Bé Yêu Khám Phá - Dài Và Ngắn: Hành trình khám phá thế giới đầy màu sắc
Giới thiệu
"Bé Yêu Khám Phá - Dài Và Ngắn" là một cuốn sách độc đáo dành cho các bé tuổi mầm non, mang đến cho các em hành trình khám phá thế giới đầy màu sắc và thú vị. Với những vần thơ trong sáng, ý nghĩa và những bức tranh màu nước vẽ tay đậm chất Việt Nam, bộ sách giúp các bé dễ dàng tiếp cận và lĩnh hội các khái niệm về kích thước, khoảng cách, độ cao, độ sâu một cách tự nhiên và vui nhộn.
Nội dung cuốn sách
Cuốn sách tập trung vào khái niệm “dài và ngắn” thông qua những lời thơ nhẹ nhàng, dễ hiểu và những ví dụ minh họa gần gũi với cuộc sống hàng ngày của các bé. Từ việc so sánh chiều dài của chiếc bút chì với chiếc thước kẻ, chiều cao của cây bàng với ngôi nhà, đến việc cảm nhận độ dài của quãng đường từ nhà đến trường, bé sẽ dần hình thành và củng cố khái niệm về "dài" và "ngắn".
Một ví dụ minh họa trong sách:
> "Mẹ cười và nói tiếp:
> Biển rộng, nước rất sâu
> Được ví như tình yêu
> Như tấm lòng người mẹ!
> Như đường đời trăm ngả
> Rộng, hẹp và nông, sâu
> Đến khi bạc mái đầu
> Cũng không đo hết được."
Qua những câu thơ giàu hình ảnh và ẩn dụ, tác giả khéo léo đưa bé vào thế giới của những khám phá đầy thú vị, đồng thời khơi gợi trí tưởng tượng và khả năng liên tưởng của trẻ.
Điểm nổi bật
Vần thơ trong sáng, dễ hiểu: Những vần thơ được chắt lọc, trau chuốt, phù hợp với khả năng tiếp thu của trẻ mầm non.
Minh họa đẹp mắt: Những bức tranh màu nước vẽ tay đậm chất Việt Nam, gần gũi và thu hút sự chú ý của trẻ.
Nội dung giáo dục: Cuốn sách giúp trẻ phát triển khả năng quan sát, so sánh, phân biệt các khái niệm về kích thước và khoảng cách.
Tăng cường tình cảm gia đình: "Bé Yêu Khám Phá - Dài Và Ngắn" là cuốn sách tuyệt vời để cha mẹ cùng con đọc, giúp tăng cường sự gắn kết và tạo ra những kỷ niệm đẹp.
Review nội dung sách
Với những vần thơ trong sáng, dễ hiểu và những bức tranh màu nước sinh động, "Bé Yêu Khám Phá - Dài Và Ngắn" là một cuốn sách đáng để các bậc phụ huynh lựa chọn cho con em mình. Cuốn sách không chỉ giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ và tư duy, mà còn tạo dựng cho bé tình yêu với ngôn ngữ thơ ca và nghệ thuật.
Kết luận:
"Bé Yêu Khám Phá - Dài Và Ngắn" là một lựa chọn tuyệt vời cho các bé tuổi mầm non, giúp các em bước đầu khám phá thế giới xung quanh một cách vui nhộn và bổ ích. Cuốn sách mang đến cho bé những kiến thức bổ ích, đồng thời giúp bé phát triển khả năng tư duy, ngôn ngữ và trí tưởng tượng.
Chú Cá Vàng Thứ 14
Khi khoa học đối đầu quy luật tự nhiên, chuyện gì sẽ xảy ra?
Khi Goldie, chú cá vàng yêu quý chết đi, Ellie, cô bé 11 tuổi bắt đầu tự hỏi: Sẽ ra sao nếu Goldie hồi sinh, sẽ ra sao nếu những chú cá vàng trên thế giới được sống lâu hơn?
Câu hỏi ấy vẫn luôn chạy vòng quanh tâm trí Ellie cho đến ngày cô bé bất ngờ đụng độ một cậu-bé-bác-học siêu cáu kỉnh với gương mặt giống hệt... ông ngoại Ellie hồi nhỏ. Đồng hành cùng Melvin (tên cậu bé bí ẩn), Ellie bắt đầu hành trình khám phá khoa học gắn liền với những câu chuyện phong phú trong cuộc sống hàng ngày: từ vỏ táo, vỏ chuối bị thâm đến miếng pho mát lên phấn mốc tận góc tủ lạnh; dĩ nhiên cô bé cũng không quên thắc mắc về chú cá vàng thuở nào.Và rồi Ellie thông minh, tinh ý đã nhận ra bí mật kinh-thiên-động-địa-nhất: Melvin đích thị là... ông ngoại phiên bản 12 tuổi!!! Té ra, nhờ một thí nghiệm 'cải lão hoàn đồng', ông nhanh chóng trẻ lại tuy phải mang theo cả đống rắc rối của tuổi dậy thì, tiêu biểu là mụn trứng cá.
Mỗi cuốn sách là một câu chuyện kể thú vị, có hình dán và trò chơi hấp dẫn. Sẽ có một câu chuyện hấp dẫn được minh họa đẹp ơi là đẹp, lại có hơn 50 hình dán đáng yêu. Mỗi miếng dán đều có in kèm từ được thay thế để giúp bé đọc truyện. Trong mỗi bức tranh có một chú vịt vàng ẩn nấp. Khi nào tìm được chú ta, bé có thể đính miếng dán vào bức tranh đó. Và cuốn sách còn có trò chơi thú vị đi tìm hình dán ứng với từ tiếng Anh biến mất.
Nomadland - Cõi người dưng - Đời Du Dân Mỹ Thế Kỷ 21
Cõi người dưng - Nomadland là cuốn bút ký của nhà báo Mỹ nổi tiếng Jessica Bruder. Năm 2014, Jessica Bruder được đặt hàng viết bài về sự gia tăng của tầng lớp thu nhập thấp ở Mỹ, những “nomad” - du dân. Họ sống trên các “di động sản” (xe hơi, xe van, RV) và làm các công việc thời vụ để đổi lấy một chỗ cắm trại miễn phí, và ít tiền công bèo bọt. Tháng 8, năm 2014, tạp chí Harper’s đăng bài viết của Jessica Bruder – “The End of Retirement - When you can’t afford to stop working” (Kết thúc của nghỉ hưu - Khi ta không thể ngừng lao động). Nó ngay lập tức thu hút sự chú ý của công chúng. Nhưng tác giả không muốn trở thành “một nhà báo bất chợt ‘nhảy dù’ vào buổi chiều để đưa tin”, vì những người như thế hiếm khi nào đến đủ gần để bóc tách được những hình thái của sự thật. Do đó, cô đã bỏ ra 3 năm ròng, lúc còn khá trẻ (37 tuổi), từ giã New York tiện nghi, chu du khắp các nẻo đường nước Mỹ để sống cùng với những du dân và sống như một du dân.
Sau khi xuất bản năm 2017, Cõi người dưng - Nomadland trở thành hiện tượng của nước Mỹ. Sách ngay lập tức xuất hiện trong danh sách “best-seller” và được The New York Times gọi tên trong các mục “Notable Book”. Tác phẩm nhận được nhiều giải thưởng khi vào vòng chung kết của giải J. Anthony Lukas Prize và giải The Helen Bernstein Book. Sau đó, sách thắng giải The Banes & Noble Discover Great New Writers và giải thưởng quốc tế Ryszards Kapuściński. Tính cho đến nay, tác phẩm đã được dịch ra 25 ngôn ngữ (bao gồm bản dịch tiếng Việt này). Không lâu sau đó, sách được chuyển thể thành phim cùng tên và đạt giải Oscar 2021. Điều đặc biệt là một số du dân ngoài đời thực, vốn là nhân vật trong sách, cũng xuất hiện dưới phiên bản hư cấu của chính họ trong phim – với tên thật, như Linda May, Swankie và Bob Wells.
Vì sao một cuốn bút ký, thể loại phi hư cấu lại được người đọc chú ý tới vậy?
Là vì Cõi người dưng - Nomadland chạm tới một trong những vấn đề nóng bỏng của xã hội Mỹ: những du dân, tức là người sống toàn thời gian trên xe. Với ngôi nhà trên bốn bánh, họ chu du khắp mọi chốn, chối bỏ cách sống thông thường (cần có nhà cửa, nghề nghiệp ổn định, gia đình, con cái…) để theo đuổi lối sống tự do. Họ chống lại cách nền kinh tế - xã hội đang vận hành, thoát khỏi ràng buộc nợ nần vì trả góp nhà cửa, thuế má định kỳ. Họ sống tối giản và dùng giá trị tinh thần từ trải nghiệm dọc ngang nước Mỹ thay cho thước đo vật chất. Họ có tên tuổi, nhưng không có địa chỉ.
Đó là những con người có thể đã ít nhiều lấy cảm hứng từ nhà thám hiểm Mỹ trẻ tuổi Christopher Johnson McCandless (1968-1992) – một sinh viên từng tốt nghiệp Đại học Emory danh giá với bằng cử nhân hai chuyên ngành lịch sử và nhân loại học. Tuy có thành tích cao trong học tập, nhưng sau khi ra trường, McCandless quyên góp khoản tiền tiết kiệm 24.000 đô (vào năm 2021 là khoảng 50.000 đô) cho tổ chức Oxfam. Sau đó anh đi lang thang, khi cần chút tiền thì làm phục vụ trong nhà hàng và nông dân thời vụ. Hành trình lãng du khắp Bắc Mỹ trong 2 năm bằng niềm cảm hứng bất tận – 2 năm thiên lý, không điện thoại, không thú nuôi, không thuốc lá, chỉ có tự do cực hạn. Khi đi tới Alaska, sống một mình trong rừng thẳm, McCandless đã chết vì đói trong một chiếc xe buýt giữa hoang vu.
Các nhân vật trong Cõi người dưng - Nomadland, dẫu vậy, không lãng mạn như McCandless. Rất nhiều nhân vật mà Jessica Bruder gặp gỡ, phỏng vấn trên hành trình của cô là những “baby boomers” – thế hệ sinh ra sau Thế Chiến thứ hai, làm quần quật suốt đời mà chẳng được hưởng đời no ấm. Họ gặp phải khó khăn và kiệt quệ từ cuộc Đại Suy thoái của Mỹ (khủng hoảng tài chính năm 2008). Đại Suy thoái Tài chính này đã giáng xuống đầu họ và gia đình những cú trời giáng: họ mất việc, mất nhà, chịu sự ly tán gia đình và con cái, mất mọi hy vọng. Để tồn sinh, họ chọn lối sống du mục trên loại xe bốn bánh được cải tạo, thay cho mái nhà. Nhiều người trong số họ có gia đình, có nhà cửa nhưng lại mang thương tổn nặng nề. Có người do bệnh nặng không còn sống được bao lâu nữa, có người do ly hôn, hay người thân yêu nhất qua đời, vì thế họ chọn lối sống này, hòng tìm cho mình một không gian tự do, một sự kết nối với thiên nhiên, để có thể chữa lành nỗi đau riêng… Hàng năm, họ vẫn trở về thăm gia đình và người thân, chung đón Giáng sinh và năm mới. Nhưng sau đó họ liền trở lại đời du mục.
Những con người đó – các nhân vật có thật ngoài đời – đậm chất Mỹ. Lối sống của họ khá gần với truyền thống của những di dân đã khai mở và xây dựng nước Mỹ hàng thế kỷ trước. Và vì thế, nó gần với Giấc mơ Mỹ – giấc mơ của những kẻ táo bạo, dám bỏ lại tất cả để khai phá, sống đời tự do trọn vẹn, không ràng buộc. Họ không phải xem bản thân là vô gia cư (“homeless”), mà tự nhận là không nhà (“houseless”). Họ được xem là những hình mẫu truyền cảm hứng đầy thú vị, nhưng đồng thời bị người đời coi là những kẻ ngoài lề xã hội.
Cõi người dưng - Nomadland không tô vẽ hào nhoáng cho cuộc sống của những cư dân ấy. Họ khắc khổ, nhưng không khổ hạnh. Họ táo bạo, nhưng thực tế. Họ có vẻ cô độc, nhưng thực ra luôn quan tâm lẫn nhau. Để sống một cuộc đời du mục với cơ hội nhìn ngắm thế giới mỗi ngày, họ phải đánh đổi và trả giá không ít. Tác giả đã đưa ra một cái nhìn trung dung, giúp độc giả hiểu được những điều ẩn tàng đằng sau cái đẹp của sự tự do.
Đó chính là một phần lịch sử sống động của nước Mỹ.
Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam xin trân trọng giới thiệu với quý độc giả cuốn sách “Cõi người dưng - Nomadland - đời du dân Mỹ thế kỷ 21”.
-------------------------------
Về tác giả: Jessica Bruder là nhà báo chuyên về đề tài tiểu/nhóm văn hóa (subculture) và các vấn đề xã hội. Để viết tác phẩm nổi tiếng Cõi người dưng - Nomadland, tác giả đã dành 3 năm và đi hết 24.000km (suốt cả chiều dài nước Mỹ, sang tới tận biên giới Mexico và Canada) để thấu hiểu du dân, những con người sống toàn thời gian trên xe, làm các công việc thời vụ.
Bên cạnh Cõi người dưng - Nomadland, Jessica Bruder còn là tác giả của Burning Book và Snowden’s Box: Trust in the Age of Surveillance (viết chung với Dale Maharidge).
