Ngoại Khoa Đông Y
Ngoại khoa Đông y cũng như Nội khoa, Nhi khoa, Phụ khoa đã hình thành rất sớm và phát triển qua hàng nghìn năm lịch sử đã để lại cho chúng ta nhiều kinh nghiệm phong phú, và rất quý báu, là những kiến thức rất cần chi chúng ta học tập thừa kế và phát huy.
Cuốn sách này được biên soạn chủ yếu dựa theo sách “Ngoại Khoa Trung Y học” là giáo trình giảng dạy hiện nay của các Trường Đại học và Trung Y Trung Quốc. Nội dung sách gồm 2 phần chính:
- Phần I là phần Đại Cương Về Ngoại Khoa Đông Y nêu trên những nhận thức chung về nguyên nhân bệnh lý, chẩn đoán và điều trị về ngoại khoa đông y.
- Phần II là phần Bệnh Học Ngoại Khoa gồm hơn 40 loại bệnh, mỗi loiaj bệnh đều có tên bệnh ( theo Đông y hoặc Tây Y tùy theo tính chất bệnh và sự cà thiết của tên gọi), nguyên nhân bệnh lý, triệu chứng lâm sang, chẩn đoán và điều trị, cách phòng bệnh và hộ lý.
Ngoài ra, có thêm 2 phần phụ lục:
- Phụ lục 1: Những bài thuốc thường dung trong ngoại khoa Đông Y
- Phụ lục 2: Bảng dành từ Hán Việt Anh giúp bạn đọc dễ hiểu lúc đọc sách chữ Hán
Hy vọng cuốn “Ngoại khoa Đông Y” xuất bản sẽ là một tài liệu tham khảo bổ ích cho nhiều bạn đồng nghiệp và bạn đọc.
Những Thói Quen Tốt
Người Phật tử luôn tâm niệm rằng: "Nhất thiết duy tâm tạo". Nghĩa là, hết thảy mọi việc đều do tâm ta tạo thành. Tâm chân thành có thể chuyển hóa kẻ hung dữ thành hiền thiện. Tâm dối trá, ganh tỵ có thể biến người hiền lương thành độc ác. Tủ Sách Phật Giáo gồm những câu chuyện nhỏ nhưng ý nghĩa sâu sắc, hướng chúng ta đến cái Thiện và ngộ ra những giá trị đích thực trong cuộc sống bon chen này.
Con Đường Dẫn Đến Phật Quả
Con Đường Dẫn Đến Phật Quả là một trong những sự giới thiệu tuyệt hảo cho giáo lý của Phật giáo Tây Tạng được sử dụng ngày nay. Bằng ngôn ngữ đơn giản, thông tuệ và với sự trong sáng trong khi sử dụng vô cùng tinh tế những hình ảnh lôi cuốn kinh nghiệm hàng ngày của ta, Ringu Tulku Rinpoche dẫn dắt ta khám phá những nguyên lý căn bản của con đường suy niệm và triết học của Phật giáo như nó được thực hành ở Tây Tạng. Ở đây ngài rút ra tinh túy và đưa ra một luận giảng về Pháp Bảo của sự Giải thoát, một bản văn do Đức Gampopa, trưởng tử tâm linh của ẩn sĩ vĩ đại Milarepa, biên soạn. Trong thể loại được coi là con đường tuần tự, cẩm nang của Gampopa là một tác phẩm kinh điển từng bước dẫn dắt ta tới sự giác ngộ.
Những giai đoạn của con đường này tuyệt nhiên không giả tạo: chúng đánh dấu sự đâm chồi của quá trình chuyển hóa sâu xa, của sự phát triển làm cho một đứa trẻ tâm linh trở thành một người trưởng thành về mặt trí tuệ. Việc ráng sức theo đuổi một tiến trình một cách giả tạo có nguy cơ làm khô héo mầm chồi trí tuệ thậm chí trước khi nó có thể nở rộ. Vì thế điều tối quan trọng là hành giả phải trở nên quen thuộc với mỗi giai đoạn này và thực hành chúng cho tới khi đạt được một kinh nghiệm nội tâm đích thực. Hành giả Tây Tạng Shabkar khuyên ta đề phòng sự mất kiên nhẫn, là điều có thể khiến ta xao lãng phương diện trọng yếu này của con đường và ước muốn tới đích mà thậm chí không bước đi.
Chữa Bệnh Bằng Đồ Hình Phản Chiếu Và Đồng Ứng
Cuốn sách hướng dẫn cách chữa bệnh bằng đồ hình phản chiếu và đồng ứng, mang lại nhiều kiến thức hay và bổ ích.
