1. Trang Chủ
  2. ///
Logo Banner Home

Nhà cung cấp nxb tổng hợp tphcm

Tổng hợp sách của nhà cung cấp nxb tổng hợp tphcm
name

Đọc Người chết thuê, ướm mình giữa từng câu chữ sấp ngửa, đan chéo của hôm qua và hôm nay, của bao mộng ước hôm sau nữa, dễ khiến người ta lởn vởn trôi trên những đụn mây thiên di, chỉ chờ đủ nhân duyên sẽ sà cơn mưa tưới mát ngay cho cuộc đời vốn dĩ không thể êm đềm.

Là một trong số ít cây bút trẻ có ý thức làm mới mình, chú trọng suy tư cả về ý tưởng lẫn phong cách, Thái Cường với lần trở lại này đã lột xác hẳn so với Những mảnh mắt nhìn và Gam lam không thực.

Chọn lối trần thuật song song điểm nhìn làm điểm tựa, Người chết thuê dung hòa giọng văn mạnh bạo trên nền phương ngữ đậm chất vùng miền, vẽ nên mùa hè đáng nhớ của nhóm bạn trẻ đương độ “bẻ gãy sừng trâu”. Những cô cậu mới lớn này cùng nhau rong ruổi, lăn lộn với đời, đánh nhau đôi ba lượt lại cặp vai bá cổ dìu nhau qua từng ghềnh thác dại khờ, cứ thế vươn mình như cành khô gai góc, tự học cách trưởng thành bởi bao lần hoang mang, đổ máu, cả ngây người khi cơ thể lên tiếng.

Chìm trong những quãng văn được Thái Cường tận dụng triệt để cách viết đặc tả trên chuỗi tình tiết lúc miên man, lúc bất cần, bất cứ ai cũng thoáng thấy đâu đó bóng dáng chính mình của một thời tập tành say trong khói thuốc, nốc rượu cho thân tàn bệt bã, rồi ngàn vạn câu hỏi nhưng chẳng lần nào có đáp án, rồi những nỗi niềm giấu đi cho tới ngày chịu hết nổi phải òa nhiệt.

Lim dim và sặc sụa, tuổi trẻ cứ làm vẻ sành điệu cho đời biết tên nhau, nhưng lại là cả một thiên đường ắp đầy những bóng vỡ mà sau này có dịp ngồi ru ca bềnh bồng thêm lần nữa, chắc gì tay chạm đã với tới khi bao hoa mộng sẽ mãi tan biến giữa bức tranh mưu sinh hiện thời.

Thanh xuân bay đi, sầu vương gửi lại, đám bạn năm xưa giờ đứa giàu có, đứa con cái, đứa đã chết, cái chết dài dằng dặc như chưa từng dứt, như những mảng vôi rồi cũng trát thành vách tường sáng loáng. Sau ba mươi, có nhớ, có mong, vẫn phải rã rời trên phận đời, để một lần nào đó dợm lòng ngẫm lại cõi nhân sinh, tự dưng dụi mắt ngó trời, chợt khóc ròng thương những năm mười bảy.

Trần Huy Minh Phương

(Nhà văn – Nhà thơ)

name

Trong các hoạt động của Thành phố Hồ Chí Minh kỷ niệm ngày giỗ đầu của Thủ tướng Phan Văn Khải (17-3-2018 – 17-3-2019), Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh được giao nhiệm vụ thực hiện một ấn phẩm về  đồng chí Phan Văn Khải nhằm khắc họa chân dung người học trò ưu tú của Bác Hồ, một trong những nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.

Cuốn sách THỦ TƯỚNG PHAN VĂN KHẢI – NHÀ LÃNH ĐẠO XUẤT SẮC CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VÀ NHÂN DÂN bố cục theo 4 phần: Những trước tác của Thủ tướng Phan Văn Khải; Thủ tướng Phan Văn Khải qua ký ức của  đồng  chí, người  thân,  bạn  bè; Dấu ấn của Thủ tướng Phan Văn Khải trên một số lĩnh vực; Đồng chí Phan Văn Khải trong 10 năm hoạt động cuối đời. Qua 74 bài viết của gần 60 tác giả từ Thủ đô Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh, từ miền Đông đến miền Tây Nam Bộ, từ căn cứ địa Dương Minh Châu của thời kỳ kháng chiến chống Pháp đến chiến khu Bắc Tây Ninh trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước, phong cách vị thủ tướng của đổi mới, vị thủ tướng nghĩa tình, trọng dân, gần dân được phác họa rõ nét.

Giá trị tinh hoa về tư tưởng được thể hiện tập trung trong phần I với 5 bài hồi ký, tự thuật và 9 bài chuyên luận của đồng chí Phan Văn Khải viết về đề tài giáo dục truyền thống cách mạng, về hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Với lối viết chân thật, sinh động, mộc mạc và giàu biểu cảm, những bài hồi ký, tự thuật và chuyên luận của đồng chí Phan Văn Khải đã giúp thế hệ hôm nay và mai sau hiểu rõ hơn những biến thiên của xã hội, những thăng trầm của đất nước, những bước ngoặt của cách mạng và những giai đoạn đột phá của lịch sử đã diễn ra tại vùng đất Nam Bộ và trên đất nước ta trong 70 năm, từ thập niên thứ tư thế kỷ XX đến thập niên thứ hai thế kỷ XXI. Qua từng trang hồi ký, tự thuật, chẳng những bạn đọc hiểu rõ cuộc đời, thân thế, sự nghiệp cách mạng vẻ vang của đồng chí Phan Văn Khải, mà còn tiếp thu được những bài học kinh nghiệm vô cùng quý giá đã được đồng chí nung nấu và tôi luyện thành công trong 85 năm đồng hành cùng lịch sử.

Phần II gồm 29 bài viết giàu cảm xúc, được thể hiện qua kỷ niệm và ký ức sâu đậm của đồng chí, người thân và bạn bè, hình ảnh Thủ tướng Phan Văn Khải có sức lan tỏa sâu rộng trong độc giả bằng cái chân, cái thiện và cái mỹ; bằng việc tiếp thu đạo lý: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín; bằng sự quán triệt vận dụng tư tưởng, phong cách và nếp sống của người cán bộ Cụ Hồ: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

Trong phần III, 17 bài viết của 19 tác giả đã làm nổi bật dấu ấn năng động và sáng tạo của đồng chí Phan Văn Khải trên những chặng đường đột phá của lịch sử, từ việc tham gia “tháo gỡ” sự trói buộc của cơ chế quản lý nhằm làm “bung” năng lực sản xuất của Thành phố Hồ Chí Minh những năm trước Đổi mới và trong giai đoạn đầu tiến hành “cải cách”, “mở cửa”; hiện đại hóa hệ thống thể chế và văn bản pháp luật về kinh tế thị trường, tiếp tục xây dựng quan hệ đối ngoại đa phương, rộng mở trong hai nhiệm kỳ làm Thủ tướng, từ đó góp phần tạo ra những bứt phá ngoạn mục trong thời kỳ đất nước đổi mới, hội nhập và phát triển.

14 bài viết ở phần IV khắc đậm tấm lòng của đồng chí Phan Văn Khải trên lĩnh vực giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng cho nhân dân, cho thế hệ trẻ và cho đời sau trong khoảng 10 năm hoạt động cuối đời. Những bộ sách và những thước phim tài liệu về Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam, đặc biệt là bộ sách Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam; Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam; Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được ra đời dưới sự cố vấn nội dung sâu sát, đầy tâm huyết của đồng chí Phan Văn Khải.

Để cuốn sách có thể ra mắt bạn đọc, Nhà xuất bản chân thành cảm ơn sự chỉ đạo, định hướng và góp ý của Ban Tuyên giáo Thành ủy từ ý tưởng ban đầu đến nội dung, hình thức bản thảo. Xin tri ân sự nhiệt tình và tâm huyết của các đồng chí, các tác giả đã góp phần quý báu vào việc tổ chức bản thảo cũng như đóng góp bài viết cho cuốn sách. Đặc biệt xin trân trọng cảm ơn đồng chí Trần Hữu Phước, nguyên Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Xây dựng khu di tích lịch sử cách mạng miền Nam, một người bạn tâm giao của Thủ tướng Phan Văn Khải, dù tuổi cao sức yếu, dù bộn bề công việc vẫn dành thời gian hỗ trợ Nhà xuất bản tổ chức bản thảo và chăm chút các bài viết. Qua đó cũng cho thấy những tình cảm hết sức đáng trân quý mà các tác giả đã dành cho vị Thủ tướng trọn một đời vì nước, vì dân.

Được xuất bản đúng một năm sau ngày mất của Thủ tướng Phan Văn Khải, cuốn sách như một nén tâm nhang bày tỏ sự thành kính tưởng nhớ và biết ơn những công lao, đóng góp to lớn của Thủ tướng Phan Văn Khải đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân. Thủ tướng Phan Văn Khải đã đi xa, nhưng hình ảnh về một vị Thủ tướng bình dị, nghĩa tình, tài đức vẹn toàn, tận tâm cống hiến… sẽ mãi mãi được khắc ghi.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn cuốn sách không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, chúng tôi rất mong sẽ tiếp tục được các đồng chí góp ý chỉnh sửa, bổ sung tư liệu để khi có điều kiện tái bản, cuốn sách sẽ được hoàn thiện hơn.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc !

NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

name

Văn hóa không chỉ là khái niệm, mà còn được coi là thành quả. Đó là cột mốc mở ra các thời đại văn minh của loài người. Cách nay hàng vạn năm, nhờ các hoạt động trồng trọt và sản xuất nông nghiệp, loài người đã vượt qua thời kỳ dài săn bắt - hái lượm. Họ không còn lệ thuộc vào tự nhiên để sinh tồn. Họ khai thác, chinh phục tự nhiên, biến tự nhiên thành văn hóa, nhờ phát triển nhận thức. Kể từ đó, loài người bắt đầu tạo lập đời sống riêng của mình, xây dựng "Thế giới tự nhiên thứ hai", được gọi là quá trình đô thị hóa. Đô thị là quá trình con người tạo lập nên đời sống. Từ thời cổ trung đại đến hiện đại, đô thị đã trải qua nhiều hình thái. Chức năng của đô thị là nối dài sự phát triển của văn hóa, đáp ứng các nhu cầu phong phú, đa dạng của con người. Trong quá trình này, con người đã sáng tạo ra một loạt các thành quả văn hóa, trên các lĩnh vực tư tưởng, tôn giáo, khoa học, giáo dục, kinh tế, công nghệ và nhiều thiết chế khác. Đô thị vừa có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa, vừa có xu thế lan tỏa trên mọi phạm vi không gian. Đô thị trở thành môi trường sống của loài người, trong các tương quan hài hòa với thế giới tự nhiên, đồng bộ về kỹ thuật tiện ích, để con người ngày càng văn minh, tiến bộ.

Nước ta đang trong quá trình đô thị hóa. Bên cạnh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, càng cần phải chú ý đến đô thị hóa, với các thành quả văn minh của nhân loại, để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), nhằm mục tiêu làm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Hiện nay, nhiều công trình đã khảo cứu đô thị về các phương diện lịch sử, xã hội, địa lý hoặc nhân học, nhưng tiếp cận đô thị về văn hóa còn ít được quan tâm trong khi khái niệm văn hóa cho đến nay vẫn có nhiều quan niệm khác nhau. Công trình Văn hóa đô thị của tác giả Trần Ngọc Khánh xuất bản lần đầu năm 2012, được tác giả tiếp tục chỉnh sửa hoàn thiện.

name

Sài Gòn và Nam kỳ trong thời kỳ Canh tân 1875 - 1925

Sau khi chiếm được Sài Gòn và Nam kỳ làm thuộc địa, người Pháp nhanh chóng thiết lập và củng cố hệ thống hành chính, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát huy thương mại ở mảnh đất phì nhiêu và thuận lợi cho giao thông kinh tế, nằm giữa đường hàng hải nối Singapore và Đông Á (Hong Kong, Trung Hoa và Nhật Bản). Theo sắc lệnh ngày 4 tháng 4 năm 1867, đề đốc de la Grandière thiết lập một Ủy ban thành phố gồm một ủy viên thành phố và 12 nghị viên. Nhiệm vụ của Ủy ban thành phố này cũng giống như Hội đồng Thành phố sau này (12). Đến năm 1869, đề đốc Ohier muốn dân thành phố có tiếng nói nên ra sắc lệnh ngày 8/7/1869 với tên chính thức là Hội đồng Thành phố và 13 nghị viên trong đó 7 là do dân bầu và 6 do Thống đốc chỉ định, ông Turc, y sĩ hải quân, là thị trưởng đầu tiên.

Từ chỗ đứng này trên bán đảo Đông Dương, với Sài Gòn là thủ phủ, chính quyền Pháp bắt đầu để ý đến Cam Bốt và vùng sông Mê Kông với mục đích làm chủ sông Mê Kông từ hạ nguồn lên đến thượng nguồn để đi đến thị trường Trung Hoa rộng lớn, giấc mơ của bao nhiêu công ty, nhà thương mại của các nước Tây phương.

Thực hiện mục đích này, các đời Thống đốc Nam kỳ trong giai đoạn đầu đã làm áp lực chính trị và ngoại giao tạo ảnh hưởng đến vương quốc Cam Bốt. Pháp đã thành công lập được sự bảo hộ ở Cam Bốt vào năm 1863 (chỉ vài năm sau khi làm chủ Sài Gòn) chủ yếu là do triều đình Cam Bốt bị nước Xiêm (Thái Lan) hùng mạnh đe dọa và dễ dàng muốn chịu ảnh hưởng của Pháp để thoát khỏi sự lấn dần của Xiêm.

Với Cam Bốt nằm trong vùng ảnh hưởng của chính quyền Pháp ở Sài Gòn, họ đã gởi các đoàn thám hiểm từ Sài Gòn đi ngược dòng sông Mê Kông lên Cam Bốt và Lào để cố gắng thiết lập đường giao thông đến Vân Nam, Nam Trung Hoa. Đoàn thám hiểm đầu tiên là Doudard de Lagrée lên Cam Bốt, và đã tìm lại được khu đền Angkor với những bức ảnh đầu tiên chụp tại đây. Đường đi lên Lào để đến Vân Nam đầy khó khăn vì quá nhiều ghềnh thác, nhiều người trong đoàn đã mất vì bệnh và đuối sức và chỉ một vài người (trong đó có viên sĩ quan trẻ Francis Garnier) chông gai đến được Vân Nam và trở về Sài Gòn qua đường biển.

Với ước mơ đường giao thông từ Sài Gòn lên Vân Nam biến mất, ở Sài Gòn người Pháp bắt đầu để ý đến miền Bắc Việt Nam kế cận Vân Nam và Nam Trung Hoa. Từ đây đến Vân Nam khả thi và dễ dàng hơn. Với ý nghĩ này, Pháp bắt đầu tìm cách gây hấn với triều đình Huế và tạo dịp để có chân ở Bắc bộ. Từ Sài Gòn, năm 1873 Pháp đã gởi một đội quân do trung úy hải quân Francis Garnier chỉ huy đi tàu đến Hà Nội lấy cớ bảo vệ thương gia Pháp Jean Dupuis đang có xích mích tại đây với chính quyền Việt Nam của triều đình Huế. Quân Garnier gây hấn đánh chiếm thành Hà Nội, nhưng sau khi Garnier bị tử trận, chính quyền Pháp ở Sài Gòn cùng triều đình ký hòa ước 1874. 

Không lâu sau đó Pháp trở lại Bắc kỳ đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh, chiến tranh lan rộng cho đến khi Pháp đánh chiếm cửa Thuận An gần kinh đô Huế. Mặc dầu vậy chiến dịch Bắc kỳ vẫn tiếp tục giữa quân viễn chinh Pháp và quân triều đình do Hoàng Kế Viêm lãnh đạo cùng với quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc dưới sự hỗ trợ của nhà Thanh cho đến khi chiến tranh Pháp - Thanh chính thức xảy ra (1884 - 1885). Chỉ sau khi chiến tranh Pháp - Thanh chấm dứt với hòa ước Thiên Tân (1885) thì Trung Hoa mới từ bỏ sự bảo hộ của họ từ nhiều thế kỷ trước và chấp nhận sự bảo hộ của Pháp ở Việt Nam. Hòa ước Patenôtre 1884 nối tiếp hòa ước Harmand 1883 đặt Việt Nam hoàn toàn dưới sự đô hộ của Pháp với Nam kỳ là thuộc địa và Bắc kỳ, Trung kỳ là các xứ bảo hộ giống như Cam Bốt.

Cuộc khởi nghĩa chống Pháp và tay sai lớn nhất trong giai đoạn Pháp đặt nền bảo hộ lên Bắc kỳ và Trung kỳ là cuộc khởi nghĩa của người dân 18 thôn vườn trầu ở Hóc Môn – Bà Điểm xảy ra vào năm 1885. Lợi dụng quyền thế của mình và được Pháp tin cậy, đốc phủ sứ Trần Tử Ca đã tham ô, áp bức dân lành, tước đoạt tài sản, đất đai người dân là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự khởi nghĩa của người dân ở Sài Gòn - Chợ Lớn và ngoại thành. Đây cũng là khởi đầu của sự tham gia các tổ chức hội kín Thiên Địa hội và tôn giáo mà 20 năm sau đã bộc phát với sự khởi nghĩa của Phan Xích Long.