Jessica Bruder là giảng viên thỉnh giảng (adjunct professor) của Trường Báo chí Columbia. Cô đã viết bài cho New York Times hơn 10 năm, đồng thời thường xuyên có bài viết đăng trên The Atlantic, Audubon, Harper’s, The Nation và tạp chí WIRED. Các phóng sự, xã luận… của cô cũng xuất hiện trên The Washington Post, The Associated Press, The Guardian, The International Herald Tribune, New York Magazine, The New York Times Magazine, Inc. và O: The Oprah Magazine. Jessica Bruder còn là phóng viên của The Oregonian và The New York Observer, là biên tập viên cao cấp của tạp chí Fortune Small Business.
Jessica Bruder có bằng B.A. tiếng Anh và tiếng Pháp của Amherst College và bằng M.S. về viết báo của Trường Báo chí Columbia. Tác phẩm của cô nhận được nhiều tài trợ từ các tổ chức Rockefeller Foundation’s Bellagio Center, Logan Nonfiction Program, MacDowell và Yaddo.
------------------------------
Về dịch giả: Y Khương tốt nghiệp ngành Ngữ văn Anh, ĐH KHXH&NV TP. HCM. Anh là dịch giả của các cuốn sách: Haruki Murakami và âm nhạc của ngôn từ; Becoming - Chất Michelle.
Trích đoạn:
1/ “… giữa thiên niên kỷ thứ hai, một bộ lạc du mục mới đang dần thành hình. Những con người chưa từng nghĩ mình rồi sẽ trở thành du dân giờ lại phải lên đường. Họ từ bỏ nhà cửa và những căn hộ trước đây để vào sống trong ‘di động sản’ theo cách một vài người vẫn hay gọi - chiếc van, RV “si đa”, xe buýt đưa rước học sinh, xe tải cắm trại, trailer du lịch và những chiếc sedan cũ mèm. Họ tránh xa những chọn lựa vốn là lẽ sống của tầng lớp trung lưu xưa kia. Những quyết định đại khái như:
Ta nên chọn thức ăn hay chọn khám răng? Trả tiền thế chấp hay trả tiền điện? Tậu xe hay mua thuốc? Trả tiền thuê hay trả nợ học phí? Mua áo ấm hay mua xăng để chạy?
Với nhiều người, câu trả lời thoạt tiên nghe thật là oách.
Ta không thể tự tăng lương, thế còn cắt đi khoản chi khẳm nhất thì sao? Đổi một chốn nương náu như bao kẻ khác để lấy về một cuộc đời lăn theo những vòng xe thì sao?
Vài người gọi bọn họ là ‘vô gia cư’. Những dân du mục tân thời này không chấp nhận nhãn dán ấy. Được trang bị cả nơi cư trú lẫn phương tiện đi lại, họ chọn cho mình một từ hoàn toàn khác. Họ gọi mình, rất giản dị, là những người ‘không nhà’.”
2/ “Du dân sẽ thu xếp trại và trở về ngôi nhà đích thực của mình – con đường. Họ di chuyển như những tế bào trong các mạch máu của cơ thể mang tên nước Mỹ. Họ sẽ lên đường tìm kiếm bạn bè và gia đình, hay chỉ là một nơi ấm áp. Một số sẽ băng qua hết lục địa. Mọi người sẽ đếm đồng hồ cây số, nó cứ quay đều như trình chiếu một cuộn phim về nước Mỹ… Mắt kèm nhèm, họ tìm nơi để tấp vào và nghỉ ngơi. Ở bãi đậu xe Walmart. Ở những con phố ngoại ô yên tĩnh. Ở những bãi đậu xe tải, giữa âm thanh êm tai của động cơ xe đang dừng. Rồi vào sớm mai – khi mọi người còn đang say giấc – họ trở về cao tốc. Tiếp tục chạy, họ vững tâm biết rằng:
Nơi miễn phí cuối cùng trên nước Mỹ là một chỗ đậu xe.”
Bộ truyện cổ kinh điển thế giới với bản dịch mới là Bộ sách Song ngữ Anh - Việt gồm 7 cuốn do Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam ấn hành. Vẫn là những tác phẩm truyện cổ kinh điển quen thuộc với biết bao thế hệ thiếu nhi nhưng khi xuất bản bộ sách này, Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam hi vọng sẽ giúp các độc giả nhí có những chuyến phiêu lưu mới với:
Cách tiếp cận chuyện kể mới và hiện đại hơn.
Tăng cường năng lực ngôn ngữ, cả ở tiếng Anh và tiếng Việt.
Có trải nghiệm mới với các sắc màu, hình vẽ minh họa mang đậm phong cách Châu Âu.
Tên các cuốn sách:
Cô bé bán diêm – The Little Matchstick Girl
Cô bé Khăn Đỏ – The Little Red Riding Hood
Nàng Lọ Lem – Cinderella
Hoàng tử mang lốt ếch – The Frog Prince
Nàng Tóc Mây – Rapunzel
Nàng Tuyết Trắng và Bảy chú lùn - Snow White anh the Seven Dwarfs
Công chúa say ngủ – Sleeping Beauty
Món ngon tình mẹ - 56 thực đơn hấp dẫn cho con
Giới thiệu
"Món ngon tình mẹ" - 56 thực đơn hấp dẫn cho con, là tâm huyết của tác giả Lâm Anh Đào dành tặng cho các bà mẹ - những người đã đồng hành và ủng hộ chị suốt nhiều năm qua. Cuốn sách mang đến những món ăn:
Đẹp mắt, đủ chất, ngon khó cưỡng: Các công thức được tuyển chọn kỹ lưỡng, đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ, đồng thời kích thích vị giác và khơi gợi niềm vui ăn uống.
Được cải biến đầy sáng tạo: Chị Lâm Anh Đào đã khéo léo biến tấu những món ăn quen thuộc, tạo nên những hương vị mới lạ, thu hút trẻ nhỏ mà vẫn giữ trọn vẹn giá trị dinh dưỡng.
Nhìn là muốn ghiền: Cách trình bày đẹp mắt, bắt mắt, được đầu tư tỉ mỉ sẽ khiến trẻ thích thú và háo hức thưởng thức mỗi bữa ăn.
Về tác giả
Lâm Anh Đào, sinh ra tại miền Nam Việt Nam, chị xa quê từ nhỏ và hiện đang định cư tại Australia cùng ông xã người Việt và 5 con. Chị làm hai công việc (quản lý website cho một trường đại học tại Melbourne, Australia vào các ngày hành chính và dạy piano cho một trung tâm vào dịp cuối tuần), đồng thời đảm nhiệm đưa đón và kèm học cho 5 con nhỏ. Tuy nhiên, chị vẫn dành thời gian tự tay nấu cho chồng con cả hai bữa sáng và tối, mỗi ngày đều khiến cả nhà ngạc nhiên với những món ăn ngon miệng, đẹp mắt.
Chị Lâm Anh Đào đã xây dựng một trang facebook chia sẻ hàng nghìn công thức nấu ăn, cách trình bày, trang trí món ăn... và được đông đảo các bà mẹ yêu thích, học hỏi.
Bí mật đằng sau những món ăn ngon
Để cân bằng giữa công việc và gia đình, từ khi sinh bé thứ hai, chị Lâm Anh Đào đã tự lập ra một thời khóa biểu và luôn tuân thủ nghiêm ngặt: Thay vì thức dậy lúc 7h sáng, chị dậy sớm hơn một tiếng rưỡi và trong lúc chồng con còn ngủ, chị lau nhà, dọn dẹp, chuẩn bị ướp những món ăn cho bữa tối. Những việc này tốn của chị khoảng 30 phút. Sau đó, chị làm các món ăn sáng như trứng chiên rau củ, bánh mì ngọt hay bánh xèo và chuẩn bị đồ ăn cho con mang đi học.
Với chị, nấu ăn là một đam mê nên chị luôn tìm thấy niềm vui và không hề cảm thấy vất vả. Tình yêu với các món ăn nhen nhóm trong chị từ những ngày còn trẻ. Khi đó, mỗi lần qua nước khác công tác, được giới thiệu những món ngon, chị rất chăm chú và về nhà làm cho chồng con ăn. Chính chồng con là động lực để chị luôn thấy yêu đời và vui vẻ vào bếp.
Hạnh phúc gia đình - động lực to lớn
Dù là người có chức vị cao trong xã hội nhưng khi về nhà, chồng chị Lâm Anh Đào không câu nệ việc gì, luôn giúp vợ rửa bát, giặt quần áo, hút bụi, tắm cho bé út. Anh chị đã kết hôn 22 năm và trong suốt thời gian đó, anh chưa từng về nhà sau 7h tối, chưa từng la cà sau giờ làm hay đi nhậu.
Là một người phụ nữ nổi tiếng với hàng trăm công thức nấu ăn hấp dẫn, đẹp mắt, nhiều người cho rằng chính những bữa ăn ngon đã cuốn hút chồng chị trở về nhà sau một ngày làm việc. Còn chị lại bảo, cũng chính sự thấu hiểu, chia sẻ của chồng và việc anh luôn thể hiện vai trò người đàn ông đầy trách nhiệm trong gia đình mà chị thích vào bếp hơn...
Review nội dung
"Món ngon tình mẹ" không chỉ là tập hợp những công thức nấu ăn hấp dẫn, mà còn là câu chuyện về tình yêu, sự hy sinh và niềm hạnh phúc của một người phụ nữ dành cho gia đình.
Cuốn sách truyền tải thông điệp ý nghĩa về vai trò quan trọng của người phụ nữ trong gia đình, đồng thời khẳng định rằng, hạnh phúc gia đình chính là động lực to lớn để mỗi người phụ nữ thêm yêu đời, yêu cuộc sống và vun vén tổ ấm của mình.
Với những chia sẻ chân thành, đầy cảm xúc, "Món ngon tình mẹ" chắc chắn sẽ là cuốn sách hữu ích dành cho các bà mẹ, giúp họ thêm tự tin, sáng tạo trong việc chăm sóc gia đình và mang đến cho con cái những bữa ăn ngon, đầy đủ dinh dưỡng.
Silly Gilly Daily - Nhật Ký Gilly Cô Nàng Hâm Đơ, Ngơ Nhây
Cuốn sách bán chạy tại Indonesia với hơn 10.000 bản, Silly Gilly Daily mang đến câu chuyện đời thường của Gilly, một cô gái ngoài 20 tuổi, với những thói quen, sở thích và hành động thường ngày.
Gilly: Cô gái nội tâm, hâm, đơ và nhây
Gilly là một cô gái sống nội tâm, đôi khi vừa hâm vừa đơ lại vô cùng nhây. Cô ấy cần thời gian để hòa nhập với mọi người và có thể thức trắng đêm chỉ vì một email đề nghị cộng tác.
Câu chuyện về chính chúng ta?
Thông qua Gilly, tác giả Naela Ali dường như đang kể về cuộc sống của chính mình và thậm chí phác họa cả hình ảnh của những cô gái như chúng ta. Rất nhiều độc giả sẽ thấy mình trong Gilly, nhưng hãy nhớ rằng, Gilly chỉ là một nhân vật.
Học hỏi từ Gilly
Một số biểu hiện và đặc điểm cá nhân của Gilly không thể là tài liệu tham khảo chính thức 100%. Ví dụ, Gilly cảm thấy mệt mỏi sau khi gặp gỡ mọi người nhưng ngay lập tức cảm thấy tràn đầy năng lượng khi nhìn thấy một hiệu sách. Độc giả không nhất thiết phải giống Gilly. Mỗi người có cách riêng để sạc lại năng lượng.
Tuy nhiên, Gilly vẫn đưa ra những gợi ý mang tính xây dựng và truyền cảm hứng cho những độc giả như chúng ta.
Món quà đặc biệt cho những cô gái đặc biệt
Với các hình minh họa đầy màu sắc siêu dễ thương, sticker cực “cute” đi kèm và hình ảnh nhân vật Gilly được in nhỏ xinh có thể được sử dụng làm dấu trang, cuốn sách này chắc chắn sẽ là một món quà khác biệt để gửi tặng những cô gái đặc biệt.
Tìm thấy chính mình trong Gilly
Hãy mở cuốn sách ra, đọc, đọc và đọc để rồi sẽ thấy hình ảnh quen thuộc của mình, bạn mình hoặc ai đó rất gần bên mình và có thêm chút “vitamin vui vẻ” để “chiến đấu” với những bộn bề của cuộc sống.
Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam xin trân trọng giới thiệu.
Công Chúa Phép Thuật - Nhắn Nhủ Bé Chú Ý Giữ An Toàn Bản Thân
Nhắn nhủ bé chú ý giữ an toàn bản thân
Thế giới của các nàng công chúa và hoàng tử luôn là giấc mơ ngọt ngào của trẻ thơ, đặc biệt là các bé gái. Mỗi khi được mẹ hỏi sau này con thích làm nghề gì, rất nhiều bé gái đã hồn nhiên trả lời: "Con thích trở thành công chúa". Vậy là các nàng công chúa đã trở thành thần tượng không thể thiếu trong quãng đời trẻ thơ.
Bộ sách Rèn Luyện Kỹ Năng Sống Cùng Công Chúa - Công Chúa Phép Thuật giúp các bé được thỏa mãn với những giấc mơ của mình, được bước vào thế giới lung linh đầy huyền ảo, màu sắc của các nàng công chúa kiều diễm, mà qua đó các bé sẽ học hỏi được những ý thức, thói quen, tình cảm tốt đẹp từ "thần tượng" của mình. Các bé cũng được thỏa sức sáng tạo trong trò chơi tô màu quen thuộc. Cùng với đó là trò chơi gấp giấy thông minh giúp các bé học được sự khéo léo từ các nàng công chúa, rèn luyện sự linh hoạt cho đôi tay, bồi đắp trí tưởng tượng phong phú.
