực trên phạm vi toàn cầu…

Ngài đã truyền cảm hứng cho Eckhart Tolle, Joseph Campbell, Alan Watts và vẫn tiếp tục truyền cảm hứng cho hàng triệu người trên thế giới. Tuy vậy ngài không hề thuộc về một tôn giáo, tổ chức hay quốc gia nào, cũng không theo bất cứ trường phái chính trị nào. Đối với ngài, chính những điều trên đã gây chia rẽ con người và mang đến xung đột. Chính quan điểm này khiến những lời dạy của ngài đặc biệt thiết thực trong thời đại ngày nay.

chữa lành 5 tổn thương

Chữa Lành 5 Tổn Thương

GIỚI THIỆU SÁCH:

Đây là cuốn sách rất được mong chờ sau thành công của Lise Bourbeau với cuốn sách “Nhận diện 5 tổn thương” được hàng nghìn người trên thế giới đón nhận.

Trong cuốn sách này, bạn sẽ học được cách nhận ra cơ chế của những tổn thương và biết được khi nào thì chúng bị kích hoạt. Để chữa lành được tổn thương thì chúng ta nhất định phải nhận ra vô vàn các trường hợp mà cái tôi (mặt nạ nguỵ trang của chúng ta) dẫn dắt suy nghĩ, lời nói và hành động của chúng ta.

Trong khi áp dụng những gợi ý được đưa ra trong cuốn sách này, bạn sẽ nhận ra tác động của những tổn thương này sẽ giảm dần và từng chút một bạn sẽ làm chủ cuộc sống của mình. Và điều này cho phép bạn bộc lộ những nhu cầu căn bản nhất của linh hồn mình và đạt được bình yên trong tâm hồn.

TÁC GIẢ:

Lise Bourbeau là tác giả nổi tiếng toàn cầu, bà đã viết 20 cuốn sách, trong đó có nhiều đầu sách best-seller về chủ đề lắng nghe cơ thể và nhận diện những tổn thương bên trong. Sách của bà được dịch ra gần 20 ngôn ngữ trên thế giới. Từ khi thành lập trường phái nghiên cứu của mình vào năm 1982, những tư tưởng của bà đã giúp đỡ rất nhiều người cải thiện chất lượng cuộc sống và tạo ra những thay đổi bền vững hàng ngày. Lắng nghe cơ thể bạn, trường phái phát triển bản thân có sức ảnh hưởng lớn nhất ở Quebec, đã được truyền bá trong các buổi hội thảo trên hơn 20 quốc gia và trong 10 thứ ngôn ngữ. Bộ sách “Nhận diện 5 tổn thương” và “Chữa lành 5 tổn thương” là hai trong số rất nhiều đầu sách best-seller của bà.

TRÍCH ĐOẠN SÁCH HAY:

* Quan sát tổn thương thay vì cho phép tấm mặt nạ dẫn dắt:

Bạn có thể đang tự hỏi liệu có bao giờ bạn đạt đến trạng thái không còn tổn thương nào nữa không. Tôi không hề biết bất cứ ai đã đạt được đến trạng thái này. Tôi tin rằng việc cảm thấy bị phủ nhận, bỏ rơi, nhục nhã, phản bội và cư xử bất công trong cuộc sống là những cảm giác hoàn toàn bình thường và rất con người. Khi một tổn thương được chữa lành, nó chỉ có nghĩa là cuộc sống của bạn sẽ không còn bị thống trị bởi những gì bạn đang cảm thấy. Ví dụ như, bạn sẽ nhận thức được rằng những nhận xét mà ai đó vừa đưa ra có thể khiến bạn cảm thấy bị phủ nhận và nhanh chóng đủ khả năng để nhìn thấy nó trong bạn bằng cách nói rằng nó là một phần của việc làm người của bạn. Cái ngày mà bạn yêu thương và chấp nhận bản thân bạn vô điều kiện, bạn sẽ không còn cảm thấy là mọi người đang làm tổn thương bạn. Nhận thức của bạn về con người và các tình huống sẽ thay đổi. Và câu hỏi sau hoàn toàn có thể xuất hiện trong đầu bạn: “Để những tấm mặt nạ dần dần biến mất, liệu tôi có thể xoay sở để chỉ đơn giản là quan sát tôi đang làm tổn thương chính mình mà không phải chịu đựng khổ đau không?” Trước khi chấp nhận chính bản thân mình, chúng ta phải chấp nhận những ý định tốt đẹp của bản ngã và việc nó hiện diện khắp nơi trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta phải đặc biệt thừa nhận rằng chính CHÚNG TA đã cho phép nó làm việc đó.