Sự thiết lập đường dây thép nối Sài Gòn, các tỉnh ở Nam kỳ và Cam Bốt sau đó được lan ra Trung kỳ và Bắc kỳ cuối cùng đến Lào là công trình thiết lập cơ sở hạ tầng rất quan trọng cho thực dân Pháp để thông tin liên lạc từ trung ương đến các địa phương trong mọi công việc từ hành chính, ngoại giao đến kinh tế và quân sự. Không có hệ thống truyền tin nhanh chóng này, thực dân Pháp không thể quản lý và điều hành trên một lãnh thổ rộng lớn của Đông Dương với địa hình đa dạng và khó khăn đi lại.

Chuyển tiếp từ giai đoạn chiếm đóng của thời các Thống đốc đề đốc hải quân đến giai đoạn củng cố và xây dựng cơ sở hạ tầng và hành chính bắt đầu với sự bổ nhiệm Thống đốc dân sự đầu tiên Le Myre de Vilers (1879 - 1882). Ông Le Myre de Vilers đã thiết lập trong thời gian ngắn làm Thống đốc các công trình xây cất cơ sở hạ tầng dân sự quan trọng từ các công sở đến đường bộ, đường thủy, đường sắt. Ở Sài Gòn, cơ sở hạ tầng cung cấp nước, cơ sở y tế và nghiên cứu khoa học như Viện Pasteur được thành lập và phát triển. Đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng cung cấp nước cho một thành phố hiện đại ngày càng phát triển. Cung cấp nguồn nước sạch là điều kiện tiên quyết cho an toàn y tế công cộng mà trước đó các cơn bệnh dịch tả truyền nhiễm đã làm tử vong rất nhiều người Pháp, Việt, Hoa. Về phương diện kinh tế, Nam kỳ vẫn tùy thuộc vào sản xuất và xuất cảng lúa gạo mà các tỉnh miền Tây là chủ lực. Hệ thống giao thông qua sông và kinh rạch nối các tỉnh với Sài Gòn và Chợ Lớn là huyết mạch ở nơi này. Các kinh rạch được đào và các vùng đất mới thênh thang được mở mang với các lưu dân vào lập nghiệp. Nhưng điều này cũng dẫn đến những vụ tham nhũng chiếm đoạt đất của nông dân đến định cư của các quan lại, viên chức địa phương. Vấn đề đất đai và chiếm đất đã đưa đến vụ nổi dậy của người dân ở làng Ninh Thạnh Lợi (Rạch Giá) năm 1927 và vụ án ở làng Phong Thạnh (Bạc Liêu) năm 1928 còn được gọi là vụ án đồng Nọc Nạng.

Về phương diện hành chính và đại diện dân cử, ông Le Myre de Vilers thành lập Hội đồng Quản hạt (Conseil colonial) qua nghị định ngày 8/2/1880, và các Hội đồng hạt (Conseils d’arrondissement, Hội đồng quận ở địa phương) ngày 15/5/1882. Ở cấp thành phố, ông cải tổ Hội đồng Thành phố Sài Gòn và thành lập thêm Hội đồng Thành phố Chợ Lớn. Luật ban hành ngày 28/7/1881 theo đó Nam kỳ có một đại biểu ở quốc hội Pháp. Ông cũng bãi bỏ hệ thống lao động cưỡng bách (corvée) ở khắp Nam kỳ cho những người không đóng thuế thân mà ông cho là không có lợi về kinh tế và chính trị.

Qua thế kỷ XX, ở Sài Gòn, sự thành lập chợ mới Bến Thành thay thế chợ cũ biểu hiện cho sự phát triển đô thị với chợ mới Bến Thành trở thành trung tâm mua bán đủ loại các hàng hóa Tây, ta sau đó được truyền bá đi đến lục tỉnh qua mạng giao thông đường bộ và đường xe lửa thay thế giao thông truyền thống đường thủy theo kinh rạch. Người Việt nhận thấy sự cần thiết canh tân xã hội và tư tưởng, trong đó sự phát triển dân trí và kinh tế tự lực là tiền đề để giành lại độc lập. Phong trào Minh Tân do các trí thức đứng đầu là Gilbert Trần Chánh Chiếu khởi xướng mà trọng tâm là tự lực và phát triển công nghệ, thương mại của người Việt cạnh tranh với người Hoa, Pháp và Ấn để có sức mạnh kinh tế và tiếng nói trong lĩnh vực chính trị. Mặc dầu không tồn tại lâu nhưng phong trào Minh Tân đã tạo nên ý thức trong quần chúng về nhận thức của sự cần thiết phải canh tân theo tân học nhất là sau cuộc biến động của hội kín Phan Xích Long - Thiên Địa hội mang nhiều tính chất tôn giáo huyền thoại thu hút đông đảo người dân tương tự như cuộc khởi nghĩa của nông dân ở Bắc kỳ tin theo thần trí của Kỳ Đồng.

Sự thành lập của Viện Hải Dương học ở Nha Trang năm 1930 (tiền thân là “Service des Pêche de l’Indochine” thành lập năm 1922) với nhiều nhà khoa học khảo cứu về sinh học, tài nguyên biển, sông ngòi và hồ ở Đông Dương dùng các phương tiện hiện đại như tàu nghiên cứu de Lanessan đã cho ta nhiều công trình nghiên cứu giá trị đặc thù của Biển Đông và sông nước ở Đông Dương. Đặc biệt là các chuyến khảo sát quần đảo Hoàng Sa và các công bố khoa học liên quan đến quần đảo này trong thập niên 1920 và 1930. Đây cũng là giai đoạn mà người Pháp chú ý đến vấn đề chủ quyền biển đảo ở Hoàng Sa sau khi xác định được chủ quyền lịch sử của Việt Nam qua triều đình Huế từ thời Gia Long. Xây dựng hải đăng trên đảo Pattle (Hoàng Sa) cho tàu bè các nước đi lại là một trong các hệ quả của sự xác định chủ quyền và đem quân đến chiếm đóng vào lúc chiến tranh Trung - Nhật diễn ra, trước sự đe dọa của Nhật lúc tình hình quốc tế ở Thái Bình Dương căng thẳng là những động tác thiết thực có tính cách chiến lược về chủ quyền. 

Về phương diện văn hóa, sự hình thành và phát triển cải lương qua sự kết hợp của hát bội, đờn ca tài tử và ảnh hưởng sân khấu kịch Tây phương là sự kiện nổi bật của sân khấu nghệ thuật trong giai đoạn 1910 - 1925. Sự phát triển của báo chí và văn học quốc ngữ được thuận lợi qua sự hình thành của các nhà in, nhà xuất bản người Việt từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Văn học chữ quốc ngữ ở Sài Gòn và Nam kỳ từ cuối thế kỷ XIX cho đến thập niên 1920 mở đầu cho nền văn học hiện đại Việt Nam với nhiều tác phẩm phản ảnh sự thay đổi trong đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội của người Việt trong giai đoạn canh tân. 

Về phương diện chính trị, hoạt động của người Việt chỉ giới hạn trong các Hội đồng Quản hạt, Hội đồng Thành phố và Hội đồng hạt ở các tỉnh nơi mà đa số các đại biểu hay nghị viên là thân Pháp. Sự thành lập của Đảng Lập Hiến do ông Bùi Quang Chiêu và các nhà trí thức Tây học, điền chủ, nghiệp chủ giàu có thành lâp. Sự tham gia chính trị của Đảng Lập Hiến tranh đấu cho quyền lợi người bản xứ thuộc giai cấp trung lưu và khá giả đánh dấu giai đoạn hợp tác ôn hòa với hy vọng quyền lợi người Việt được bảo vệ và sẽ có sự tự trị hay độc lập trong tương lai qua các cải tổ. Nhưng điều này đã không xảy ra như Đảng Lập Hiến mong mỏi và vì thế họ đã dần mất tín nhiệm dưới mắt người Việt. 

Sự mất tín nhiệm của Đảng Lập Hiến với chính sách “Pháp - Việt đề huề” sau nhiều năm đại diện người Việt ở lục tỉnh trong Hội đồng Quản hạt và Hội đồng Thành phố đã dẫn tới sự thành lập các phong trào, tổ chức đảng phải theo cộng sản đệ tứ và đệ tam tranh đấu giành độc lập từ năm 1925 đến 1945. Giai đoạn tranh đấu giành độc lập thoát khỏi thời Pháp thuộc là giai đoạn oai hùng bất khuất của dân tộc Việt trong lịch sử cận đại mà chúng tôi sẽ triển khai trong quyển sách nghiên cứu sắp tới.

Trích đoạn:

---  Trích tờ Le Petit Parisien (27/12/1909) cho biết các truyền đơn nổi dậy chống Pháp in ở Nhật đã được phát tán ở Nam Kỳ , và ông Gilbert Chiếu khi làm chủ bút tờ Nông cổ mín đàm đã cài vào báo tờ truyền đơn mà kiểm duyệt Pháp không biết nội dung do sự thiếu hiểu biết của quan chức Pháp. Tờ truyền đơn kêu gọi nổi dậy dược dịch ra tiếng Pháp như sau:

"Chúng ta là những người chủ đương nhiên của đất nước, nếu không giữ được đất nước, chúng ta sẽ không thể hưởng được quyền sở hữu ấy.

Hãy xem nước Phổ và Hoa Kỳ, họ cũng có những khó khăn, thất bại, nhưng họ đã phục hưng, canh tân lại đất nước bằng cách từ bỏ những thói quen của mình.

Trong lúc giải trí, tôi đọc sách lịch sử và nhận thấy người Nhật đã hoàn toàn thành công trong công cuộc cải cách của mình.

Bằng cách kết hợp tất cả các nỗ lực, họ đã tạo ra cho mình một chỗ đứng xứng đáng trên thế giới". ---

name

Còn gì thú vị hơn, khi bạn cầm trên tay một cuốn sách, đan xen giữa văn học, còn có chất của tùy bút, của những câu chuyện kể pha màu du ký

Tác giả Lâm Vân An, hiện đang định cư ở tiểu bang cao bồi của xứ cờ hoa. Năm hai mươi ba tuổi, Lâm Vân An đã bị cuốn theo một chương trình huấn luyện quản trị viên tập sự của một hãng tàu biển quốc tế, từ đó cô rong ruổi sống, làm việc khắp chân trời góc bể.

Xét trên khía cạnh lạc quan, khi chúng ta bước chân ra thế giới bên ngoài, đó là sự hội nhập. Chúng ta đem tới miền đất mới một tiếng nói riêng, như cách mà người Mỹ hay áp dụng cho một bữa tiệc, đó là mỗi người tự động đem tới một món ăn, góp vào cuộc vui chung - và bữa tiệc ấy rất phong phú, công bằng.

Nhưng sau khi bước qua hết những rộn ràng, vui vẻ, lúc ngồi với riêng mình, nhìn nhận lại tất cả, vẫn có những chênh chao nào đó nhiên sự hiu quạnh, nỗi cô đơn, thân phận ở đây không chỉ riêng với những người nhập cư, những kẻ tha hương, mà ngay với những người bản xứ, vẫn có những nhân vật đầy tâm trạ cũng có những ngày tồi tệ.

name

Cùng bạn đọc quý mến!

Những gì tôi viết đều như là món nợ mà tôi thấy mình cần trả lại cho đời. Có thể, trong tập sách này, có những trang đọc được và cũng có những trang độc giả chưa thật sự hài lòng; nhưng với tôi, từng chữ tôi viết ra đều là thật, đều được viết ra từ những rung cảm nơi thẳm sâu của trái tim.

Sài Gòn, vùng đất tôi lớn lên từ tuổi lên mười, khi phải chia xa quê hương Quảng Nam thời đất nước còn chìm trong lửa đạn. Tôi tận mắt thấy, tai nghe mọi điều của một Sài Gòn từ ngày xa xưa đến tận bây giờ. Tôi nhớ từng góc phố, từng ngọn đèn đường ngày xưa vào những tối nhọc nhằn kiếm sống; để bây giờ mỗi lần ngang qua đều ngẩn ngơ, bồi hồi tiếc nuối khi hình ảnh cũ không còn. Sài Gòn thay da đổi thịt từng ngày, cố xứng tầm với tên gọi một thời “Hòn ngọc Viễn Đông”.

Sài Gòn có những người “sang” và cũng không ít những người “hèn”. Tôi chỉ nhắc lại câu nói ấy và xin phép được để trong ngoặc kép hai chữ “sang, hèn”. Nghề báo tạo điều kiện để tôi hàng ngày nhiều lần đi qua những con đường Sài Gòn và bao giờ cũng vậy, tôi thấy trái tim mình rộn ràng, mỗi khi gặp những người “hèn” - những em bé đánh giày, những người già cầm tập vé số trên tay, những phụ nữ oằn mình dưới gánh hàng rong, những cô gái tự đánh mất mình trong chốn lầu xanh tội nghiệp… Cũng như bao nhiêu người khác, làm sao tôi có thể không quan tâm đến những thân phận ấy. Và tôi đã dừng lại bên họ.

Sài Gòn vẫn đang cùng đất nước, thế giới xoay trong vũ trụ bao la - “sang” và “hèn” vẫn còn đó…

Một số hiện tượng, sự việc mà quý vị đọc thấy trong tập sách này, rất có thể đã trở nên xa lạ với Sài Gòn hiện tại. Thật vui, nếu đó là những “điểm đen”, “mảng xám”… đã từng tồn tại một thời. Song, cũng là điều dễ hiểu và đáng trân quý biết bao khi mà từ xưa đến nay, hay mãi về sau “những điều tốt đẹp” vẫn hiện diện trên mảnh đất Sài Gòn đáng yêu này!

Hơn 50 bài phóng sự trong 3 tập sách này (chọn lọc từ hơn 300 bài báo cùng thể loại) được tôi thực hiện trong khoảng 10 năm cuối của thế kỷ XX (khoảng 1988 - 1999) và tất cả đã được đăng tải trên báo Phụ nữ Sài Gòn (sau đổi tên thành báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh).

Xin trân trọng giới thiệu cùng quý bạn đọc.

Sài Gòn, đầu mùa Hạ 2019

BÙI NGUYỄN TRƯỜNG KIÊN

name

“ Đọc những dòng thơ của người cha Lê Minh Quốc viết cho con gái là bé Mì hôm nay, tôi nhận ra có sự tiếp nối của mạch thơ mà Quốc viết từ ngày còn cắp sách tới trường. Đó cũng chính là ước vọng, khát khao của một người “lục thập hoa giáp” được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của bông hoa đầu tiên mà anh là người gieo mầm, chăm chút. Tập thơ Chào thế giới bây giờ con đã đến là quà tặng cao quý của người cha, người mẹ chắp cánh cho con vào đời với niềm vui vô hạn.

Lê Minh Quốc làm thơ cho con gái cũng chính là tiếng lòng của nhiều phụ huynh nói với con mình: Hãy làm tất cả những gì t ốt đẹp nhất cho thế hệ tương lai của chúng ta, ngay từ hôm nay. Trên cuộc đời này, điều gì đó có thể tàn phai nhưng lòng yêu thương dành cho nhau, cha mẹ dành cho con cái vẫn luôn còn lại và tươi xanh mãi mãi…” - Nhà biên kịch Đoàn Tuấn

Trích đoạn Từ mẹ, ba nghĩ về con - Lê Minh Quốc

“Tạ lòng một tiếng sóng vang

Rất gần gũi rất hân hoan rất tình

Đường dài nắng ấm bình minh

Đã trong nhau có bóng hình của nhau

 

Dạ thưa  ơn nghĩa nghìn sau

Có trong nhau có trong nhau một người

Chân trời cỏ biếc đang tươi

Từng ngày chờ đợi tiếng cười măng non

 

Môi hôn ghé xuống môi hôn

Ôm lấy trái đất vuông tròn trong tay

Mỗi ngày cúi xuống nghiêng tai

Lắng nghe nhịp thở đất đai nảy mầm”.

 

Thơ viết trong bệnh viện Từ Dũ - Lê Minh Quốc

“Đưa vợ vào Từ Dũ

Ngước lên nhìn trời xanh

Trái tim reo nghẹt thở

Hôm nay mới trưởng thành

Giấy chứng minh nhân dân

Xác nhận đang người lớn

 

Tươi trẻ lại mùa xuân

Giữa niềm vui bận rộn

Mọi người đang chào đón

Một hài nhi ra đường

Con đem theo quà tặng:

Sức khỏe, tiếng khóc, cười

Và tặng cho cuộc đời

Những gì con đang có

Đời yêu thương tặng ba

Là hình hài con đó

Một hạt mầm nho nhỏ

Từ lòng mẹ Liên Anh

Tươi non đầy sức sống

Tiếp nối cuộc hành trình…

Trưa ngày 9.9.2018

name

Lịch Sử Các Chế Độ Báo Chí Ở Việt Nam

name

Đây là câu chuyện bi tráng từng một thời xảy ra trên đất nước thân yêu của chúng ta, nhưng từ sau ngày hòa bình cho đến nay ít thấy sự hiện diện các tác phẩm nói về đề tài này, có chăng cũng chỉ là những câu chuyện được kể lại một cách ngẫu nhiên, rời rạc. E rằng đến một lúc nào đó những câu chuyện thật có liên quan đến lịch sử của cả một thời đất nước bị chia đôi sẽ dần rơi rớt mai một, và cũng không loại trừ bị xuyên tạc, rất thiệt thòi cho thế hệ trẻ trong việc tìm hiểu để nhận chân một giai đoạn lịch sử của dân tộc ta.