Trong phương pháp Diện Chẩn - ĐKLP ngoài hệ thống huyệt đạo trên mặt còn có 3 yếu tố quan trọng là:
1. Hệ thống đồ hình phản chiếu trên mặt và toàn thân
2. Hệ thống đồ hình đồng ứng giữa các bộ phận nội tạng và ngoại vi cơ thể
3. Các dụng cụ chuyên dụng của Diện Chẩn Đây là 3 yếu tố mà người thực hành Diện Chẩn cần nắm vững.
Để giúp cho các bạn nghiên cứu và học tập, chúng tôi đã tập hợp ba yếu tố nói trên trong tâp sách này.
Nội dung:
Phần thứ nhất: Hệ thống đồ hình Diện Chẩn theo nguyên lý phản chiếu
Phần thứ hai: Hệ thống đồ hình Diện Chẩn theo nguyên lý đồng ứng
Phần thứ ba: Bộ dụng cụ Vinamassage - Diện Chẩn - Điều khiển liệu pháp
Kinh Địa Tạng Trực Chỉ
Kinh Địa Tạng Trực Chỉ - Kinh này cho thấy các phương pháp theo các giáo lý của và giải thích các công đức, đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm. Nó liên quan đến Luật nhân quả và các hoạt động của nó bằng cách mô tả các hậu quả do những hành động xấu gây ra.
Ý nghĩa trọng tâm của Kinh Địa Tạng là “lòng hiếu thảo” với cha mẹ, nó như một ánh sáng rực rỡ chiếu sáng toàn thể vũ trụ. Cả vũ trụ đều vui mừng vì lòng hiếu thảo và vì thế người ta nói: “Trời và đất cho rằng, lòng hiếu thảo là thiết yếu, hiếu thảo là quan trọng nhất, với một người con hiếu thảo, cả gia đình đều an lạc”.
Nếu bạn hiếu thảo với cha mẹ, con cái của bạn sẽ hiếu thảo với bạn, nếu bạn không hiếu thảo với cha mẹ, con của bạn sẽ đối xử với bạn theo cách tương tự. Người ta có thể nghĩ, “Thế nào là một con người? Không phải chỉ đơn thuần là cố gắng đạt được thành công bằng mọi cách?” Điều này hoàn toàn sai!
Nhiệm vụ đầu tiên của con người là hiếu thảo với cha mẹ. Cha mẹ là trời đất, cha mẹ đều là chư Phật. Nếu không có cha mẹ bạn sẽ không có cơ thể, và nếu bạn không có cơ thể, bạn không thể trở thành một vị Phật. Nếu bạn muốn trở thành một vị Phật, bạn phải bắt đầu bằng cách hiếu thảo với cha mẹ.
Kinh này cho thấy các phương pháp theo các giáo lý của và giải thích các công đức, đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm. Nó liên quan đến Luật nhân quả và các hoạt động của nó bằng cách mô tả các hậu quả do những hành động xấu gây ra.
Năng Lực Chữa Lành Của Tâm
Những thiền tập đơn giản để có sức khỏe, sống hạnh phúc và hướng đến giác ngộ. Một dấu hiệu về sức mạnh liên kết giữa thân và tâm - được tìm thấy trong sự phân tích hơn một trăm cuộc nghiên cứu về mối liên kết giữa những cảm xúc và sức khỏe - là những người bị phiền não kéo dài, cho dù đó là sự lo sợ, bồn chồn, thất vọng, bi quan, hay giận dữ, thù hận, đều sẽ có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cao gấp hai lần trong những năm sau đó so với tỷ lệ trung bình thông thường
Nội dung cuốn sách gồm:
Chương 1: Con Đường Chữa Lành
Chương 2: Những Bài Tập Chữa Bệnh
Chương 3: Những Thiền Định Của Đạo Phật, Con Đường Đến Rộng Mở, Rãnh Rang.
Nhân Quả - Báo Ứng Hiện Đời
Tập sách gồm những câu chuyện nhân quả báo ứng tâm linh tôn giáo được soạn giả sưu tầm và kể lại, minh họa cho một chân lý muôn đời mà dân gian đã thể hiện nôm na qua những câu như: Ở hiền gặp lành hay Gieo gió gặt bão.
Sách có cả hình minh họa, giúp người đọc tiếp xúc với mỗi câu chuyện kể một cách sinh động hơn. Trên tinh thân ôn cố tri tân, đây là những bài học đạo đức vô cùng giá trị mà bất cứ ai trong chúng ta cũng đều nên nghiền ngẫm để không ngừng hoàn thiện chính bản thân mình.