* Lợi ích của việc tha thứ thực sự:

Một trong số những lợi ích của việc tự tha thứ cho bản thân là sự cải thiện đáng kể trong mối quan hệ với người được đề cập. Chúng ta khám phá họ từ một góc độ khác. Chúng ta có thể thấy rất nhiều phẩm chất trong họ đã ẩn mình trước chúng ta bởi những lời buộc tội mà chúng ta gán cho họ, và chúng ta sẽ không còn cảm thấy khó chịu khi nghĩ đến việc nhìn thấy họ và nói chuyện với họ. Một lợi ích khác là bằng việc không cho phép bản ngã lấn át trái tim, bạn sẽ giành lại được nguồn năng lượng tự nhiên vốn luôn bị cản trở mỗi khi bạn đeo mặt nạ. Bởi nguồn năng lượng này không thể lưu thông, bạn phải lấy từ nguồn năng lượng dự trữ của mình. Khi quản lý cuộc sống của mình, bạn sẽ khám phá ra niềm hạnh phúc đến từ việc sử dụng nguồn năng lượng của bạn để thể hiện những mong muốn và nhu cầu của chính bản thân bạn.

* Những tổn thương liên quan đến nhau:

Tôi đã học được, qua rất nhiều năm, rằng chúng ta thường viện đến những hành động để làm giảm ảnh hưởng của những tổn thương do bị phản bội và bị cư xử bất công, đó là điều rõ ràng nhất. Do vậy, tổn thương do bị bỏ rơi và bị phủ nhận đồng thời giảm dần, bởi vì chúng luôn hiện diện phía sau hai tổn thương còn lại.

Hầu hết những người lớn tuổi đều yếu mềm và nhỏ bé hơn theo thời gian bởi vì họ không được ghi nhận đủ và chấp nhận những tổn thương do bị bỏ rơi và bị phủ nhận. Chúng tái hiện, và, theo tuổi tác, trở nên rõ ràng hơn những tổn thương do bị phản bội và bị đối xử bất công. Điều đó, tự bản thân nó, là một động lực tuyệt vời thúc đẩy chúng ta yêu thương bản thân và trở lại là chính mình trong suốt cuộc đời. Sau đó chúng ta có thể tiếp tục có một cuộc sống năng động khi già đi.

hiện tại vĩnh cửu

Hiện Tại Vĩnh Cửu

GIỚI THIỆU SÁCH:

Tình yêu với đất nước, con người, tình yêu với Phật giáo nói riêng và trí tuệ cổ xưa nói chung đã hiển bày thật hiện hữu qua từng câu chữ trong Hiện Tại Vĩnh Cửu. Với một ấn phẩm chứa đựng nhiều trí tuệ, được viết bằng thứ ngôn ngữ tràn đầy cảm hứng, qua mỗi một chương phần, chiều kích tinh thần của người đọc như được mở rộng thêm, sâu hơn, tràn hứng khởi để có thêm cơ hội tiếp chạm với sự tự do toàn diện, đó cũng chính là hiện tại vĩnh cửu.

Trong sự tự do toàn diện, có mặt khắp cả, tự do không còn là tự do hạn hẹp để phải chọn lựa, vì chọn lựa là mất mát. Tự do ở đây là một cái toàn thể, tự do như chim bay trong không gian, có tất cả mọi chọn lựa, có tất cả mọi phương hướng để chọn lựa, sự tự do ấy, không gian bao la của con chim bay có mọi tiềm năng, mọi khả thể cho sự chọn lựa. Khi người ta không còn sống trong những phần tử phân mảnh mà sống trong một đời sống toàn thể là Không, vô tướng, giải thoát thì sự chọn lựa không làm cho người ấy bị giới hạn, mà chọn lựa chính là tự do. Đó chính là tự do chọn lựa tự do.