Qua tác phẩm, người đọc có thể cảm nhận được chặng đường 21 năm với miên man những sự kiện, với biết bao tên người, tên đất, tên sông… trải dài trên mảnh đất hình chữ S này, bắt đầu từ làng quê Cao Lãnh thân thương ngày ấy. Và, từ làng quê ở miền Nam hay thôn xóm ở miền Bắc, đâu đâu tác giả và bao người kháng chiến khác cũng đều được chở che, nuôi dưỡng bởi những người dân đôn hậu, bình dị, đầy lòng yêu nước.

Đâu có cuộc chiến nào chỉ có chiến thắng vẹn toàn mà không có đau thương mất mát! Biết bao con người đã vĩnh viễn nằm xuống, biết bao con người trở về mà cơ thể không còn lành lặn!... Nhưng rồi niềm vui chung của dân tộc đã xóa dần khoảng cách, để lòng người kết nối với lòng người, tình thân kết nối với tình thân… Rồi mọi vết thương cũng sẽ lành và thật sự nhiều vết thương đã lành. Giờ là lúc tất cả cùng nhìn về phía trước, sống, học tập, làm việc, cống hiến sao cho xứng đáng với cộng đồng thương yêu, đoàn kết đang sống quanh ta.

name

Nằm trong dòng sách artbook (sách nghệ thuật), một trào lưu sáng tác mới của các họa sĩ trẻ, Hội An trong tôi giới thiệu những điểm tham quan nổi tiếng của phố cổ Hội An như Chùa Cầu, Hội quán Phúc kiến, Hội quán Quảng Đông…, những món ngon như mì Quảng, Cao Lầu, cơm gà Phố Hội…, những quán cà phê mang bầu không gian tĩnh lặng của phố cổ… 

Điều đặc biệt là cuốn sách được tác giả thực hiện một cách công phu, tinh tế và sáng tạo, 100% hình ảnh trong tác phẩm đều đượcTrần Hoàng Đức vẽ tay - rất đẹp mắt... đáp ứng cả nhu cầu đọc lẫn nhu cầu xem của bạn đọc.

name

Mưa Ngâu Tháng Bảy (Tái Bản 2019)

name

"Apprendre  à  apprendre” (“học  cách  học”)  là một khẩu hiệu nổi tiếng trong tiếng Pháp và không dễ… dịch, vì động từ “apprendre” trong tiếng Pháp dường như có cả hai nghĩa trong tiếng Anh: “to teach” và “to learn”! Không có sự tách bạch giữa “dạy” và “học”, vì vị trí của chúng đôi khi có thể thay thế cho nhau, hay nói ngắn, giữa chúng có một sự “vận động”. Sự vận động ấy chính là phương pháp.

Từ khi René Descartes viết quyển “Các quy tắc hướng dẫn tư duy” (Règles pour la direction de l’esprit) năm 1628 và “Luận văn về Phương pháp” (Discours de la Méthode) năm 1637, khoa học và tư duy khoa học thật sự bước vào thời hiện đại, tức, ta không còn có thể suy nghĩ và làm việc như thể không có… Descartes được nữa! Gần bốn thế kỷ đã trôi qua với biết bao sự cải tiến và tinh vi hóa về phương pháp trên mọi lĩnh vực, nhưng mục tiêu của nó không thay đổi, đúng như Kant đã nói: “Ta không thể học triết học, mà chỉ có thể học cách triết lý” hay như lời của Albert Einstein: “Giá trị của một nền giáo dục (…) không phải là dạy và học được nhiều sự kiện mà là đào luyện cho tinh thần biết tư duy…”.

Bộ sách CẨM NANG TƯ DUY này dành cho mọi độc giả, từ học sinh, sinh viên đến các giảng viên, các nhà nghiên cứu, doanh nhân, người đã đi làm cũng như quý phụ huynh… muốn nâng cao năng lực tư duy của mình. Học sinh, sinh viên có thể đọc cẩm nang như tài liệu tham khảo để học tốt các bộ môn; quý phụ huynh có thể sử dụng cẩm nang để vừa nâng cao năng lực tư duy của mình vừa giúp con em mình phát triển các kỹ năng tư duy cần thiết để học tốt; các giảng viên, nhà nghiên cứu có thể sử dụng cẩm nang để xây dựng tốt các chủ đề của mình; người đã đi làm, doanh nhân… có thể áp dụng các kỹ năng, ý tưởng của cẩm nang vào công việc và cuộc sống.

(Bù Văn Nam Sơn)

name

Tiếp theo cuốn sách Hồi ký căn cứ kháng chiến Khu Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định trên địa bàn TPHCM (1945 - 1975), Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM đã chỉ đạo tiếp tục tổ chức biên soạn tập 2 cuốn sách Hồi ký nhằm ghi lại những ký ức thiêng liêng về cuộc sống, chiến đấu, học tập, rèn luyện, những tâm tư, tình cảm của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ở các căn cứ nằm ngoài địa bàn TPHCM…

Sau gần 1 năm thực hiện, cuốn Hồi ký tập 2 đã hoàn thành và ra mắt ngay trong dịp TPHCM kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và chuẩn bị các hoạt động kỷ niệm 40 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Cuốn Hồi ký căn cứ kháng chiến Khu Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định (1945 - 1975) tập 2 bao gồm 85 bài viết của các tác giả cũng đồng thời là những người từng trực tiếp tham gia các cuộc kháng chiến chống Mỹ và Pháp viết ra. Đây được xem là thiên hồi ký tái hiện những căn cứ địa và hậu phương cách mạng vững mạnh trong kháng chiến bao gồm các lõm chính trị trong nội thành, các căn cứ ven đô, hậu phương trực tiếp trên những hướng chiến lược trọng yếu và cả căn cứ trên địa bàn các tỉnh. Địa thế, lòng dân và chiến thuật bố trí phòng thủ hợp lý đã làm cho các căn cứ trở thành “mái nhà an toàn” cho các lực lượng kháng chiến. Những bài viết trong cuốn sách phản ánh thêm một phần nhỏ về những năm tháng sống, công tác, chiến đấu ở các căn cứ kháng chiến đóng trên địa bàn các tỉnh bạn; về tình yêu thương bao la, sự đùm bọc, chở che của đồng bào, đồng chí, đồng đội các địa phương.

Trải qua hai cuộc kháng chiến, căn cứ Khu ủy (Thành ủy) luôn là mục tiêu triệt phá, là nỗi nhức nhối của kẻ thù. Nhiều lần phải di chuyển căn cứ do địch đánh phá ác liệt nhưng từ miền Đông đến miền Tây Nam bộ và cả trên đất Campuchia, bất kỳ nơi đâu, Khu ủy cũng đều nhận được sự đùm bọc, chở che của nhân dân địa phương. Cuộc sống, chiến đấu, học tập, lao động, rèn luyện của cán bộ, chiến sĩ cách mạng trong vùng căn cứ cực kỳ anh dũng, oanh liệt với sự hi sinh to lớn nhưng vẫn đầy ắp tình yêu thương của đồng bào, đồng chí, đồng đội.

Trong bài viết của mình, nguyên Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Gia Định Mai Chí Thọ ghi lại những tình cảm, sự sẻ chia, đùm bọc đầy ắp ân tình này: “Thời gian này, chúng tôi đi đến đâu, bà con cũng như anh em du kích địa phương đều hết lòng chia lửa với chúng tôi, có gia đình hi sinh gần hết vì bom đạn của Mỹ - ngụy. Mặc dù phải chịu đau đựng nhiều tổn thất nhưng họ vẫn rất tín nhiệm và thương yêu chúng tôi. Rất nhiều thanh niên địa phương bày tỏ mong muốn được gia nhập đơn vị Khu ủy để chiến đấu và công tác, số lượng này vượt quá yêu cầu nên chúng tôi không thể nào thu nạp hết được. Khi chúng tôi dời về Vĩnh Trà (Vĩnh Long, Trà Vinh nhập lại) chưa kịp đưa Đội bảo vệ về căn cứ mới thì đồng chí Bí thư Tỉnh ủy - anh Năm Trung, đã dành cho chúng tôi những địa điểm tốt nhất và chia cho một nửa lực lượng bảo vệ của Tỉnh ủy. Các Tỉnh ủy Bến Tre, Mỹ Tho đều có hành động tương tự khi căn cứ của các đồng chí ngày càng bị thu hẹp lại…”.

Có thể nói, các căn cứ kháng chiến của Khu ủy (Thành ủy) đã tồn tại như một biểu tượng của cuộc kháng chiến, tiêu biểu cho ý chí, sức mạnh tinh thần của toàn dân; là chỗ dựa về mặt chính trị, nơi hướng về, hi vọng và khích lệ đồng bào khắp nơi kháng chiến.

Ban cố vấn biên soạn cuốn sách là đồng chí Phan Văn Khải (nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ), đồng chí Trần Hữu Phước (nguyên Phó trưởng ban thường trực, Ban Chỉ đạo Xây dựng Khu Di tích lịch sử Cách mạng miền Nam). Ban thường vụ Thành ủy chỉ đạo biên soạn với Trưởng ban là Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM Võ Văn Thưởng.

Hồng Hiệp

name

Một công chúa biết được một bí mật khủng khiếp về người cô yêu nhưng cô vẫn chấp nhận tất để cưới chàng. Lòng hiến dâng và kiên định của cô đã được tưởng thưởng bằng một điều ước và cô đã khôn khéo sử dụng điều ước của mình. Có nguồn gốc từ Ấn Độ, truyện cổ Điều Ước Cuối Cùng ca ngợi sức mạnh của tình yêu, lòng hiến dâng và tính kiên định của con người.

name

Từ thuở nhỏ hai tiếng Sài Gòn đã cuốn hút tôi lạ lùng. Thi thoảng tôi được nghe mẹ kể ông kia bà nọ đã từng đi Sài Gòn, vào tham quan dinh Thống Nhất ngồi ghế tổng thống, chơi ở công viên Tao Đàn, coi thú nhảy múa trong Thảo Cầm Viên, dạo chợ Bến Thành, ăn kem Bạch Đằng, uống cà phê hồ Con Rùa, xem cải lương rạp Trần Hưng Đạo, lên tận Chợ Lớn mua hàng,… Tôi tưởng tượng Sài Gòn như vùng đất chỉ có trong những câu chuyện cổ tích và luôn mơ ước sẽ vào đó coi cho biết. Chẳng những tôi mà dường như bất cứ đứa trẻ nào ở xứ sở nắng lửa mưa dầu gió cát miền Trung quê tôi cũng đều ước mơ được một lần vào tận Sài Gòn. Sau này lớn lên tôi còn được biết có những người nông dân suốt đời quanh quẩn ruộng đồng sau luỹ tre làng, ước mong một ngày thấy được thị xã hay thành phố, hai tiếng Sài Gòn đối với họ như thiên đường mà cho đến khi nhắm mắt xuôi tay trở về đất mẹ vĩnh hằng thì Sài Gòn vẫn chỉ là niềm mơ ước. Và đâu chỉ người miền Trung mà tôi tin bất cứ người Việt Nam nào ở trong và ngoài nước, tất nhiên ngoại trừ những người sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn, đều mong muốn một lần đến với thành phố từng được mệnh danh Hòn Ngọc Viễn Đông.

Dẫu biết đất nước ta ở đâu cũng đẹp, cũng thiêng liêng, cũng quyến rũ, nhưng Sài Gòn mang vẻ đẹp riêng, có sức sống riêng, sức hấp dẫn riêng của một không gian địa lý, văn hoá và lịch sử độc đáo mà không nơi nào có được. Nhiều người đã dày công nghiên cứu, đưa ra những kiến giải khác nhau về sự ưu việt của vùng đất và con người trong quá trình lịch sử hình thành và phát triển từ Sài Gòn đến Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, những nghiên cứu, biên khảo, trước tác ấy chưa phải đã hoàn toàn thấu đáo, đặc biệt đâu là sức hấp dẫn thực sự khác biệt của thành phố này so với những nơi khác, để rồi từ đây xuất hiện nhiều sự kiện trọng đại và nhiều nhân vật mang tính tiên phong, có tầm ảnh hưởng, đóng góp những giá trị khác nhau cho sự nghiệp cứu nước và xây dựng đất nước. Trong số những kiến giải về Sài Gòn, tôi thích góc nhìn của nhà Nam Bộ học Sơn Nam khi ông nhận định một cách giản dị mà sâu sắc: “Người Sài Gòn nào phải tự trên trời rơi xuống, thình lình! Đất Sài Gòn hơn 300 năm trước nào phải bỗng dưng trở thành xương thịt của Tổ quốc Việt Nam. Theo tôi, Sài Gòn là vùng đồng bằng mang đậm nét đặc trưng về địa lý, về lịch sử; là một cảng biển, cảng sông, cảng đường bộ, là không cảng với vị trí đặc thù ở Đông Nam châu Á. Đây là nơi nhạy cảm, đón nhận các vùng văn hoá Đông - Tây, đặc biệt là sớm tiếp cận với vùng Đông Nam châu Á (mà nay ta gọi là khối ASEAN), tiếp cận từ hơn 300 năm. Vùng đất thuận lợi để giao thương về kinh tế thương mãi, đem lợi ích cho nhiều nước trong vùng và cho thế giới. Sống ở cảng biển, với dịch vụ, người Việt phải sớm hoà nhập cho bằng được. Những nét đặc trưng của người Việt được dịp phát triển, phơi bày rõ nét ở Sài Gòn hơn địa phương khác. Hiếu khách, luôn luôn lạc quan, yêu lao động, yêu Tổ quốc, chống ngoại xâm là điều mà dân tộc nào cũng có. Nhưng ở Sài Gòn, những nét nói trên được tập trung đến cao độ, khi gặp thử thách gay gắt. Bọn xâm lược đã lầm to khi nhìn thấy dân Sài Gòn thích cái lạ đưa từ nước ngoài vào, sớm mặc đầm, vui chơi suốt đêm, nhưng họ đâu ngờ rằng Sài Gòn còn mặt chìm, còn lượn sóng ngầm từ cả nước tập trung về” (Lời giới thiệu bộ sách Phỏng vấn Người Sài Gòn nhân kỷ niệm 300 năm Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh 1698 - 1998).

Có những thời điểm, sự kiện quan trọng mang tính bước ngoặt, cả nước đã hướng về Sài Gòn và Sài Gòn trở thành biểu tượng sức mạnh của cả nước, mà trong lịch sử hiện đại thì Nam kỳ khởi nghĩa năm 1940, Nam Bộ kháng chiến năm 1945 cho đến Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 hoặc công cuộc Đổi mới chính thức bắt đầu năm 1986 sau này là những minh chứng xác thực. Và “lượn sóng ngầm” mà nhà văn Sơn Nam nói chính là tinh hoa, tài năng, trí tuệ, ý chí, nghị lực, sức mạnh tinh thần lẫn vật chất thể hiện qua những con người cụ thể từ khắp cả nước hội tụ về trong hoàn cảnh và điều kiện tốt của thành phố này để góp phần làm nên chiến công, dựng nên thành tựu, tạo nên hào khí Sài Gòn.