Pháp Bảo Đàn Kinh
Pháp Bảo Đàn Kinh là bộ kinh duy nhất trong Phật giáo không do chính đức Phật thuyết giảng và ra đời rất lâu về sau chứ không vào thời Phật tại thế.
Thiền tông Trung Hoa xem bản kinh này là tông chỉ đốn ngộ, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật, nghĩa là phát triển khuynh hướng tu tập theo đúng lời dạy của Tổ Bồ-đề Đạt-ma: Giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự; trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật.
Trung Hoa Thí Thực Cô Hồn
"Trung Khoa Thí Thực Yếu Tập" là quyển sách chuyên dùng cho việc bố thí pháp giới lục đạo thập loại cô hồn ở những đàn tổ chức chẩn tế long trọng, nội dung bao quát ý nghĩa sâu rộng từ "Hiển giao" đến "Mật giáo", từ "Sự tướng" đến "Lý tánh" dùng những lời khai thị sâu sắc, nhắc nhở đại chúng tham dự pháp hội cũng như chúng cô hồn thức tỉnh, thật là một quyển sách tuyệt vời, có giá trị giúp cho âm - dương lưỡng lợi vậy.
Trong pháp hội chẩn tế, các Lễ sư, quan trọng hơn hết là vị Gia trì sư cần hiểu rõ nghĩa lý từng câu trong âm Hán - Việt, để việc quán tưởng được thành tựu trọn vẹn và chúng cô hồn mới được lợi ích lơn trong pháp hội này. Do đó, quyển sách nầy được dịch ra để vị Gia trì sư dễ dàng quán tưởng.
Kinh Dược Sư - Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức
Đây là một trong những bản kinh tụng thông dụng của người Phật tử . Kinh Dược sư nói về đại nguyện rộng lớn của đức Dược Sư Lưu Ly Quang.
Kinh thuyết dạy về công đức của người trì tụng kinh, xưng niệm danh hiệu đức Phật Dược Sư cũng như noi theo hạnh nguyện của ngài.
Khuyên Người Tin Bỏ Sự Tham Dục
An Sĩ Toàn Thư là một bộ sách khuyến thiện từng được Đại sư Ấn Quang hết lời ngợi khen. Từ trước đến nay, tuy sách này được rất nhiều người biết đến nhưng chưa từng có bản Việt dịch hoàn chỉnh nào
Sách dày hơn ngàn trang khổ lớn trong nguyên bản Hán văn. Phần đầu tiên là Giảng rộng bài văn Âm chất (Âm chất văn quảng nghĩa) chiếm khoảng hơn 400 trang, hiện đã được chuyển dịch hoàn chỉnh sang tiếng Việt và chú giải công phu bởi dịch giả Nguyễn Minh Tiến. Các phần tiếp theo sẽ được tiếp tục chuyển dịch và phát hành trong thời gian sắp tới.
Về nội dung sách, soạn giả sách này đã dựa vào bài văn Âm chất rất ngắn gọn (chỉ khoảng hơn 800 chữ) để biên soạn thành một bộ sách hơn 400 trang chữ Hán khổ lớn. Cách trình bày khá nhất quán trong toàn bộ sách. Cứ mỗi một câu được mang ra phân tích, bao giờ cũng An Sĩ toàn thư có một phần giảng rộng mà ông gọi là “phát minh”, sau đó đến phần đưa ra nhận xét, lời bàn, mà ông gọi là “án”. Tiếp đó, hầu hết đều có thêm phần trưng dẫn sự tích, gồm những câu chuyện được rút ra từ kinh điển hoặc các truyện tích trong Phật giáo, nhằm mục đích minh họa cho ý nghĩa của các phần trên.
Chính phần giảng rộng và lời bàn của tiên sinh An Sĩ đã khai phá và mở rộng ý nghĩa của bài văn Âm chất hoàn toàn theo tinh thần Phật giáo, giúp người đọc qua đó tiếp nhận được những giáo lý tinh hoa, những tri thức hướng thiện trên tinh thần từ bi, vị tha và trí tuệ. Không khó để chúng ta nhận ra rằng, tuy dựa trên bài văn Âm chất, nhưng hầu như phần trước tác của tiên sinh An Sĩ đã chi phối hoàn toàn nội dung của sách này.