Với bộ sách này, trẻ sẽ không phải cặm cụi một mình với hộp bút màu, cha mẹ hãy ở cạnh bên cùng con vừa tô màu, vừa khéo tay gấp giấy, lại vừa giao lưu cùng các nàng công chúa. Thông qua tác động từ những lời nhắn nhủ của "thần tượng", cha mẹ có thể giúp bé khắc phục những thói quen xấu hàng ngày, hình thành ý thức và thói quen tốt, bồi đắp cảm xúc, tâm hồn cho bé!!!
6 cuốn sách của tác giả Laurie Wright sẽ giúp các bạn trong độ tuổi 3-10:
- Nhận thức và quản lý bản thân
- Xử lí “khủng hoảng” cảm xúc ở nhà và ở trường
- Bồi đắp sức khỏe tinh thần một cách tự nhiên
Điều đặc biệt của bộ sách là tác giả – cô Laurie – sẽ KHÔNG hướng dẫn các bạn nhỏ cư xử, thể hiện cảm xúc thế nào cho “đúng”.
Trong cả 6 cuốn sách, cô Laurie nêu ra rất nhiều tình huống hằng ngày – với tranh minh họa đơn giản nhưng ngộ nghĩnh – để qua đó mỗi bạn tự tìm thấy mình, hoặc phát hiện ra những người bạn quanh mình giống như thế. Hóa ra trẻ con cũng có vô khối việc phải xử lí, đặc biệt là cảm xúc, đúng không nào? Từ cơn cáu kỉnh khi phải ăn rau, khi không được đi chơi; thái độ rụt rè khi gặp cô giáo mới, bạn bè mới; nỗi sợ hãi vì ở trong phòng một mình; lòng ghen tị trước những món quà tuyệt vời của đứa em; cho đến nỗi buồn chia xa người thân; phút tủi thân khi không được bố mẹ quan tâm v.v. đều hiện ra thành bao nhiêu cung bậc, bao nhiêu “màu sắc”.
Sau mỗi trang truyện, chắc các bạn sẽ “Ồ!” “Á!” vì tớ cũng thế này và thế kia đấy. Chẳng có cách phản ứng nào là nhất định đúng hay sai đâu nhé, vào mỗi một thời điểm – không gian, cô Laurie lại dẫn dắt chúng mình tìm ra những cách giải quyết phù hợp và tích cực nhất.
Điểm đáng lưu tâm là với từng câu thần chú được gợi ý trong sách, các bạn nhỏ sẽ có cơ hội “rèn luyện” tâm trí hằng ngày, bên cạnh việc rèn luyện sức khỏe. Nhờ đó, chúng mình sẽ cảm thấy vui vẻ ở nhà, năng động ở trường, và... dễ thương khi ra ngoài nữa!
Kỷ Luật Tích Cực Dành Cho Trẻ Mẫu Giáo
KỶ LUẬT TÍCH CỰC LÀ GÌ?
Hầu hết mọi người đều nghĩ kỷ luật đồng nghĩa với trừng phạt.Thực tế không phải vậy. Từ “kỷ luật” (discipline) xuất phát từ từ gốc Latin disciplina có nghĩa là “giảng dạy, đào tạo, giáo dục” và từ discipulus có nghĩa là “đồ đệ hoặc học trò”.
Và Kỷ luật tích cực (Positive Discipline) là sự dạy dỗ và học hỏi - không phải sự trừng phạt. Áp dụng những phương pháp Kỷ luật tích cực trong gia đình, trong nhà trường và trong lớp học có nghĩa là tất cả các phụ huynh, giáo viên và học sinh cùng đồng lòng tham gia xây dựng một cộng đồng để cao sự tôn trọng lẫn nhau, xây dựng sự tự tôn và tinh thần trách nhiệm đồng thời nuôi dưỡng tài năng học thuật của các em.
Nhưng Kỷ luật Tích cực cũng không có nghĩa là xóa bỏ hết các cách xử lý đối với những hành vi nguy hiểm và nghiêm trọng. Những cách xử lý đó rất quan trọng trong xã hội dân sự.Nói đúng hơn, sự đồng thuận đó có nghĩa là chúng ta sẽ xem lại toàn bộ mọi chuyện trước khi để hành động gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra. Nó cũng đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ áp dụng cách giải quyết như thế nào đối với các hành vi nghiêm trọng và nguy hiểm, và những kết quả theo sau của các cách giải quyết đó, để trẻ hình thành được sự kết nối bền chặt hơn với cộng đồng của mình, thay vì bị cô lập và đẩy ra xa.
Kỷ luật Tích cực dành cho trẻ mẫu giáo - nuôi dạy trẻ CÓ TRÁCH NHIỆM, LÒNG TÔN TRỌNG, SỰ TỰ CHỦ và NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ngay từ những năm tháng đầu đời
- Đã bán hơn 2 triệu bản trên toàn thế giới!
- Cuốn sách nằm trong danh mục sách best-seller Kỷ luật Tích cực này đã được dịch ra gần 20 ngôn ngữ khác nhau đảm bảo thay đổi trải nghiệm nuôi dạy của bạn với trẻ mẫu giáo và môi trường trường lớp mẫu giáo.
Trong suốt 25 năm qua, Kỷ luật Tích cực đã luôn là chuẩn mực vàng cho những ai làm việc với trẻ em. Và giờ đây, ba tác giả gồm Jane Nelsen, nhà giáo dục, nhà tâm lý học uy tín; Cheryl Erwin, chuyên gia, diễn giả, tác giả và đồng tác giả sách và cẩm nang về hôn nhân và gia đình, nuôi dạy con cái và Roslyn Ann Duffy, cùng hợp tác đem đến cho chúng ta một phiên bản mới, cập nhật và mở rộng hơn - KỶ LUẬT TÍCH CỰC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO. Chiếc chìa khóa then chốt trong Kỷ luật Tích cực không phải là sự trừng phạt, mà là sự tôn trọng. Cả ba tác giả đã từng đào tạo, khai vấn giúp nhiều phụ huynh và giáo viên học cách cư xử vừa mềm mỏng vừa kiên quyết, để bất kỳ đứa trẻ nào – từ em bé 3 tuổi chập chững tập đi đến một bạn tuổi teen nổi loạn – cũng có thể học được cách hợp tác thật linh hoạt và tinh thần kỷ luật tích cực mà không bị tổn thương tới lòng tự trọng. Trong phiên bản thứ tư được sửa đổi và cập nhật này bao gồm một chương mới về tầm quan trọng của việc vui chơi và trải nghiệm ngoài trời đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, cùng với thông tin mới về khả năng sẵn sàng đi học, sự phát triển não bộ của trẻ em và học tập về mặt cảm xúc xã hội, Kỷ luật Tích cực dành cho trẻ mẫu giáo sẽ giúp cha mẹ hiểu con mình và đưa ra những phương pháp sớm để nuôi dạy một đứa trẻ có trách nhiệm, lòng tôn trọng, sự tự chủ và tháo vát. Và các giáo viên mầm non qua cuốn sách này sẽ hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa và tầm quan trọng của việc ứng xử với con trẻ vừa mềm mỏng vừa kiên định và phương pháp này được biểu hiện ra sao, nhằm giúp trẻ phát triển năng lực bản thân, có cảm giác kết nối và yêu thương.
Trong cuốn sách này, bạn cũng sẽ tìm thấy các giải pháp thiết thực về cách:
- Dạy các kỹ năng xã hội thích hợp ngay từ khi còn nhỏ.
- Tránh những xung đột thường gặp khi rèn trẻ ngủ, ăn và tập ngồi bô.
- Xem hành vi sai hướng là cơ hội để dạy trẻ kỷ luật tích cực mà không trừng phạt.
- Nuôi dưỡng và thúc đẩy đúng cách mong muốn bẩm sinh của trẻ là được mang lại giá trị cho người khác, được chịu trách nhiệm và đóng góp.
Những lời khuyên thực tế từ cuốn sách đầy sự thông thái và nhân văn này, cùng với hàng trăm câu chuyện về Kỷ luật Tích cực trong thực tiễn đã đem lại lợi ích cho hàng triệu trẻ em. Hãy dành tặng cho con bạn những công cụ mà con cần để có một cuộc đời an nhiên, hạnh phúc khi trưởng thành.
Thành Công Theo Cách Khác
"Mỗi câu chuyện là một hành trình, như leo núi, vô vùng gian nan song đầy cảm hứng của các doanh nhân xã hội. Bạn đọc không chỉ biết về câu chuyện khởi nghiệp đơn thuần của họ, mà cả những suy tư hồn nhiên ban đầu, những bước đi hăm hở đầu tiên, rồi những trăn trở "chơi hay bỏ" khi hạch toán lỗ cả năm trời, cách họ đối diện trước khó khăn và thất bại, và cách họ gượng dậy, bước tiếp với một quyết tâm mạnh mẽ hơn lúc nào hết... Đến lúc này, không phải doanh nghiệp của họ đã vượt qua mọi thách thức, nhưng một điều chắc chắn là họ đã vượt qua chính mình. Câu chuyện của họ, vì vậy, là câu chuyện của chính chúng ta, ai chẳng phải phấn đấu vượt lên chính mình."
Phạm Kiều Oanh
Giám đốc, người sáng lập CSIP
Cô giáo Vũ Thị Thanh Tâm là một người hết lòng với sự nghiệp phát triển văn hóa đọc cho trẻ em. Từ những ngày dạy học ở trường PTTH Năng Khiếu và trường Khoa học xã hội và Nhân văn Tp.HCM, cô đã sáng lập, điều hành dự án Ô cửa sách nhằm khơi dậy niềm ham mê đọc sách và đồng hành cùng con trẻ trong chuyến phiêu lưu đến khu vườn ngôn từ màu nhiệm. Sau khi đưa Ô cửa sách về với quê hương của mình – Thành phố hoa Đà Lạt, cô Tâm đã tiếp tục hành trình vun bồi ngôn ngữ cho trẻ. “Đọc sách và viết lách” là một trong những hoạt động nổi bật nằm trong dự án Ô cửa sách của cô. Khi dịch bệnh bùng phát, các lớp “Đọc sách và viết lách” phải chuyển sang hoạt động trực tuyến và chính khi đó tập bộ truyện tranh “Covid trong mắt trẻ thơ” đã dần dần được hình thành.
“Covid trong mắt trẻ thơ” là tập hợp 7 truyện tranh song ngữ Việt – Anh khắc họa cuộc sống trong thời đại dịch qua góc nhìn của trẻ em, không chỉ người lớn mà cuộc sống của trẻ cũng xảy ra nhiều thay đổi trong suốt thời gian dịch và đặc biệt là trẻ cần sự quan tâm và sẻ chia nhiều hơn từ mọi người.
+ Câu chuyện về cậu bé gom hết tất cả những điều ước để đổi lấy một điều duy nhất: mong ông già Noel mang bố về với cậu, sau khi bố rời nhà đằng đẵng cả 8 tháng trời để tham gia chống dịch (Chiếc áo mùa đông).
+ Câu chuyện về cô trò cùng nhau đi qua thời đại dịch với tình cảm cô trò thật sâu lắng, tinh tế chỉ qua cốt truyện, câu từ đơn giản. Ngậm ngùi, cay cay khóe mắt khi biết bao cô giáo phải bỏ nghề, bao trường mầm non phải đóng cửa (Cô giáo phù thủy).
+ Câu chuyện cả khu rừng Ríu Rít cùng nhau vượt qua dịch bệnh và chuẩn bị cho mùa đông (Virus có ăn được mùa đông?).
+ Câu chuyện về truyền thống sum vầy mỗi dịp trăng rằm của nhà thỏ bị dịch bệnh làm ngăn trở, nhưng thỏ con đã tìm ra cách an ủi người thân vượt qua bệnh tật (Virus có ăn được trăng rằm?).
+ Câu chuyện về chuyến phiêu lưu của bạn rái cá Sumo ở bên ngoài Thảo Cầm Viên, đồng thời khắc họa đời sống động vật ở thành phố thời dịch bệnh (Chuyện gì sẽ xảy ra khi rái cá vào thành phố?).
+ Câu chuyện về cách cả thú cưng lẫn con người thể hiện tình cảm, đặc biệt là trong thời gian giãn cách tại nhà (Ngài Lu).
+ Câu chuyện về người ông lên thiên đàng vì dịch bệnh và cách người cháu nhẹ nhàng tiếp nhận sự mất mát (Lồng đèn bí đỏ).
“COVID trong mắt trẻ thơ” được kể qua góc nhìn của các bạn nhỏ về đại dịch; do 11 bạn dưới 12 tuổi thực hiện từ khâu vẽ tranh minh họa đến chuyển ngữ. Có thể nói, đây là bộ sách do trẻ và vì trẻ. Bộ sách thể hiện nỗ lực trao quyền sáng tạo cho trẻ em, để nuôi dưỡng đam mê, sáng tạo. Cả 7 tập đều là những nét vẽ đơn giản, hồn nhiên cùng ngôn từ mộc mạc, trong sáng để khi lật mở những trang đầu tiên, bạn đọc sẽ cuốn theo mạch truyện và khó lòng đặt sách xuống. Dịch bệnh sẽ qua đi nhưng những câu chuyện này sẽ còn đọng lại nơi độc giả.
