Vườn Yêu
Đa cảnh giới, chồng chập chiều kích, các nhân vật trẻ tuổi đi xuyên từ không/thời gian này đến không/thời gian khác tròn cuộc phiêu du dục tính bất tận. Họ mắc kẹt và tự giải thoát. Họ dấn thân và chấp nhận thứ hấp lực tự nhiên của hệ vũ trụ rộng lớn xoay chuyển. Tất cả diễn ra mặc nhiên.
Thần và người. Thiêng và phàm. Tu tập và mê say lạc thú. Eroticism và Meditation. Vân vân.
Nguyễn Hải Nhật Huy triển khai một thứ văn chương đa tuyến, khoáng đạt, tự do, trong một thể loại có tính tự tri cao - tiểu thuyết.
Đây không phải là một cuốn tiểu thuyết bình thường.
108 Ngày Sống Trong Giãn Cách
Đó là các câu chuyện giản dị, thân tình, bi thương, gắn bó từ của những người thân trong gia đình tác giả tới những câu chuyện bên ngoài xã hội, trên đường phố, trong siêu thị, từng con hẻm, và thậm chí cả chiếc lá xanh ở ngoài cửa sổ nữa, đã tạo nên một bức tranh với các gam màu đa dạng tái hiện một thời kỳ vô cùng đặc biệt. Những người đã từng sống, từng trải qua tháng ngày giãn cách tại TPHCM hẳn sẽ bắt gặp chính bản thân mình trong các trang viết của Từ Nguyên Thạch. Những cơn lo lắng thắt tim khi đọc tin tức, giật mình thon thót trong giấc mơ với tiếng còi xe cứu thương hú không ngớt ngoài đường, các khái niệm vốn xa lạ khi đó lại thành một phần của cuộc sống: chọc mũi, cách ly, tiêm vaccine, cứu trợ, F1-F2, hàng thiết yếu, phiếu đi chợ, đi chợ giùm, vùng xanh… đã hoàn thiện đầy đủ bức tranh ấy.
Trẻ Con Hát Trẻ Con Chơi
Cuộc sống đã thay đổi, những trò chơi đơn giản, dân dã, những câu ca mộc mạc, thấm thía...đã dần biến mất, nhường lại lãnh địa cho đồ chơi công nghiệp và văn hóa nghe nhìn hiện đại...
Thế nhưng TRẺ CON HÁT TRẺ CON CHƠI vẫn là một tập sách quan trọng, một biên soạn đáng được duy trì, lưu giữ, một tấm gương mà ta soi vào đó, ta vẫn thấy không ít những nét thú vị, những đặc sắc của tâm hồn nguời Việt Nam, được lưu giữ như những dấu tích của văn hóa dân gian, của văn mình cổ truyền...
Mùa Lũ
Tập truyện ngắn gồm những câu chuyện nhỏ về mùa lũ của tác giả Đào Trường San
1. Bữa cơm không tính tiền
2. Mùa lũ
3 Hội ngộ
4. Vô sinh
5. Lánh mặt
6. Tới số
...
Làng Làng Phố Phố Hà Nội
Trong số các tỉnh thành ở Việt Nam, ít có nơi nào mà những biến đổi về hành chính, dân cư, văn hóa lại diễn ra một cách phức tạp, xếp chồng nhiều lớp lên nhau như ở Hà Nội, từ hàng nghìn năm trước cho đến tận ngày hôm nay. Thế nhưng, bất chấp lịch sử bề bộn đó, cũng ít nơi nào mà người ta lại quan tâm đến "căn tính" của một thành phố đến vậy: gốc Hà Nội là gì, người Hà Nội là như thế nào? Đối với Nguyễn Ngọc Tiến, Hà Nội đã không còn xa lạ, nếu không muốn nói đã "nhẵn mặt" trong các trang viết của ông. Nhưng mỗi lần đi, thấy và viết về Hà Nội, Nguyễn Ngọc Tiến luôn gợi mở những góc nhin rất mới, rất lạ và thú vị. Trong cuốn sách lần này, Làng làng phố phố Hà Nội, đó là hình ảnh một thành phố vừa quê mùa, cổ kính với các lễ hội, các làng nghề truyền thống, vừa hiện đại, phồn hoa khi từng là kinh đô của các triều đại phong kiến, là thủ phủ của Liên bang Đông dương thuôc Pháp, và là thủ đô của nước Việt Nam hôm nay. Làng và phố vừa tương phản với nhau, song song tồn tại làm nên diện mạo rất đặc biệt của Hà Nội, mà nếu thiếu đi một, hoặc nếu cố tình loại bổ một, thì đó không còn là Hà Nội.
Carrie - Vũ Hội Đẫm Máu
Carrie White là một cô gái đáng thương, ở trường thì bị bạn bè bắt nạt và biến thành trò cười một cách tàn nhẫn, ở nhà thì phải chịu đựng bà mẹ cuồng tín đến bệnh hoạn. Nhưng có một điều không một ai bên ngoài căn nhà của Carrie biết, đấy là cô có niệm lực bẩm sinh có thể dịch chuyển mọi thứ chỉ bằng ý nghĩ. Khi buổi vũ hội cuối cấp đến gần, những kẻ bắt nạt Carrie bày ra một trờ chơi khăm độc địa mà không hề nhận ra mình đang châm ngòi cho một quả bom khủng khiếp. Không chỉ đơn thuần là một cuối tiểu thuyết kinh dị máu me, Carrie còn được ghi nhận ở sự sáng tạo của Stephen King trong việc tạo ra một lối dẫn truyện kết hợp giữa lời kể thông thường với những mẩu phỏng vấn, các bài báo, sách nghiên cứu. Cách làm này của King đặc biệt mới lạ vào thời điểm đó, nó khiến người đọc cảm thấy câu chuyện kinh hoàng trong cuốn sách trên tay không diễn ra ở một thế giới tưởng tượng xa vời nào đó, mà là ngay gần kề mình, chỉ cần hé cửa là sẽ thấy nó. King không tạo ra một thế giới đáng sợ, mà ông khiến chính thế giới của chúng ta trở nên đáng sợ khủng khiếp.