Sự tự do toàn diện, đó cũng chính là cái hiện tại vĩnh cửu, cái quê nhà, cái nguồn mà tác giả đã nhiều lần nhắc đến:

Về đến quê nhà thì thấy khắp cả đều là quê nhà, đều là tánh Không, tánh Như…. Tất cả những con đường, những phương pháp, những pháp môn Phật giáo đều đưa chúng ta về đến nguồn ấy….

Đồng nguồn, đó là đại từ đại bi.

Nguyện ai ai cũng sẽ tiếp chạm được hiện tại vĩnh cửu nơi mỗi người khi đọc tác phẩm tuyệt vời này!

TRÍCH ĐOẠN SÁCH:

Mặc áo giáp đi xuyên qua lịch sử

Lịch sử là kết quả của những hành động đã tạo ra của con người và tiếp tục được tạo ra bằng những hành động hiện tại. Hành động có thể là tốt, xấu, hoặc trung tính. Làm người không ai thoát khỏi việc tạo ra hành động, tạo ra lịch sử, dù của một cá nhân hay một xã hội.

Lịch sử là sự biểu hiện của nghiệp và nghiệp quả, nghĩa là sự biểu hiện của những hành động của con người. Lịch sử con người là những hưng thịnh và suy vi, những thành công và thất bại, những xây dựng và điêu tàn, những hòa bình và chiến tranh. Lịch sử, với rất nhiều máu và nước mắt, là những vết thương khổ đau in hằn lên cuộc sống của con người.

Một trong những công việc của Bồ tát là chữa trị những vết thương, những tai hại của giết hại, chiến tranh, trộm cướp, tà dâm, nói dối, say sưa và chuyển hóa tâm xấu ác của con người để họ không gây ra những nguyên nhân cho những tệ nạn ấy nữa. Thế nên Bồ tát là người sống cùng chúng sanh, chia sẻ cùng một lịch sử tốt xấu, hưng phế của chúng sanh, nhưng Bồ tát đi xuyên qua lịch sử mà không có các vết thương, các phiền não nhờ mặc áo giáp của trí huệ tánh Không và đại bi vô ngại...

Một ngàn năm, nhiều giấc mộng trong một giấc mơ

Một ngàn năm…

Một ngàn năm đã qua đi cho đến khi tôi nhìn thấy viên gạch hoàng thành Thăng Long này, bởi thế mà bỗng dưng tôi nhòe nước mắt. Trong giọt nước mắt của ngàn năm ấy, tôi mộng thấy tro cốt mình đã mấy lần rắc xuống sông Hằng, tôi mộng thấy mình trong một ngàn năm ấy đã có lần mở cửa phòng thiền để nhìn những đỉnh núi tuyết trắng dưới trời xanh mùa xuân Tây Tạng, tôi mộng thấy mình trong một ngàn năm ấy đã có một lần mình tụng kinh trên Ngũ Đài Sơn nhìn về phương Nam cố quốc, tôi mộng thấy mình trong một ngàn năm ấy có lần mặc áo thụng dài ngồi bên bờ sông Nile cạnh những vườn ô liu ngát nắng, tôi mộng thấy mình trong một ngàn năm ấy có lần bì bõm cày ruộng giữa trưa, trên bờ là người vợ nghèo mặt đỏ bừng, mồ hôi lấm tấm đang ngồi nghỉ… Tôi mộng thấy biết bao “mình” trong một ngàn năm…