Trong chiến tranh cứu nước, Sài Gòn là đất dữ. Trong hoà bình xây dựng, Sài Gòn là đất lành. Và bất kỳ trong hoàn cảnh nào mảnh đất này cũng gắn liền với những nhân cách và tài năng đáng kính, đáng quý. Chưa kể những nhân vật như Nguyễn Hoàng, Nguyễn Hữu Cảnh, Lê Văn Duyệt, Võ Trường Toản, Trịnh Hoài Đức,… từ thời khẩn hoang, bình định lập làng lập ấp, chỉ riêng từ đầu thế kỷ XX về sau, rất nhiều con người tài năng đã được sinh trưởng hoặc hội tụ về Sài Gòn, mà sự nghiệp của họ đã và đang để lại dấu ấn trên nhiều lĩnh vực khác nhau của thành phố. Với nghiệp cầm bút, tôi may mắn đã gặp, trò chuyện với nhiều nhân vật của Sài Gòn và họ đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu đậm gắn liền với vùng đất lành này. Một danh tướng Trần Văn Trà văn võ song toàn. Một giáo sư sử học, triết học Trần Văn Giàu từng là nhà lãnh đạo cách mạng tiền phong và quyết đoán. Một “ông vua vũ khí” Trần Đại Nghĩa bác học xuất chúng. Một nhà cách mạng lão thành Hà Huy Giáp giản dị mà uyên thâm. Một bậc thầy Cao Xuân Hạo gây chấn động giới ngữ học quốc tế. Một “hùm xám” Tô Ký dũng cảm và nghĩa hiệp của Mười tám thôn Vườn trầu. Một bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng song hành với bác sĩ Phạm Ngọc Thạch minh triết và giàu lòng nhân ái. Một nhà điêu khắc Diệp Minh Châu tài hoa, đào hoa và có nguồn cảm hứng vô tận về lãnh tụ Hồ Chí Minh. Một danh tướng Hoàng Cầm gắn liền với những trận đánh lớn. Một nhà văn hoá Sơn Nam say đắm lưu giữ “bụi vàng” ký ức Nam Bộ. Một giáo sư Hoàng Như Mai nghệ sĩ, cuốn hút. Một thuỷ tướng Đồng Văn Cống tung hoành miền sông rạch. Một nghệ sĩ Võ Anh Ninh dày công chép sử bằng nhiếp ảnh. Một vị tướng đa năng Trần Văn Danh giỏi chỉ huy tình báo, đánh trận và cả trong xây dựng kinh tế. Một nhà văn Nguyễn Quang Sáng ham chơi và bất ngờ như mùa gió chướng. Một võ sư Minh Cảnh từng “vô đối” ở Đông Dương. Một thi sĩ - soạn giả Kiên Giang lãng tử và đa tình. Một chiến tướng mê viết văn Bùi Cát Vũ lớn lên trong gió bụi Sài Gòn. Một nhạc sĩ Lê Thương lãng mạn và bi tráng với ba bản Hòn vọng phu. Một nhà văn Lý Văn Sâm nghĩa khí và mê mải chuyện đường rừng. Một vị tướng Phan Khắc Hy luôn ám ảnh nỗi đau của nữ chiến sĩ Trường Sơn. Một Dã Lan ngược xuôi tiên phong nghiên cứu gia phả học. Một học giả An Chi thầm lặng mà bất ngờ và uyên bác. Một hoạ sĩ Choé độc đáo với những bức tranh biếm hí hoạ hàng đầu thế giới. Rồi những Phùng Há, Viễn Châu, Út Trà Ôn làm dậy sóng nghệ thuật tài tử vọng cổ, cải lương Nam Bộ. Và nhiều con người tài năng khác trên nhiều lĩnh vực, càng về sau càng đông đảo như Chim Trắng, Lê Văn Thảo, Văn Lê, Trần Văn Tuấn, Phạm Sỹ Sáu, Triệu Từ Truyền, Bùi Chí Vinh, Lâm Xuân Thi, Nguyễn Tài My, Hoàng Quốc Tuấn, Vũ Việt Dũng, Mỹ Chi, Thanh Thanh Tâm, Thoại Mỹ,… Tất nhiên còn nhiều tài năng đáng trân trọng khác mà tôi đã hoặc chưa được gặp. Môi trường tốt của đất lành đã tạo nên những con người hào phóng, nghĩa tình đã tận tâm, tận lực, tận tuỵ và thầm lặng góp phần làm nên diện mạo không gian văn hoá riêng đáng tự hào cho Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh. Bằng sự cuốn hút của hai tiếng Sài Gòn từ thuở ấu thơ và bằng tình yêu đối với thành phố mà bản thân được học tập, sinh sống, làm việc từ năm chưa tròn hai mươi tuổi, tôi lần lượt ghi chép lại những hiểu biết của mình qua cuộc đời và sự nghiệp những nhân vật cụ thể trong bộ sách nhiều tập Sài Gòn đất lành chim đậu, với ước muốn tri ân vùng đất đã cưu mang mình và cung cấp cho người đọc những thông tin hữu ích có thể. Tôi xin chân thành cảm ơn Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo động lực cho tôi hoàn thành và được xuất bản bộ sách. Trong quá trình biên soạn không thể nào tránh được sai sót, nhất là đối với những nhân vật lịch sử quan trọng, tôi cũng mong đón nhận sự chia sẻ, góp ý chân thành của những người liên quan và bạn đọc tri âm.

    PHAN HOÀNG

name

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn

Chế Lan Viên

Từng đi lại, sinh sống và làm việc tại nhiều nơi, ở trong lẫn ngoài nước, kiến trúc sư - nhà nghiên cứu Việt Nam học Nguyễn Hữu Thái cũng có cùng cảm nhận như nhà thơ Chế Lan Viên về chốn ở của mình. Thông thường ta không mấy quan tâm hoặc cảm nhận về nơi ở, ngôi nhà của mình, chỉ khi rời xa nó, ta mới quay quắt nhớ về nó, như nhớ về một “tâm hồn” bạn đồng hành.

Tuy đã giảng dạy lâu năm về kiến trúc, nhưng khi được yêu cầu trình bày về ngôi nhà của thường dân người Việt, kiến trúc sư Thái thú nhận bản thân mình cũng lúng túng do chưa am hiểu thấu đáo về sự xuất hiện, tồn tại và biến chuyển của ngôi nhà. Chỉ gần đây, do yêu cầu viết một biên khảo về nếp ở của người Việt, anh mới tập trung nghiên cứu lại vấn đề một cách căn cơ hơn. Chia sẻ những ý tưởng đó với bạn bè và học trò của mình, họ đều đề nghị anh nên tập hợp các nghiên cứu về “Ngôi nhà Việt” đó trong một tập sách chuyên đề.

Nhà xuất bản chúng tôi cũng đề xuất anh hoàn chỉnh công trình nghiên cứu đó của anh và trình bày vấn đề này cho rộng rãi bạn đọc.

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cuốn sách Ngôi nhà Việt anh vừa mới hoàn thành và mong rằng các ghi chép tản mạn này sẽ giúp bạn đọc có được một cái nhìn tổng quan về nơi ở của người Việt lẫn cái “hồn cốt” rất riêng của nó.

Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh

name

Sách sẽ điểm qua hầu như tất cả những bộ tự điển – từ điển Hán Việt đã xuất hiện ở Việt Nam từ khởi thủy cho đến hiện tại, khởi đầu từ những công trình tiên phong có trước cả hai bộ Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh (1932) và Hán Việt tự điển của Thiền Chửu (1942); rồi lần lượt giới thiệu sơ lược theo thứ tự thời gian xuất hiện sau đó hầu hết những bộ tự điển – từ điển Hán Việt tiêu biểu đã ghi nhận được, kể từ bộ Từ điển Trung Việt của Văn Tân trở đi.

Mục đích là để giúp cho người đọc có được cái nhìn tổng quan về lịch sử phát triển của tự điển – từ điển Hán Việt tại Việt Nam, đồng thời biết được trong kho tự điển – từ điển Hán Việt đã có được những công trình gì, đặc điểm ra sao, như một cách hướng dẫn để trang bị công cụ học tập, tra cứu chữ Hán khi cần.

name

Tìm cách gợi lại những bóng hình của quá khứ, là việc không phải của riêng tôi, kẻ đã thất lạc mình giữa những xa vắng lung linh, mà là nỗ lực của tất cả những ai từng sống trọn vẹn trong dung ảnh xa xưa của một thời nào đó, đến không bao giờ nhoà xoá đi, không bao giờ quên lãng. Những dòng trên đây là cách duy nhất để tìm lại quãng thời gian đã tan chảy ấp chứa trong nó một vùng đất, cuộc sống đồng quê, những mảnh đời , những kỷ niệm lạc mất, những rung cảm chân thật… Tôi cố nuôi tham vọng kiến tạo quá khứ bằng nỗi nhớ, sự dằn vặt đầy thôi thúc từ tiềm thức để kéo lại những phút giây tươi đẹp mỏng mảnh, níu lại cái tính bất định của sự vật vô thường trôi qua trong sự bất lực của kiếp nhân sinh. Không hoài công với vài trang viết, nhưng tôi thất bại vì tất cả đã thực sự trôi qua rồi, cái còn lại đây chỉ là những ảo ảnh tính linh mà tôi đã nhận diện phần nào trong đại dương sâu thẳm lượt trích từ quá khứ.

name

Kế Thừa Và Phát Huy Những Di Sản Hồ Chí Minh

name

Tác giả: Trần Huiền Ân

Tên thật Trần Sĩ Tuệ

Sinh năm 1937 – Đinh Sửu

Quê ở làng Vân Hòa,  tổng Sơn Xuân, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên

Phú Yên đất và người

Viết về một địa phương, kẻ đi sau có cái lợi là được người đi trước tạo cho ít nhất cũng một đường mòn hay một lối bẻ lau vạch cỏ. Đồng thời có cái thiệt thòi của kẻ đi sau. Không ít sự kiện khi xem đến bạn đọc có thể có cảm tưởng đã biết sơ qua một cách đơn giản trên một trang sách, một bài báo nào đó, hay mang máng nhớ rằng…

PHÚ YÊN - ĐẤT VÀ NGƯỜI là tập sách viết về đất nước - quê hương, nhưng không phải là địa chí Phú  Yên, nên không theo trình tự một quyển địa chí, chúng tôi cũng không có tham vọng miêu tả, tường thuật đầy đủ mọi cảnh trí, sinh hoạt của Phú Yên kể từ thuở những lưu dân người Việt theo bước chân Lương Văn Chánh đến đây lập nghiệp.

Chúng tôi chỉ ghi lại những gì mình tìm hiểu được, biết được. Một phần, có thể cung cấp tư liệu chính thức cho những người muốn sưu tầm nghiên cứu về Phú Yên. Phần khác, là những chuyện trên trời dưới đất để kể cho nhau nghe lúc trà dư tửu hậu. Do đó, chấp nhận vượt qua sự chặt chẽ trong bố cục, hàm súc trong diễn tả, mà chuyện gì biết nhiều thì nói nhiều, biết ít thì nói ít, không chú tâm cắt xén cho cân xứng.

Việc sắp xếp các phần, chương, mục chỉ là tương đối.

Muốn thuận tiện cho bạn đọc, tránh sự lặp lại, cái tương đối ấy nhiều khi càng tương đối hơn. Bởi có thể coi một phần trong tác phẩm là chuyện dân gian, dân ca… cà kê dê ngỗng với nhau, tạo thêm phần hứng thú cho những người yêu mến hoặc muốn tìm hiểu về Phú Yên..

Tập sách có 5 phần chính:

1. Lược sử một vùng đất

2. Thiên nhiên

3. Đời sống kinh tế - xã hội

4. Đời sống tinh thần

5. Di tích - Nhân vật

Thời điểm chúng tôi bắt đầu tập hợp dữ liệu sơ thảo từ năm 1996, đến nay (2019) qua nhiều lần chỉnh lý, bổ sung để được cập nhật.

Mong muốn của chúng tôi là giữ được sự trung thực, khách quan, mức độ cao chừng nào hay chừng ấy. Và, những quan điểm trình bày ở đây là quan điểm của cá nhân tác giả.

Thật  là  điều  vô  cùng  quý  hóa  đối  với  chúng  tôi  nếu được  quý  bậc  thức  giả,  quý  thân  hữu, quý bạn đọc... chỉ bảo cho những điều còn thiếu sót, để chân dung quê hương Phú Yên không phải ký họa mà là một bức tranh toàn cảnh, đầy đủ, trọn vẹn, chân xác hơn.

Trần Huiền Ân

Trích “Dân số”:

- Giữa thế kỷ thứ XVII triều đại nhà Minh ở Trung Hoa suy yếu, bị người Mãn Thanh đánh đổ. Một số quan quân trung thành với triều đại cũ không chịu sống dưới chế độ cai trị của người Mãn, đã bỏ nước kéo nhau di cư sang miền đất mới của nước Việt, được thu dụng cho định cư từ Hội An đến Hà Tiên, trong đó có Phú Yên mà Vũng Lấm là người Minh Hương, cho đến năm 1945 còn gọi như vậy.

Năm 1865 - Ất Sửu, Ngự sử Nguyễn Văn Phương  tâu vua Tự Đức:

“Ba tỉnh  Phú Yên, Khánh  Hòa, Bình Thuận đất rộng người ít, mở mang được hết. Xin xuống sắc cho tỉnh Quảng Nam và các hạt lân cận như Quảng Ngãi khai rõ những người ngoại tịch và dân không có căn cước dẫn giao cho các tỉnh (Phú Yên, Khánh Hòa,  Bình Thuận) chọn đất chia cho ở, cấp trâu cho cày, đồ làm ruộng để khai khẩn cày cấy những ruộng bỏ hoang, dựng ra thôn xã, ghi vào sổ ngạch…”.

Vua Tự Đức cử Nguyễn Văn Phương làm Khâm phái doanh điền, đặt nha Doanh điền để lo liệu công việc, đến  hội với các tỉnh Quảng Nam, Quảng  Ngãi, Bình Định, đưa dân vào trong 3 tỉnh phía trong (có Phú Yên) định cư.  -

 - Xin hãy hình dung và nhẩm tính… Ngày ấy, một ngày cách đây trên 400 năm, Lương Văn Chánh nhận sắc chỉ đưa dân vào cõi Trấn Biên, nơi này có được bao nhiêu người? Kể cả những người dắt trâu bò, mang nông cụ theo sau vó ngựa Phù Già. Kể cả những người lâu năm định trú trong vùng châu thổ từ vịnh Bà Đài phía bắc đến cửa Đà Diễn phía nam, lên phía tây thượng nguồn sông Ba, sông Cái.Thật là khó. Âu cũng đành chào thua khuyết sử!-

name

Lịch Sử Nhà Tù Côn Đảo 1862-1975 (Tái Bản 2019)

Cuốn sách là bức tranh toàn cảnh về cuộc đấu tranh ở Côn Đảo qua các thời kỳ, là khúc hùng ca trong thiên anh hùng ca vĩ đại của dân tộc trong cuộc chiến chống thực dân, đế quốc để giành độc lập tự do; là tài liệu quý để bồi dưỡng ý chí chiến đấu, tinh thần lạc quan và niềm tin vững chắc vào sự nghiệp cách mạng, giáo dục các thế hệ ngày nay và mai sau: lòng tự hào và biết ơn các chiến sĩ cách mạng đã hy sinh vì Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội để từ đó phấn đấu học tập sao cho xứng đáng với sự hy sinh của các thế hệ cha anh chúng ta.

name

Để có cái nhìn chính xác, khách quan trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành khảo cứu một khối lượng tài liệu lớn bao gồm:

- Tài liệu lưu trữ tại các trung tâm lưu trữ quốc gia, thư viện khu vực, thành phố và các trường, viện nghiên cứu về chương trình, nội dung, phương pháp dạy học; các văn bản của chế độ Việt Nam Cộng hòa liên quan đến hệ thống giáo dục, mô hình giáo dục; các văn bản chỉ đạo của Bộ Quốc gia Giáo dục sau này là Bộ Văn hóa, Giáo dục và Thanh niên của chế độ Việt Nam Cộng hòa về chương trình, sách giáo khoa và các hoạt động của trường phổ thông.

- Các công trình nghiên cứu, các bài viết liên quan đến giáo dục miền Nam giai đoạn 1954 - 1975 của nhiều học giả, nhà khoa học.

- Các văn kiện, sách, báo, nghị quyết của Đảng và Nhà nước ta về những vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu.

- Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã tiến hành khảo sát, phỏng vấn nhiều thầy, cô giáo ở miền Nam trước đây để tìm hiểu thêm về nền giáo dục phổ thông Việt Nam Cộng

hòa giai đoạn 1954 - 1975.

Bố cục của cuốn sách, ngoài lời nói đầu, phụ lục, tài liệu tham khảo, còn bao gồm 5 chương nội dung:

Chương 1: Tổng quan về giáo dục miền Nam

Chương 2: Chương trình giáo dục phổ thông miền Nam

Chương 3: Giáo viên và quản lý trường học

Chương 4: Công tác khảo thí và thanh tra trường học

Chương 5: Một số nhận xét về giáo dục phổ thông miền Nam và đề xuất đổi mới giáo dục hiện nay

Để phục vụ đông đảo bạn đọc cần tìm hiểu sâu hơn về giáo dục phổ thông miền Nam, chúng tôi đưa thêm phần Phụ lục giới thiệu một số chuyên đề nghiên cứu sâu để độc giả có thể tham khảo.

Do nguồn tài liệu còn hạn chế, nhiều sự kiện, vấn đề việc nhận định đánh giá cũng còn có nhiều ý kiến khác nhau, vì vậy việc cung cấp tư liệu và nhận định của chúng tôi không tránh khỏi những thiếu sót, phiến diện. Chúng tôi mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các nhà giáo, các nhà khoa học và quý độc giả để cuốn sách được hoàn thiện hơn. Trân trọng cám ơn!

Thay mặt nhóm tác giả

PGS. TS. Ngô Minh Oanh

name

Không phải là một tác phẩm văn học ăn khách đưa ra thị trường. Càng không phải là những trang viết dày dặn câu chữ, thấm đẫm hình tượng văn chương nghệ thuật để làm nên tên tuổi tác giả.

Cầm cuốn sách trên tay, có thể bạn đọc sẽ đọc những trang viết bình dị này bằng linh cảm. Linh cảm về một câu chuyện kể hình như không có trình tự thời gian, không có lối dẫn dắt hấp dẫn, không có sự sắp đặt hệ thống. Bằng lối tự truyện, nhà doanh nghiệp nữ Nguyễn Thị Sơn đã phác thảo một con đường đi đầy thăng trầm của chính cuộc đời mình. Một cuộc đời cũng như bao nhiêu cuộc đời khác sống trong bối cảnh đất nước đầy biến động của thế kỷ hai mươi. Và sức cuốn hút của cuốn sách chính là ở chỗ đó.