Hòa Âm Đêm
Hòa Âm Đêm tuổi 80 của nhà thơ, nhạc sĩ Trương Tuyết Mai
Tập thơ Hòa Âm Đêmnhân dịp sinh nhật lần thứ 80 và đón nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2023. Trương Tuyết Mai được xem là cánh chim đầu đàn trong những nữ nhạc sĩ Việt Nam với gia tài âm nhạc đồ sộ gồm hơn 400 bài hát và hợp xướng, trong đó có những ca khúc quen thuộc được đông đảo công chúng nhiều thế hệ yêu mến như “Xe ơi ta lên đường” (phỏng thơ Huy Cận), Huế – tình yêu của tôi (phổ thơ Đỗ Thị Thanh Bình), Sao anh không là, Từ ngày ấy, Rừng với tình em,... Sinh năm 1944 tại Hải Phòng, nguyên quán ở Sông Cầu, Phú Yên; nhạc sĩ Trương Tuyết Mai bắt đầu hoạt động âm nhạc từ các trường học sinh miền Nam ở Hải Phòng. Năm 1965, bà tốt nghiệp môn sáo flute ở Trường Âm nhạc Việt Nam, về công tác tại Dàn nhạc Đài Phát thanh Giải phóng. Từ năm 1974, bà phục vụ tại chiến trường Trị-Thiên và Khu V trong Đoàn ca nhạc Đài Phát thanh Giải phóng, rồi chuyển về làm việc tại dàn nhạc Đài Tiếng nói VN. Từ năm 1981, nhạc sĩ Trương Tuyết Mai làm công tác biên tập âm nhạc tại Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM cho đến khi nghỉ hưu. Hơn nửa thế kỷ hoạt động nghệ thuật, bên cạnh thế mạnh về âm nhạc cùng nhiều tuyển tập ca khúc đã phát hành thì ít ai biết rằng Trương Tuyết Mai còn là tác giả thơ và văn xuôi, hiện là hội viên Hội Nhà văn TPHCM. Hòa Âm Đêm là tập thơ thứ 7 sau các tập thơ mà Trương Tuyết Mai đã ra mắt từ trước như: Một nửa cho anh (2006), Lá vỡ (2008), Nghe trăng (2009), Gọi thầm (2013), Mắc cạn (2018), Gập ghềnh khúc đau (2020) cùng với 1 tập hồi ký “Lật từng mảnh ghép” (2014)...
“Vẫn biết kiếp tằm phải nhả tơ
Vần thơ gan ruột tươi màu huyết
Bện dệt buồn vui thẳm phận người”
“Đau tình ta khóc trong mơ
Đau đời ta hóa lơ ngơ giữa đời”
“Giá như đừng nhìn điều chi cũng rõ
Thì hồn ta đâu đẫm lệ người ơi!”
"Đã biết giếng không sâu mà vẫn thả dây dài
Sợi dây tôi mắc cạn giữa muôn vàn rỗng không"
Bay Qua Hồ Gươm
“Ai ngắm mặt trời hồng
Trong chiều buông rạng rỡ?
Ai nghe tiếng sông thở
Gõ nhịp nhịp khoan thai?
Ai bắc cây cầu dài
Nối hai bờ gần lại?
Ai gieo vườn hoa cải
Sưởi ấm cả mùa đông?...
Ai nhỉ? Ai đã làm tất cả những điều này? Để rồi sau này đi xa, mỗi người có một Hà Nội trong tim, Hà Nội của riêng mình, có hơi thở của thời đại mình mà vẫn mơ màng nét cũ.
Xin cảm ơn nhà thơ – người mẹ Huỳnh Mai Liên đã nghĩ đến việc tâm tình với các bé về Hà Nội. Và đã làm việc này với đầy trân trọng, yêu thương từng góc phố, hàng cây, từng nỗi niềm bé nhỏ lặng im của tất cả những gì nằm trong lòng Hà Nội.”
- Nhà thơ Thụy Anh
Một Lít Nước Mắt
“Hãy sống! Mình muốn hít thở thật sâu dưới trời xanh.”
Một tâm hồn nhạy cảm.
Một gia đình ấm áp.
Một căn bệnh hiểm nghèo.
Một cơ thể tật nguyền.
Đó là những gì Kito Aya có trong hơn 20 năm cuộc đời. Với Aya, tương lai của cô là một con đường hẹp, và càng ngày nó càng trở nên hẹp hơn. Căn bệnh ngăn trở Aya khỏi tất cả những ước mơ và dự định, thậm chí việc tự mình bước ra ngoài phố để đi tới hiệu sách cũng trở thành một khao khát cháy bỏng. Hơn 6 năm kiên trì viết nhật ký, cô kể về những cảm nhận và suy tư của bản thân trong suốt quãng thời gian chứng kiến cơ thể mình từng bước từng bước gánh lấy một số phận đau đớn . Nhưng từ trong nước mắt và tật nguyền, cuộc tìm kiếm giá trị bản thân của cô đã làm rúng động cả Nhật Bản.
Gửi Những Người Không Được Bảo Vệ
Hai công chức mẫu mực của tỉnh Miyagi lần lược được phát hiện đã bị giam giữ và chết đói. Cảnh sát không thể tìm ra bất cứ manh mối nào, dù là nhỏ nhất.
Trong khi ấy, Tone Katsuhisa, một tên tù nhân cải tạo tốt vừa được phóng thích trước thời hạn và đang lần theo một nhân vật hắn từng liên quan trong quá khứ. Tone đang có kế hoạch gì? Và tại sao hai nạn nhân lại bị giết hại một cách tàn nhẫn như vậy? Vụ án liệu có dừng lại ở hai nạn nhân? Và trong vụ án này, thật ra ai mới là nạn nhân, ai mới cần được bảo vệ, còn ai là thủ phạm?
Giận dữ, khổ đau, oán hận, xung đột, chính nghĩa... Giữa vô văn những điều hết sức thường nhật lại là một sự thật tàn khốc đến xé lòng...
Thương Hoài Ngàn Năm
Thương hoài ngàn năm của Võ Phiến được Bút Nghiên in lần đầu năm 1962, đến năm 1971 cuốn sách được in lần thứ tư do Trí Đăng xuất bản. Số lần tái bản này cho thấy sức hấp dẫn, sự quan tâm của độc giả đối với một nhà văn quan trọng của miền Nam thời kỳ đó. Tác phẩm gồm có ba truyện, không thấy ghi thuộc thể loại gì, điều khá lạ lùng so với một nhà văn rất có ý thức về văn học và đã từng biên soạn công trình Tiểu thuyết hiện đại (1963) như Võ Phiến. Trong ba truyện, ngoài Viết thư buổi trưa chỉ dài 21 trang, còn hai truyện Thương hoài ngàn năm và Đến khi ma chết đều dài hơn 50 trang, tính ra còn dài hơn cả Truyện thầy Lazarô Phiền (1887) của Nguyễn Trọng Quản, Hoàng Tố Anh hàm oan (1910) của Trần Chánh Chiếu, Phan Yên ngoại sử - Tiết phụ gian truân (1910) của Trương Duy Toản mà nhiều người cho là các tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của Việt Nam.