Những thông điệp của Dự án “Nuôi dưỡng ước mơ cho trẻ”, của 7 tập “COVID trong mắt trẻ thơ” muốn gửi gắm qua các câu chuyện cảm động giúp vun dưỡng lòng nhân ái, tình cảm, lòng yêu thương, lòng biết ơn và cùng nhau chia sẻ của trẻ em; giúp trẻ rèn luyện các kĩ năng, khám phá và theo đuổi đam mê, sở thích, mơ ước.
Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam xin trân trọng giới thiệu quý độc giả Bộ 7 tập truyện tranh trong dự án Nuôi dưỡng ước mơ cho trẻ.
Trích đoạn
Trong truyện “Chiếc bóng mùa đông”, trích thư của Bi gửi ông già Noel mong ông mang ba về nhà với Bi sau bao tháng ngày ba tham gia chống dịch:
“Ông già Noel kính mến,
Cháu xin ông cho ba về với cháu!
Cháu sẵn sàng dồn điều ước của mấy năm lại luôn. Chỉ cần ông cho cháu gặp ba, mấy năm sau cháu sẽ không xin thêm điều gì nữa!
Ký tên: BI
Dear Santa Claus,
I wish that dad can return with me! I can combine a lot of wishes for a lot of years together for this wish. If I can meet dad, for a few years later, I won’t wish anything from you!
Signed: BI”
Tu-run người khiển lửa là tác phẩm gồm 3 tập, có nguồn gốc dựa trên một câu chuyện thần thoại của dân tộc Hàn được ghi trong sách Tam Quốc di sự. Tu-run nhân vật chính trong truyện là đứa con của linh hồn vua Ma-run thời Tân La với thần nữ Hoa Đào. Đứa con trai xuất thân kỳ bí ấy là kết quả của tình yêu đặc biệt giữa linh hồn của nhà vua ở thế giới bên kia với một thầy cúng nữ ở dương gian. Cậu bé mang trong mình một năng lực tuyệt vời với khả năng điều khiển lửa và đánh đuổi ma quỷ. Khi nói đến những câu chuyện thần thoại kỳ ảo, ta thường thấy có môtip là một người anh hùng có tài năng xuất chúng phải trải qua bao khó khăn, thử thách và mạo hiểm rồi cuối cùng cũng chiến thắng và đi đến một kết thúc với cuộc sống hạnh phúc nhưng truyện Tu-run người khiển lửa lại không như vậy. Tu-run với tính cách của người anh hùng quả cảm, tài năng vượt trội nhưng lại không thể hoàn toàn khống chế được lòng tham và quyền lực, chính vì vậy, cậu đã bị sa vào bóng tối của sự tội lỗi, thậm chí đã gây ra cái chết cho người yêu Ani của mình. Nhưng cậu đã dũng cảm nhận sự trừng phạt, sám hối để rồi cuối cùng trở thành một thuật sĩ luyện kim đích thực.
Sự thần bí của thuật luyện kim là ở chỗ nó biến những vật tầm thường như sắt trở thành vật quí giá như vàng. Thông qua hình ảnh Tu-run, tác giả muốn truyền tải một thông điệp: Người gây ra tội lỗi muốn quay đầu hướng thiện, thì thông qua những lời thú tội và sám hối thật lòng, cùng với những hành động thiện lương, sẽ tiêu trừ đi bản thân mình trước đây và tạo ra một con người mới. Đó cũng chính là “thuật luyện kim” huyền diệu mà con người có thể tạo ra.
Nhà xuất bản Phụ nữ trân trọng giới thiệu với bạn đọc.
Tác giả:
Giáo sư Kim Jeong-ran, sinh năm 1953 tại Seoul, Hàn Quốc. Tốt nghiệp khoa Tiếng Pháp trường Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc. Tốt nghiệp Tiến sĩ ngành văn học tại Đại học Grenobel III của Pháp.
Ngoài vai trò là một giáo sư của trường đại học Sangji Hàn Quốc, bà còn là một nhà thơ, nhà phê bình văn học và là một dịch giả.
Là tác giả của hàng chục tập thơ, nhiều tiểu thuyết và hàng chục ấn phẩm dịch từ văn học Pháp sáng tiếng Hàn, bà là một trong những nhà thơ, nhà phê bình, dịch giả được biết đến là một người có tên tuổi trong làng văn và giới phê bình văn học Hàn Quốc.
Kim Jeong-ran có các tác phẩm tiêu biểu: Tiểu thuyết: "Tu-run người khiển lửa" (3 tập); Các tác phẩm dịch tiêu biểu: "Hiểu về tình yêu", "Người chi phối thời gian", "Gặp lại hoàng tử bé"...
CÁC GIẢI THƯỞNG ĐÃ NHẬN
1998, giải thưởng văn hoá Baeksang (giải thưởng dịch thuật)
2000, giải thưởng văn học thơ Souol.
Món Ngon Đổi Bữa Cuối Tuần (Tái Bản 2018)
Cuốn sách cung cấp những kiến thức cần thiết cho người nội trợ về cách dùng thực phẩm tốt cho sức khỏe, mẹo nấu nướng và rất nhiều công thức chế biến các món ăn ngon miệng, phù hợp với nhiều lứa tuổi. Cách chế biến cách món ăn được hướng dẫn dễ hiểu, có xác định độ khó khi chế biến với các cấp độ được đánh dấu bằng sao, số sao càng nhiều thì độ khó càng lớn. Bạn còn được biết các mẹo nấu nướng tuy đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả. Bạn sẽ thấy chuyện nấu nướng bữa cơm gia đình không còn là vấn đề nan giải, mà trở thành niềm vui của người nội trợ.
Món ngon đổi bữa cuối tuần gồm những mẹo nhỏ bếp núc đem lại thành công lớn và 30 công thức chế biến món ăn ngon, lạ miệng, phù hợp cho mâm cơm ngày cuối tuần cùng các thành viên trong gia đình hoặc là đãi khách.
Kỹ Thuật Làm Hoa Giấy, Hoa Vải, Hoa Voan & Hoa Lá Buông - Khám Phá Nghệ Thuật Tạo Hoa Từ Chất Liệu Đơn Giản
Giới Thiệu
"Kỹ thuật làm hoa giấy, hoa vải, hoa voan & hoa lá buông" là cuốn sách giáo trình tóm gọn những kỹ thuật làm hoa cơ bản, phù hợp cho cả những người yêu thích nghệ thuật tạo hoa từ chính đôi tay của mình và những ai muốn học cắm hoa một cách đẹp mắt và sinh động. Sách cung cấp kiến thức từ những kỹ thuật cơ bản đến nâng cao, giúp bạn tự tin sáng tạo nên những tác phẩm hoa độc đáo và đầy ấn tượng.
Trọng Tâm Của Cuốn Sách: Hoa Giấy Và Hoa Vải
Cuốn sách tập trung vào hai nguyên liệu phổ biến nhất hiện nay trong lĩnh vực làm hoa: giấy và vải. Giấy và vải là những chất liệu dễ tìm, đa dạng về màu sắc, họa tiết và kết cấu, đồng thời kỹ thuật thực hiện cũng không quá phức tạp.
Hoa voan, một loại hoa vải đặc biệt, được đề cập riêng bởi độ co giãn độc đáo của chất liệu này, mang đến những kỹ thuật tạo hình khác biệt so với hoa vải thông thường.
Mở Rộng Khung Kệ Với Những Chất Liệu Khác
Ngoài hoa giấy và hoa vải, sách cũng giới thiệu một số loại hoa làm từ những chất liệu khác như hoa lá buông, nhằm mở rộng kiến thức cho những ai yêu thích lĩnh vực này và muốn tìm hiểu thêm về sự đa dạng của nghệ thuật tạo hoa.
Học Cách Làm Hoa Hiệu Quả Với Phương Pháp Luyện Tập
Nội dung sách được sắp xếp theo một logic rõ ràng, giúp bạn tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả. Những kỹ thuật cơ bản được trình bày chi tiết ở phần đầu chương, giúp bạn nắm vững nền tảng và dễ dàng tiếp cận các kỹ thuật nâng cao hơn trong phần sau.
Review Nội Dung Sách
"Kỹ thuật làm hoa giấy, hoa vải, hoa voan & hoa lá buông" là một cuốn sách hữu ích cho những ai muốn tự tay tạo ra những tác phẩm hoa độc đáo và đầy màu sắc. Với những hướng dẫn chi tiết, minh họa rõ ràng và ngôn ngữ dễ hiểu, sách giúp bạn dễ dàng tiếp cận và ứng dụng các kỹ thuật làm hoa. Ngoài ra, cuốn sách còn là nguồn cảm hứng bất tận cho bạn thỏa sức sáng tạo và tạo nên những tác phẩm hoa mang dấu ấn riêng.
Kết luận: Cuốn sách là một công cụ tuyệt vời cho những người mới bắt đầu hoặc những người muốn nâng cao kỹ năng làm hoa của mình. Nó cung cấp kiến thức toàn diện, thực tế và dễ tiếp cận, giúp bạn tự tin tạo ra những tác phẩm hoa đẹp mắt và độc đáo.
Combo All Story - Musical Instruments - Nhạc Cụ (Trình Độ 2 - Tập 5) (Bộ 2 Tập)
1. All Story - Musical Instruments - Nhạc Cụ - Trình Độ 2 (Tập 5)
Nào, giờ đã đến lúc chúng ta bắt đầu hành trình kiến tạo nên điều kì diệu rồi. Sau mỗi hoạt động, bạn hãy tự đánh giá khả năng của mình, vào bảng bên cạnh nhé. Hãy dán các miếng dán (sticker) ở cuối sách vào ô tròn trong các khung ở bảng bên để thể hiện mức độ hài lòng về chính mình. Còn chần chờ gì nữa, vào cuộc thôi bạn ơi!
2. All Story - Musical Instruments - Nhạc Cụ (Trình Độ 2 - Tập 5)
Dàn nhạc chơi cùng lúc nhiều nhạc cụ.
Mỗi loại nhạc cụ tạo ra một sắc màu âm thanh.
Nhạc cụ phát ra âm thanh bằng cách nào ta?
1. All Story - Musical Instruments - Nhạc Cụ - Trình Độ 2 (Tập 5)
2. All Story - Musical Instruments - Nhạc Cụ (Trình Độ 2 - Tập 5)
Readology: Đọc Thế Nào? - Không Thể Trì Hoãn Việc Đọc
Readology: Đọc thế nào? – một hướng dẫn nhỏ để giúp những người đọc sách luôn sẵn sàng!
Có ai đó từng nói rằng: “Một đứa trẻ ham đọc rồi sẽ là một người trưởng thành biết suy nghĩ”.
Nhưng chúng ta nên hướng dẫn, rèn luyện trẻ đọc thế nào đây?
Câu hỏi ấy cứ ở mãi trong đầu Hoàng Anh Đức – một ông bố, đồng thời là nhà giáo dục tâm huyết.
Sau vài tháng, cuốn sách Readology: Đọc thế nào? đã ra đời! Thoạt tiên, chúng ta ngỡ tưởng tác phẩm này thiên về tính học thuật, nhưng khi bắt đầu đọc một trang, rồi trang tiếp theo… lại thấy nội dung “thân thiện”, dễ hiểu với văn phong dí dỏm song không thiếu sự khúc chiết, khoa học.
Mở đầu mỗi chương, tác giả mượn lời các danh nhân, học giả như Claude Lesvi-Strauss, D.Vance Smith, Francis Bacon... bình luận về sách cũng như việc đọc sách. Từ đó, anh phân tích dưới góc độ cá nhân, tiếp đến là trình bày những trải nghiệm thực tế với trẻ em – cô con gái đáng yêu của mình!
“Khi bé Kiwi nhà tôi 2 tuổi, bạn ấy đã không mấy thích thú những loài động vật dưới nước. Cô bé thích khủng long hơn. Trong khi khám phá thế giới khủng long, cô bé đã phát hiện ra ốc anh vũ – ứng viên mà nhiều nhà khoa học tin là thủy tổ của loài mực hiện đại (…) Toàn bộ tiến trình này không hề được lường trước. Điều mà chúng tôi làm chỉ đơn thuần là lắng nghe cô bé và hỗ trợ con trong suốt quá trình đọc sách. Cuối cùng, khi 3 tuổi, bạn Kiwi cũng đã thiết lập một thói quen mới về việc đọc Bách khoa Hải dương học”.
Nhờ vậy, trong Readology: Đọc thế nào? chúng ta tiếp nhận kiến thức, nhưng không chỉ vậy, chúng ta còn chia sẻ cả tình cảm, cảm xúc nữa:
“Bạn có thể nối mạch tinh thần đọc sách của gia đình mình với những cộng đồng đọc sách khác. Có cả tá những loại hoạt động có thể giúp cải thiện các thói quen đọc, cũng như để dạy cho con trẻ về việc chia sẻ và quan tâm – những hạt mầm để nuôi dưỡng tình bạn trong tương lai của con trẻ”.
Đó là điều quý giá khiến cuốn sách không gây cảm giác “nhắc lại”, “sao chép”.
Kĩ thuật đọc thế nào được Hoàng Anh Đức giới thiệu theo từng cấp độ, chủ yếu xoay quanh đối tượng người-đọc-nhí, dựa trên tinh thần tôn trọng con trẻ, trên nhịp độ khoan thai, nhịp nhàng: đọc sách cùng trẻ sơ sinh và nhũ nhi, đọc sách cùng trẻ ấu nhi, đọc sách với trẻ mẫu giáo…
Bằng kĩ thuật phù hợp, cộng thêm tình cảm, cảm xúc mà chúng ta (và con trẻ, dĩ nhiên!) dành cho những giờ đọc sách, cho không gian đọc sách… thì việc đọc trở thành thói quen, niềm hứng thú hết sức tự nhiên.