Gia dĩ đọc sách này lại thêm một lần tự ngẫm, hình như đâu đó trên đất nước nhỏ bé này, vẫn còn nhiều lắm những con người như thế, như cái cây có thể bị gãy cành qua gió táp mưa sa, có thể bị cuốn trôi theo dòng lũ, có thể lụi tàn... để rồi một ngày nào đó những chiếc lá lại xanh, những cành cây lại trỗi dậy vươn lên dưới bầu trời.

Tôi không biết chị là ai. Chỉ đọc cuốn sách này mà trong lòng thấy cảm động. Những gì mà người nữ doanh nhân này đã đóng góp cho đất nước, xin bạn đọc hãy tự suy ngẫm và chia sẻ.

Tôi chỉ xin chia sẻ với chị về chính tác phẩm này, bởi khi đọc xong tôi thấy cái nghiệp cầm bút giản dị của mình quả cũng thật vinh quang. Bởi vì nó giúp cho chúng ta, cho tôi và chị xích lại gần nhau hơn trong cái nhân gian CHÂN THIỆN MỸ.

Hà Nội ngày 22 tháng 2 năm 2006

Nhà văn Ma Văn Kháng

name

Tập truyện viết về bốn gia đình người Hoa di cư xuống vùng Đông Nam Á vào đầu thế kỷ XX. Họ rời quê hương ra đi để tránh bom đạn chết chóc, ra đi tìm nơi chốn bình yên, định cư lập nghiệp trên bán đảo Đông Dương. Nhưng nơi đây nào có bình yên. Ở đất nước mà mấy ngàn năm chưa hề nguôi tắt ngọn lửa chiến tranh thì bình yên sao được.

Dòng đời vất vả truân chuyên như mạch nước ngầm lăn lóc từ thượng nguồn lần chảy ra biển khơi. Chiến tranh khiến con người phải chịu cảnh máu đổ xương rơi, gieo rắc những khổ đau và cướp đi hạnh phúc của cuộc đời.

Nhưng bản năng sinh tồn và sức chịu đựng của con người thật phi thường. Vì cuộc sống, không còn con đường nào khác, buộc họ phải lựa chọn, phải đối mặt để vượt qua. Họ không nhìn lại quá khứ hà khắc và những nỗi đau xé lòng mà sống vì niềm tin vào chân lý, tin ở ngày mai tươi sáng.

name

Vì những bộn bề lo toan, ba mẹ có thể chưa có thời gian cập nhật kiến thức về các kỹ năng thoát hiểm để truyền đạt cho các con, hoặc chưa kiểm tra được con mình đã có đủ các kiến thức ấy để bảo vệ bản thân khi sự cố xảy ra hay chưa.

Bộ sách “Kỹ Năng Thoát Hiểm Cho Bé Yêu” gồm 7 quyển hướng dẫn 15 kỹ năng sẽ như một cẩm nang dễ đọc và dễ hiểu, giúp ba mẹ có sẵn tư liệu để truyền đạt và ôn tập kỹ năng thoát hiểm cho con.

Mỗi đêm, trước giờ đi ngủ, ba mẹ và các con chỉ cần dành 15 - 20 phút để đọc, nghiền ngẫm và thảo luận với nhau về các kỹ năng thoát hiểm. Dần dần, các kỹ năng ấy sẽ được ghi nhớ và ăn sâu vào tiềm thức, trở thành những phản xạ tự nhiên, để khi gặp sự cố, chúng ta có những cách xử trí đúng đắn để bảo vệ bản thân và những người xung quanh.

Tập 1: Thoát hiểm khi gặp người lạ

Tập 2: Thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn, động đất

Tập 3: Thoát hiểm khi bị bắt nạt, tống tiền

Tập 4: Thoát hiểm khi bị lạc, bị chó tấn công

Tập 5: Thoát hiểm khi gặp bão lụt, mưa dông

Tập 6: Thoát hiểm khi bị kẹt trong đám đông, kẹt thang máy

Tập 7: Thoát hiểm khi gặp tai nạn với nước

name

Quyển ĐỜN CA TÀI TỬ NAM BỘ KHẢO VÀ LUẬN của Nguyễn Phúc An ra đời đúng với sự mong đợi của các tầng lớp nhạc sĩ và nhạc sinh âm nhạc dân tộc Việt Nam, đặc biệt là giới mộ điệu nhạc tài tử Nam bộ!

Thật thế! Nhạc tài tử Việt Nam là một loại hình nghệ thuật rất cao, trong đó có kết hợp đầy đủ tính khoa học, triết học phương Đông, nó đòi hỏi người chơi phải có một trình độ khá tốt về văn hóa, lịch sử, v.v… Nhạc tài tử Nam bộ được cấu kết và hình thành thuận theo âm luật tự nhiên của con người cũng giống như âm nhạc của phương Tây và các dân tộc khác trên thế giới. Điều đáng buồn là ở Việt Nam ta tài liệu và sách vở âm nhạc thì không đầy đủ để có thể tìm hiểu và khảo cứu. Thật ra thì mọi lý luận và ý tưởng trong những tác phẩm âm nhạc dân tộc có thể nói là hầu hết ta đều có thể dẫn chứng, hoặc giải thích được. Vấn đề phát sinh ở chỗ là chúng ta không có điều kiện, không đủ quyết tâm và kiến thức để tìm tòi, tra cứu trong sách vở và tài liệu cổ. Vì những tài liệu có giá trị còn sót lại ngày xưa thường được viết bằng chữ Hán hoặc bằng tiếng Pháp nên chúng ta gặp nhiều khó khăn trong việc tra cứu.

Tác giả Nguyễn Phúc An có được cái lợi thế là rất rành về Hán văn và một số ngoại ngữ khác, cho nên ông có thể đọc được và nghiên cứu rất nhiều tài liệu âm nhạc ở các thư viện nước ngoài và những tài liệu chữ Hán ở Việt Nam. Ngoài ra do sở học cá nhân, tác giả có một trình độ lý luận rất là vững chắc, có tính logic dựa vào lý luận dịch học phương Đông mà cũng không thiếu tính khoa học phương Tây, cho nên ở hầu hết mọi vấn đề sau khi nêu được những chứng minh, truy nguyên được nguồn gốc bằng sách vở, tài liệu, báo chí, tác giả đã đưa ra được những kết luận của riêng mình với lối lý luận sắc sảo, nhạy bén không lập lờ, hợp lý mà ta hầu như có thể chấp nhận được!

Về mặt nội dung, tuy chưa thể khai thác hết nền nhạc cổ miền Nam, nhưng sách đã gói ghém gần như là đầy đủ hết những hiểu biết, những tinh hoa trong mảnh đất màu mỡ của âm nhạc tài tử miền Nam, nhưng tác giả đã cho ta thấy được những kiến thức rất có giá trị và hữu ích về loại hình âm nhạc này mà mỗi nhạc sĩ, người nghiên cứu hay giới mộ điệu chúng ta không thể thiếu được.

Nói thêm là ở xứ ta, một số sách vở về âm nhạc thường là nơi bày tỏ những lời phát biểu đúng cũng có mà chưa đúng cũng có của một số nhân vật nào đó… mà ở đó người viết ít khi dám cho biết ý nghĩ và quan điểm của riêng mình, vì sợ đụng chạm hoặc ngại làm mếch lòng người khác, hoặc khẳng định cái gì đúng, cái gì sai và cái nào cần chỉnh lại cho hợp lý để cho các lớp thế hệ sau có thể noi theo mà mạnh dạn bước đi. Những người viết đó có lẽ còn chưa tin tưởng được mình thì làm sao mà mọi người tin theo được. Vì lý do đó mà hiện tại hầu hết những buổi diễn âm nhạc dân tộc xứ ta chỉ như đang khơi lại đóng tro tàn văn hóa cũ của bốn ngàn năm văn hiến để cho mọi người thấy và biết thôi chứ chưa đặt chân được vào con đường phát triển, làm tốt, làm đẹp hơn cho văn hóa âm nhạc Việt Nam. Cuối cùng ta phải khẳng định một điều là một nền văn hóa tốt đẹp đầy màu sắc như âm nhạc dân tộc Việt Nam mà chỉ để trưng bày trong viện bảo tàng để cho mọi người ngắm nhìn để biết được thế nào là thời vàng son của dân tộc Việt thì quá uổng phí cho công sức của tiền nhân đã dầy công vun đắp. Chứ ở hiện tại thì nói đúng ra như con số không vì cổ thì nằm ở viện bảo tàng và cái mới, phát triển thì lệch lạc và cũng không có được bao nhiêu, đồng thời lại đang đi ngược với trào lưu tiến hóa của xã hội!

Có thể nói là nhờ những bước đầu mạnh dạn như tiêu chí của quyển sách này, thì các lớp sau có thể có được một sự hiểu biết dù sơ lược nhưng đúng hoặc ít ra là những khía cạnh đúng về nhạc tài tử miền Nam; để từ đó có thể mạnh dạn phát triển nền tri thức và hiểu biết âm nhạc Việt Nam vốn giàu đậm màu sắc dân tộc theo con đường nghệ thuật chân chánh mà những bậc tiền nhân đã vạch đường đưa lối.

Sài Gòn, ngày 22 tháng 10 năm 2018

Hoàng Cơ Thụy & Nguyễn Xuân Yên

Cựu giảng viên bộ môn đờn tranh

và ký xướng âm Việt Nam

tại Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn

và Trường Cao đẳng Sân khấu - Điện ảnh

name

Beautiful And Real: Anoral History Of Cải Lương

Tác phẩm do giáo sư, nhà nghiên cứu lịch sử truyền khẩu Hugo Frey, nhà văn - giảng viên môn viết sáng tạo Suzy Joinson (Đại học Chichester, Vương quốc Anh) biên soạn. Nhà văn - đạo diễn Nguyễn Thị Minh Ngọc phụ trách biên tập tiếng Việt. Sách in song ngữ Anh - Việt, do Hội đồng Anh và Nhà xuất bản Tổng Hợp phối hợp ấn hành.

Sách thuộc dự án Di sản Kết nối do Hội đồng Anh tại Việt Nam thực hiện từ tháng 4 đến tháng 11. Các soạn giả gặp và phỏng vấn trực tiếp 24 nghệ sĩ trong làng cải lương và nhà sản xuất phim.

name

Những Mảng Màu Du Lịch Việt Nam

Khách du lịch nước ngoài có thể thấy cuộc sống của chúng ta còn nghèo về mặt vật chất nhưng không thể xem chúng ta thiếu văn hóa. Không thể để đồng tiền làm mất giá trị cao đẹp về uy tín của thương hiệu du lịch. Cần khẳng định văn hóa phải song hành với du lịch. Văn hóa là nền tảng tinh thần và động lực của phát triển du lịch. Nếu văn hóa xuống cấp thì du lịch không thể phát triển bền vững vì văn hóa là gốc rễ của sự phát triển du lịch.

name

Trong lịch sử, văn hóa Trung Hoa ảnh hưởng lên nước ta là điều không ai có thể phủ nhận. Có thể nói, các mô hình xã hội, chính trị, văn hóa, thi cử, quan trường… kể cả văn tự trong mấy ngàn năm ông cha ta đều ít nhiều vay mượn của họ. Thế nhưng, trong những khu vực mà chúng ta tiếp cận lại có một bộ môn hầu như khá mơ hồ, sự hiểu biết có giới hạn. Đó là phát triển quân sự - đặc biệt là những suy nghĩ triết học của người Trung Hoa về chiến tranh như thế nào? Chúng ta có thể tìm hiểu cách tổ chức quân đội hay bố phòng nhưng rất khó nắm bắt được những động lực vận hành bộ máy ở đằng sau.

Một sự thực khá hiển nhiên, Trung Hoa là quốc gia gây hấn với lân bang nhiều nhất nhưng luôn luôn tìm cách giải thích cho những lần động binh, coi như việc chẳng đặng đừng chỉ cốt để vươn dài chính nghĩa chứ không phải vì lợi lộc. Cho nên, học thuật quân sự của họ cũng có hai phần, một phần hình nhi thượng có tính triết học biện minh cho chiến tranh, một phần hình nhi hạ bao gồm những công tác để hiện thực hóa chiến tranh đó. Chúng ta ít nhiều biết mưu lược, thủ đoạn của họ qua Tam Quốc chí, Thủy hử, Đông Chu liệt quốc..., nhưng không biết đến một cách lớp lang, chưa kể nhiều khi có những ấn tượng rất sai lạc trên thực tế.

Không hiếm người cho rằng ra trận chỉ cần một viên tướng khỏe, giỏi võ nghệ phi ngựa ra thách đấu, thắng bại tùy thuộc vào cá nhân chứ không vào tập thể. Cũng có người lại quan tâm đến trận đồ, phù phép và hành quân không khác gì một bàn cờ mà hai bên phải tôn trọng những quy luật đã được định sẵn. Những giới hạn đó không phải không có nguyên nhân. Trước hết nước ta cũng như Trung Hoa có tinh thần trọng văn, khinh võ. Trong xã hội, quan võ luôn luôn bị coi thấp hơn quan văn và nỗi rẻ rúng đó bắt nguồn từ việc võ quan bị đồng hóa với người ít học, vai u thịt bắp.

Những võ quan cũng chỉ được tuyển mộ qua cưỡi ngựa bắn cung, xách tạ, lăn khiên… mà không được học tập một cách bài bản các kỹ thuật và kiến thức bài binh bố trận.

Thứ hai, binh thư vốn là sách cấm, những ai tàng trữ trong nhà hay lén đọc nếu phát giác có thể bị khép vào tội âm mưu phản loạn. Kiến thức quân sự vì thế hầu như chỉ thu lượm qua những bộ tiểu thuyết chương hồi không cung cấp cho con người một sở học đúng đắn. Đến khi hữu sự, việc chỉ huy lại giao cho một nguyên soái gốc là quan văn, quen với thơ phú hơn binh bị.

Trong tài liệu nước ta, sách vở do người mình trước tác về quân sự hầu như rất ít. Chỉ đến gần đây, chúng ta mới biết đến Binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn và Hổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ mà thực chất cũng chỉ là những loại sổ tay (manual) bao gồm một số kiến thức cơ bản dành cho võ quan, dạy cách thức hành quân cấp nhỏ chứ không phải bàn về chiến lược quốc gia.

Ngược lại, Trung Hoa đã hình thành những tác phẩm quân sự từ lâu, nhiều công trình nghiên cứu quy mô đã xuất hiện từ cổ đại nhưng đến nay vẫn còn giá trị. Những tác phẩm đó không những bàn về chiến thuật, chiến lược mà còn hình thành một triết học quân sự gắn liền với văn hóa Trung Hoa, là những đóng góp đáng kể cho văn minh nhân loại.

Để tìm hiểu cũng như đánh giá động thái của một quốc gia to lớn ngay sát bên cạnh chúng ta, chúng tôi xin giới thiệu công trình của một học giả Đài Loan, hiện đang sống ở Canada. Đó là bản dịch cuốn Chinese

Military Theory: Ancient and Modern (Lý thuyết quân sự Trung Hoa xưa và nay) của TS. Chen-Ya Tien (田震亞: Điền Chấn Á) do Nhà xuất bản Mosaic Press, chi nhánh ở Oakville, Ontario, Canada ấn hành năm 1992.

Thực tế, khoa học quân sự của Trung Hoa có một quy mô rất đồ sộ không thể chỉ qua vài trăm trang giấy mà biết hết được. Tuy nhiên, cuốn Chinese Military Theory: Ancient and Modern đã tóm tắt và cô đọng được hầu hết những gì chúng ta cần biết, vừa như một tổng kết về lãnh vực này, vừa giúp chúng ta những bước đầu tiên cho những ai muốn đi sâu hơn.

Bản dịch này trước đây đã được Nhà xuất bản Công an nhân dân ấn hành năm 2004. Trong kỳ tái bản này, chúng tôi có bổ túc thêm nhiều chi tiết chưa đầy đủ như Sách dẫn (Index), Từ khố (Glossary) và Thư mục tham khảo của chính tác giả. Một số chữ dùng cũng được chỉnh lại theo lối gọi chính thức hiện nay. Quốc hiệu của Trung Hoa thay đổi theo từng thời kỳ nhưng để cho giản tiện, thời kỳ trước năm 1949 chúng tôi dịch là Trung Hoa, sau năm 1949, khi Mao Trạch Đông làm chủ Hoa lục, tên chính thức của họ là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, chúng tôi dịch gọn lại là Trung Quốc.

Lần tái bản này sẽ không thực hiện được nếu không có sự nỗ lực của TS. Trần Đức Anh Sơn và Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

Người dịch chân thành cám ơn những người bạn đã dành công sức để một lần nữa giới thiệu với độc giả tác phẩm này.