Thương hoài ngàn năm được viết trong giai đoạn rất sôi nổi của sự nghiệp văn chương Võ Phiến với hàng loạt sáng tác từ tập truyện ngắn, tiểu thuyết, tạp bút. Ông cũng nghiên cứu các trào lưu văn nghệ mới ở phương Tây và dịch khá nhiều tác phẩm hiện đại. Các tác phẩm của Võ Phiến trong giai đoạn này là những trái chín trong phong cách sáng tác của ông. Ông đi sâu quan sát con người một cách thật tinh tế, cả diện mạo bề ngoài lẫn chiều sâu tâm hồn. Đọc ông, ta thấy hình như mỗi nhân vật đều được lột trần đến tận cùng, từ ánh mắt, dáng đi thật riêng biệt, sống động cho đến những cảm xúc, tâm tình sâu thẳm trong con người họ, dù cho đó là người dân quê hay trí thức, thị dân, vì thế không phải ngẫu nhiên khi ông được mệnh danh là người chuyên “chẻ sợi tóc ra làm tư”.
Cơn Bão - The Tempest
Bởi vì đây là vở kịch hoàn chỉnh cuối cùng Shakespeare viết mà không cộng tác với tác giả nào khác, và vở kịch đã được sáng tác chỉ trong khoảng năm năm trước khi ông qua đời vào năm 1616, và vì đây là vở kịch về một pháp sư từ bỏ pháp thuật của mình (có thể so sánh với việc một nghệ sĩ chia tay nghệ thuật của mình) và rút lui vào một cuộc sống mà “mọi suy nghĩ thứ ba sẽ là ngôi mộ của tôi”, như lời Prospero nói trước khi quay về công quốc Milan của mình, Cơn bão đã được xem như là lời từ biệt của Shakespeare.
Tác phẩm bao gồm:
- Lời giới thiệu: Vị trí của vở kịch trong sự nghiệp sáng tác của Shakespeare; nguồn gốc, chủ đề và lịch sử phê bình tác phẩm.
- Một bản dịch chuẩn xác của vở kịch từ nguyên bản tiếng Anh với phần chú thích phong phú.
- Phụ lục: Những lời hay, ý đẹp trích từ vở kịch
- Phụ lục: Danh sách các tác phẩm của William Shakespeare.
- Phụ lục: Niên biểu khái quát cuộc đời của William Shakespeare.
Hài Kịch Của Shakespeare - The Cambridge Companion to Shakespearian Comedy
Đây là tập sách giới thiệu dễ tiếp cận, bao quát và đầy đủ thông tin về các hài kịch và kịch lãng mạn của Shakespeare. Thay vì tách biệt ra từng vở kịch, các chương sách lần theo những vấn đề hay lặp đi lặp lại, gợi ý cả tính liên tục và sự đa dạng trong thông lệ của Shakespeare cũng như cách sử dụng sáng tạo của ông đối với những qui ước mà ông được thừa hưởng. Phần đầu tiên đặt Shakespeare trong bối cảnh hài kịch cổ điển và Phục hưng và lý thuyết về hài kịch, tác phẩm của những người đi trước ông dưới thời Elizabeth và các truyền thống lễ hội dân gian. Phần thứ hai lần theo một số chủ đề thông qua các vở hài kịch trong thời kỳ đầu và giữa, các hài kịch đen và hài kịch lãng mạn trong thời kỳ sau của Shakespeare, trong khi thiết lập các đặc điểm chính của hài kịch của ông như một tổng thể và làm sáng tỏ các vở kịch cụ thể bằng những phân tích chặt chẽ. Các chương riêng lẻ đề cập đến chính trị đương đại, thuật hùng biện và lịch sử dàn dựng của Shakespeare. Được viết bởi các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan, các chương sách giúp người đọc cập nhật về những suy nghĩ hiện tại và các giả định quan trọng thường xuyên thách thức đã có từ lâu.
Khoa Học Chẳng Khó - Thuần Hóa Những Chú Ngựa
Bé đã bao giờ tự hỏi Trái Đất của chúng ta nằm ở đâu trên bầu trời chưa nhỉ? Hệ Mặt Trời thì có những hành tinh nào? Ngôi sao Hôm lấp lánh mỗi chiều tà có đúng thật là “sao”?
Những bí mật ấy giờ sẽ chẳng làm khó các bé nữa. Với bộ cẩm nang Khoa học chẳng khó, tất cả sẽ được giải đáp thật chi tiết và cụ thể, cùng tranh minh họa tuyệt đẹp.
Để những khám phá khoa học giờ chỉ còn là chuyện nhỏ!
Bố Già
Thế giới ngầm được phản ánh trong tiểu thuyết Bố già là sự gặp gỡ giữa một bên là ý chí cương cường và nền tảng gia tộc chặt chẽ theo truyền thống mafia xứ Sicily với một bên là xã hội Mỹ nhập nhằng đen trắng, mảnh đất màu mỡ cho những cơ hội làm ăn bất chính hứa hẹn những món lợi kếch xù. Trong thế giới ấy, hình tượng Bố già được tác giả dày công khắc họa đã trở thành bức chân dung bất hủ trong lòng người đọc. Từ một kẻ nhập cư tay trắng đến ông trùm tột đỉnh quyền uy, Don Vito Corleone là con rắn hổ mang thâm trầm, nguy hiểm khiến kẻ thù phải kiềng nể, e dè, nhưng cũng được bạn bè, thân quyến xem như một đấng toàn năng đầy nghĩa khí. Nhân vật trung tâm ấy đồng thời cũng là hiện thân của một pho triết lí rất “đời” được nhào nặn từ vốn sống của hàng chục năm lăn lộn giữa chốn giang hồ bao phen vào sinh ra tử, vì thế mà có ý kiến cho rằng “Bố già là sự tổng hòa của mọi hiểu biết. Bố già là đáp án cho mọi câu hỏi”.
Với cấu tứ hoàn hảo, cốt truyện không thiếu những pha hành động gay cấn, tình tiết bất ngờ và không khí kình địch đến nghẹt thở, Bố già xứng đáng là đỉnh cao trong sự nghiệp văn chương của Mario Puzo. Và như một cơ duyên đặc biệt, ngay từ năm 1971-1972, Bố già đã đến với bạn đọc trong nước qua phong cách chuyển ngữ hào sảng, đậm chất giang hồ của dịch giả Ngọc Thứ Lang.
Năm nay đánh đấu 55 năm tính từ lần đầu tiên tác phẩm The Godfather (Bố Già) của Mario Puzo ra mắt bạn đọc (1969 - 2024). Cuốn sách được Puzo viết trong tình trạng túng quẫn và niềm tin với nghiệp văn chương đã lung lay. Ông gửi đề cương tiểu thuyết có chủ đề mafia này cho 8 nhà xuất bản, tất cả đều từ chối. Rốt cuộc, nhà xuất bản GP Putnam’s Sons nhận in, và ứng cho ông số tiền nho nhỏ là năm ngàn đô-la.
