1. Trang Chủ
  2. ///
Logo Banner Home

Nhà cung cấp cty 7p

Tổng hợp sách của nhà cung cấp cty 7p
name

Tri Kỷ

"Mọi sự gặp gỡ ở đời đều là sự tiếp nối duyên nợ ở quá khứ, nếu trước đây không có duyên thì bây giờ (kiếp này) đã không gặp."

name

Ở Bên Này Thương Nhớ

Là tập tản văn được viết xuyên suốt mười năm với bao la trong những cung bậc cảm xúc, có những buồn ngây dại, có những vui tròn đầy, có những si mê mù quáng và cũng có cả những thức tỉnh sáng bừng của tác giả Lê Hoài Việt (Giảng viên Trường ĐH Mở TP.HCM).

Với cách giữ nhịp ngôn ngữ và cảm xúc hài hòa, Ở bên này thương nhớ được Lê Hoài Việt viết với tất cả chân thành, nâng niu, trân trọng, mà sẻ chia qua từng trang viết trải lòng về tình yêu, tuổi trẻ hay cả tuổi già… Bạn đọc sẽ tìm thấy những câu chuyện cuộc sống gần gũi mà tác giả viết từ những quan sát tinh tế về mạng xã hội hay những mối quan hệ, kết nối trong xã hội hiện đại; về những chân dung cuộc sống trên bước đường mưu sinh; về những kỷ niệm trong đời người; hay còn về cách ta chọn một người để thương và trưởng thành, cách ta biết buông để được…

“Lê Hoài Việt vốn có cái sâu sắc của người đi qua nhiều niềm đau, nỗi vui nhưng anh không dùng câu chữ để khắc thêm vào bất cứ vết thương sâu nào. Chữ của Việt có tình trong ấy. Cái tình dung dị, như bản chất một “nam tử hán” miền Trung - nơi Việt sinh ra và lớn lên với đủ cung bậc của tuổi thơ nhiều ước mộng. Dù Sài Gòn mới thật là nơi Việt gửi hết nhớ thương của bên này”- độc giả Thủy Trịnh chia sẻ.

Ở bên này thương nhớ cũng là cuốn sách đầu tay được ra đời như một món quà tác giả muốn chia sẻ niềm riêng nơi mình cùng với những tâm hồn đồng điệu. Bên cạnh đó, toàn bộ doanh thu từ sách Ở bên này thương nhớ sẽ được tác giả Lê Hoài Việt dành cho các hoạt động thiện nguyện: tủ bánh mỳ 0 đồng và nước uống miễn phí, học bổng sinh viên nghèo hiếu học, phần quà cho các gia đình gặp khó khăn.

name

Nương Theo Đuốc Huệ Tầm Chơn Lý

Đây là cuốn sách đầu tiên của tác giả Nguyễn Hiếu Trung, một cây bút có nghiên cứu sâu về văn hóa Phật giáo Hòa Hảo.

Cuốn sách dày 300 trang với rất nhiều nội dung thú vị về văn hóa miền Tây gắn với sinh hoạt tâm linh của Phật giáo Hòa Hảo đã được tác giả chắt chiu nghiên cứu, thực hiện trong nhiều năm – có thể nói là một tư liệu quý cho bạn đọc.

Tác giả Phan Cát Tường, chủ biên Tập san Hương Thiền chia sẻ: “Đọc xuyên suốt gần 60 bài viết của tác giả Nguyễn Hiếu Trung trong quyển sách này, ta có thể cảm nhận được ông đã khái quát hóa những chặn đường của một hành giả trên lộ trình tìm về chân lý. Tựa như Thập Mục Ngưu Đồ của Thiền sư Khuếch Am Sư Viễn, ở đây tác giả Nguyễn Hiếu Trung tuy không cố ý sắp xếp trình tự của các bài viết theo một logic nhất định, nhưng bàng bạc trong các chi tiết, hình ảnh, ý tưởng,… mà ông thể hiện cũng ẩn chứa nội dung dẫn dắt người đọc trực nhận chân lý”.

Theo tác giả Phan Cát Tường, Nguyễn Hiếu Trung đã dẫn dắt người đọc đi từ Đông sang Tây, từ các dụ ngôn, ẩn ngữ của Khổng tử, Lão Tử, Nguyễn Dusang triết học về Đạo của Martin Heidegger hay Leopold Cadière,…

Trong khi đó, nhà báo Thành Ngọc nhận định, tập sách của Nguyễn Hiếu Trung thể hiện tác giả là người am tường về đạo Khổng – Nho, đạo Lão và Phật giáo trên bình diện tư tưởng và văn hoá. Bên cạnh đó, tập sách còn bàn luận sâu sắc chuyện Đạo, chuyện đời, những vấn đề về nhân sinh, xã hội và văn hoá Việt Nam với văn phong tinh tế, từ ngữ khúc chiết, rõ ràng, cô đọng, nội dung phong phú, giàu bản sắc văn hoá dân tộc.