Trọn bộ An Sĩ toàn thư gồm:
- Khuyên người bỏ sự tham dục
- Khuyên người tin sâu nhân quả (Quyển thượng)
- Khuyên người niệm Phật cầu sinh tịnh độ
- Khuyên người tin sâu nhân quả (Quyển hạ)
Văn Khấn Chữ Nôm giúp quý độc giả tìm hiểu và sử dụng một số bài văn khấn, tế đang được truyền bá trong đời sống thường nhật đã được sưu tầm và truyền lại từ xưa đến nay.
Tập sách được viết bằng hai ngôn ngữ chữ Nôm và chữ Việt hiện đại. Việc làm này nhằm mục đích xiển dương chữ Nôm, một thứ quốc ngữ thực thụ của dân ta do cha ông ta sáng tạo từ hàng ngàn năm nay nhưng đã mai một.
Tập sách gồm những nội dung chính như sau:
A. Hôn lễ
B. Tang lễ
C. Tế lễ
D. Các lễ tế khác
Việc khấn tế như thế nào, chọn bài văn nào phù hợp cũng tuỳ thuộc vào phong tục tập quán của từng vùng, từng miền, không thất thiết phải giống nhau. Thậm chí, đôi khi trong cùng một tỉnh, một huyện mà làng này dùng làng khác lại không. Đó là một thực tế.
Thuật Nấu Ăn Cho Khỏe Và Ngon
Vậy để cho phương pháp Ohsawa đi vào cuộc sống không bị chống đối từ mọi tầng lớp thấp cũng như cao trong xã hội, chúng ta hãy tìm hiểu, học hỏi, bắt chước và cùng sáng tạo theo truyền thống của xã hội mình, miễn sao để việc ẩm thực hằng ngày được ngon miệng. Đồng thời khiến trí phán đoán cao tột trong xã hội, chúng ta hãy tìm hiểu, học hỏi, bắt chước và cùng sáng tạo theo truyền thống của xã hội mình, miễn sao để việc ẩm thực hằng ngày được ngon miệng, đồng thời khiến trí phán đoán cao tột trong mỗi con người càng ngày càng được khai mở, bởi chỉ có trí phán đoán ấy một khi xuất hiện thì con người mới đạt đến một hạnh phúc thật sự trên trần thế.
Nấu Ăn Thực Dưỡng Cơ Bản - Các Qui Trình Nấu Rau Củ Và Cốc Loại
Làm thế nào để bảo đảm chất lượng món ăn, tận dụng tối đa lợi ích của nó cho cơ thể là việc không đơn giản.Cuốn sách này nhấn mạnh điều cơ bản ấy trong việc nấu nướng, gồm 3 vấn đề là: thực phẩm, kỹ thuật và các nguyên tắc nấu nướng.
Nấu ăn tức là làm chín thức ăn, điều ấy rất dễ. Làm thế nào để bảo đảm chất lượng món ăn, tận dụng tối đa lợi ích của nó cho cơ thể là việc không đơn giản.
Cuốn sách này nhấn mạnh điều cơ bản ấy trong việc nấu nướng, gồm 3 vấn đề là: thực phẩm, kỹ thuật và các nguyên tắc nấu nướng. Thực phẩm quan trọng nhất theo thực dưỡng là các loại thực phẩm nguyên chất, các thực phẩm theo mùa và tại địa phương. Sách cũng giới thiệu về lý thuyết thực dưỡng, lý thuyết âm dương áp dụng trong việc nấu ăn (âm dương của thực phẩm và cách chế biến). Cách cất giữ thức ăn, thiết lập thực đơn hợp lý.
Đặc biệt sách hướng dẫn rất chi tiết cách chọn thức ăn, trang bị nhà bếp, đề xuất một số thực đơn, cách nấu các cốc loại và rau củ, rong biển, bún, mì, xúp, bánh… theo phương pháp thực dưỡng.
Những Hiệu Quả Rõ Ràng Của Phương Pháp Ohsawa
Sách sưu tầm những trường hợp điều trị bệnh hiệu quả theo phương pháp Ohsawa, từng được đăng tải trên đặc san Sống vui từ trước năm 1975.
Mỗi trường hợp đều được bệnh nhân kể rõ bệnh lý trước và sau khi áp dụng phương pháp Ohsawa cũng như mô tả rõ những kết quả kỳ diệu đã đạt được. Vì thế, đây cũng có thể xem là một tập hồ sơ bệnh án rất thú vị dành cho tất cả mọi người.