Sau khi xuất bản, cuốn sách đã đưa tên tuổi Puzo lên đỉnh cao danh vọng. Năm 1969, Bố Già đã trở thành một hiện tượng trong ngành xuất bản, đứng đầu danh sách bán chạy của New York Times suốt sáu mươi bảy tuần, và bán được hơn hai mươi mốt triệu bản trên khắp thế giới.
Bản dịch mới
Bố Già được dịch sang tiếng Việt nhiều lần. Bản dịch nổi tiếng nhất, gần như đi vào huyền thoại, là của Ngọc Thứ Lang. Hai chữ “Bố Già” là sáng tạo của Ngọc Thứ Lang, thiết nghĩ không gì thay thế được. Cách dịch phóng và khoáng hoạt, dịch mà không mang dấu vết dịch của Ngọc Thứ Lang đã được được nhiều sự mến mộ của độc giả.
Để ghi dấu 55 năm từ khi tác phẩm ra mắt bạn đọc, và để đưa đến cho bạn đọc những trải nghiệm mới, lần này, chúng tôi giới thiệu bản dịch mới do dịch giả Nguyễn Minh chuyển ngữ. Bản dịch này được thực hiện với quan điểm: dịch thì phải phóng, song chỉ dừng ở mức phóng dịch, chứ không đến mức gần như phóng tác. Ngoài ra, các bản dịch Bố Già trước đây đều chưa đầy đủ, bị lược bớt nhiều đoạn. Bản dịch mới này chủ trương giữ đúng tinh thần tác phẩm nên không giảm nhẹ, không né tránh, cũng không cắt bỏ. Bởi xét cho cùng, một cuốn tiểu thuyết đặc tả về xã hội đen thì lẽ tất nhiên phải… đen.
Nguyễn Minh là dịch giả quen thuộc với bạn đọc trước đây. Trước đó, anh đã dịch tiểu thuyết Dại thì chết của cùng tác giả. Bên cạnh các dịch phẩm văn học kinh điển như Gatsby vĩ đại, Robinson Crusoe…, dịch giả đã chuyển ngữ nhiều cuốn sách khác do Đông A ấn hành như Lịch sử quân sự - Bách khoa thư các loại vũ khí định hình thế giới, Danh tướng – Các nhà cầm quân vĩ đại nhất trong lịch sử, Những trận chiến thay đổi lịch sử…
2. Giới thiệu tác giả:
Mario Puzo (1920 - 1999) là nhà văn, nhà biên kịch người Mỹ gốc Italy nổi tiếng với nhiều tiểu thuyết về đề tài mafia và tội phạm. Bố già (The Godfather) xuất bản năm 1969 là đỉnh cao của dòng văn chương hư cấu này, đồng thời là tác phẩm đưa Puzo lên tột đỉnh vinh quang. Đây cũng là một trong những tiểu thuyết bán chạy nhất mọi thời đại. Ngoài Bố già, Mario Puzo còn nổi tiếng với các tiểu thuyết khác như Sicilian khúc ca bi tráng, Luật im lặng, Ông trùm quyền lực cuối cùng, Gia đình Giáo hoàng…
3. Minh họa của họa sĩ Art Werger
Ấn bản lần này sử dụng minh họa của Art Werger - họa sĩ đương đại người Mỹ từng nhận hơn 250 giải thưởng mỹ thuật trong nước và quốc tế. Ông tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Đồ họa tại Đại học Wisconsin-Madison, và hiện đang giảng dạy in ấn tại Đại học Ohio ở Athens Ohio. Tranh của ông thường nắm bắt khoảnh khắc, hướng tới lột tả tâm trạng nhân vật và khơi gợi bầu không khí để người đọc hòa mình vào cảnh truyện được minh họa. Dẫu một số chi tiết có thể không hoàn toàn bám sát theo nguyên văn tác phẩm, nhưng hiệu ứng đạt được chắc chắn sẽ khiến người xem phải sững sờ, bởi họa sĩ đã tinh tế lựa chọn và khéo léo truyền tải được những khoảnh khắc đắt giá, giúp cho trải nghiệm đọc thêm phần trọn vẹn.
Lĩnh Nam Có Đôi Thầy Trò
Lĩnh Nam có đôi thầy trò là cuốn tiểu thuyết tình cảm lãng mạn, lấy cảm hứng lịch sử từ thuở hồng hoang nước Việt ta. Với chất liệu dân gian và màu sắc thần thoại, Đồng Miên viết về chuyện tình của Không Thánh Lạc Dực - vị thần bảo vệ Văn Lang và Vô Ưu - một bán yêu có trái tim không trọn vẹn. Tình cảm ấy từ lúc ban sơ chưa tỏ tường đến khắc cốt ghi tâm, như sợi tơ tình vấn vương, quẩn quanh non nước Lạc Việt.
"Một Không Thánh thiếu hồn khuyết phách.
Một bán yêu từ khi sinh ra chỉ có nửa quả tim.
Mặc cho thời không xoay vần, đất trời loạn lạc, cả hai vẫn nắm tay nhau phiêu bạt khắp thế gian. Đến khi quay đầu nhìn lại, một hồi quá vãng đã biến thành câu chuyện xưa. Tạc lên đá thánh, khắc trong tích người, vang vọng qua lời đồng dao của đám quỷ ma Cõi Đất.
Đồn rằng: Thuở xa xưa ấy, khi mây ngàn giăng kín đất Lĩnh Nam, giữa những rặng bông trời, có một con chim lạc to lớn cõng nàng thiếu nữ má đào trên lưng, dang đôi cánh rộng bay mãi, bay mãi…"
Ngang Tàng - Tập 4
Tham quan ngôi trường hàng đầu Tưởng Thừa học, biết được những người bạn ưu tú của cậu ấy và chứng kiến cảnh cậu ấy vùi đầu vào học tập, băng băng tiến về phía trước, người luôn tự chôn vùi bản thân xuống bùn lầy như Cố Phi càng cảm thấy khoảng cách giữa mình và Tưởng Thừa xa hơn, sâu sắc nhận ra rằng họ đã chẳng còn ở chung một thế giới.
Bởi sợ chính bản thân cùng tình cảnh gia đình mình sẽ kéo Tưởng Thừa xuống và làm chậm bước chân cậu ấy, nên cậu đã đưa ra quyết định tàn nhẫn với cả hai…
May mắn thay sau tất cả, chính tình yêu và sự dũng cảm, kiên định đã mang họ về bên nhau, để họ cùng nhau nếm trải ngọt ngào của mùa xuân ấm áp sau những ngày đông rét buốt, thu hiu hắt và hạ chói chang.