Theo nhà báo Thành Ngọc, đây là tập sách mang tính học thuật giúp ích cho bà con Đạo hữu Phật Giáo Hoà Hảo hiểu sâu sắc thêm tư tưởng nhà Phật cũng như lời dạy của Đức Thầy.

“Tập sách thể hiện tấm lòng của người con Phật, của một Đạo hữu Phật Giáo Hoà Hảo chân chính, đồng thời thể hiện trách nhiệm đáng quý của một công dân yêu nước trong việc giữ gìn bản sắc, văn hoá dân tộc Việt Nam”, nhà báo Thành Ngọc chia sẻ.

name

Giới Định Tuệ Trong Phật Giáo Nhân Gian

Xã hội rối loại rối ren là do lòng tham, ích kỷ, chấp trước của con gười mà tạo nên, do đó chúng ta phải gắng tu Giới - Định - Tuệ để trừ tham sân si, để Phật trong lòng chúng ta hiện rõ ra. Trong lòng ta có Phật thì mắt thấy, tai nghe, tay làm, đều là phong thái của nhà Phật, tất cả chúng ta đều có khả năng suy nghĩ như Phật, hành động như Phật, thì nhân gian chính là một Phật Quốc Tịnh Độ vậy.

Giới - Định - Tuệ tam học tức là Kinh, Luật, Luận tam tạng:

Kinh tạng diễn giải Đình học, Luật tạng diễn giải Giới học, Luân tạng diễn giải Tuệ học.

Cho nên tu tập Giới, Đình, Tuệ tam học thị có khả năng thúc tiến áp dụng Phật Pháp vào trong sinh hoạt và tư tưởng của chung ta.

“Phật Giáo Nhân Gian” vốn có nguồn gốc tử khai thị của Đức Phật trong nhân gian, Giới Đình Tuệ tam học đương nhiên được làm mục tiêu cơ bản của hành gia Phật Giáo Nhân Gian cố gắng tu tập.

name

Thư Pháp Là Gì?

Cuốn sách như một công trình nghiên cứu về tất cả những góc cạnh của thư pháp, đông tây, kim cổ, được ThS Nguyễn Hiếu Tín dày công trong nhiều năm.

Đọc tác phẩm, người đọc sẽ như bị lôi cuốn bởi sự phân tích, đánh giá, giảng giải và đưa ra những luận chứng, luận cứ thuyết phục về cái hay, cái đẹp của thư pháp, đưa người đọc tìm về với thời kỳ chữ viết mới xuất hiện, đến khi được nâng lên một tầm cao hơn mang đậm tính nghệ thuật. Thư pháp - viết chữ nghệ thuật - không đơn thuần là vẽ, mà phải chuyển tải được trạng thái tinh thần, cái hồn của chữ, của người viết. 

Thật thú vị, bổ ích và có ý nghĩa biết bao khi tác giả đã giới thiệu cho chúng ta một số thư pháp, tuy rất tiêu biểu nhưng đã khái quát được các “trường phái” thư pháp từ Đông sang Tây. Ngoài Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Hán Nôm Việt... chúng ta còn có dịp biết đến thư pháp Ả Rập, thư pháp Tây Tạng, thư pháp phương Tây,..

Tác giả còn có ý nói rằng: “nghệ thuật thư pháp phương Đông” và “nghệ thuật viết chữ phương Tây” – dù khác nhau về phương tiện, hình thức, mục đích... nhưng chúng lại gặp nhau ở cái đẹp. Mọi tìm kiếm sáng tạo của các loại hình nghệ thuật, dù Đông hay Tây, dù hướng nội hay hướng ngoại đều đi về chân trời mỹ học - cho dù khái niệm mỹ học người ta vẫn đang còn những quan điểm dị đồng khá phức tạp.

name

Chuông Xoay Himalaya Sự Chữa Lành Kỳ Diệu

Với hơn 10 năm kinh nghiệm chơi Chuông, tác giả Hoàng Tuyết Mai đã gói gọn hết tất cả những gì mình biết vào cuốn sách đặc biệt này. Một cuốn sách đầu tiên viết về Chuông Xoay tại Việt Nam, và tác giả Hoàng Tuyết Mai- cũng chính là tác giả đầu tiên tại Việt Nam viết về lĩnh vực ấy.