Tháng 9.2017

NGUYỄN DUY CHÍNH

Dẫn nhập

Kể từ giữa thập niên 1970, xu hướng chính trị thế giới đã dần dần tách ra khỏi đạo lộ đối cực để đi vào một hệ thống đa phương. Theo nhiều tài liệu khác nhau, những trung tâm quyền lực chính trị mới của thế giới có thể gồm cả Cộng đồng châu Âu, Liên Xô, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc. Trên định nghĩa kinh tế và quân sự, Trung Quốc có lẽ kém xa hai siêu cường kia và cũng chưa mạnh như hai cường lực còn lại trong một tương lai gần. Tuy nhiên, nếu nhìn vào dân số to lớn, tài nguyên dồi dào và một diện tích địa lý vĩ đại thì không ai dám phủ nhận là nếu không có những khủng hoảng xã hội - chính trị nội tại nghiêm trọng, Trung Hoa sẽ tiến lên trở thành siêu cường thứ ba và có một ảnh hưởng mạnh mẽ trên chính trị toàn cầu và an ninh thế giới.

Thương lượng trong hòa bình vốn dĩ phổ thông trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp giữa các quốc gia. Thế nhưng tương quan quốc tế cũng phần lớn bị khống chế bởi các cường lực. Không vấn đề quốc tế nào liên quan đến những bất đồng lại không được hậu thuẫn bằng sức mạnh của quốc gia đứng sau các cuộc đàm phán. Quyền lực quốc gia bao gồm sức sản xuất kinh tế, kỹ thuật, tinh thần dân tộc, các điều kiện địa lý, chính trị, và quân sự... Nói gì thì nói, lực lượng quân sự luôn luôn là biểu tượng của sức mạnh quốc gia. Một quốc gia có một quân lực hùng hậu cần phải có một tư tưởng quân sự mạnh mẽ chỉ đạo các lực lượng võ trang trong tổ chức, huấn luyện cũng như lựa chọn chiến lược và chiến thuật. Không có một tư tưởng quân sự thích hợp, một lực lượng quân sự dù có vũ khí và trang bị tân tiến cũng chưa bảo đảm được sẽ thắng trận. Trái lại, nếu có một tư tưởng thích ứng hướng dẫn việc điều động các lực lượng, hiệu năng có thể lên cao và có thể đánh bại một lực lượng địch trang bị tối tân hơn nhưng thiếu tư tưởng hay chiến lược quân sự. Cho nên có thể nói rằng việc thể hiện một tư tưởng quân sự tới một mức độ nào đó phản ảnh việc phát triển kỹ thuật quân sự, và là linh hồn của quân đội. Nó có thể giúp cho quân đội hoàn thành sứ mạng. Ðó là lý do chính yếu tại sao cuốn sách này tập trung vào các tư tưởng quân sự hiện đại của Trung Hoa.

Kể từ thập niên 1950, các học giả phương Tây khi nghiên cứu về quân sự Trung Quốc đã chú trọng đặc biệt tới Quân Giải phóng Nhân dân (People’s Liberation Army - PLA), lý thuyết về chiến tranh nhân dân hay những nguyên tắc quân sự, chủ thuyết và chính sách quốc phòng của Trung Quốc đại lục. Rất ít người nghiên cứu sâu hơn về các hệ thống quân sự cận đại hay lịch sử phát triển các tư tưởng quân sự. 

Nghiên cứu lịch sử phát triển của các tư tưởng quân sự Trung Hoa không chỉ liên quan đến việc hoạch định chính sách mà còn quan trọng trong việc hiểu biết Trung Hoa cận đại và các hệ thống quân sự của họ vì hệ thống hiện đại nào cũng bắt nguồn từ lịch sử. Ðó là lý do tại sao nghiên cứu này bàn cả tới một phần triết học quân sự Trung Hoa thời cổ để tìm hiểu sự liên tục và ảnh hưởng tới việc phát triển tư tưởng quân sự Trung Quốc ngày nay. 

name

"Văn học dân gian Tiền Giang được Khoa văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia TPHCM triển khai sưu tầm trong 2 đợt với tổng số cộng tác viên mà nhóm sưu tầm điền dã tiếp xúc là 1851 người, làm việc tại các địa bàn xã trong thành phố Mỹ Tho, các huyện Chợ Gạo, Gò Công Đông, Gò Công Tây, huyện Châu Thành, Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước.

Kết quả sưu tầm văn học dân gian Tiền Giang cả hai đợt, bao gồm 26371 đơn vị tác phẩm ở nhiều thể loại: truyền thuyết, truyện cổ tích, truyền cười, đồng dao, hò, lý,hát ru, đờn ca tài tử,  truyện đố...và nhiều thể loại khác.

Sau khi lọc bỏ, tinh chọn, phân loại và chỉnh lý toàn bộ văn bản tác phẩm thô được sưu tầm trong 2 đợt, nhóm sưu tầm điền dã giữ lại được 1.021 câu đố, 903 câu tục ngữ, 108 truyện kể, 1.251 câu ca dao, 49 bài vè.

Cuối phần tác phẩm sưu tầm của mỗi thể loại, nhóm sưu tầm điền dã đều ghi rõ thông tin của những cộng tác viên đã cung cấp cho nhóm những tác phẩm trên"

Có thể nói, đây là một công trình điền dã đồ sộ, chi tiết, tỉ mỉ, nghiêm túc và trung thực...Một tài liệu rất hữu ích cho các bạn sinh viên đặc biệt là sinh viên ngành văn học

name

"Sao bạn gối dài với sâu rộm lại giúp con hết sợ?

Út nằm trọn vào lòng mẹ và hỏi

???? Đấy là do tình yêu thương của con, lòng dũng cảm của con. Khi con yêu thương một người bạn, người bạn ấy sẽ giúp con vượt qua khó khăn và sợ hãi

???? Ô hay nhỉ, thế là không phải sợ ma nữa, mà là vì đã có những người bạn nhỏ giúp mình

???? Ông ma dưới giường ơi, ông làm người khác sợ, phải chăng vì ông không được yêu thương?"

name

Trong suốt chiều dài lịch sử, Việt Nam luôn xem trọng việc phát triển quan hệ với các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực châu Á. Trong đó, Ấn Độ là quốc gia có quá trình tiếp xúc và phát triển quan hệ sớm với Việt Nam, được đánh giá là một trong những mối quan hệ “trong sáng như bầu trời không một gợn mây” (cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng) trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Thực tế cho thấy, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ được tạo dựng và phát triển trên nền tảng vững chắc bởi sự gắn bó, tương đồng về địa lý, văn hóa, lịch sử... Trong thời kỳ đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập, mặc dù đang gặp nhiều khó khăn nhưng hai nước vẫn giúp đỡ và ủng hộ lẫn nhau. Sau khi giành được độc lập, Ấn Độ vẫn tiếp tục ủng hộ Việt Nam cả về mặt tinh thần và vật chất trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Hoa Kỳ, cũng như giúp đỡ Việt Nam khắc phục những hậu quả sau chiến tranh. Có thể thấy rằng, việc nghiên cứu mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ ở một giai đoạn lịch sử nhất định, đặc biệt là trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI với những biến đổi to lớn của tình hình thế giới và khu vực, không chỉ cho chúng ta thấy được những thành tựu mà hai nước đã đạt được để tiếp tục phát huy, mà còn giúp chúng ta rút ra bài học kinh nghiệm từ những hạn chế còn tồn tại trong mối quan hệ song phương, để từ đó có những đề xuất nhằm đưa mối quan hệ ngày càng phát triển và đi vào chiều sâu hơn.

Trên cơ sở đó, cuốn sách Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ đầu thế kỷ XXI đến nay của TS. Đỗ Thanh Hà sẽ góp phần phục dựng có hệ thống và toàn diện mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI. Với nguồn tư liệu xác thực, đáng tin cậy, tác giả đã cung cấp một cái nhìn bao quát với những đánh giá khách quan về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong những giai đoạn lịch sử cụ thể. Trong đó, tập sách tập trung phục dựng lại một cách đầy đủ và hệ thống quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong gần hai thập niên đầu thế kỷ XXI trên cơ sở trình bày những nhân tố tác động đến sự phát triển của mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ, từ sự tương đồng về văn hóa, lịch sử, những tiền đề lịch sử, sự biến chuyển của bối cảnh quốc tế và khu vực cho đến quá trình chuyển biến tư duy đối ngoại của hai nước. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tác giả cũng trình bày những hạn chế còn tồn tại, từ đó đưa ra những đề xuất kiến nghị, góp phần định hướng cho công tác đối ngoại của Việt Nam nói chung và đối với Ấn Độ nói riêng, nhằm tăng cường hơn nữa và đưa mối quan hệ hai nước ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu. Những thông tin hữu ích từ cuốn sách được xem là nguồn tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên và những người quan tâm đến việc tìm hiểu và nghiên cứu về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ.

PGS. TS. Trần Nam Tiến

 

Lời nói đầu

Mối quan hệ truyền thống Việt Nam - Ấn Độ đã có từ hàng ngàn năm qua, khởi nguồn từ sự giao lưu tiếp xúc văn hóa và tôn giáo. Mối quan hệ gắn bó giữa hai dân tộc được hai vị lãnh đạo kiệt xuất của hai nước là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Jawaharlal Nehru tạo dựng nền móng, các thế hệ lãnh đạo kế tiếp và nhân dân hai nước dày công vun đắp. Thủ tướng Nehru là một trong những vị khách nước ngoài đầu tiên thăm Việt Nam sau chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, sau đó Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã sang thăm Ấn Độ vào tháng 2-1958. Bước vào thời kỳ độc lập, xây dựng đất nước, giữa hai nước đều có những lợi ích tương đồng, không gặp những trở ngại so với nhiều quốc gia khác, qua đó tạo cơ sở cho hai nước duy trì và phát triển quan hệ hợp tác tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, khoa học công nghệ...

Chiến tranh lạnh kết thúc (1991) đã mở ra thời kỳ toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế phát triển mạnh mẽ, trong đó các quốc gia chú trọng đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ đối  ngoại  để  tạo  tiền  đề  thúc  đẩy  sự  phát  triển  của  quốc  gia. Trong tổng thể tiến trình hội nhập quốc tế, các quan hệ song phương giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong ưu tiên đối ngoại của các nước trên thế giới. Trong bối cảnh quốc tế mới, Ấn Độ tuyên bố thực hiện Chính sách Hướng Đông đồng thời với công cuộc cải cách kinh tế để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng. Thủ tướng Ấn Độ Atal Bihari Vajpayee đã tuyên bố vào ngày 19-9-2000: “Có sự thừa nhận vai trò của Ấn Độ như một nhân tố ổn định ở châu Á. Chúng ta đã có kế hoạch sẵn sàng gánh vác trách nhiệm của chúng ta như một đối tác toàn cầu (Global player)”(1). Trong giai đoạn một của chính sách này, Ấn Độ bắt đầu chú ý tới các nước châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á, một khu vực giàu tiềm năng về nguyên liệu và năng lượng. Trong đó, Việt Nam, vốn có sự ổn định cao về chính trị, tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng tăng, và có vị trí địa chính trị quan trọng, đóng vai trò là một mắt xích chiến lược trong Chính sách Hướng Đông của Ấn Độ ở Đông Nam Á nhằm mục đích tăng cường quan hệ chính trị, kinh tế và lợi ích an ninh của Ấn Độ tại khu vực này. Bên cạnh đó, với quá trình thực hiện đường lối đổi mới, Việt Nam cũng đã hòa cùng xu thế tiến bộ của thời đại bằng cách tiến hành hội nhập quốc tế và mở rộng hợp tác với các khu vực bên ngoài. Việc chủ động mở rộng các quan hệ đối ngoại để tranh thủ kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại phục vụ cho các mục tiêu phát triển quốc gia đã thể hiện rõ một trong những nội dung quan trọng của hội nhập quốc tế là “thúc đẩy quan hệ song phương dựa trên các chuẩn mực quốc tế chung”(1).

Bản thân hai nước có nhiều tiềm năng để phát triển quan hệ, cụ thể hai nước đều là thị trường lớn về thương mại và đầu tư; có nguồn nhân lực dồi dào và nguồn tài nguyên phong phú; Việt Nam được Ấn Độ xác định là “cửa ngõ” để Ấn Độ vươn ra mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực; Việt Nam có hợp tác, chuyển giao những công nghệ hiện đại của Ấn Độ, như lĩnh vực nguyên tử, công nghệ thông tin, nông nghiệp... Ngược lại, Việt Nam cũng sẵn sàng làm cầu nối cho Ấn Độ tăng cường hợp tác với các nước ASEAN và các diễn đàn hợp tác khác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Ngoài ra, Ấn Độ và Việt Nam cùng chia sẻ mối quan hệ lịch sử căng thẳng và tranh chấp biên giới với Trung Quốc. Điều đó  cũng  đã  tạo  ra  những  lợi  ích  chung  trong  chính  sách  đối ngoại của cả hai quốc gia đối với Trung Quốc, khi mà Trung Quốc, với sự trỗi dậy mạnh mẽ đem lại nhiều thành công, đang muốn mở rộng ảnh hưởng của mình ra khỏi khu vực với tham vọng bành trướng ảnh hưởng của mình đến khu vực Nam Á và cả Ấn Độ Dương.

Bước vào thế kỷ XXI, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ tiếp tục được phát triển tốt đẹp trên cơ sở nhận thức và đánh giá đúng đắn về chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia gắn với tình hình khu vực và quốc tế. Hai bên đã thường xuyên có những  chuyến  thăm  cấp  cao  lẫn  nhau  nhằm  không  ngừng củng cố và phát triển mối quan hệ gắn bó và bền chặt. Đặc biệt, trong chuyến thăm Ấn Độ của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh vào tháng 5-2003, mối quan hệ song phương bước sang một  trang  mới. Trong chuyến thăm này, hai bên đã ký kết Tuyên  bố  chung  về  khuôn  khổ  hợp tác toàn diện giữa hai nước bước vào thế kỷ XXI, theo đó: “Bước vào thế kỷ XXI, hai bên quyết tâm phát huy mối quan hệ hữu nghị truyền thống và nâng quan hệ hợp tác giữa hai nước lên tầm cao mới nhằm ứng phó với các thách thức mới của toàn cầu hóa, mối đe dọa của khủng bố quốc tế và những thách thức to lớn đối với hệ thống quan hệ quốc tế”. Đây là tuyên bố chung về hợp tác toàn diện đầu tiên của Việt Nam ký với một nước khác trong thế kỷ XXI. Tuyên bố này có ý nghĩa hết sức quan trọng, đề ra những định hướng lớn cho sự phát triển sâu rộng của quan hệ hai nước trong thế kỷ XXI.

Nhìn chung, quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Ấn Độ và Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể và đang có những bước phát triển tích cực trên cơ sở quan hệ “đối tác chiến lược” dựa trên sự nhận thức và đánh giá đúng đắn về chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia gắn với tình hình khu vực và quốc tế. Trải qua nhiều thập kỷ, mối quan hệ này pháttriển mạnh mẽ, toàn diện, được mở rộng ra trên tất cả các lĩnh vực của hai nước.

Trong thời gian tới, trên cơ sở nền tảng lâu đời của mối quan  hệ  truyền  thống  Việt  Nam  -  Ấn  Độ,  với  Chính  sách Hành động Hướng Đông (Act East Policy) trên cơ sở nâng cấp từ Chính sách Hướng Đông (Look East Policy) của Ấn Độ,  tiềm  năng  về  khoa  học  công  nghệ  của  Ấn  Độ  và  công cuộc Đổi mới của Việt Nam là những yếu tố thuận lợi giúp mang lại nhiều cơ hội thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước. Bên cạnh đó, sự phát triển của mối liên kết Đông Á và vấn đề Biển Đông cũng được Ấn Độ coi là cơ hội tốt để phát triển quan hệ với Việt Nam và giúp Ấn Độ đạt được những mục tiêu chiến lược của mình. Và ngược lại, tăng cường thúc đẩy quan hệ với Ấn Độ cũng sẽ giúp Việt Nam nâng cao vị thế trong quan hệ khu vực và quốc tế, đồng thời phục vụ tích cực cho sự phát triển hiện nay của Việt Nam.

Cuốn sách Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ đầu thế kỷ XXI  đến  nay không  chỉ  phục  dựng  lại  một  giai  đoạn  lịch sử  quan  trọng  trong  quan  hệ  Việt  Nam  -  Ấn  Độ  trên  mọi lĩnh  vực,  cung  cấp  một  cái  nhìn  bao  quát  với  những  đánh giá khách quan về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ tại những giai đoạn lịch sử cụ thể dựa trên những nguồn tài liệu, thông tin chọn lọc, tin cậy, mà còn có thể sử dụng để làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, cán bộ, giảng viên, người học các  ngành  Lịch  sử,  Đông  phương  học,  Quan  hệ  quốc  tế  và trực tiếp là cho những ai quan tâm, tìm hiểu về mối quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ.