"Ngang tàng" của mùa xuân như một nốt kết trọn vẹn cho bản nhạc bốn mùa đầy thăng trầm. Cuối cùng, những thiếu niên ấy đã hoàn toàn trưởng thành, thoát khỏi thế giới tăm tối và đón chào mùa xuân tràn ngập nắng ấm cỏ thơm.
“Tôi muốn ngẩng đầu đón nắng ấm cỏ xuân, cậu trao tôi cái ôm bình dị.
Tôi muốn ngang tàng chạy mãi trong tầm mắt cậu…
Tôi muốn trao ánh mắt, bên nhau tới bạc đầu…”
Thất Lạc Cõi Người là một tác phẩm kinh điển nổi tiếng của văn học Nhật Bản hiện đại và là cuốn tiểu thuyết cuối cùng của Dazai Osamu. Thất Lạc Cõi Người mang nhiều nét tự thuật, là một tiểu thuyết tự truyện. Sau khi hoàn thành tác phẩm này, Dazai cùng với người tình là Tomie trầm mình tự sát ở hồ nước ngọt Tamagawa, chấm dứt cuộc đời 39 năm ngắn ngủi. Cuộc đời của Dazai là cuộc đời đau thương và vỡ mộng. Tự sát đến năm lần, nghiện rượu, nghiện thuốc giảm đau, vào bệnh viện tâm thần, ly dị vợ, tái hôn, một con trai tật nguyền, đường văn chương lận đận. Tất cả những điều này in dấu trong tác phẩm của ông, làm nên nét độc đáo và mang lại vinh quang cho Dazai Osamu.
Thất Lạc Cõi Người được thể hiện dưới dạng ghi chép của chàng trai trẻ Oba Yozo được một người lạ mặt tìm thấy từ một người phụ nữ từng ở quán bar, gồm 3 quyển sổ.
- Quyển sổ ghi chép thứ nhất
Yozo từ nhỏ đã cảm thấy không thể nào hiểu được con người. Cậu buộc phải làm trò hề để có thể quan hệ với người khác và cũng để nhằm quên đi việc bị gia nhân xâm hại thuở nhỏ.
- Quyển sổ ghi chép thứ hai
Yozo trở nên cực kì nhạy cảm với những ai có thể bóc mẽ màn giả vờ của cậu. Sau khi quen với Horiki, một sinh viên cùng học ở trường mỹ thuật tư thục, cậu bắt đầu sao nhãng việc học mà rượu chè, hút hít và mại dâm. Đỉnh điểm, cậu quan hệ với một phụ nữ đã có chồng và cùng tự sát đôi với cô ta. Nhưng người phụ nữ thì chết, chỉ Yozo được cứu sống, mang trên mình mặc cảm tội lỗi.
- Quyển sổ ghi chép thứ ba
Yozo bị đuổi học khỏi trường đại học và sau đó, sống nhờ nhà một người bạn của cha cậu. Một thời gian sau, cậu sống với một bà mẹ đơn thân là chỗ quen biết của Horiki, nhưng cũng không lâu sau lại đến sống với một madam quán bar. Về sau, Yozo yêu thương và cưới một cô gái trẻ và ngây thơ. Nhờ cô mà trong một thời gian, Yozo tu chí làm việc là một hoạ sĩ truyện tranh và vẽ minh hoạ. Tuy nhiên, Horiki lại xuất hiện và Yozo lại ngựa quen đường cũ. Qua thời gian, Yozo nghiện rượu và ma túy. Cậu bị đưa vào viện tâm thần và sau đó được đưa về nhà một người phụ nữ do anh cả cậu sắp xếp. Chuỗi ngày như ác mộng của cậu tiếp tục khi quanh năm bị người phụ nữ đó lạm dụng nhưng bây giờ cậu không còn thấy vui hay buồn. Tóc Yozao trở nên bạc như người đã qua 40 dù mới 27 tuổi.
Thất Lạc Cõi Người đã được dựng thành phim, chuyển thể thành truyện tranh, bản thân cuộc đời của Dazai Osamu cũng được lên màn ảnh. Xưa nay những tác phẩm nổi tiếng được dựng thành phim không có gì lạ, nhưng chính cuộc đời tác giả được dựng phim thì là một điều xưa nay hiếm. Cuộc đời tác giả đã trở thành tác phẩm. Chính bản thân tác giả cũng trở thành huyền thoại.
Câu Hỏi Này Nằm Ngoài Đề Cương - Tập 2
Sau những lần lâm vào tình huống dở khóc dở cười trước kia, lần này Hứa Thịnh và Thiệu Trạm lại một lần nữa hoán đổi, đứng trước thử thách mới: cuộc thi liên trường với sự tham gia của những học sinh thuộc hàng “thứ dữ” của các trường trung học trọng điểm trong thành phố.
Trải qua vô vàn biến cố, hai người dần dần nhận ra, đối phương đã lặng lẽ bước vào cuộc đời của mình tự lúc nào, từng bước thay đổi nhau theo cách mà ngay cả họ cũng không lường trước được...
Cùng lúc đó, đứng trước ngưỡng cửa đại học gần kề, đã đến lúc hai người phải đưa ra những quyết định quan trọng cho tương lai.
Có lẽ, tiếng sấm này không phải điềm gở xáo trộn cuộc sống bình lặng của hai chúng ta, mà ngược lại là món quà trời ban. Nhờ nó mà hai ta được trải nghiệm một thế giới mới với những điều mà từ trước đến nay chưa từng biết đến, học được cách chấp nhận và sống thật với chính mình, cũng như... gặp được nhau giữa thế giới rộng lớn này.
Những năm tháng về sau, rực rỡ, hạnh phúc đều nhờ gặp được người.
Đi Trốn
Câu chuyện chân thực, lôi cuốn đồng thời gợi nhiều suy ngẫm về cuộc sống và số phận những đứa trẻ lớn lên giữa cuộc chiến tranh: thường xuyên sống xa bố mẹ, thấy súng đạn như đồ chơi, chứng kiến những cái chết xung quanh mình. Nhưng đọng lại sau tất cả, bên cạnh vẻ đẹp của thiên nhiên, Đi Trốn cũng làm sáng lên vẻ đẹp của tinh thần tự lực, của tình bạn, và những rung động tình yêu thủa ban đầu.
Xanh Xanh Góc Trời
Giữa cuộc đời chảy trôi theo từng bước chân, giữa tháng năm thấm thoát chẳng thể nào quay lại, vẫn còn một mảnh trời xanh nơi ngôi trường ngày ấy đã chứng kiến bao khoảnh khắc vụng dại của những cô cậu học trò.