Cây bút trẻ từng có thời gian mang trong mình rất nhiều câu hỏi về “Hạnh phúc đích thực là gì?! Làm như thế nào để hạnh phúc?!”. Càng cố tìm lời giải đáp lại càng rối rắm.

… Rồi, trong một thời khắc buổi chiều tà ngày hôm đó, tiếng chuông được rung lên, một tiếng, rồi rồi hai tiếng, rồi ba tiếng… tác giả đã đi theo những thanh âm đó. Và kì diệu thay, những thanh âm chẳng cất lên một ngôn từ nào lại có thể giải đáp rất rõ ràng những câu hỏi trong đầu của mình.

Tác giả vô cùng biết ơn những tiếng chuông Himalaya, như tái sinh cuộc đời của mình một lần nữa.

Nói về nội dung sách, Phật tử Hoàng Tuyết Mai cho biết bản thân đã từng trải qua stress, trầm cảm và nhờ chơi chuông Himalaya mà vượt qua được khó khăn, suy kiệt tinh thần. Trong hơn 10 năm đến với bộ môn này, tác giả đã tìm được sự lắng đọng, bình an từ âm thanh của chuông xoay Himalaya.

Theo Phật tử Hoàng Tuyết Mai, chị viết sách để chia sẻ kiến thức về chuông cho những ai đang tìm hiểu, đã chơi chuông có thêm tư liệu nghiên cứu, thực hành với những công thức chuyên sâu cho nhiều bài gõ giúp giải tỏa căng thẳng, thư giãn…

name

Trở Về Một Đứa Trẻ

“Vào một buổi sớm, tôi nhận ra hạt đậu đã nẩy mầm mặc cho những năm tháng bỏ mặc không vun xới. Dường như nỗi đau có một cách vận hành riêng của nó, không nằm trong bất kì dự định gì. Những gì mà tôi có thể làm là viết xuống, rồi lại viết tiếp những trang viết khác. Kể từ đó, tôi nhận ra rằng bất kể những gì mình trải qua đều trở nên có ý nghĩa và được tích lũy trong những năm tháng của cuộc đời”.

Chính vì vậy, khi tác phẩm đến tay bạn đọc, nhà văn Nguyễn Đinh Khoa gửi gắm: “Nếu bạn bắt gặp mình đâu đó trong “Trở về một đứa trẻ”, tôi tin rằng nhân duyên đã gắn kết chúng ta lại dù bằng những nỗi buồn rất đẹp”.

Tâm tình với độc giả của mình, nhà văn Nguyễn Đinh Khoa nói thêm: Tôi mong rằng “Để trở về một đứa trẻ” có thể ở bên cạnh bạn vào những lúc thấy lạc lõng hay hụt chân vào nỗi buồn, để bạn được an ủi và xoa dịu những vết thương đã khô cứng trong lòng mình. Phần còn lại, tôi tin rằng bạn sẽ có đủ sức mạnh để bước ra khỏi những ngày tháng bất ổn và mở lòng đón nhận những điều tốt đẹp khác nữa.

Bên trong “Trở về một đứa trẻ” người đọc cũng có thể lắng nghe thêm những câu chuyện dung dị, ký ức của tác giả về mẹ, về một chuyến đi đến đất Phật… để rồi người viết nhận ra rằng:

Tâm an lạc không xuất phát từ sự thúc ép muốn thoát ra khỏi hiện thực đau khổ, cũng không được tạo ra từ những phương tiện duy ý chí mà bản thân mình đang hướng đến. Vì những điều đó, sau một lúc, lại quay trở lại khiến bạn còn cần chúng hơn bao giờ hết.

Đức Phật có dạy cảnh giới cao nhất của tâm là tâm không, vô tướng, vô tác, vô cầu. Chính khi rỗng lặng vô tâm thì những điều kỳ diệu có thể xảy ra. Đó là khi tâm bạn thoát ra được những ý định toan tính, buông xả những được-mất, đến-đi và những cái ta đầy tham vọng. Đó là khi tâm bạn không dích mắc vào quá khứ, hiện tại hay vị lai, tức là nó an nhiên mà không lệ thuộc vào bất cứ điều kiện nào.

1

Hỗ trợ học tập hiệu quả với tài liệu PDF, Word - SachTruyen.com.vn chia sẻ các tài liệu học tập chất lượng, bao gồm sách, bài tập, đề thi, giúp người dùng học tập hiệu quả và đạt kết quả cao trong các kỳ thi.