Không chỉ dừng lại ở đó, tác giả Hoàng Anh Đức còn tiếp tục gợi mở việc kể thế nào, bởi vì đọc và kể dường như luôn song hành, giống như hai khía cạnh nhận và trao: Chúng ta tiếp thu những điều mới mẻ, thú vị, bổ ích dường như là để truyền tỏa các giá trị đó chứ đâu chỉ giữ cho riêng mình…
Nước vẫn chảy dưới chân cầu Mụ Kề - Chuyện trưởng thành của một kiến trúc sư
Nước vẫn chảy dưới chân cầu Mụ Kề là câu chuyện về hành trình trưởng thành của một cậu bé tỉnh lẻ, được kể lại bằng giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng. Cuốn sách đưa độc giả vào hành trình phiêu lưu của nhân vật chính từ những năm tháng tuổi thơ trải qua chiến tranh phá hoại ở khu Bốn, cho đến những năm tháng du học, khám phá kiến thức và những điều mới mẻ từ các nền văn hóa khác.
Hành trình từ chiến tranh đến kiến trúc
Câu chuyện bắt đầu ở Quảng Bình, vùng đất mang dấu ấn chiến tranh khốc liệt, nơi tuổi thơ của nhân vật chính gắn liền với những kỉ niệm buồn vui lẫn lộn. Sau đó, độc giả được đưa đến những khung cảnh đô thị đặc trưng, lần lượt tại Đồng Hới, Hà Nội, Kiev, Bangkok và London.
Mỗi địa danh là một mảnh ghép trong bức tranh cuộc đời nhân vật, nơi anh trải nghiệm, học hỏi và trưởng thành. Dù xuất phát từ một vùng quê nghèo khó, nhưng nhân vật chính luôn giữ vững tinh thần tự lập, ham học hỏi và không ngại khó khăn. Sự say mê kiến thức và khát vọng vươn lên đã dẫn dắt anh đến với ngành kiến trúc – lĩnh vực mà anh đã dành trọn tâm huyết.
Từ cậu học trò tỉnh lẻ đến nhà kiến trúc sư tài năng
Là một du học sinh đến từ đất nước đang có chiến tranh, nhân vật chính không hề nao núng trước những định kiến và thử thách. Anh đã chọn cho mình con đường không hề dễ dàng, miệt mài nghiên cứu và gặt hái được thành tựu đáng nể.
Công trình nghiên cứu về lý thuyết Vị thế - Chất lượng (SQTO) đã mang đến cho anh giải thưởng uy tín The Donald Robertson Memorial Prize 2000 của tạp chí hàng đầu thế giới về nghiên cứu đô thị, Urban Studies. Lý thuyết này sau đó được ghi nhận trong Bách khoa toàn thư Wiley Blackwell về Nghiên cứu Vùng và Đô thị, góp phần giải thích về quyết định lựa chọn nơi ở.
Những đóng góp cho ngành kiến trúc Việt Nam
Trở về Việt Nam, nhân vật chính đã tham gia quy hoạch và thiết kế nhiều công trình trọng điểm, góp phần thay đổi diện mạo đô thị. Rạp Xiếc Trung ương tại Hà Nội, nhà học Đại học Cần Thơ, Trụ sở Viện Dầu khí, các khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính, Bắc An Khánh (Splendora), đô thị du lịch Cái Giá - Cát Bà... là những minh chứng cho tài năng và tâm huyết của anh trong lĩnh vực kiến trúc.
Nước vẫn chảy dưới chân cầu Mụ Kề không chỉ là câu chuyện về hành trình trưởng thành của một kiến trúc sư, mà còn là lời khẳng định về ý chí, nghị lực và tinh thần yêu nước của một thế hệ con người Việt Nam. Cuốn sách truyền tải thông điệp ý nghĩa về sự kiên trì, nỗ lực và đam mê trong việc theo đuổi đam mê và thực hiện những ước mơ của bản thân.
Review nội dung sách
Nước vẫn chảy dưới chân cầu Mụ Kề là một câu chuyện đầy cảm xúc về hành trình trưởng thành của một con người. Bằng giọng văn nhẹ nhàng, tác giả đã khéo léo kết hợp những câu chuyện đời thường với những kiến thức chuyên môn về kiến trúc, tạo nên sự cuốn hút cho người đọc.
Cuốn sách mang đến cho độc giả những bài học quý giá về sự kiên trì, nỗ lực và ý chí vươn lên trong cuộc sống. Đồng thời, nó cũng góp phần giới thiệu về ngành kiến trúc và những thách thức mà các kiến trúc sư phải đối mặt. Đây là một cuốn sách đáng đọc cho tất cả những ai yêu thích ngành kiến trúc, muốn hiểu hơn về hành trình trưởng thành của một con người, và được truyền cảm hứng từ những câu chuyện đầy ý nghĩa.
Linh Tộc Tái Thiết Thế Giới
Đặt trong bối cảnh một thời kỳ nhiều biến động của lịch sử Anh quốc, Linh tộc kết hợp giữa phép kể chuyện sử thi với cốt truyện độc đáo, ấn tượng, một câu chuyện ly kỳ, mê hoặc và đẫm máu, về sự xung đột giữa hai thế giới và một phụ nữ bị giằng xé giữa hai người đàn ông.
Đối với người dân Caer Cad, linh tộc “là lời chào, là mẹ, là tổ tiên, là quê hương” và “chẳng có gì tồn tại ngoài nó.” Linh tộc quyết định một người là ai và họ thuộc về nòi giống nào. Một cô gái trẻ, Ailia, lớn lên mang bên mình cái mác “người ngoài” trong chính ngôi làng mình, vì cô không có linh tộc. Dù vậy, cô lại là người thông minh, sẵn óc tò mò cùng sự dũng cảm hiếm thấy. Và các Mẹ, tổ tiên của bộ lạc, đã chọn cô cho một mục đích khác. Khi một thế lực đen tối đang cận kề – sự bành trướng của Đế chế La Mã hiếu chiến – cũng như bị quyến rũ bởi chàng trai Taliesin đẹp đẽ và bí ẩn, Ailia dấn thân vào cuộc hành trình tìm kiếm trí tuệ để bảo vệ người dân và những tín ngưỡng thiêng liêng của bộ tộc khỏi những kẻ xâm lăng đáng sợ nhất mà họ từng đối mặt, trong khi bản thân cô không hề được chúc phúc
Bộ sách Bé làm quen với toán dành cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi được biên soạn khoa học phù hợp với lứa tuổi mầm non giúp trẻ phát triển tư duy logic về toán học.
Đồng thời sách khuyến khích lối tư duy tích cực linh hoạt, là cơ sở cho việc hình thành các ý tưởng sáng tạo phong phú và độc đáo của trẻ trong tương lai.
Thơ Cho Bé Tập Đọc Trôi Chảy Diễn Cảm - Khu Vườn Màu Xanh
Chú chim sâu tinh nghịch
Đùa giỡn trong nắng vàng
Gọi ngày mới hè sang
Gọi tiếng ve rả rích.
-Trích Vườn bà-
Những vần thơ nhẹ nhàng, đáng yêu trên nằm trong series “Thơ cho bé tập đọc trôi chảy, diễn cảm” gồm 2 cuốn Khu vườn màu xanh và Bé tập làm người lớn của tác giả Châu An Khôi – một kiến trúc sư và cũng là bố của 3 bạn nhỏ.
Đến với 2 cuốn thơ Khu vườn màu xanh và Bé tập làm người lớn, các bé không chỉ được làm quen với thiên nhiên quanh mình, những con vật nho nhỏ dễ thương (chim sâu, gà con…), vật dụng trong gia đình (đồng hồ, cốc nước)… mà còn được trải nghiệm cuộc sống nơi thôn quê qua hình ảnh ông ngồi bện chổi rơm, mẹ phơi thóc… hay cuộc sống ồn ào nơi thành thị sẽ bị kéo chậm lại bằng hình ảnh những chiếc đèn giao thông khi bé qua đường. Các bạn nhỏ ở thành phố hẳn sẽ thích thú lắm với hình ảnh:
Bé ngồi nặn chiếc ô tô
Nặn cái còi nhỏ bí bo… trên đường”
-Trích Bé nặn ô tô-
còn các bạn ở miền quê lại cảm thấy gần gũi hơn khi nghe đến, đọc đến đoạn thơ:
Gà con mới nở
Khoe bộ lông vàng
Óng như màu nắng
Như tơ mỏng tang
-Trích Gà con-
Những câu thơ ngắn, ngôn từ gần gũi, giọng thơ ngộ nghĩnh giúp trẻ dễ đọc, dễ nhớ. Bên cạnh đó, các bức minh họa sinh động với gam màu tươi tắn cũng tạo cơ hội cho trẻ làm quen với các mảng màu sắc, trí tưởng tượng của trẻ phát triển. Hoạt động đọc cần diễn ra với cảm xúc tò mò, hứng khỏi, nhờ đó các bé nhớ từ nhanh hơn, mở rộng vốn từ tốt hơn. Hai tập thơ “Khu vườn màu xanh” và “Bé tập làm người lớn” gồm các câu thơ ngắn, giàu vần điệu, thể hiện nội dung gần gũi, dí dỏm, lại được thiết kế những phần tương tác thú vị như: tìm dán sticker, tô tranh, nối hình, đố vui… chắc chắn sẽ lôi cuốn bé. Một khi đã đọc chủ động thì trẻ cũng sớm tiến tới đọc trôi chảy, diễn cảm; đồng thời phát triển khả năng tư duy và tập trung trong quá trình đọc biết bao vui thích.
Bộ Sách Rèn Luyện Phẩm Chất Cho Trẻ - 30 Ngày Thực Hành Lòng Yêu Thương
“Cuốn sách 30 Ngày Thực Hành Lòng Yêu Thương của tác giả Đậu Thị Nhung có ý nghĩa rất lớn cho mọi người trong cuộc sống hôm nay. Biết yêu thương chính mình, mỗi người sẽ bình an. Biết yêu thương mọi người, mọi sự vật hiện tượng xung quanh, chúng ta mới hạnh phúc. Tôi làm công tác tham vấn tâm lý hơn 20 năm qua, càng thấy yêu thương là phương thuốc chữa lành tốt nhất. Hầu hết những vấn đề tâm lý của con người đều xảy ra khi thiếu vắng yêu thương. Con trẻ càng cần chúng ta yêu thương trẻ vô điều kiện và dạy trẻ biết yêu thương vô điều kiện để thế giới này ngày càng giàu lòng trắc ẩn hơn, hòa ái hơn. Cảm ơn tác giả đã thiết kế các hoạt động, sáng tác các bài thơ, câu chuyện ý nghĩa để cha mẹ chơi, học, rèn luyện, thực hành cùng con mỗi ngày. Tôi tin mỗi gia đình thực hành lòng yêu thương chúng ta sẽ có thêm nhiều đứa trẻ hạnh phúc, nhiều gia đình hạnh phúc!””
-- Tiến sĩ Phạm Thị Thúy, chuyên viên tham vấn tâm lý, tác giả nhiều sách dành cho cha mẹ
Hồ Dương - Tập 2: Nam Bắc Đại Thống
Chuyện tình và lịch sử: Hai dòng chảy song hành
"Con người không có quyền chọn lựa thời điểm để xuất hiện." Câu nói ấy như một lời khẳng định cho cuộc đời đầy biến động của những con người trong tiểu thuyết Hồ Dương. Tập 2: Nam Bắc Đại Thống, tiếp nối câu chuyện từ tập 1, đưa người đọc vào vòng xoáy lịch sử đầy kịch tính của cuộc nội chiến Tây Sơn - nhà Nguyễn, nơi tình yêu, chiến tranh và lòng yêu nước đan xen, tạo nên một bức tranh đầy màu sắc và cảm xúc.
Nàng công nữ và chàng tráng sĩ: Chuyện tình trong bão tố lịch sử
Nàng - công nữ với danh phận cao quý, nhưng số phận lại gắn liền với những giông bão chiến tranh. Tuổi thanh xuân của nàng trôi qua trong làn tên mũi đạn, giữa những mất mát và đau thương. Chàng - anh hùng chân quê, từng trải qua tuổi thơ cơ cực, bơ vơ trôi dạt, rồi bị thời thế cuốn vào vòng xoáy chiến trận, trở thành một tướng sĩ dũng mãnh. Hai con người với hai xuất phát điểm khác nhau, nhưng lại được dòng sông thời cuộc đẩy đưa đến bên nhau.
Chuyện tình của họ nảy nở giữa những rặng dừa xanh mướt của miền Nam, đầy ắp những chênh chao, bỡ ngỡ. Nhưng hơn cả một chuyện tình lãng mạn, Hồ Dương còn mang đến một bức tranh toàn cảnh về cuộc chiến khốc liệt, về những mất mát khôn tả, về những con người bị cuốn vào dòng chảy lịch sử đầy nghiệt ngã.
Vượt lên trên những mất mát: Khúc tráng ca bi hùng của lòng yêu nước
Với hơn 1500 trang sách, Hồ Dương không chỉ xoay quanh câu chuyện tình yêu của hai nhân vật chính mà còn là một tác phẩm lịch sử dã sử ấn tượng. Tác giả Trường An đã mạnh dạn đưa ra một góc nhìn mới mẻ và toàn diện về cuộc nội chiến Tây Sơn - nhà Nguyễn, cũng như những tổn thất khôn lường mà người dân phải gánh chịu.