Xoay quanh câu chuyện về Lam, Minh, Chi, Khánh, “Xanh xanh góc trời” kể về thời cấp ba với muôn vàn những trải nghiệm đầu đời của từng nhân vật.
Hai cô bạn thân với hai nét tính cách hoàn toàn trái ngược nhau lại cùng đem lòng thích một cậu bạn. Hai chàng trai vốn là kỳ phùng địch thủ trong mọi lĩnh vực, từ học tập đến thể thao, thậm chí cả trong chuyện tình cảm, cuối cùng lại trở thành những người bạn thân thiết nhất. Giữa nhịp sống hối hả nơi ngôi trường cấp ba với những tiết ôn tập vội vã, những bài kiểm tra dồn dập và những hoạt động ngoại khóa liên tiếp, tình bạn, tình yêu và những tâm tư khó giấu cứ thế len lỏi trong tâm trí non nớt, ngây thơ của những cô cậu học trò. Để rồi khi buộc phải đứng trước các lựa chọn và ngã rẽ, mỗi người lại mang trong lòng những nỗi niềm khác nhau.
Tất cả tạo nên một quãng thời gian mà ở đó, dẫu có là hân hoan hay vụn vỡ, chia biệt hay vẹn nguyên, thì tháng năm nhìn lại, tất thảy rồi cũng chỉ còn trong hình hài của những hoài niệm bâng khuâng.
Những Khúc Hát Của Kabir - Song Of Kabir
Nói đến Kabir (1440-1518) người ta thường nghĩ đến một nhà thơ thần bí Ấn Độ mà mỗi bài thơ như là một bè lau chở đầy tư tưởng về cái vô biên, sâu thẳm của vũ trụ và con người. Tuy nhiên, ông còn là nhà thơ của những khúc hát tình yêu nồng nàn…
Đà Nẵng cuối tuần xin giới thiệu một chùm thơ tình yêu của Kabir qua bản dịch của nhà thơ Bùi Xuân, được rút ra từ tập thơ Songs of Kabir (Những khúc hát của Kabir) do Rabindranath Tagore, nhà thơ châu Á đầu tiên nhận giải thưởng Nobel văn học vào năm 1913, dịch từ tiếng Hindi sang tiếng Anh.
XII
Nói với tôi, Ôi Thiên Nga, chuyện xưa của bạn.
Từ mảnh đất nào bạn tới, Ôi Thiên Nga? Bạn sẽ bay đến bờ biển nào?
Bạn sẽ làm tổ ở đâu, Ôi Thiên Nga, và bạn sẽ tìm kiếm gì?
Ngay sáng nay, Ôi Thiên Nga, hãy thức giấc, vươn mình, theo tôi.
Nơi đó là vùng đất không có sự ngờ vực hoặc sự kêu than của những luật lệ: nơi đó sự khiếp sợ của Thần Chết cũng không,
Nơi đó, khu rừng mùa xuân là một bông hoa, và thơm ngát mùi hương
“Bạn là Tôi” được sinh ra trên gió:
Nơi đó, con ong của trái tim được đắm mình, và mong muốn không có niềm vui khác.
XXX
Trên tán cây này có một con chim: nó nhảy nhót trong niềm vui cuộc sống.
Không ai biết nó từ đâu tới: và chẳng ai hay, đâu là nỗi nhọc nhằn để nó có thể có được tiếng hót?
Nơi cành cây tỏa bóng râm, chim có chiếc tổ của mình: nó về tổ buổi tối và sớm mai bay đi, không nói một lời trong đó chứa nghĩa của nó.
Không ai nói với tôi rằng con chim này đang hót trong tôi.
Nó có thể không có sắc màu mà cũng không thể có sắc màu, nó không có hình thức mà cũng không có đường nét:
Nó đậu trong bóng tối tình yêu.
Nó cư ngụ trong cái Không Thể Vươn Tới, cái Vô Biên, và cái Vĩnh Cửu; và không một dấu vết khi nó đến hoặc đi.
Kabir nói: “ Ôi người anh em Sadhu! sâu thẳm là điều bí ẩn. Hãy để cho người khôn ngoan biết được nơi nghỉ ngơi của chim.”
XXXIV
Tình yêu giữa người và tôi làm sao có thể chia lìa?
Như lá sen nằm trên mặt nước: người là Chúa tể của tôi và tôi là tôi tớ của Người.
Như đêm nào con chim Chakor cũng chăm chú nhìn ra bóng tối để nhìn thấy mặt trăng: người là Chúa tể của tôi và tôi là tôi tớ của Người.
Từ khởi đầu cho đến kết thúc thời gian, ở đó là tình yêu giữa Người và tôi, và tình yêu như thế làm sao có thể tàn lụi.
Kabir nói: “Như dòng sông nhập vào biển cả, trái tim tôi hòa hợp cùng Người.”
LXXVII
Tim tôi ơi! hãy đi tới xứ sở kia, nơi cư ngụ của Người Yêu Dấu, người làm say đắm trái tim tôi.
Ở đó Người Tình đổ đầy bình nước múc lên từ giếng, dù nàng không có sợi dây thừng kéo nước;
Ở đó những đám mây không che kín bầu trời, nhưng mưa rơi trong cơn mưa nhẹ nhàng;
Ôi đấng vô hình! đừng ngồi trước cửa nhà người; đi ra và tắm mình trong cơn mưa của người!
Ở đó luôn có ánh trăng và không bao giờ tối tăm; và ai bảo chỉ có một mặt trời? đất đó tỏa sáng với những tia sáng của một triệu mặt trời.
XCII
Người phụ nữ, xa cách người yêu, quay tròn chiếc xa quay sợi của mình.
Thành phố của cơ thể xuất hiện trong vẻ đẹp của nó; và bên trong nó, cung điện của trí tuệ được xây dựng.
Vòng quay tình yêu xoay trên bầu trời, và chỗ ngồi được làm bằng những viên ngọc quý của kiến thức:
Vậy những gì là tinh tế mà người phụ nữ thêu dệt, và làm cho họ đẹp hơn với tình yêu và lòng tôn kính!
Kabir nói: “Tôi đang dệt vòng hoa của ngày đêm. Khi Người Tình của tôi đến và đôi chân của Chàng chạm vào người tôi, tôi sẽ dâng Chàng giọt lệ.”
XCVIII
Tháng Ba đến gần: à nhỉ, ai sẽ là người hòa hợp tôi với Người Tình của tôi?
Làm sao tôi tìm được những từ ngữ để tả vẻ đẹp của Người Yêu Dấu? Vì Chàng hòa trộn tất cả các vẻ đẹp.