Nội dung cuốn sách gồm 3 chương:

Chương 1. Các nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ đầu thế kỷ XXI đến nay

Nội dung chương này nhằm trình bày các nhân tố (bên trong và bên ngoài) góp phần thúc đẩy và phát triển mối quan hệ song phương, trong đó bao gồm những tương đồng về địa lý, văn hóa, đặc biệt là sự tương đồng về lịch sử khi hai nước luôn ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Việc khái quát quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ trong lịch sử được xem là nền tảng quan trọng để tiếp cận đề tài, hình thành những hệ thống kiến thức về vấn đề nghiên cứu cũng như có những đánh giá bước đầu về hướng nghiên cứu và làm cơ sở lý luận thực tiễn cho nội dung chính của đề tài trong các chương tiếp theo. Bên cạnh đó, những biến đổi to lớn của tình hình thế giới  bước  sang  thế  kỷ  XXI  cùng  với  những  điều  chỉnh  trong chính sách đối ngoại của hai nước cũng có tác động không nhỏ đến mối quan hệ này. Ngoài ra, chúng tôi còn đề cập đến vai trò và vị thế của mỗi nước trong chính sách đối ngoại của nhau để làm rõ quá trình triển khai các chính sách cụ thể và nỗ lực của hai nước nhằm duy trì và thúc đẩy mối quan hệ lên tầm cao mới.

Chương 2. Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ “hợp tác toàn diện” đến “đối tác chiến lược” và “đối tác chiến lược toàn diện”

Trong chương này, chúng tôi tập trung đi sâu vào nghiên cứu  mối  quan  hệ  Việt  Nam  -  Ấn  Độ  trên  tất  cả  các  lĩnh  vực (chính trị - ngoại giao, kinh tế, quốc phòng, văn hóa, giáo dục và khoa học công nghệ) từ đầu thế kỷ XXI đến nay. Qua đó có thểthấy rằng quan hệ Việt Nam - Ấn Độ là hết sức tốt đẹp. Ấn Độ vẫn tiếp tục khẳng định Việt Nam là trụ cột trong Chính sách Hướng Đông (Look East Policy) (và nay là Chính sách Hành động phía Đông - Act East Policy) của mình và ngược lại, Việt Nam cũng xem tăng cường quan hệ với Ấn Độ là hết sức cần thiết và là bước đi an toàn cho Việt Nam trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay.

Chương 3. Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ đầu thế kỷ XXI đến nay: kết quả, đặc điểm và kiến nghị

Trên cơ sở nội dung của những chương trước, chúng tôi khái quát lại những thành tựu cũng như phân tích những hạn chế trong mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ. Việc nhìn nhận đầy đủ các vấn đề trên giúp chúng tôi phân tích được những đặc điểm của mối quan hệ hai nước. Trên cơ sở đó, chúng tôi cũng cân nhắc đưa ra những đề xuất kiến nghị, góp phần cho công tác đối ngoại của Việt Nam đối với Ấn Độ được tăng cường hơn nữa và đưa mối quan hệ hai nước ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu.

TS. Đỗ Thanh Hà

name

Nho giáo chiếm hơn phần nửa tập Hệ ý thức phong kiến và sự thất bại của nó trước nhiệm vụ lịch sử. Phần của các tư tưởng khác ít hơn nhiều. Sở dĩ như vậy, vì dưới thời Nguyễn, Nho giáo là quốc giáo độc tôn, Nho giáo hay nói cho đúng hơn, những người theo Nho giáo triều đình chịu trách nhiệm chính trong việc mất nước.

Sách này chủ yếu nhằm chứng minh sự thất bại của Nho giáo trước hết trong cuộc đấu tranh để bảo vệ độc lập dân tộc. Tất nhiên là các tư tưởng Phật giáo, Đạo giáế kỷ XIX còn có thể và cần phải nghiên cứu sâu hơn, kỹ hơn trong dịp khác.

name

Tôi viết những câu chuyện về nhân vật, ngẫu nhiên là gốc Việt, nhưng mục đích chính của tôi vẫn là biểu lộ thông điệp con người ai cũng giống ai, tất cả đều dò dẫm về phía ánh sáng, để làm sáng tỏ những mối quan hệ, để tịnh tâm với lý do vì sao chúng ta ở cõi này.

Tôi nghĩ đó là thực chất của quan niệm cá nhân tôi và là điều tôi ao ước cho cuốn sách. Đó là [nhận thức] chúng ta đều là con người" (Angie Chau)

Angie Chau sinh năm 1974, từng sống ở Malaysia, Ý, Tây Ban Nha, Hawaii bà phía Nam, Phía Bắc của California.

Cùng với những nhà văn "đồng hội đồng thuyền" khác như Viet Thanh Nguyn, Monique Truong, Andrew Lam, Dao Strom, Bich Minh Nguyen, Lai Thanh Họ đang dần dần tạo dựng một thế hệ nhà văn Việt Nam thứ hai cạnh tranh với các nhà văn Mỹ và các cộng đồng khác trong cuộc chơi văn chương viết bằng tiếng sở tại.

Những nhà văn trẻ này lớn lên vào thập niên 1980, thời điểm mà sự "hợp lưu", hiểu biết về Việt Nam chưa phổ quát, phổ biến như ngày nay, vì thế, cầm bút viết về gia đình, về cuộc sống của những người Việt Nam tại Hoa Kỳ là con đường duy nhất để họ không quên "nhân dạng" (identity) Việt Nam của mìọ tin rằng, những câu chuyện của họ là một phần của lịch sử, của dân tộc. Họ tin rằng, những cuốn sách của họ sẽ làm thay đổi nhận thức của người Việt Nam ở bất cứ nơi đâu. Và tôi nghĩ, chúng ta cần cảm ơn họ vì điều đó.

Nhiều người trong số họ đã từng quay lại Việt Nam để tìm nguồn cội, để trò chuyện, để chia sẻ, và càng nhận thức rõ hơn gốc gác của mình.

Tập truyện ngắn này của Angie Chau ra mắt như một phần của nỗ lực giới thiệu, tìm hiểu về cộng đồng Việt Nam định cư tại Hoa Kỳ nói riêng, và trên toàn thế giới nói chung" (PGS.TS. Trần Lê Hoa Tranh).

name

Chúng ta khoan vào trái đất trăm ngàn lỗ thủng, chúng ta làm ô nhiễm các dòng sông, đại dương và không khí, chúng ta tập trung lại một chỗ, dùng sắt thép xi măng xây nên những công trình kiến trúc kỳ quái, đặt cho nó cái tên mỹ miều là "thành phố", chúng ta ở trong những thành phố này thoải mái phóng túng những dục vọng của mình, tạo ra những thứ rác rưởi vĩnh viễn khó mà tiêu hủy đượ

Địa cầu bốn bề lửa khói, toàn thân run rẩy, biển cả kêu gào, cát bụi bay khắp nơi, hạn hán lũ lụt, bệnh tật lan tràđều liên quan đến sự phát triển bệnh hoạn của khoa học kỹ thuật dưới sự kích thích bởi dục vọng tham lam của các nước phát triển" (Theo Mạc Ngôn)

name

Tập III được xây dựng dưới dạng lịch sử của phong trào cách mạng Việt Nam từ 1920 đến 1945. Ở đấy, các sự kiện, các giai đoạn lịch sử của phong trào cách mạng được nhìn ở góc độ tư tưởng là chính, lấy sự việc để trình bày và chứng minh tư tưởng, lấy tư tưởng làm đuốc rọi đường cho hành động cách mạng có ý thức càng ngày càng sâu và càng đúng

Đầu tiên thì sách được đặt tên là "Sự thành công của chủ nghĩa Mác - Lênin trong các nhiệm vụ lịch sử". Sau rồi trong lúc viết tôi thấy cần sửa tên lại là "Thành công của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Ba khái niệm "thất bại", "bất lực", "thành công" nối tiếp nhau trên ba tập sách là tư tưởng chính của tác giả trong bộ lịch sử tư tưởng ba quyển này.

name

Combo Chuyện Đông Chuyện Tây (Bộ 4 Tập)

Tôi biết có rất nhiều người, hễ cầm đến số Kiến thức ngày nay mới ra (hay mới mượn được) là tìm đọc ngay mục “Chuyện Đông chuyện Tây” của An Chi. Dĩ nhiên cũng có những người đọc trước tiên những mục khác, chẳng hạn như những người đang nóng lòng đọc phần tiếp theo của một truyện đăng nhiều kỳ đang đọc dở, nhưng có thể biết chắc rằng sau đó người ấy thế nào cũng tìm đọc “Chuyện Đông chuyện Tây”.

Có một lần tôi đi photocopy một bài mà tôi viết chung với An Chi. Khi nhìn thấy tên tôi đặt cạnh tên An Chi, người thợ đứng máy ngạc nhiên hỏi tôi: “Thế ra chú quen cả đến cụ An Chi?”. Quả có nhiều người hình dung An Chi là một cụ già đầu bạc trán hói, thông kim bác cổ, suốt ngày vùi đầu trong những đống sách cũ kỹ. Trong trí tưởng tượng của họ, An Chi gần như là một nhân vật huyền thoại, khó lòng có thật trong cuộc sống còn nhiều hàng dỏm, sách dỏm và trí thức dỏm này.

An Chi (cũng là Huệ Thiên, một bút danh khác do nói lái cái tên thật Thiện Hoa mà thành) chưa phải là một cụ già. Hồi bắt đầu viết cho Kiến thức ngày nay (1990), anh chỉ mới vượt qua tuổi năm mươi. Anh vốn là học sinh trường Chasseloup-Laubat ở Sài-gòn. Khi Hiệp định Genève được ký kết, anh quyết định chọn miền Bắc, và đã kịp mua vé máy bay ra Hải Phòng trước khi chấm dứt thời hạn 300 ngày, trong tay có thư giới thiệu của Đảng ủy Đặc khu (vì anh tham gia đoàn thể học sinh kháng chiến ở Sài Gòn). Nhưng anh không thấy cần tới tờ giấy này, và có lẽ đó là một trong những nguyên nhân chính của những chuyện không may của anh sau này, vì thời ấy còn có những người (tuy ít ỏi) không tin rằng có thể có những thanh niên con nhà khá giả lại đi chọn miền Bắc nếu không có ý đồ đen tối nào đó. Sau khi tốt nghiệp trường Sư phạm Trung cấp Trung ương (Cầu Giấy, Hà Nội), anh đi dạy cấp hai ở Thái Bình. Nhưng chỉ sáu năm sau, vì bị coi là có những tư tưởng lệch lạc, anh bị thải hồi, và vì hoàn toàn không nơi nương tựa, anh phải ở nhờ nhà một bác cấp dưỡng tốt bụng. Sau đó anh xin được làm hợp đồng trong Trường Bồi dưỡng cán bộ giáo viên của tỉnh, chuyên mua than củi muối gạo cho trường, cho đến khi được Bộ Nội vụ triệu tập lên Hòa Bình học lớp chính trị của Trường 20-7 “dành cho cán bộ miền Nam vì lý do này hay lý do khác không còn trong biên chế nhà nước”. Sau đó anh trở về Hà Nội học nghề thợ nguội và thợ tiện ở Nhà máy xe đạp Thống Nhất rồi phụ trách bổ túc văn hóa tại nhà máy. Từ năm 1972, anh được chuyển đến Trường Học sinh miền Nam số 8 ở Tam Đảo (Vĩnh Phú). Đến khi miền Nam giải phóng, anh được chuyển vào Sở Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh rồi Phòng Giáo dục Quận 1 làm nhiều công tác khác nhau, rồi đến 1984 anh xin về hưu non để dành hết thì giờ cho việc đọc sách và nghiên cứu những vấn đề mà anh đã quan tâm từ hai mươi năm trước, nghĩa là từ khi anh bị thải hồi.

An Chi bao giờ cũng nuôi một niềm tri ân chân thành và sâu xa đối với những người lãnh đạo đã thải hồi anh vì nhờ đó mà anh được bắt tay vào một việc xưa nay vẫn là ước mơ tha thiết nhất của đời anh: học, học thực sự, học để biết, để trở thành người có ích, chứ không phải để có bằng này, bằng nọ hay danh vị này, danh vị khác. Từ khi được giải phóng ra khỏi công việc giảng dạy ở nhà trường, anh dành tất cả thời gian không phải đi mua than củi hay gạo muối để lao vào học, học cho kỳ được những gì mình vẫn thèm iết mà trước kia vì phải soạn bài, chấm bài và lên lớp giảng nên chưa làm được. Thoạt tiên, anh vớ được một cuốn Thượng của bộ Từ hải và một cuốn từ điển chữ Hán dành cho học sinh của nhóm Phương Nghị. Rồi từ đó trở đi, suốt gần 30 năm anh không ngừng tìm kiếm sách vở để học thêm về các khoa học xã hội và nhân văn, dù là trong khi làm thợ nguội, đi học tập chính trị, hay chạy việc hành chính, anh đều dành hết tâm trí cho việc học. Và cũng như thói thường, càng học thì lại càng thấy mình biết quá ít, cho nên anh chỉ thấy mình được sống thực sự sau khi đã về hưu non và được ngồi suốt ngày bên bàn viết, giữa mấy ngàn pho sách yêu quý mà anh đã tích lũy được trong bấy nhiêu năm.

Từ khi Ban biên tập Tạp chí Kiến thức ngày nay giao cho An Chi phụ trách chuyên mục Chuyện Đông chuyện Tây, anh đã dành khá nhiều thì giờ để trả lời cho những bạn đọc thấy cần thỏa mãn những mối băn khoăn về chữ nghĩa và tri thức nói chung. Anh thấy đây là một công việc có ích cho nhiều người, mặc dầu công việc này có làm cho anh sao nhãng ít nhiều những vấn đề mà anh chuyên tâm nghiên cứu từ lâu, nhất là những vấn đề về lịch sử tiếng Việt. Và tuy anh biết rất rõ rằng thời nay không có ai có thể tự cho mình là “nhà bách khoa” cái gì cũng biết, nhưng những câu trả lời của anh trên tạp chí đã làm thỏa mãn được phần đông độc giả vì đó đều là kết quả của một quá trình tra cứu nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm đối với khoa học và đối với những người đã có lòng tin cậy mình. Thêm vào đó là lời văn trong sáng, đĩnh đạc, nhiều khi dí dỏm một cách nhã nhặn và tuệ minh, làm cho việc đọc anh trở thành một lạc thú thanh tao.

Dĩ nhiên, tôi không dám nói An Chi bao giờ cũng đúng. Errare humanum est. Không phải anh bao giờ cũng tìm được cách trả lời tối ưu có thể làm hài lòng những chuyên gia khó tính. Nhưng tôi tin chắc rằng một người đọc trung bình như tôi, khi đọc xong một đoạn giải đáp của An Chi, ít nhất cũng thấy mình biết thêm được một cái gì bổ ích, và đó quả thật là một điều tối đa có thể chờ mong ở một tạp chí dành cho quần chúng rộng rãi như Kiến thức ngày nay.

Nói như vậy không có nghĩa là trong những bài trả lời ngắn gọn của An Chi không lóe lên những tia sáng của một tài năng chân chính. Những ý kiến của An Chi về gốc Hán của yếu tố “kẻ” đứng trước những địa danh mà có người tưởng là “nôm” như Kẻ Sặt, Kẻ Noi (do chữ Giới 界: xem Kiến thức ngày nay, số 229); về gốc Hán của chữ chiềng (do chữ Trình 呈?: xem Kiến thức ngày nay, số 225) mà có người cho là dùng để chỉ công xã nông thôn dưới thời Hùng Vương, việc anh cải chính những chỗ sai quan trọng của Từ điển Bách khoa Việt Nam như về quốc hiệu Đại Nam mà Từ điển Bách khoa Việt Nam nói là do Gia Long đặt (Kiến thức ngày nay, số 212); sự sai trái của cách nói “sau Công nguyên” (Kiến thức ngày nay, số 219) và rất nhiều chuyện khác nữa, được anh chứng minh và trình bày đủ sức thuyết phục để ngay các chuyên gia cũng phải tán thành.

Nhiều bài giải đáp của An Chi làm cho người đọc thấy hé mở ra những luận điểm khoa học quan trọng và thú vị, khiến họ phải lấy làm lạ mà tự hỏi tại sao nó không được anh trình bày thành những chuyên luận. Ta hãy yên tâm chờ đợi. Những người như An Chi thường rất khó tính đối với bản thân. Rồi sẽ có ngày những chuyên luận ấy đủ chín muồi để tác giả thấy có thể đem nó ra đóng góp vào nền khoa học nhân văn của đất nước. Nhưng dù chỉ có mấy tập Chuyện Đông chuyện Tây không thôi thì tôi cũng thấy học được của anh rất nhiều rồi. Vả chăng chính cuộc đời của An Chi cũng đã là một tấm gương sáng chói của ý chí vượt qua mọi nỗi gian truân để đạt đến một đỉnh cao của tri thức.

Cao Xuân Hạo

1. Chuyện Đông Chuyện Tây - Tập 1 (Tái Bản 2019)

2. Chuyện Đông Chuyện Tây - Tập 2 (Tái Bản 2019)

3. Chuyện Đông Chuyện Tây - Tập 3 (Tái Bản 2019)

4. Chuyện Đông Chuyện Tây - Tập 4 (Tái Bản 2019)

name

Có nhiều bản Truyện Kiều đã được khắc in; nhiều cuốn sách phiên âm, bình giải, nghiên cứu về các điển tích, điển cố, câu chữ, về nhân vật trong Truyện Kiều… đã được xuất bản kể từ khi kiệt tác này xuất hiện trên văn đàn Việt Nam đầu thế kỷ XIX. Hai trăm năm đã trôi qua, Truyện Kiều vẫn luôn là nguồn cảm hứng vô tận đối với người Việt Nam từ giới bình dân đến các bậc thức giả. Bởi vậy, hẳn độc giả sẽ không cảm thấy bất ngờ khi vào những năm đầu của thế kỷ XXI đang cầm trên tay một cuốn sách mới về Truyện Kiều với tựa đề Truyện Kiều – bản Duy Minh Thị 1872 do học giả An Chi phiên âm, chú giải và thảo luận.