Cầm viên gạch trên tay, tôi tưởng thấy quân Pháp chiếm Việt Nam vào nửa sau thế kỷ 19. Cầm viên gạch trên tay, tôi thấy những ngày kháng chiến cho đến sự chia đôi đất nước giữa thế kỷ 20. Cầm viên gạch trên tay, tôi thấy những người lính trẻ và già của hai miền ngã xuống, ngã xuống ở hai bên chiến tuyến vô hình, và những người dân cả trẻ lẫn già, cả nam lẫn nữ vĩnh viễn nằm lại bên những con đường nơi chiến tranh và lịch sử đã đi qua. Tất cả và tất cả những đồng bào của tôi nằm lại đâu đó rải rác trên quê hương này, trên đôi mắt khép vẫn còn loáng thoáng giấc mơ Thăng Long mờ mịt hương khói. Cầm viên gạch trên tay, tôi thấy ngày thống nhất, mọi đôi mắt của tất cả những người còn sống đều nhòa lệ. Và bây giờ, cầm viên gạch hoàng thành trên tay, tôi tưởng thấy nhịp đập của hàng chục triệu trái tim ở đất nước này và của hàng triệu trái tim của người Việt xa xứ, ở Nam Phi, Ai Cập, ở châu Âu, Bắc Mỹ, ở những nơi xa xôi nhất của trái đất, tất cả và tất cả đều ít nhất vẫn có một cái gì đó chung cùng với nhịp đập của Thăng Long....

Cầm viên gạch trên tay, tôi thấy rất nhiều giấc mộng trong chỉ một giấc mơ:

Suốt một ngàn năm, tôi chưa hề mơ làm vương làm tướng,

Chỉ mơ làm một người lính già giữ mãi một Thăng Long.

thư giãn và nhận biết - pháp thiền chánh niệm cho tâm sáng tỏ, tự tin và trí tuệ

Thư Giãn Và Nhận Biết - Pháp Thiền Chánh Niệm Cho Tâm Sáng Tỏ, Tự Tin Và Trí Tuệ

Mục đích của cuốn sách mỏng này là để giúp các thiền giả thực hành theo phương pháp nguyên thuỷ mà Đức Phật đã giảng dạy – một tiến trình khảo nghiệm bản chất của thực tại, không chỉ trong những thời thiền toạ hàng ngày mà còn trong mỗi khoảnh khắc của đời sống thường nhật.

“Thiền quan trọng tới mức mà chúng ta cần thực hành trong mọi lúc”, Sayadaw U Tejaniya thường nói như vậy. Vị thiền sư hiện đại đến từ Miến Điện này là người đang giảng dạy cách dùng chính những khoảnh khắc bình thường nhất của đời sống hàng ngày làm nhiên liệu cho sự tỉnh thức.

Thật là một cống hiến tuyệt diệu của Sayadaw U Tejaniya khi trao tặng một phương pháp rõ ràng và thiết thực để sống tỉnh thức, liên tục học hiểu thêm về bản chất tự nhiên của thân và tâm, và cho phép chúng ta, vào mọi lúc, soi xét tận nguồn gốc vi tế nhất của hạnh phúc và đau khổ của chính mình.

Đó là một phương pháp để khai sáng con người khi họ đang giặt đồ, đi thang cuốn, trò chuyện với người khác, uống trà, hay đơn giản chỉ là hít thở một hơi trong nhận biết. Theo cách này, mỗi một hoạt động sống, dù nhỏ đến đâu, cũng có thể soi tỏ cách chúng ta tự tạo ra đau khổ như thế nào và nhờ đó ta biết làm sao để dừng lại.

Ba mươi mốt bài hướng dẫn thiền hàng ngày trong sách này dựa trên các bài hướng dẫn mà Sayadaw dùng để bắt đầu một ngày mới trong các khoá thiền. Mục tiêu là làm thấm sâu các thói quen lành mạnh của việc nhận biết và thẩm sát liên tục để mọi người có thể mang chúng về nhà một cách tự nhiên sau khi khoá thiền kết thúc. Chính trong việc áp dụng quá trình này vào từng hoàn cảnh riêng biệt của từng đời sống cá nhân mà sự tiến bộ thực sự xảy ra.

_Doug McGill

Trích đoạn sách hay:

CON ĐƯỜNG CỦA TRÍ TUỆ

Nguyên tắc 1 - Nỗ lực đúng : Kiên trì một cách thư giãn

… Trong lời dạy của Đức Phật, suy nghĩ được coi là giác quan thứ sáu. Mỗi khi có một cảm giác được tiếp nhận, một “giác quan” — tức một “cánh cửa” cảm giác (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tâm) — tiếp xúc với một đối tượng (cảnh tượng, âm thanh, mùi, vị, xúc chạm, suy nghĩ). Mỗi sự tiếp xúc ở mỗi giác quan khởi sinh một khoảnh khắc của ý thức, khi đó đối tượng được nhận biết.