Nguyên Lý Duyên Khởi - Bài Giảng Về 12 Nhân Duyên Và Cách Vận Dụng Vào Sự Tu Tập Theo Phật Giáo Tây Tạng
Sách nằm trong loạt sách liên kết được sự cho phép chính thức bằng văn bản của ngài Rajiv Mehrotra, thay mặt cho Văn phòng Đức Đạt-lai Lạt-ma tại Ấn Độ.
Đây là một bài giảng quan trọng của Đức Đạt-lai Lạt-ma về nguyên lý duyên khởi trong Phật giáo, đặc biệt là Phật giáo Tây Tạng và những ý nghĩa vận dụng trong sự tu tập hằng ngày.
Bản Việt dịch và chú giải do Cư sĩ Nguyễn Minh Tiến thực hiện với nhiều công phu và cẩn trọng, giúp người đọc có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp nhận những ý nghĩa sâu xa, uyên áo từ bài giảng.
Thông qua việc giảng giải chi tiết về ý nghĩa duyên khởi với nhiều cấp độ nhận hiểu khác nhau tùy theo từng trình độ tu tập, Đức Đạt-lai Lạt-ma cũng trình bày tóm lược quan kiến của nhiều trường phái Tây Tạng khác nhau trong việc vận dụng nguyên lý quan trọng này vào sự tu tập, từ những bước khởi đầu cho đến sự hành trì nâng cao.
Nói chung, đây có thể xem là tập sách vô cùng quý giá không thể thiếu đối với những ai đang muốn học hỏi và thực hành Phật pháp trong đời sống hằng ngày.
Diện Chẩn Điều Khiển Liệu Pháp
1. Về lý thuyết
- Phương pháp được xây dựng trên nền tảng triết học Đông phương, thừa kế phần nào kiến thức về y học cổ truyền VN, hình thành một phương pháp mới phòng, chữa bệnh không dùng thuốc. Cơ sở tìm ra đồ hình và huyệt vị không theo hệ kinh lạc của Đông y hay hệ phản xạ thần kinh của Tây y, mà là thuyết phản chiếu và thuyết đồng ứng - 2 thuyết căn bản của phương pháp.
- Cơ chế tác dụng: theo cơ chế tự điều khiển các dạng năng lương là chủ yếu.
2. Về thực hành
Chẩn đoán bệnh tật chủ yếu bằng cách khảo sát các biểu hiện bất thường ở da vùng mặt và toàn thân bằng mắt thường hoặc bằng các dụng cụ đặc thù của phương pháp. Có ưu điểm là có thể giúp thầy thuốc thấy ngay được sự bất ổn đang, đã hay sẽ xảy ra ở một cơ quan, bộ phận hay vùng nào đó trong cơ thể một cách nhanh chóng tương đối chính xác. Đây là phương pháp chẩn đoán bổ sung cho các phương pháp ‘vọng văn vấn thiết” của Đông y đã có từ bao đời nay. Nếu khéo biết vận dụng phối hợp sẽ thu được kết quả tốt hơn.
3. Về thực hành phòng, chữa bệnh
- Dựa vào đồ hình và sinh huyệt:
+ Lúc đầu dùng kim châm ngắn, mũi nhọn châm vào huyệt sâu từ 2 – 3 mm, nay không dùng nữa mà sử dụng các dụng cụ đặc thù như que dò huyệt, cây lăn, cây cào, búa cao su, điếu ngải… để chữa bệnh.
+ Phạm vi chữa bệnh cũng rộng tương đương các phương pháp châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt…
Âm Dương Khí Công
Sách hướng dẫn phương pháp thở gọi là âm dương khí công do Bùi Quốc Châu phát minh. Đây là một phương pháp thở đơn giản, dễ thực hiện nhưng mang lại kết quả rất kỳ diệu, đáng kinh ngạc.
Âm Dương Khí Công không chỉ có tác dụng tăng cường sức khỏe, thể lực, mà còn hỗ trợ điều trị hiệu quả rất nhiều bệnh tật. Sách đặc biệt có phần trình bày kết quả luyện tập cũng như trị liệu của rất nhiều người đã tập qua môn khí công này, ghi lại những kinh nghiệm và kết quả rất cụ thể đối với từng trường hợp trị liệu.
Kinh A-Di-Đà - Phật Thuyết A-Di-Đà Kinh
Kinh A-Di- Đà Phật Thuyết A-Di-Đà Kinh là một trong những kinh quan trọng nhất của giáo lý Tịnh độ tông. Chính kinh này đã trình bày về đại nguyện của đức A-di-đà và những điểm căn bản nhất của pháp môn Tịnh độ.