Họ - những con người được hun rèn trong khói lửa chiến tranh, dù là vị chúa thất thế hay anh võ biền nông dân, đều chung lý tưởng, chung gánh nặng xã tắc. Cùng nhau, họ viết nên khúc tráng ca bi hùng, xây dựng non sông, hàn gắn những vết thương của đất nước. Trong những năm tháng đầy biến động ấy, ai đúng ai sai không còn quan trọng, điều đáng quý là họ không một giây phút nào từ bỏ việc hồi sinh đất nước, vỗ về những linh hồn đã khuất, trả lời cho những câu hỏi đầy hoang mang của con trẻ.
Review nội dung:
Hồ Dương là một tác phẩm lịch sử ấn tượng, được đánh giá cao về tính nhân văn và sự khai thác sâu sắc về lịch sử. Tác phẩm không chỉ tái hiện một cách chân thực và sinh động cuộc chiến tranh khốc liệt, mà còn đánh thức những giá trị truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam: lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết và ý chí kiên cường.
Với ngôn ngữ giàu chất thơ, bút pháp miêu tả tinh tế, cùng những tình tiết hấp dẫn, Hồ Dương không chỉ là một cuốn tiểu thuyết lịch sử thu hút, mà còn là một tác phẩm khiến người đọc phải suy ngẫm về quá khứ, về những hy sinh và mất mát của dân tộc, đồng thời khơi dậy niềm tự hào và lòng yêu nước trong mỗi con người.
Nhật Ký Cà Kiu
Nhật ký Cà Kiu của Nguyễn Thị Thanh Lưu gồm những câu chuyện ngộ nghĩnh của cô bé hơn bốn tuổi được người mẹ ghi chép và kể lại bằng giọng điệu và cái nhìn của trẻ thơ. Bạn đọc có thể thấy tình yêu thương vô bờ của bố mẹ đối với con và quá trình lớn lên mỗi ngày của con trẻ, cách chúng khám phá thế giới, cách chúng bày tỏ niềm vui và hạnh phúc. Cà Kiu là cô bé mang dòng máu Việt - Mỹ, câu chuyện của cô bé có thể có những khác biệt về văn hóa, song thế giới tuổi thơ của bé cũng chính là thế giới tuổi thơ của mọi em bé đáng yêu trên trái đất này. Hơn tất cả, như chia sẻ của tác giả: Viết cho con trẻ cũng là viết cho mình. Nhìn con học lớn mà cũng là học lại về cuộc đời qua đôi mắt trong trẻo của con...
Hành Trình Vệ Sinh Vui Nhộn Cùng Bé
Giúp Bé Yêu Thích Việc Giữ Gìn Sức Khỏe
Trẻ em thường rất hiếu động và tò mò, đôi khi lại quên đi những nguyên tắc giữ vệ sinh cơ bản như chải đầu, đánh răng, rửa mặt, rửa tay, thay quần áo sạch và đi tắm. Việc nhớ và thực hiện những thói quen này có thể trở nên khó khăn đối với các bé. Tuy nhiên, với sự đồng hành của bố mẹ và một chút vui nhộn, việc học vệ sinh sẽ trở nên dễ dàng và thú vị hơn rất nhiều.
Cuốn Sách Lý Tưởng Cho Bé Yêu Thích Khám Phá
Cuốn sách "Hành Trình Vệ Sinh Vui Nhộn Cùng Bé" là một người bạn đồng hành lý tưởng cho các bậc phụ huynh trong việc dạy con những kỹ năng vệ sinh cần thiết. Với những câu chuyện hấp dẫn về các bạn nhỏ vui vẻ bên gia đình, cuốn sách đưa bé vào những tình huống hằng ngày quen thuộc, giúp bé dễ dàng đồng cảm và tự giác học hỏi.
Học Vệ Sinh Qua Trò Chơi Tìm Gấu Bông
Ngoài nội dung hấp dẫn, cuốn sách còn mang đến những trò chơi thú vị, giúp bé duy trì sự tập trung và phát triển kỹ năng quan sát. Trò chơi tìm chú gấu bông ẩn mình trong mỗi bức vẽ sẽ khiến bé thích thú và hào hứng khám phá, từ đó, ghi nhớ những bài học về vệ sinh một cách tự nhiên.
Lời Khuyên Quí Giá Cho Phụ Huynh
"Hành Trình Vệ Sinh Vui Nhộn Cùng Bé" không chỉ là một cuốn sách giải trí, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho bố mẹ. Cuốn sách cung cấp những lời khuyên, các mẹo hay và khuyến nghị xử lí tình huống, giúp bố mẹ định hướng và hỗ trợ con trong việc hình thành thói quen vệ sinh tốt.
Kết Luận
Với nội dung phong phú, hình ảnh sinh động và những trò chơi hấp dẫn, "Hành Trình Vệ Sinh Vui Nhộn Cùng Bé" là một lựa chọn tuyệt vời cho các bậc phụ huynh muốn giúp con yêu phát triển những kỹ năng sống thiết yếu một cách vui vẻ và hiệu quả. Cuốn sách sẽ giúp bé trở thành những "siêu nhân" vệ sinh, tự tin và khỏe mạnh hơn mỗi ngày.
Rồng Kokosnuss Phiêu Lưu Kí - Tên Cướp Biển Nhát Gan Nhất Quả Đất
Một ngày nhiều biến động với rồng nhỏ Kokosnuss và những người bạn: Cả nhóm cùng nhau đi tìm kho báu, đó chính là tấm bùa của tên cướp biển nổi tiếng trong truyền thuyết.
Tên cướp biển Pieter Backbord là người nhát gan nhất trong nhóm.
Nhưng khi thấy các bạn của mình gặp nạn, anh ta cũng thể hiện rằng, tiềm ẩn trong bản thân mình cũng có sự dũng cảm phi thường…
Phan Thị Bạch Vân: Vấn đề phụ nữ ở nước ta - Góc nhìn lịch sử và giá trị văn chương
Giới thiệu chung
"Phan Thị Bạch Vân: Vấn đề phụ nữ ở nước ta" là một công trình biên khảo giá trị, được nhóm tác giả Đoàn Ánh Dương, Nguyễn Thị Lan Anh, Vũ Thị Thanh Loan biên soạn và giới thiệu. Cuốn sách thuộc Tủ sách Phụ nữ tùng thư - Tủ sách Giới và Phát triển của Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam, một tủ sách đã khẳng định được uy tín với đông đảo độc giả và giới chuyên môn.
Về tác giả Phan Thị Bạch Vân
Phan Thị Bạch Vân (1903 - 1980), bút danh Hoàng Thị Tuyết Hoa, là một nữ nhà văn, nhà báo tài năng quê Gò Công (nay thuộc tỉnh Tiền Giang). Từ năm 1928, bà sáng lập nhà in và nhà xuất bản Nữ lưu thơ quán với mục tiêu cao cả: truyền bá những tác phẩm văn học tiến bộ, đặc sắc của thế giới và Việt Nam cho nhân dân, nhất là giới phụ nữ, nhằm giáo dục đạo đức, luân lý và nâng cao hiểu biết cho mọi người.
Bằng những tác phẩm của mình, bà Phan Thị Bạch Vân mang đến luồng gió mới cho văn học Nam Kỳ thời bấy giờ. Bà thẳng thắn phê phán những luân lý lỗi thời, gò bó tư tưởng người phụ nữ, đồng thời khơi gợi tinh thần yêu nước và khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ trong công cuộc giải phóng dân tộc.
Bên cạnh việc thành lập Nữ lưu thơ quán, bà còn là nhà báo, cộng tác viên cho Đông Pháp thời báo, phụ trách chuyên mục “Phụ trương phụ nữ và nhi đồng”, đồng thời là tác giả của nhiều bài xã luận sắc bén. Bà còn là người tiên phong trong việc dịch thuật những bộ truyện hay, những tác phẩm nổi tiếng của Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp và Việt Nam, giới thiệu rộng rãi cho độc giả trong nước.
Giá trị lịch sử và văn chương của cuốn sách
"Phan Thị Bạch Vân: Vấn đề phụ nữ ở nước ta" là một công trình cần thiết, giúp trả lại đúng vị trí lịch sử của Phan Thị Bạch Vân, đồng thời giúp nhìn nhận đầy đủ hơn về một thời điểm quan trọng của phong trào phụ nữ Việt Nam, thời điểm mà phụ nữ Việt Nam bắt đầu khẳng định vị thế của mình trong đời sống báo chí, văn chương và xã hội.
Cuốn sách giới thiệu 03 tác phẩm tiêu biểu của nữ sĩ Phan Thị Bạch Vân, bao gồm cả dịch thuật và sáng tác:
Gương nữ kiệt (Tiểu sử bà Roland, nữ kiệt thứ nhứt châu Âu)
Nữ anh tài (cảnh thế tiểu thuyết)
Kiếp hoa thảm sử (xã hội tiểu thuyết)
Các tác phẩm này trực tiếp và thẳng thắn đề cập đến những rào cản trong tâm tưởng người phụ nữ đầu thế kỉ XX, từ đó phê phán xã hội đương thời, đồng thời động viên phụ nữ đổi mới tư duy về chức phận, tự lập, tự chủ, gánh vác những trọng trách lớn lao, bình đẳng như bao công dân khác trong xã hội.
Bút văn của Phan Thị Bạch Vân được đánh giá cao bởi việc sử dụng những lối văn, câu từ truyền thống của Nam Bộ, tạo nên một "phông nền" văn chương gần gũi với dân chúng. Bà "thay da đổi thịt", kể những câu chuyện li kì kiểu mới, cổ vũ tinh thần văn chương không bi lụy, không nặng đạo lí gò ép người đàn bà. Đó là thành công đáng nể trong công cuộc giải phóng nữ giới mà bà tạo dựng, khẳng định vai trò không nhỏ của bà trong nền văn học Nam Kỳ đầu thế kỷ XX.
Nhận định chung
"Phan Thị Bạch Vân: Vấn đề phụ nữ ở nước ta" là một cuốn sách đáng đọc, góp phần làm sáng tỏ vai trò và đóng góp to lớn của Phan Thị Bạch Vân trong phong trào phụ nữ Việt Nam đầu thế kỷ XX. Cuốn sách là nguồn tư liệu quý giá cho các nhà nghiên cứu, đồng thời là tác phẩm bổ ích giúp độc giả hiểu rõ hơn về lịch sử và văn hóa Việt Nam.
Tác giả
Phan Thị Bạch Vân (1903 - 1980) (bút danh: Hoàng Thị Tuyết Hoa): Nhà văn, nhà báo, người sáng lập và điều hành Nữ lưu thơ quán Gò Công.
Một số tác phẩm nổi bật của Phan Thị Bạch Vân:
Gương nữ kiệt (Tiểu sử bà Roland, Nữ kiệt thứ nhứt châu Âu)
Giám Hồ nữ hiệp (Thu Cận nữ hiệp tiểu sử, Nữ hiệp nước Tàu)
Nữ anh tài (cảnh thế tiểu thuyết), (6 cuốn)
Kiếp hoa thảm sử (xã hội tiểu thuyết)
Lâm Kiều Loan (tiểu thuyết ẩn tình xã hội Nam Kỳ), (cuốn 1)…
Về Tủ sách Phụ nữ tùng thư
Tủ sách Phụ nữ tùng thư (Tủ sách Giới và Phát triển) của Nhà xuất bản Phụ nữ là tủ sách công bố các công trình về vấn đề phụ nữ (the question of women), hướng tới các nhận thức và thực hành quyền phụ nữ (women’s rights), cũng như đấu tranh cho nữ quyền (feminism), vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam và sự phát triển bền vững của đất nước.
Cảm Ơn Tất Cả
Cuốn tiểu thuyết xoay quanh cuộc sống gia đình và tình bạn của một cô bé Hàn Quốc tên là Yoon Yu Jung ở vùng nông thôn Ganghwa. Sinh ra với khuyết tật sứt môi - hở hàm ếch, cô bé khởi đầu cuộc sống bằng một chuỗi bất hạnh chất chồng.
“Tôi được sinh ra với vết hở ngay dưới mũi đến miệng và bị hở cả vòm miệng. Người trong làng xì xào rằng do mẹ tôi mắc bệnh đường tình dục hoặc do uống rượu và hút thuốc nên mới sinh ra tôi bị sứt môi như vậy. Người ta đồn rằng khi bố tôi làm việc ở nhà máy không có nhà thì mẹ tôi có người khác. Mọi người trong làng dè bỉu rằng bà không suy nghĩ cẩn thận thấy mẹ có bầu là cho cưới luôn nhưng bà lại thích người thật thà và chịu đựng như mẹ. Bà đã hi vọng mẹ sẽ là người thay bà có thể giữ được con trai lớn của mình, người luôn muốn đi ra ngoài. Nhưng bố lại không thể bao bọc cho mẹ, người sinh ra tôi mà lại tin những tin đồn trong làng và bắt đầu gây sự với mẹ. … Mấy ngày liền bố chỉ uống rượu rồi sau đó bỏ đi không nói một lời nào.