Màu sắc của Chàng ở trong tất cả hình ảnh của thế giới, và nó bỏ bùa mê cả thể xác và tinh thần.
Những ai biết điều này, hiểu trò chơi không thể diễn tả bằng lời của Mùa Xuân là gì.
Kabir nói: “Lắng nghe tôi, anh trai, có ít người nhận ra điều đó.”
Chuyện Con Mèo Dạy Hải Âu Bay
Cô hải âu Kengah bị nhấn chìm trong váng dầu – thứ chất thải nguy hiểm mà những con người xấu xa bí mật đổ ra đại dương. Với nỗ lực đầy tuyệt vọng, cô bay vào bến cảng Hamburg và rơi xuống ban công của con mèo mun, to đùng, mập ú Zorba. Trong phút cuối cuộc đời, cô sinh ra một quả trứng và con mèo mun hứa với cô sẽ thực hiện ba lời hứa chừng như không tưởng với loài mèo:
Không ăn quả trứng.
Chăm sóc cho tới khi nó nở.
Dạy cho con hải âu bay.
Lời hứa của một con mèo cũng là trách nhiệm của toàn bộ mèo trên bến cảng, bởi vậy bè bạn của Zorba bao gồm ngài mèo Đại Tá đầy uy tín, mèo Secretario nhanh nhảu, mèo Einstein uyên bác, mèo Bốn Biển đầy kinh nghiệm đã chung sức giúp nó hoàn thành trách nhiệm. Tuy nhiên, việc chăm sóc, dạy dỗ một con hải âu đâu phải chuyện đùa, sẽ có hàng trăm rắc rối nảy sinh và cần có những kế hoạch đầy linh hoạt được bàn bạc kỹ càng…
Chuyện con mèo dạy hải âu bay là kiệt tác dành cho thiếu nhi của nhà văn Chi Lê nổi tiếng Luis Sepúlveda – tác giả của cuốn Lão già mê đọc truyện tình đã bán được 18 triệu bản khắp thế giới. Tác phẩm không chỉ là một câu chuyện ấm áp, trong sáng, dễ thương về loài vật mà còn chuyển tải thông điệp về trách nhiệm với môi trường, về sự sẻ chia và yêu thương cũng như ý nghĩa của những nỗ lực – “Chỉ những kẻ dám mới có thể bay”.
Cuốn sách mở đầu cho mùa hè với minh họa dễ thương, hài hước là món quà dành cho mọi trẻ em và người lớn.
Thiện, Ác Và Smartphone
Trong thời đại của Internet, chưa bao giờ con người lại bị lăng nhục nhanh, nhiều và dễ dàng đến thế! Qua những câu chuyện thời sự nóng bỏng, Thiện, Ác và Smartphone của Đặng Hoàng Giang phác họa sắc nét chân dung của văn hóa làm nhục thời mạng xã hội, khiến chúng ta rùng mình vì sự xấu xí và sức phá hủy của nó. Những phân tích thấu đáo buộc chúng ta phải đối diện với bản thân, và giật mình nhận ra đôi khi chính mình cũng đang góp phần tạo ra bức chân dung đó, để hủy hoại người khác và hủy hoại bản thân.
Giàu chất thời sự nhưng mang ý nghĩa vững bền, chạm tới từng góc khuất trong tâm can mỗi người nhưng đồng thời bao quát cả xã hội, cuốn sách mang tính xây dựng và tinh thần nhân văn sâu sắc.
Không dừng lại ở đó, tác giả chỉ ra con đường thoát bằng sức mạnh của sự điềm tĩnh và sự vững vàng của lòng trắc ẩn. Để luôn ý thức rằng đằng sau những avatar ảo là con người thật. Để phê bình mà không mạt sát, lên án nhưng không lăng nhục. Để trong khi thượng tôn pháp luật vẫn trân trọng nhân phẩm con người. Để thấu cảm, khoan dung, tha thứ và hướng tới một xã hội của công lý phục hồi và hàn gắn, thay vì của trừng phạt tàn khốc.
Tác giả:
Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang là nhà hoạt động xã hội và tác giả phi hư cấu, viết về các chủ đề xã hội đương đại. Ông tiên phong trong các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về sức khỏe tinh thần, phá bỏ định kiến và kỳ thị. Ông nỗ lực mở rộng không gian xã hội dân sự, góp phần xây dựng một xã hội giàu lòng khoan dung và trắc ẩn.
Đặng Hoàng Giang có bằng kỹ sư tin học của Đại học Công nghệ Ilmenau, Đức và bằng tiến sĩ kinh tế phát triển của Đại học Công nghệ Vienna, Áo. Những cuốn sách và bài viết của ông có sức ảnh hưởng rộng rãi trong xã hội.
Nhận định:
“Tôi luôn thích cách đặt vấn đề của Đặng Hoàng Giang. Những góc nhìn rất đa dạng và khách quan của anh vào vấn đề của cuộc sống và xã hội ở Việt Nam chắc chắn khiến những người có lương tri và trái tim không khỏi suy nghĩ. […] Nếu chúng ta buông xuôi và chấp nhận, để những gì tiêu cực cuốn đi trong vòng xoáy của đời, hoặc cho rằng, đó không phải là việc của chúng ta, hoặc lên tiếng là vô ích, thực tại sẽ chỉ càng tồi tệ đi. Vậy nên, cần lắm tiếng nói của những người tử tế giúp chúng ta nhận chân sự thật và gợi ý cho chúng ta những giải pháp.”
- Nhà báo, tác giả Trương Anh Ngọc
“Tôi đặc biệt thích thú với những chương cuối trong cuốn sách. Nó mở ra những giải pháp và đặt vào tay người đọc những cơ hội thay đổi. Nó giúp mỗi chúng ta nhìn nhận rõ hơn sự khác nhau giữa phê bình và mạt sát, giữa lên án và sỉ nhục, giữa bản án của trái tim khoan dung và bản án của sự căm giận, giữa công bằng của pháp quyền và cái gọi là công lý của sự cuồng nộ.”
- TS. Nguyễn Phương Mai (tác giả Con đường Hồi giáo)
Mục lục:
Lời nói đầu
Phần một: “Nhân danh công lý!”
Phần hai: Làm nhục mua vui và tàn nhẫn giải khuây
Phần ba: Bảy bước đi của căm ghét
Phần bốn: Giã từ văn hóa làm nhục
Phần năm: Ta nói gì khi nói về tha thứ
Phần kết: Dự án trắc ẩn
Lời bạt
Ghi chú
Trích dẫn hay:
“Trải qua các thế kỷ, dường như phản xạ chà đạp lên nhân phẩm của người phạm chuẩn và niềm tin vào tính chính danh của các hình thức trừng phạt mang tính lăng nhục vẫn dai dẳng tồn tại. Chỉ có hình thức làm nhục công cộng đã thay đổi, những trận đòn giữa chợ không mất đi, chúng được bổ sung bằng những trận ném đá trên mạng. Vết xăm trên mặt được thay thế bởi vết nhơ online. Nhưng có một điểm không thay đổi, chúng tồn tại như một lời mời cho kỳ thị và định kiến.”