Bản Việt dịch lần này được thực hiện rất công phu, văn phong mạch lạc, rõ ràng kèm theo rất nhiều chú giải để giúp người đọc dễ dàng tiếp nhận ý nghĩa kinh văn.
Các Tông Phái Đạo Phật
Đạo phật từ khi đức Phật tổ lập giáo cho đến nay, đã hơn hai ngàn năm trăm năm,vốn vẫn là một đạo duy nhất. Song hoàn cảnh xã hội và con người ở khắp trên toàn cầu là khác nhau. Vì trên đường đời, nhân loại tiến hoá chẳng giống nhau. Kẻ thông minh tột bực, người mê thấp tối tăm, chẳng giống nhau; kẻ thong tha làm ăn, người vướng nhiều tình dục; kẻ tự do về trí, người lận đận việc nhà; kẽ đã từng học lý xem kinh, người vừa mới nghe văn tầm sách, có kẻ mới nhập mà thông, lại có người già đời còn dốt...
Bởi thế cho nên các bậc hiền thánh đều tuỳ phương tiện mà độ thế , cứu người. Chính đức Phật tổ từ thuở xưa cũng đã làm như vậy. Tuỳ thuận nơi những người đến nghe trong pháp hội, ngài thuyết dạy giáo pháp phù hợp. Hoặc giảng rộng lý lẽ, hoặc dẫn chuyện tích xưa, hoặc bày ra giới luật. Có khi nói xa, có lúc nói gần, có khi chỉ thẳng, có lúc dùng ẩn dụ...... Ngài dùng đủ cách như thế, cốt yếu cũng chỉ là muốn giúp cho chúng sanh đạt hiệu chân lý. Với hàng đệ tử xuất thân quý tộc nhưng dốc lòng tinh tấn, ngài dạy theo một cách. Với bậc vua quan còn tham đắm lợi danh, ngài lại dạy theo một cách khác. Với hàng gia thương rộng lòng bố thí, ngài dạy theo một cách. Với kẻ trung tín thành tâm, ngài lại dạy theo một cách khác hơn nữa. Cách sử dụng ngôn ngữ của ngài tiến hoá rất tuyệt diệu, phi thường. Trong kinh vẫn thường nói có đến tám vạn bốn ngàn pháp môn, cũng không ngoài ý này.
Muốn dễ hiểu hơn, ta hãy so sánh các tông phái của đạo Phật với những con đường đưa lên núi. Dầu theo con đường nào, lâu hay mâu, khó hay dễ, đi thẳng hay đi vòng, cuối cùng đều lên đến đỉnh cao của ngọn núi. Nghĩa là, dù tu theo tông phái nào mà dốc lòng, tận lực, thì cũng đều có thể đạt đến chỗ giải thoát rốt ráo cả.
Người ta cũng so sánh những tông phái với các thứ hoa. Tuy nhiên nhiều hương thơm, lắp sắc đẹp, đều là mọc lên từ khu vườn đạo Phật. Các tông phái dù khác nhau cũng không ra ngoài đạo Phật. Tông phái nào cũng nhắm đến cảnh giới Niết - bàn, giải thoát. Dù là Tiểu thừa, Trung thừa hay Đại thừa, nếu là người tu hết lòng chuyên cần thì chắc chắn sẽ gặt hái được kết quả tốt lành.
Tủ Sách Huyền Môn - Á Châu Huyền Bí
Cuốn sách gồm 8 chương hứa hẹn sẽ giúp bạn đọc khám phá thêm nhiều điều thú vị về vùng đất châu Á - một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại. Đây cũng là cuốn sách đặc biệt dành tặng những ai yêu thích tìm hiểu về chủ đề Tôn giáo.
"Các bạn nên biết rằng, cuộc đời chỉ trở nên một bài toán khó khi con người từ chối không chịu lắng nghe tiếng nói của nội tâm. Khi con người biết sám hối và quay về nhận thức chính tự tâm mình, vấn đề mưu sinh sẽ không bao giờ còn là một gánh nặng, bởi những gì giả tạm không thể sánh với những giá trị thường tồn. Con người sẽ trở nên một thực thể sáng tạo, bởi vì bản chất của tâm thức vốn là sáng tạo, và toàn thể vũ trụ vô biên này cũng không ra ngoài sự sáng tạo của tâm thức…”.
Triết Lý Nhà Phật
Sách được Cố học giả Đoàn Trung Còn biên soạn từ cách đây hơn nửa thế kỷ, sưu tập nhiều đoạn văn thơ, nhiều bài viết và trích đoạn kinh luận thể hiện khá đầy đủ và đa dạng về những tư tưởng triết lý trong đạo Phật.