Đúng một tháng sau mẹ cũng đi. Vòm miệng bị hở nên tôi cũng không thể bú được sữa mẹ, nhưng tôi lại mất đi cả vòng tay của mẹ và tôi đã lớn lên trong vòng tay bà, phải ăn sữa ngoài bằng chiếc bình với núm vú đặc biệt. Và khi qua 100 ngày tôi được phẫu thuật sứt môi. Bác sĩ bảo phải phẫu thuật môi một lần nữa vào lúc tôi một tuổi nhưng bà chẳng còn sức lực mà mang tôi đến bệnh viện. Nên lần phẫu thuật thứ hai chỉ được thực hiện vào lúc tôi hai tuổi. Đó là khi chú tôi, người làm cho một công ty hợp tác với doanh nghiệp xe hơi, tham gia vào hoạt động công đoàn lao động bị đuổi việc nên quay về nhà. Bác sĩ nói vì bỏ qua giai đoạn phẫu thuật tốt nhất nên vết sẹo để lại sâu hơn. Vì lời nói đó của bác sĩ mà chú tôi chỉ quay trở lại làm việc có một năm rồi lại bỏ nơi việc và quay về nhà. Như lời chú nói hình ảnh tôi luôn hiện lên trước mắt chú nên chú không thể tập trung làm việc”.
Nhờ sự đùm bọc của bà nội – người đàn bà nông dân tốt tính nhưng ác khẩu, và đặc biệt là người chú độc thân nhân hậu đã chăm chỉ làm nông nghiệp để kiếm tiền phẫu thuật nhiều lần cho cô để cô trở thành người bình thường như những cô bé khác. Rồi người chú lấy vợ Việt Nam, sinh con, và trở thành người nông dân giỏi nhất vùng nhờ áp dụng những kiến thức làm nông nghiệp hữu cơ mới. Yu Jung đi học, có những mối quan hệ bạn bè cùng trang lứa và có những rung động đầu đời với cậu bạn cùng học… Xuất phát điểm thấp với đầy rẫy những bất hạnh, khổ cực nhưng Yu Jung vẫn trở thành một cô gái có tâm hồn lãng mạn, yêu thiên nhiên và đầy niềm tin yêu cuộc sống. Cô biết rất nhiều những loại chim, những loại hoa cỏ và nuôi ước mơ trở thành người hướng dẫn thông tin về rừng. Với một lòng trân trọng và biết ơn, cô muốn nói lời cảm ơn tất cả – những người thân yêu ruột thịt, bạn bè, thầy cô và cả thiên nhiên đã mang đến cho cô những điều tuyệt diệu…
Qua ngòi bút dung dị của Kim Jung-mi, cuộc sống ở nông thôn miền núi Hàn Quốc hiện lên vừa lãng mạn, tươi đẹp với bốn mùa khác biệt, với vô số loài chim và vô vàn loại hoa… lại vừa khắc nghiệt, khó khăn với băng tuyết lạnh lẽo kéo dài suốt đông sang xuân, hạn hán trầm trọng vào mùa hạ khiến cho cây cối héo khô và những đợt mưa lớn kéo dài vào mùa thu khiến giao thông thật bất tiện. Những con người trong Cảm ơn tất cả dù lớn hay nhỏ đều có sự khó khăn, nghèo khổ. Tuy nhiên, sự nghèo khổ, bất hạnh không khiến họ trở nên cay nghiệt, bần tiện đi mà trái lại đã trở thành động lực gắn kết mọi người, sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau biến thành sức mạnh. Những thanh thiếu niên trong làng đã học cách tự chữa lành vết thương cho mình và cuộc sống hiện tại “bây giờ, tại nơi này” của họ và cùng giúp đỡ những người lớn khác chữa lành những vết thương trong đời. Yu Jung đã vượt qua mặc cảm, tự ti, học thật giỏi và ngoan ngoãn, hiếu thảo với bà và chú thím. Kwang Su từ một cậu trai giỏi việc đồng nhưng lơ là việc học sau một kỳ nghỉ hè đi làm thêm ở quán ăn với người mẹ rất lâu mới gặp đã gần như “lột xác”, học hành chăm chỉ và đạt kết quả vượt trội trong sự ngạc nhiên của thầy cô và bạn bè. Đó là người chú nhân hậu của Yu Jung, người nông dân quyết tâm theo đuổi một nền nông nghiệp sạch chất lượng cao đã phải đối mặt với biết bao thất bại và rào cản vẫn kiên quyết vượt lên bằng mọi cách...
Sau tất cả, tiểu thuyết Cảm ơn tất cả của Kim Jung-mi đem đến cho người đọc một cái nhìn ấm áp, nhân ái về cuộc đời và đầy niềm tin yêu vào những thanh thiếu niên đang bước vào cuộc đời với nhiều ước mơ, hoài bão đẹp.
Tác giả
Kim Jung-mi là nhà văn chuyên viết truyện thiếu nhi và tiểu thuyết cho thanh thiếu niên. Bà sinh năm 1963 tại Incheon. Từ năm 1987 bà mở “Phòng học cạnh đường tàu” ở phường Manseok, Incheon và bắt đầu những hoạt động vận động tại địa phương. Năm 2001 bà chuyển đến xã Yangdo, Ganghwa và đến nay bà vẫn tham gia xây dựng cộng đồng nông thôn với “Trường học nhỏ cạnh đường tàu.”.
Các tác phẩm: Đứa cháu và tôi, Những đứa trẻ xóm nghèo, Em gái tôi A Young, Giấy vụn, Xóm tôi không có chung cư, Đấm, kéo, búa của Bulsia (đồng tác giả), Rễ cây khổng lồ, Những người bạn ở đỉnh núi hoa; Đoàn kịch lưu động, hãy hợp lại;Lại lên đường, Tôi và bạn cùng chơi dưới cây bời lời Nhật…
“Những con người trong Cảm ơn tất cả dù lớn hay nhỏ đều có sự khó khăn, nghèo khổ. Sự nghèo khổ đó đã trở thành động lực gắn kết mọi người, sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau biến thành sức mạnh. Người giúp tôi nhận biết sức mạnh nghèo khổ đó chính là những thanh thiếu niên tôi gặp trong làng, gặp ở trường và gặp ở phòng tự học. Những bạn trẻ tự chữa lành vết thương cho mình và cuộc sống hiện tại “bây giờ, tại nơi này” của họ… Khi viết Lời tác giả tôi muốn chuyển tới Yu Jung, Kwang Su, Woo Ju, Ji Hee, những nhân vật tôi tưởng chừng như vẫn sống đâu đây, một lời: “Cảm ơn.” Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn tới tất cả những người bạn nhỏ của tôi: “Cảm ơn tất cả.” - Kim Jung-mi
Dịch giả
Dương Thanh Hoài
Tốt nghiệp khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc - Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tốt nghiệp thạc sỹ Kinh tế, Viện nghiên cứu Hàn Quốc học Trung ương, Hàn Quốc.
Các tác phẩm đã dịch:
Tiểu thuyết: Lời nói dối hoa mỹ, Mây họa ánh trăng, Ông chúa Đức Huệ…
Truyện thiếu nhi: Con chính là điều kỳ diệu, Mẹ nổi giận, Nàng công chúa giả vờ không biết mọi chuyện, Những chú ngựa của mẹ, Con là hạt giống nào vậy nhỉ?, Bộ truyện tranh Cô bé xinh đẹp…
Tác phẩm:
Từ Dụ thái hậu là một trường thiên tiểu thuyết gồm 69 chương, có thể xem là tiểu thuyết lịch sử dạng “cung đấu” hiếm hoi của văn học đương đại, viết về thời nhà Nguyễn, triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Tác phẩm là cuốn tiểu thuyết tâm huyết của nữ nhà văn nổi tiếng xứ Huế Trần Thùy Mai, với văn phong thuần Việt và cốt truyện đậm chất điện ảnh, sinh động cuốn hút từ đầu đến cuối.
Tác giả chọn hậu cung làm nền để kể câu chuyện dài về cuộc đời một trong những bà hoàng lừng danh trong sử Việt, đó là bà Phạm Thị Hằng, chánh thất của hoàng đế Thiệu Trị, sau trở thành hoàng thái hậu Từ Dụ nổi tiếng hiền đức. Thời gian của tác phẩm trải dài 30 năm, qua 3 triều vua Nguyễn: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị; từ lúc cô thiếu nữ 13 tuổi Phạm Thị Hằng theo cha từ vùng đất phương Nam trù phú về kinh đô, chịu bao thăng trầm dâu bể rồi trở thành người đứng đầu hậu cung nhà Nguyễn. Cô tiểu thư họ Phạm xinh đẹp, thông minh và nhân hậu đã chứng kiến rất nhiều phận đời sau bức tường thành cung cấm, những bi kịch chốn cung đình, và rồi bản thân nàng cũng trở thành một thân phận điển hình. Những mưu mô thủ đoạn tàn độc đầy rẫy ở hậu cung đôi lúc làm khuynh đảo cả triều chính, gây ra những cái chết tức tưởi, những án oan dậy trời tiếng nhơ khó rửa, đến mức hậu thế phải tốn nhiều bút mực tranh luận.
Giữa nơi cung cấm xa hoa đầy bí hiểm đó, mối tình của Phạm tiểu thư và hoàng trưởng tử Miên Tông (vua Thiệu Trị sau này), nổi lên trong trẻo, lãng mạn và chung thủy, dẫu gặp không ít trắc trở éo le. Bên cạnh đó còn có bóng dáng thầm lặng mà trung thành trước sau như nhất của Trương Đăng Quế, đệ nhất công thần nhà Nguyễn, người mang mối ẩn tình với nàng bao năm (mối tình này đã trở thành một “đại nghi án” gây tranh cãi của triều Nguyễn). Cuộc chiến cam go bảo vệ tình yêu, danh phận; bênh vực giúp đỡ người ngay và lẽ phải ở nơi quyền quý thực sự gay cấn và đầy hiểm nguy, nhất là khi tranh tối tranh sáng thiện ác khôn lường.
Ngoài trục chính với các nhân vật trung tâm kể trên, tác phẩm còn là xoay quanh các mối quan hệ quân thần, huynh đệ, cả những phức tạp trong hoàng thất, khi quyền lực luôn luôn bị nhòm ngó tranh giành và không từ thủ đoạn nào để thoán đoạt. Chính trường nhà Nguyễn, từ thời Gia Long khởi lập đến lúc vua Tự Đức lên ngôi, được tái hiện sinh động và hấp dẫn, với các nhân vật lịch sử được khắc họa rất sắc nét, và các sự kiện lịch sử hiện ra chân thực dù vẫn nằm trong dụng ý sáng tạo của nhà văn. Nhẹ nhàng, tinh tế, không lên gân, tác giả lồng ghép mọi ý tưởng, suy nghĩ, lý giải của mình bằng cách kể chuyện, mạch lạc và cuốn hút, đầy sức thuyết phục. Bạn đọc có thể bị “thu phục” bởi cách nhà văn Trần Thùy Mai “chiêu tuyết” cho Đức Từ Dụ trong mối tình oan trái với Trương Đăng Quế; thú vị với các tình huống vua tôi đấu khẩu; cùng bức xúc với tiếng xấu khó xóa của Minh Mạng trong việc xử vụ án Mỹ Đường thông dâm với mẹ ruột; cũng như không thể phủ nhận sự tinh tế của nữ nhà văn xứ Huế trong miêu tả tâm lý nhân vật hợp tình hợp lý, thấu suốt lẽ đời. Các nhân vật hấp dẫn và gây ấn tượng trong tiểu thuyết này có rất nhiều: Gia Long thâm trầm khôn khéo, Minh Mạng thông minh quyết đoán và nam tính, Thiệu Trị giàu tình cảm, cả nể, Tam phi Ngọc Bình “con vua mà lại hai lần vợ vua”, Nhị phi Trần Thị Đang cơ mưu xảo quyệt, Trương Đăng Quế điềm đạm nhu cương chu toàn, và Phạm Thị Hằng dịu dàng thông minh, luôn lấy lòng nhân đối đầu cường bạo...
Có thể nói, “Chỉ thông qua các chuyện trong hậu cung, chính trường nhà Nguyễn qua ba triều vua hiện lên một cách sinh động dưới ngòi bút sắc sảo của nữ nhà văn Trần Thùy Mai. Mặt khác, văn hóa phong tục được gói trong các lễ nghi giao tiếp, trong các sinh hoạt cung đình và dân dã được mô tả rất tinh tế, rất Huế. Từ Dụ thái hậu là một cuốn tiểu thuyết lịch sử hấp dẫn và trung thực lạ lùng.” (Hoàng Quốc Hải)
Nhà xuất bản Phụ nữ trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Tác giả: Trần Thùy Mai
Quê ở Huế
Sinh ở Hội An
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam
Một số trích đoạn hay:
1. Gia Long và Tam phi Ngọc Bình:
“Nhà vua nâng mặt Tam phi lên nhìn.
- Sao chẳng bao giờ trẫm thấy nàng cười vậy? Đến bây giờ vẫn còn oán trách trẫm sao?
Tam phi cúi đầu:
- Thần thiếp là phận sâu kiến, đâu dám oán bệ hạ!
Vua Gia Long gằn giọng:
- Nàng không oán ta là đúng. Cả triều đình Tây Sơn bị tận diệt, cả nữ tướng Bùi Thị Xuân một thời lừng lẫy cũng đã bị xéo nát dưới chân voi. Nàng có nhớ không?
Tam phi rùng mình:
- Thiếp làm sao quên được.
Vua Gia Long nhếch cười:
- Địa vị nàng trong triều Tây Sơn còn lớn hơn Bùi Thị Xuân. Nếu ta muốn thì nàng cũng có thể bị xéo nát dưới chân voi! Nhưng ta đã tha cho nàng, lại còn đưa nàng lên địa vị cao quý. Nàng có biết vì sao như vậy không?