“Cái chúng ta cần là nuôi dưỡng không phải là sự tức giận hay thù ghét, mà là khao khát muốn thay đổi, là đòi hỏi công lý không ngừng nghỉ. Căm giận khiến chúng ta muốn loại bỏ người làm ta giận. Khao khát thay đổi khiến chúng ta muốn chuyển hóa họ. Một trong những thành tựu và bí quyết thành công lớn nhất của Nelson Mandela là ông luôn luôn giữ được đối thoại với những kẻ đàn áp ông. Với ông, “kẻ đàn áp cũng cần được giải phóng, giống như kẻ bị đàn áp vậy.”
Bức Xúc Không Làm Ta Vô Can
Đây là cuốn sách đầu tiên của tác giả Đặng Hoàng Giang, và cũng là cuốn tới nay được đọc rộng rãi nhất. Thuộc thể loại chính luận, 27 bài bình luận của cuốn sách lấy chủ đề là những hiện tượng xã hội và trào lưu văn hóa phổ thông quanh ta: đi du lịch, làm từ thiện, phẫu thuật thẩm mỹ hay truyền hình thực tế. Bằng ngòi bút sắc sảo, hài hước và tư duy phản biện, đa chiều, tác giả giúp chúng ta đi xuyên qua bề mặt của các hiện tượng, đặt câu hỏi về những điều tưởng như hiển nhiên, hiểu hơn về cơ chế vận hành của chúng, và về những hệ lụy mà chúng tạo ra cho cộng đồng.
Có thể nói, Bức xúc không làm ta vô can vẽ nên một chân dung của xã hội Việt Nam đương đại đang đứt gãy, hoang mang và trong xung đột của giao tranh giữa cũ và mới. Đọc sách sẽ giúp ta hiểu hơn về bản thân mình và về xã hội quanh ta.
Tác giả:
Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang là nhà hoạt động xã hội và tác giả phi hư cấu, viết về các chủ đề xã hội đương đại. Ông tiên phong trong các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về sức khỏe tinh thần, phá bỏ định kiến và kỳ thị. Ông nỗ lực mở rộng không gian xã hội dân sự, góp phần xây dựng một xã hội giàu lòng khoan dung và trắc ẩn.
Đặng Hoàng Giang có bằng kỹ sư tin học của Đại học Công nghệ Ilmenau, Đức và bằng tiến sĩ kinh tế phát triển của Đại học Công nghệ Vienna, Áo. Những cuốn sách và bài viết của ông có sức ảnh hưởng rộng rãi trong xã hội.
Nhận định:
“Đây thực sự là tác phẩm của một nhà phê bình xã hội (như chúng ta hiểu về cụm từ “nhà phê bình nghệ thuật”, “nhà phê bình văn học”) mà hiện nay Việt Nam còn thiếu. Khi xã hội hội đang trong vòng xoáy của một sự chuyển dịch dồn dập, lộn xộn như tại Việt Nam thì rất cần những cá nhân có công cụ sắc bén để giúp giải mã những trào lưu xã hội và hiện tượng văn hóa đang xuất hiện hằng ngày quanh chúng ta.”
- Nhà hoạt động xã hội Tôn Nữ Thị Ninh
“Sách của anh Giang buồn. Chính luận mà buồn. Vì nước ta bây giờ cái gì cũng có vẻ buồn. […] Nhưng cuối cùng, trong thâm tâm, tôi mong tác giả sẽ giữ tinh thần của cuốn sách này được nhiều năm nữa để tôi còn có cái mà đọc, không bị ảnh hưởng bởi những thứ quan điểm thị trường và sự lãng mạn kiểu đô thị. Một góc nhìn thẳng thắn và tỉnh táo, xoáy vào nhiều vấn đề bằng một con dao mổ sắc cạnh của tri thức.”
- Nhà báo Đinh Đức Hoàng (Hoàng Hối Hận)
Mục lục:
Lời nói đầu
Vẻ đẹp của người đứng một mình
Rồi tất cả sẽ trở thành đồ sơn
Tôn thờ sách là mê tín dị đoan
Thay cho lời giới thiệu tác giả
Bi thương ngược dòng chảy thành sông
Trích dẫn hay:
“Và như vậy, yêu cầu những người sinh ra và lớn lên trong một môi trường cùng cực, thậm chí cùng cực qua nhiều thế hệ, là họ phải có nghị lực, quyết tâm, chăm chỉ, cần cù, suy nghĩ sáng tạo, quyết định hợp lý, tiết kiệm, sử dụng đồng tiền đúng chỗ, thì không khác gì yêu cầu dân văn phòng, những người vốn không quen sử dụng cơ thể của mình, phải có sự khéo léo, uyển chuyển, dẻo dai, động tác chính xác, cử chỉ nhịp nhàng, duyên dáng như một vận động viên nhảy cầu.”
“Mục đích cuối cùng của giáo dục và văn hóa là tạo ra sự bao dung. Chúng ta có thể âu yếm lướt tay vuốt các trang sách, nhắm mắt hít vào mùi thơm và lắng nghe tiếng sột soạt quen thuộc của chúng, nhưng việc đó không chứng tỏ chúng ta ưu tú, hay đẳng cấp, hay có văn hóa hơn những người không làm vậy. Chúng ta có thể học tập vị thiền sư nọ vào thời nhà Đường, người đã quẳng tượng Phật vào lửa để lấy hơi ấm, vì nó chỉ là gỗ, “tinh thần của Phật không nằm ở đó”. Sách cũng thế, để gối đầu giường hay kê ở dưới chân bàn không quan trọng, chúng chỉ là bột gỗ.”
Hỗ trợ học tập hiệu quả với tài liệu PDF, Word - SachTruyen.com.vn chia sẻ các tài liệu học tập chất lượng, bao gồm sách, bài tập, đề thi, giúp người dùng học tập hiệu quả và đạt kết quả cao trong các kỳ thi.
DANH MỤC NỔI BẬT
Tài Liệu Toán, Tài liệu Tiếng Anh, Tài Liệu Công Dân, Tài Liệu Địa Lí, Tài Liệu Lịch Sử, Tài Liệu Sinh Học, Tài Liệu Ngữ Văn, Tài Liệu Hóa Học, Tài Liệu Vật lí.
VỀ CHÚNG TÔI