Không bất ngờ nhưng chắc chắn quý bạn đọc sẽ thấy thú vị khi đọc cuốn sách này. Sở dĩ chúng tôi đoan chắc như vậy bởi mấy lẽ:

Thứ nhất, cuốn sách thể hiện sự chân xác và mới mẻ trong cách phiên âm. Trước đây, Truyện Kiều bản Duy Minh Thị 1872 đã từng được học giả Nguyễn Tài Cẩn và nhà Kiều học Nguyễn Quảng Tuân phiên âm. Tuy nhiên, như học giả An Chi đã chia sẻ trong Lời nói đầu, có không ít chữ mà cách phiên âm của hai vị tiền bối chưa được thỏa đáng, một phần bởi cách viết có nhiều khác biệt của chữ Nôm miền Nam; một phần bởi những sai sót trong quá trình viết mẫu, khắc in của những người thợbên Trung Hoa – vốn không am hiểu về chữ Nôm. Trong bản phiên âm này, học giả An Chi vừa bám sát vào văn bản, vừa căn cứ vào đặc trưng của tiếng miền Nam, của chữ Nôm miền Nam, đồng thời cải chính những sai sót có thể xảy ra do quá trình khắc in để đưa ra cách đọc chính xác, hợp lý nhất.

Thứ hai, thay vì được bố trí ở ngay phía dưới mỗi trang sách với hình thức cước chú, mục Chú giải và Thảo luận được tác giả sắp thành một phần riêng biệt, xếp theo thứ tự A B C với dung lượng xấp xỉ 200 trang. Thú vị hơn nữa là phần chú giải và thảo luận được viết tỉ mỉ với giọng văn giàu cảm xúc, như thể người viết đang cùng độc giả mạn đàm bên chén trà nóng về những câu những chữ trong Truyện Kiều. Vì vậy, bạn đọc hoàn toàn có thể đọc riêng phần này như đọc một cuốn sách bình giải về Truyện Kiều, có thể tìm thấy những trường nghĩa khác lạ so với cách hiểu hiện nay. Như chữ “dặt dìu” trong câu “Bằng lòng khách mới tùy cơ dặt dìu” nghĩa là bàn bạc, nói tới nói lui; “não nùng” trong câu “Nguyệt hoa hoa nguyệt não nùng” lại có nghĩa say mê, đắm đuối; rằng “bụi hồng” không hẳn lúc nào cũng chỉ cõi nhân gian mà trong câu Kiều số 250 và 1036 lại đơn giản là… “bụi đường”. Tác giả cũng đưa ra những cách đọc khác với các bản phiên âm trước đây như: “Hạc nội mây nhàn” thay vì “Hạc nội mây ngàn”; “đỉnh Hiệp non Thần” thay vì “đỉnh Giáp non Thần” và cho biết đây là hai địa danh hoàn toàn có thật…

Điều thú vị thứ ba chính là tinh thần cẩn trọng và cởi mở của tác giả trong nghiên cứu học thuật. Để có thể đưa ra những kiến giải mới, phản biện một cách thuyết phục trước ý kiến của các bậc “cây đa cây đề” trong ngành văn bản học và Kiều học, học giả An Chi đã tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Hai năm trước, ông đã giới thiệu đến bạn đọc cuốn Câu chữ Truyện Kiều – thành quả của quãng thời gian dài nghiên cứu về tác phẩm này. Nay trong Truyện Kiều – bản Duy Minh Thị 1872, trên cơ sở tiếp tục tìm tòi, lắng nghe ý kiến của bạn đọc từ các diễn đàn, ông đã có những điều chỉnh trong cách phiên âm và giải nghĩa “với hy vọng đưa đến bạn đọc một bổn Duy Minh Thị 1872 đúng với chân diện mục và giá trị đương nhiên của nó”. Trên tinh thần đó, tác giả hẳn sẽ rất vui khi tiếp tục nhận được những ý kiến thảo luận của quý bạn đọc sau khi cuốn sách được ra đời.

name

Trích đoạn Tôi là ai?

“Để có thể rút ruột viết ra những dòng trong cuốn sách này Lê Đình Hùng hay Mr Aodai Hung Cuu Long cũng chứa trong bụng, trong đầu, trong tâm hồn, trong tư duy, trong nhân cách của mình, sự ngu muội, vô tâm, nguy hiểm, lừa dối, tham lam, thù hận, ham hố, cùng toàn bộ cái xấu xí của người. Nhưng vì nhờ vào việc đọc sách, nhờ vào sự giáo dục, nhờvào tư duy, nhờvào gia đình, xã hội, cộng đồng mà tôi giác ngộ tự tìm được con đường hoàn thiện làm người. Ít ra là người lựa chọn lối sống tự hạnh phúc, tự bằng lòng, tựcông khai, tự chia sẻ, tự chịu trách nhiệm, tự hy sinh, tự lắng nghe, tự học tập, tự thay đổi bản thân mình.

Để đi trên con đường mà người đời thường quan niệm là sống trong sạch, còn nhiều quan niệm khác có thể mâu thuẫn, có thể xung đột, có thể không đúng theo tiêu chuẩn hay hình mẫu một ai đó. Tôi chắc rằng mình còn nhiều sai sót, khuyết điểm, hư hỏng mà tự mình chưa nhìn ra, không thấy được, cũng có thể là hết thuốc chữa. Nhưng với cam kết: Chúng ta có thể yêu thương nhau, tôi hy vọng nhận được sự phản biện, đối thoại, chia sẻ… cùng mọi cảm xúc các độc giả dành cho tôi.

Với tất cả sự chân thành từ tôi!”

Trích đoạn Lời xin lỗi

“Không kẻ thù nào mạnh bằng chính mình. Những kẻ vĩ đại không chết vì kẻ khác tiêu diệt hay hãm hại mà tất cả họ đều tự sụp đổ vì quá già cỗi. Mọi giá trị quá lâu sẽ lỗi thời và lạc hậu. Mọi con người đều phải đi đến cái chết. Đó là quy luật xưa nay chưa có kẻ nào mà không chết. Vì vậy cũng chưa có kẻ nào không phạm phải sai lầm. Mọi sai lầm xảy ra mới bảo đảm đó là sự tiếp diễn của cuộc sống. Mọi cái chết là báo hiệu sự đúng đắn. Từ chân lý đó tôi nghĩ rằng trong hành trình sống của mình sẽ có nhiều cái sai, cái xấu, cái ác, cái ngu, cái dở, cái yếu, cái tệ, cái kém, cái hư...

Đối với mọi người, trong nhiều hoàn cảnh, ở nhiều thời điểm, công việc, bởi nhiều lý do mà tôi có những lúc nào đó không kiểm soát nổi mình đã làm ảnh hưởng, gây phiền toái, mang tai họa, tạo khó khăn cho bạn bè, cộng đồng, xã hội. Có lẽ nhiều người ghét tôi vì lời nói, hành động, thái độ, ảnh hưởng cùng mọi thứ liên quan, kể cả là cuốn sách này xuất bản cũng là từng chữ, từng câu, từng đoạn… có điều gì gây bức xúc… Thì cho phép tôi xin lỗi. Tôi viết cuốn sách này không phải là nghiên cứu, là khoa học, là văn minh hay giáo dục. Tất cả chỉ là cảm xúc, góc nhìn, quan điểm, tư duy, thực tếmà tôi đã trải qua trong hành trình sống của mình và gia đình. Tất cả là một hành trình tự thẩm thấu, tự chuyển biến, tự chuyển hóa giống loài rắn phải lột xác để trưởng thành. Và đó là cách tôi sống!”

Trích đoạn Thư gửi các con

“Vì vậy Bố không dạy con thành doanh nhân huyền thoại như Bill Gate hay lớn cỡ Phạm Nhật Vượng. Bố sẽ không hy vọng các con trở thành siêu sao hay các thần tượng như Messi lẫn Ronaldo. Bố cũng không ép các con phải hot như chú Trấn Thành hoặc cỡ Sơn Tùng MTP. Bố càng không bắt các con giống với bất kỳ ai, bằng ai,hơn ai theo các giá trị, địa vị, sắc đẹp, tiền bạc, quyền lực hoặc mọi giá trị vật chất làm thước đo phân cao thấp. Vì Bốbiết như thế sẽ làm các con mệt mỏi, căng thẳng và mất đi niềm vui sống mỗi ngày.

Các tình yêu của Bố, dù có nói gì thì khi nghe các con cũng sẽ có tư duy riêng, khi đọc xong con sẽ có cảm xúc riêng, khi học xong con sẽ có tư tưởng riêng, khi làm xong con biết rút kinh nghiệm riêng... Đừng đi theo lối mòn của người trước, đừng bị kinh nghiệm của người trước làm con lo sợ và đóng băng bản thân. Hãy sử dụng mọi giác quan mà con được sinh ra và tin tưởng vào các rung động của riêng mình. Chỉ khi các con tập luyện, khai thác, trả giá, bồi dưỡng… thì các con mới có cơ hội để trở thành một phiên bản tốt nhất.”

LỜI NÓI ĐẦU

Tôi Lê Đình Hùng (Mr Aodai Hung Cuu Long) sinh ngày 2-9-1973. Tôi viết cuốn sách này vào lúc 16h27’ ngày 2-9-2018 trong lúc vợ và các con đang chuẩn bị thắp nến kỷ niệm người chồng người cha tròn 45 tuổi. Gia đình tôi cùng gần 100 triệu người Việt Nam thiện lành cả nước đang vui vẻ, sum họp bên gia đình hưởng thái bình nhân dịp 2-9, ngày Quốc khánh Việt Nam.

Trong thời khắc này, Mr Aodai thấy mình may mắn được cuộc đời ban tặng cho mọi phước lành để có thể tự tin chia sẻ cùng các tình yêu những cảm xúc tuyệt vời trong mình.

Tôi có một gia đình như ý gồm vợ:

- Cao Thị Mỹ Vàng sinh ngày 16-2-1984

và ba con:

- Lê Hoàn Hảo sinh ngày 18-9-2009

- Lê Thánh Thiện sinh ngày 19-8-2012

- Lê Hạnh Phúc sinh ngày 18-8-2016

Trong những ngày này, cả nhà cùng nhau chuẩn bị cho các con vào năm học mới, nên phải đi nhà sách mua đồ  dung học tập và 1.001 thứ liên quan tới sứ mệnh học tập,làm người của các tình yêu trong gia đình. Nhưng tôi cũng cảm thấy hoang mang khi trong ngành giáo dục lại rộ lên việc cải cách tiếng Việt với nhiều ý kiến trái chiều, người ủng hộ, kẻ phản đối. Là bậc làm cha mẹ, chúng tôi không mong muốn đưa ba đứa con mình ra làm “vật thí nghiệm” cho cải cách.

Lúc này, tôi đã không còn phải toan tính, lo lắng, hơn thua, tranh giành mọi thứ trong đời. Vì đã cảm thấy đủ, nghĩ là vừa, chuẩn bị xong, bàn giao hết, trao việc nhường ghế, sang tên chuyển con dấu, tự nguyện tránh sang một bên để vợ và nhân viên tự lực tự cường. Còn tôi tự do tập trung yêu cuộc sống gia đình bằng tình yêu trong sáng, thánh thiện nhất . Tôi tự hào vì mình toàn tâm chăm sóc gia đình một cách hoàn hảo theo khả năng của mình. Tôi tin rằng các thành viên trong nhà cùng chung một cảm nhận của nhau, có nhau, thuộc về nhau, dù là con hay vợ thì mỗi thành viên là một gam màu để kết hợp lại thành bức tranh Gia đình Việt Nam Hạnh phúc.

Tôi sinh ra không phải là một thiên tài bẩm sinh, cũng chẳng là thần đồng, lại càng không phải là doanh nhân, nghệ sĩ hay người nổi tiếng. Nhưng tới giờtôi có mọi thứ mà không phải ai cũng có được. Xin cám ơn đất mẹ thiêng liêng đã cho tôi một giấc mơ Việt. Để tôi may mắn viết lên câu chuyện của chính mình và gia đình. Hỡi các tình yêu thiện lành, nếu các bạn tin vào chính mình -ai cũng sẽ có một câu chuyện kỳ diệu. Vậy hãy rèn luyện và lao động bằng đam mê, rồi cộng thêm chút sáng tạo để kể cho tôi nghe, để truyền cảm hứng lan tỏa tới xã hội, cùng nhau viết nên cuốn sách cho bạn cho tôi.

Tôi viết cuốn sách này không muốn khoe mẽ hay tranh cãi cùng ai cả. Tôi chỉ cần chia sẻ cùng những ai đang chuẩn bị cho vai trò làm cha, làm chồng, làm chủ gia đình. Tôi mong sao có thể đồng cảm, thấu hiểu, lắng nghe, ủng hộ cho bất cứ ai muốn xây dựng, cần bảo vệ ước mơ có một gia đình một vợ một chồng cùng các con sống như ý mình:

- Là công dân tốt

- Chọn và lấy được người phù hợp

- Là một người cha, người chồng trong sạch

- Kế hoạch sinh con

- Mua nhà theo khả năng

- Dạy con bằng kỷ luật

- Biết nghỉ việc đúng lúc

- Sống cuộc sống của mình

- Cho đi là phụng sự

- Thương lượng, giải quyết, xử lý công việc hiệu quả

- Tự học, đánh giá, phân tích, dựbáo, tổng hợp

- Quản lý thời gian, khai thác, sử dụng hiệu quả

- Giao tiếp tốt, kết nối, nói trước đám đông

- Truyền cảm hứng, sáng tạo, lãnh đạo, làm việc nhóm

Năng lượng từ trong cơ thể, tâm hồn do ta nuôi dưỡng mà có - mà thành. Phẩm giá, nhân cách tự ta phải gìn giữ, bảo vệ. Yêu thương, chia sẻ là do ta hy sinh bản thân mà cho đi mới thấu hiểu. Uy tín là do tự ta vất vả tích góp bằng trách nhiệm, lời nói việc làm. Sức khỏe, sắc đẹp là do tự thân kiên trì tập luyện, ăn uống điều độ, sống khoa học, vệ sinh sạch sẽ mang lại. Kiến thức, hiểu biết phải tự học thầy, học bạn, học sách, học từ thực tếmà nên.

Hãy tự nghiên cứu, lên kế hoạch, phát triển, sống trong một gia đình của chính mình bạn nhé!

name

Combo Văn Học Dân Gian Tiền Giang (Tuyển Chọn Từ Tài Liệu Sưu Tầm Điền Dã): Tập 1 Và 2 (Bộ 2 Tập)

"Văn học dân gian Tiền Giang được Khoa văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia TPHCM triển khai sưu tầm trong 2 đợt với tổng số cộng tác viên mà nhóm sưu tầm điền dã tiếp xúc là 1851 người, làm việc tại các địa bàn xã trong thành phố Mỹ Tho, các huyện Chợ Gạo, Gò Công Đông, Gò Công Tây, huyện Châu Thành, Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước.

Kết quả sưu tầm văn học dân gian Tiền Giang cả hai đợt, bao gồm 26371 đơn vị tác phẩm ở nhiều thể loại: truyền thuyết, truyện cổ tích, truyền cười, đồng dao, hò, lý,hát ru, đờn ca tài tử,  truyện đố...và nhiều thể loại khác.

Sau khi lọc bỏ, tinh chọn, phân loại và chỉnh lý toàn bộ văn bản tác phẩm thô được sưu tầm trong 2 đợt, nhóm sưu tầm điền dã giữ lại được 1.021 câu đố, 903 câu tục ngữ, 108 truyện kể, 1.251 câu ca dao, 49 bài vè.

Cuối phần tác phẩm sưu tầm của mỗi thể loại, nhóm sưu tầm điền dã đều ghi rõ thông tin của những cộng tác viên đã cung cấp cho nhóm những tác phẩm trên"

Có thể nói, đây là một công trình điền dã đồ sộ, chi tiết, tỉ mỉ, nghiêm túc và trung thực...Một tài liệu rất hữu ích cho các bạn sinh viên đặc biệt là sinh viên ngành văn học

1. Văn Học Dân Gian Tiền Giang (Tuyển Chọn Từ Tài Liệu Sưu Tầm Điền Dã) - Tập 1

2. Văn Học Dân Gian Tiền Giang (Tuyển Chọn Từ Tài Liệu Sưu Tầm Điền Dã) - Tập 2

16

Hỗ trợ học tập hiệu quả với tài liệu PDF, Word - SachTruyen.com.vn chia sẻ các tài liệu học tập chất lượng, bao gồm sách, bài tập, đề thi, giúp người dùng học tập hiệu quả và đạt kết quả cao trong các kỳ thi.