Tuy đã ra đời khá lâu nhưng nội dung sách này đến nay vẫn hữu ích đối với những người học Phật cũng như những ai muốn thưởng lãm văn chương Phật giáo. Đặc biệt trong lần tái bản này, sách đã được hiệu đính, nhuận sắc văn chương và thêm vào nhiều chú giải, giúp người đọc có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp nhận những tư tưởng uyên thâm trong tác phẩm.
Triết lý nhà Phật được thể hiện trong sách này qua những áng văn thơ hay lạ và những mẩu chuyện kể thâm thúy, sâu sắc. Đây là một hình thức chuyển tải đặc biệt giúp người đọc có thể tiếp nhận một cách dễ dàng và thích thú.
Trong sách này còn có cả phần tiểu sử tóm tắt của các vị Tổ sư Ấn Độ và Trung Hoa. Thông qua việc kể lại cuộc đời và đạo nghiệp của các ngài, soạn giả cũng trình bày những khía cạnh khác nhau triết lý nhà Phật.
Nhiều trích đoạn kinh điển đã được soạn giả chọn lọc và trình bày một cách công phu, giúp người đọc có thể qua đó nắm bắt được nhiều ý tưởng sâu xa trong đạo Phật.
Kinh Bách Dụ
Kinh Bách Dụ ghi lại 98 câu chuyện của Đức Phật kể cho năm trăm người phạm chí. Sau mỗi câu chuyện là mỗi bài học để con người nhìn vào đó mà hiểu rõ bản chất của cuộc sống, để con người sáng trí mà sống và hành xử cho đúng.
"Mẩu chuyện này dụ cho bốn chúng đệ tử Phật, vì lợi dưỡng nên tự xưng mình đã chứng đạo. Có người ngu si, dối hiện đức từ bi làm chết lòng tin Tam bảo của thiện nam tín nữ, nên về sau, chính họ phải chịu khổ vô cùng. Như người bà-la-môn, vì muốn chứng nghiệm lời nói của mình, mà giết con để bịp đời vậy."
"Mẩu chuyện này dụ cho người muốn bố thí, nhưng đợi đến lúc có tiền nhiều mới thực hiện. Họ không biết rằng của cải đôi khi lại bị sung công, nước trôi, lửa cháy, giặc cướp và con hư phá hoại; hoặc chưa có nhiều tiền thì mình đã qua đời. Cũng giống như người ngu để dành sữa đây vậy."
Hành Trình Tu Học Phật Pháp
Tập sách đề cập đến hầu hết những vấn đề quan trọng cần biết về đạo Phật cũng như những chuẩn bị cần thiết để thực sự bước vào con đường tu tập Phật pháp. Hơn thế nữa, sách còn có phần hướng dẫn về thời biểu tu tập mỗi ngày cho người Phật tử.
Tập sách gồm những nội dung chính như sau:
Phần 1: Nhận chân về đạo phật
Phần 2: Vì sao chúng nhất định phải tu học phật pháp?
Phần 3: Hành trình tu học phật pháp
Phần 4: Hành trang tịnh độ
Có thể soạn giả đã kỳ vọng quá nhiều khi đề cập tất cả những điều này chỉ trong hơn vài trăm trang sách. Tuy nhiên, người đọc cũng nhờ đó mà có thể tiếp cận được khá đầy đủ những nét cơ bản của đạo Phật. Và nếu có đủ cơ duyên, tất nhiên vẫn còn vô số những kinh sách khác sẵn sàng cung cấp cho độc giả một kiến thức sâu rộng hơn.
Phương Pháp Ngồi Thiền
Sách Phương Pháp Ngồi Thiền: Pháp môn thiền định là cơ sở để khai triển trí tuệ, lại càng là phương tiện y cứ để giải thoát khổ não, đối với thân tâm con người ta rất có ích. Trong quá trình tu chúng của phật pháp, nó chiếm một địa vị cực quan trọng.
Đức Phật Thích Ca lúc ngồi dưới cội bồ đề, khai ngộ thành phật, đương thời ngài thành tựu chính giác trí tuệ vô thượng bồ đề, nhưng phương tiện mà ngài y cứ để chứng đắc vô thượng phật trí thì chính là pháp môn Thiền định. Vì vậy Thiền pháp là quá trình tu chứng của đức Phật Đà, là phương tiện khai phát trí tuệ, mà không phải là cứu cánh của phật trí. Nhưng nếu không có cơ sở của Thiền Pháp thì cứu cánh Phật trí khó mà thành tựu viên mãn.