Nỗ lực dành cho việc duy trì nhận biết không đòi hỏi quá nhiều năng lượng. Không khó để nhận biết, chỉ khó để nhận biết liên tục! Bạn không cần phải hay biết mọi chi tiết về trải nghiệm của mình. Chỉ cần tỉnh giác và hay biết về điều mà bạn đang nhận biết.

Có một điều quan trọng, là bạn không nên ráng sức, chẳng hạn như cố gắng để tập trung vào một đối tượng hay cố tạo ra một trạng thái tâm dễ chịu. Nỗ lực thái quá khiến chúng ta kiệt sức. Hãy bảo tồn năng lượng để bạn có thể duy trì thực hành trong suốt cả ngày…

Nguyên tắc 2 - Cái thấy đúng : Tâm là tự nhiên, không phải “Tôi”

… Tâm không phải là một bản thể (self). Tâm không mang tính cá nhân, không phải tôi, hay của tôi. Không có ai ở đó. Đây là góc nhìn đúng, và ta thực hành là để ngộ ra điều đó.

Góc nhìn đúng cần có mặt trong tâm thậm chí còn trước cả sự nhận biết, bởi nếu sự nhận biết thiếu góc nhìn đúng, bạn sẽ bị dính mắc vào tham, sân và si. Khi ta nhìn thật rõ vào “điều đang là” bằng cách thực hành nhận biết với góc nhìn đúng, trí tuệ bắt đầu nảy nở. Điều này khởi sự cho ta hình dung rõ ràng về cách mà mọi thứ đang là, vốn là bản chất của thực tại mà Đức Phật đã chỉ rõ. Đây là cách để phát triển góc nhìn đúng.

Thế giới quan đã bị điều kiện hoá và quán tính hoá của ta cho rằng tiến trình của tâm và thân này là “tôi”. Tôi đang nhìn “tôi”. Tôi biết “tôi”. Nhưng, ta không thể thiền để phát triển trí tuệ với góc nhìn này được. Nếu ta coi thân hay tâm là “tôi”, thì tham, sân và si sẽ khởi lên. Nếu ta nghĩ rằng mình đang có một trải nghiệm tốt đẹp, ta sẽ bắt đầu dính chấp vào trải nghiệm đó và cố tạo ra thêm những điều tương tự; đó là tham. Nếu ta cho rằng mình đang có một trải nghiệm tồi tệ, ta sẽ khởi sự chối bỏ nó, né tránh nó, hoặc đẩy nó ra xa; đó là sân. Nếu tâm bị phân tán và bỏ lỡ mọi thứ, hoặc bận rộn lý giải và bào chữa cho những ham muốn hay ghét bỏ của ta, đó là si…

Tác giả:

Sayadaw U Tejaniya là thiền sư người Miến Điện nổi tiếng với phương pháp dạy thiền hiện đại và sáng tạo. Nhờ được học thiền vipassana từ nhỏ với cố thiền sư Shwe Oo Min, nên khi đến tuổi trưởng thành và phải đối diện với cá đợt sóng phiền não của đời sống thế tục, Ngài đã áp dụng thiền vào việc thẩm sát, thấu hiểu và vượt qua chúng. Các tiếp cận của Ngài vì thế không đặt nặng các hình thức thiền toạ hay thiền hành, mà nhấn mạnh vào tâm nhận biết nhẹ nhàng, liên tục trong mọi tình huống của đời sống thường nhật. Ngài chính thức xuất gia năm 1996 và hiện đang giảng dạy tại trung tâm thiền Shwe Oo Min tại Yangon, Myanmar.

1

Hỗ trợ học tập hiệu quả với tài liệu PDF, Word - SachTruyen.com.vn chia sẻ các tài liệu học tập chất lượng, bao gồm sách, bài tập, đề thi, giúp người dùng học tập hiệu quả và đạt kết quả cao trong các kỳ thi.

icon shopee