Tập sách này cố gắng tóm thuật các kinh sách nói về phương pháp tọa Thiền, với hy vọng giúp ích được ít nhiều các bạn đọc muốn tìm hiểu về đề tài này.
Tự Chữa Bệnh Đơn Giản
Có những bệnh thường gặp như bệnh viêm họng, rối loạn tuần hoàn não, thoái hóa khớp, thiếu máu cục bộ cơ tim, cao huyết áp, sỏi thận, nám da mặt, u xơ buồng trứng, sỏi nhỏ ở thận... mà có thể ai cũng một lần mắc phải. Chính bản thân tác giả và nhiều bệnh nhân đã chữa khỏi hoặc cải thiện bệnh của mình bằng những cách thật đơn giản, ghi trong quyển sách y học này. Hy vọng Tự Chữa Bệnh Đơn Giản cũng sẽ đem lại lợi ích cho các bạn để giải quyết hiệu quả một số bệnh thường gặp trong khi các bạn "chưa gặp thuốc" hoặc hỗ trợ cho những cách điều trị mà bạn đang áp dụng.
Ngày Lành Tháng Tốt - Ất Tỵ 2025
Tập sách lịch này được ra đời chủ yếu từ những tài liệu sưu tầm của nhà nghiên cứu bát trạch và khoa chiêm tinh, như Bí Tàng Đại Lục Nhâm, Dương Trạch Tam Yếu,... đã hỗ trợ thiết thực cho cuộc sống của con người vốn nhiều phức tạp.
Chúng tôi đưa trở lại dữ liệu về - NGUYỆT TƯỚNG trong sách lịch, dành cho các vị nghiên cứu Bí Tàng Đại Lục Nhâm cũng như vận dụng Định luật Hòa Trực khi chuyển tiết trong lịch pháp.
Mong rằng cuốn sách nhỏ này sẽ giúp giải quyết một phần nào những thắc mắc về ngày giờ, năm tháng tốt xấu ra sao mỗi khi hành sự, những sự việc bình thường hoặc quan trọng trong cuộc sống mà mỗi người muốn tính toán giờ giấc nào hành sự cho thuận lợi...
Biển học mênh mông, chắc chắn tập sách nhỏ còn rất nhiều thiếu sót, kính mong các bậc cao minh chỉ giáo.
Học Châm Cứu Bằng Hình Ảnh (Tái Bản Có Chỉnh Sửa Bổ Sung)
Để đáp ứng cho những người bước đầu học châm cứu, chúng tôi biên soạn cuốn “HỌC CHÂM CỨU BẰNG HÌNH ẢNH”. Qua cuốn sách này, độc giả sẽ tự học điểm huyệt bằng cách mô tả theo giải phẫu dựa trên phép điểm huyệt ngày xưa của cổ nhân, kèm theo là huyệt được điểm trên tranh người mang tính thực tế.
Sách được chia làm bốn phần:
- Phương pháp xác định huyệt.
- Cách điểm huyệt của 12 kinh chính và hai mạch Nhâm, Đốc.
- Cách điểm huyệt thường dùng ngoài đường kinh chính ở đầu, mặt, cổ, gáy, ngực, bụng, lưng, tay, chân.
- Đưa ra một số bệnh thường thấy có thể dùng châm cứu để trị liệu.
Với một số bệnh thường thấy và phác đồ trị liệu những bệnh đó, người mới học có thể tự tìm kiếm từ những huyệt vị trong sách này để có thể ứng dụng được trên con người.
Để thống nhất cho giới Bác sĩ, Y sỹ, Lương y được đào tạo về châm cứu, chúng tôi biên soạn phần điều trị theo “Quy trình kỹ thuật Y học cổ truyền” của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới ban hành.
Hy vọng tập sách này mang lợi ích thiết thực đến với những người mới bước đầu vào môn châm cứu.
Hỗ trợ học tập hiệu quả với tài liệu PDF, Word - SachTruyen.com.vn chia sẻ các tài liệu học tập chất lượng, bao gồm sách, bài tập, đề thi, giúp người dùng học tập hiệu quả và đạt kết quả cao trong các kỳ thi.
DANH MỤC NỔI BẬT
Tài Liệu Toán, Tài liệu Tiếng Anh, Tài Liệu Công Dân, Tài Liệu Địa Lí, Tài Liệu Lịch Sử, Tài Liệu Sinh Học, Tài Liệu Ngữ Văn, Tài Liệu Hóa Học, Tài Liệu Vật lí.
VỀ CHÚNG TÔI