Tam phi lặng lẽ giây lâu rồi bỗng bật ra:
- Thần thiếp biết. Vì... Vì bị voi giày chỉ đau đớn có một lần. Còn sống để chịu giày xéo mỗi ngày mới thật là đau đớn vạn lần!
Vua Gia Long nhổm dậy:
- Á à... Nàng dám nói vậy sao?
Không nén được tức giận, ngài xô Tam phi ngã sóng soài dưới chân giường.
- Ngọc Bình, nàng thật ngu dại. Ta đã giải thoát cho dân chúng khỏi ách của Tây Sơn, giải thoát cả cho nàng! Thế mà nàng dám nói là đang chịu giày xéo! Ta cho đuổi cổ cả hai mẹ con bây giờ!
Tam phi sợ hãi, lết tới níu lấy áo nhà vua:
- Hoàng thượng, xin tha tội thần thiếp lỡ lời. Có lúc thiếp không biết mình đang nói gì nữa.
Vua Gia Long dịu lại:
- Ngọc Bình, nàng bị giặc Tây Sơn cưỡng ép kết hôn. Nay trẫm đã giải thoát cho nàng, nàng hãy xóa sạch ra khỏi tâm trí cái khoảng thời gian theo giặc. Nghe chưa?
Tam phi ôm mặt khóc.
Vua Gia Long quát:
- Nín!
Tam phi sợ hãi im bặt, lấy tay áo lau nước mắt.
Thấy bộ dạng Ngọc Bình thảm hại như vậy, không hiểu sao trong lòng nhà vua dâng lên một cảm giác hứng thú vô bờ bến. Vua ôm nàng vào lòng, âu yếm vuốt ve:
- Trẫm thương nàng lắm. Thấy nàng khóc lóc trẫm cứ tưởng như cái ngày chiến thắng ấy mới xảy ra hôm qua đây thôi...
Tam phi đang run rẩy chợt mở to mắt.
- Vậy là thấy thần thiếp đau khổ thì bệ hạ mới thỏa lòng, phải không?
Vua Gia Long không đáp, kéo Tam phi nằm xuống.
Áo khoác mỏng của Tam phi rơi xuống bên giường.
Từ dưới nhà ngang, cách mấy lớp cửa son, Hạnh Thảo đang dỗ Ngọc Ngôn bỗng nghe Tam phi rú lên một tiếng.
Đứng trực ngay dưới thềm, Trung Tín nghe tiếng nhà vua ôn tồn vọng ra từ trong màn gấm:
- Trẫm có làm nàng đau đâu?
Trên nệm phỉ thúy, Tam phi oằn mình thở hổn hển, mắt mở to đầy vẻ hãi hùng. Không, nàng kinh sợ không phải vì đau: nhà vua là một người đàn ông trầm tĩnh, nhẹ nhàng và lịch lãm.
Nhưng nàng thét lên vì trong lúc ấy nàng vừa thấy vua Tây Sơn Quang Toản hiện ra, người đầm đìa máu.”
2. Gia Long chọn người kế vị:
“- Ta biết mình sẽ ra đi trong lúc triều đình đang chia thành hai nhóm, kẻ phò Đảm, người phò Đán. Đảm hay Đán đều là máu thịt của ta, truyền ngôi cho Đảm hay Đán đều có chỗ được và chưa được. Đán làm cho người ta yêu mà giúp, Đảm làm cho người ta nể sợ mà phục tùng. Đán mềm mại quá, Đảm thì cứng rắn quá. Đán cởi mở quá, Đảm kiên quyết quá.
Vua dừng lại nghỉ một lúc rồi tiếp:
- Thuở ta còn khó khăn, Tây Sơn thì mạnh, ta thì yếu, đành phải dựa vào Tây dương để giành lại đất nước. Văn minh Tây dương nhiều điều không hợp với phong hóa nước ta. Nhưng họ mạnh hơn ta nhiều lắm, nếu ta không khéo sẽ không yên với họ được. Đán bây giờ cũng như Cảnh trước kia, thường quá thiên về Tây; Đảm thì ngược lại, quá khắt khe bài xích họ; hai cái đều có chỗ rất dở. Mình dễ quá thì họ tham mà lấn; mình khó quá thì họ lấy sức mà đè, đằng nào cũng thiệt cho mình. Bao năm nay ta vẫn giữ cách xử sự mềm dẻo, linh động với họ, khiến họ làm lợi cho ta mà không xâm phạm đến ta được. Sau này các khanh hiểu ý đó của ta mà giúp tân vương giữ gìn đất nước. Hãy thận trọng, chuyện này không phải dễ đâu.
Lê Văn Duyệt cúi đầu:
- Hoàng thượng thật sáng suốt. Những lời hoàng thượng vừa phán, cũng chính là tâm huyết của thần. Nhưng, tâu hoàng thượng, thế ai sẽ là tân vương?
Vua Gia Long khẽ nhếch cười, cái cười thoáng qua ấy như muốn giễu cợt Lê Văn Duyệt: “Ta biết mà, ông sốt ruột lắm đây!” Vẻ mặt ngài trở lại nghiêm nghị:
- Từ từ, từ từ rồi ta sẽ nói:
Nay tình thế bắt phải chọn, thì ta chọn Đảm, vì Đảm lớn hơn, vì vua càng trưởng thành thì đất nước càng vững mạnh. Đảm thông minh, quyết đoán, cương trực, sau này có thể là vị vua tốt. Hai khanh là đại thần cố mệnh, hãy cố hết lòng phò vua mới để khỏi phụ lòng ủy thác của ta.
Lê Văn Duyệt và Phạm Đăng Hưng quỳ xuống, vẻ mặt vẫn còn hoang mang.
Vua run run chìa hai tay, nắm chặt lấy tay hai người.
Cử chỉ ấy của hoàng đế, trong giờ phút trọng đại này, làm Lê Văn Duyệt và Phạm Đăng Hưng đều xúc động. Cả hai đổi nét mặt, rập đầu:
- Chúng thần xin tuân theo thánh ý!”
3. Trương Đăng Quế - Phạm Thị Hằng – Miên Tông:
“Trên bờ, Đăng Quế đi lẫn trong đám thiện nam tín nữ, dáo dác nhìn quanh, tìm kiếm. Đông quá, chàng nhìn quanh, tìm mãi, tìm mãi không thấy...
Lúc ấy Hằng đang ở ngoài xa, trên một con thuyền bồng bềnh trước Phu Văn Lâu. Từ trên mui thuyền cúi mình xuống, Hằng thả từng chiếc đèn hoa, khuôn mặt thiếu nữ ửng hồng trong ánh sáng lung linh.
Một thuyền khác chèo phía sau, trên thuyền là hoàng tử Tông và Giám Lê, cả hai đều mặc đồ thường dân.
Hoàng tử Tông bảo Giám Lê:
- Mau lên, chèo mau thêm một chút.
Giám Lê cười hinh hích:
- Dạ, cho kịp thuyền cái cô xinh xinh kia phải không?
Tông cười, chụp lấy mái chèo, tự tay chèo thuyền lên ngang thuyền của Hằng.
Thấy có thuyền áp sát thuyền mình, Hằng ngửng lên. Cô đưa cho Tông và Giám Lê mỗi người một chiếc đèn giấy.
Tông làm quen:
- Cô ơi cô, người ta thả đèn thế này để làm gì vậy cô?
Hằng vẫn chăm chú thả từng chiếc đèn xuống mặt nước:
- Không biết, thích thì thả chơi thôi. Nhưng có nghe sư ông nói, những linh hồn ngụp lặn trong dòng sông vô minh, nên mỗi chiếc đèn thả xuống là để soi cho một linh hồn hướng về cõi sáng đó.
Tông bỗng nhiên chạnh lòng:
- Vậy hả, vậy tôi thả chiếc đèn này cho mẹ tôi mới được.
Hằng ái ngại:
- Mẹ anh mất rồi à?
Tông gật đầu, lặng lẽ. Giám Lê hỏi:
- Cô tên gì, nhà ở đâu, cho tụi tôi làm quen được không?
Hằng nhớ lời Hạnh Thảo dặn, khi ra ngoài đừng để lộ thân phận của mình.
- Tôi là thị nữ nhà Phạm thượng thư, quan lớn tôi sai lên đây giúp đàn chay cho công chúa. Còn các anh là ai, nhà ở đâu?
Hoàng tử Tông huých tay Giám Lê. Giám Lê nói dối ngon lành:
- Hai đứa tôi là con nhà buôn bán ở ngoài cửa Đông Hoa.
Hằng hồn nhiên:
- Nhà các anh buôn gì?
Hoàng tử Tông tủm tỉm cười:
- Cha tôi mới được thừa kế một cửa hàng bán ghế, nhờ trời đang đắt khách lắm.
Hằng thấy cung cách của Tông, ngờ ngợ ngước mắt nhìn. Giám Lê nhanh nhẩu chen vào:
- Hôm nay ngày tốt anh em tôi đi chùa cầu phúc cầu duyên, mong cho sớm lấy được vợ tốt.
Hằng nghe giọng đùa cợt thì mỉm cười, quay lưng đi. Thuyền đổi hướng ngược dòng lên Thiên Mụ. Tông nhìn theo, thoáng chút ngẩn ngơ. “Con nhà ai mà dễ thương quá ta?”
Trên bờ, trong đám đông, Đăng Quế vẫn đi tìm. Quế đi cho đến khi đêm hội tan, chỉ còn một dải sông Hương êm như nhung dưới trăng rằm, và những hoa đèn đủ màu càng lúc càng bập bềnh trôi xa về phía biển.”
4. Thái hậu Trần Thị Đang và hoàng đế Minh Mạng:
“Vua Minh Mạng giật mình, thoạt đầu ngạc nhiên, rồi một nụ cười thích thú hiện ra trên gương mặt:
- Mẹ! Con thực sự thán phục mẹ. Con chưa nghĩ được điều này. Mẹ đúng là người sinh ra vua!
Thái hậu cũng tươi nét mặt:
- Ta chưa nói hết. Nếu nay hoàng thượng chỉ ban hành một cái lệ mới là không lập tể tướng, tất sẽ lộ rõ cái ý nghi ngờ Lê Văn Duyệt, làm cho y và phe cánh y bất mãn đề phòng. Để cho kín kẽ, hoàng thượng hãy đặt ra cái lệ Tứ bất lập, sẽ không ai nói gì được.
Vua Minh Mạng tỏ vẻ dè dặt:
- Tứ bất lập là sao ạ?
Thái hậu tươi cười:
- Ta vừa nghĩ ra cái tên ấy, tạm gọi như thế cho dễ nhớ. Tứ bất lập là không lập bốn tước vị lớn, trong cung cũng như ngoài triều. Trong triều không lập tể tướng, không tuyển trạng nguyên; trong cung không lập toàng hậu, không phong thái tử. Ta làm có trên có dưới, có trong có ngoài như thế thì không ai ca thán gì được.
Vua Minh Mạng cau mày.
- Không lập hoàng hậu? Không phong thái tử?
Thái hậu vẫn điềm nhiên:
- Tại sao không? Trước đây ta có là hoàng hậu đâu? Vậy mà mọi việc cuối cùng vẫn tốt đẹp đó thôi!
Vua Minh Mạng lặng thinh, không nói. Lúc vua cáo từ về rồi, thái hậu quay lui, khẽ vỗ tay làm hiệu. Tổng quản thái giám Trần từ sau màn bước ra.
- Ngươi thấy chưa? Ta không nói sớm thì có người sẽ nói trước ta đó.
Thái giám Trần đắc ý:
- Thái hậu quả là tài trí hơn người. Xưa nay người ta vẫn nói “Tiên hạ thủ vi cường”, ai ra tay trước, người ấy mạnh hơn. Thần chỉ e…
- Nhà ngươi e cái gì?
- Thần chỉ e thói thường, đàn ông lúc nào cũng nghe lời vợ hơn nghe mẹ. Hoàng thượng lặng im không nói gì, chưa biết ngài sẽ tính sao đây?”
5. Hoàng trưởng tử Miên Tông và hoàng đế Minh Mạng:
“Cố kiên nhẫn chờ cho vua cha dùng gần xong bữa, Miên Tông lấy hết can đảm nói một hơi:
- Tâu phụ hoàng, Ngô Hiền tần nói là sắp kén con gái nhà quan để làm cung tần cho con. Con thấy con gái Tổng tài Phạm Đăng Hưng nết na xinh đẹp, con rất muốn có người ấy, xin phụ hoàng chuẩn y cho phép!
Vua Minh Mạng hơi bất ngờ, nhíu mày nhìn Miên Tông, một lúc sau mới hỏi:
- Nội trong kinh thành biết bao nhiêu tiểu thư khuê các, sao ngươi không chọn? Lẽ nào trên đời chỉ có một người con gái sao?
Miên Tông vẫn chăm chăm:
- Tâu phụ hoàng, lòng con đã quyết, suốt đời chỉ chọn một mình Phạm tiểu thư thôi ạ!”
6. Trương Đăng Quế và Phạm Thị Hằng:
“Khi ấy trời chiều, lớp học vừa xong. Trương Đăng Quế một mình bước trên lối đi. Trên vẻ mặt anh phảng phất một nỗi buồn âm thầm.
- Anh Quế!
Đăng Quế giật mình đứng lại. “Hằng đấy à?”
Hằng lại gần:
- Em đây. Em có chút việc này muốn nhờ anh!
- Nghe nói Hằng sắp làm dâu hoàng thất rồi, còn gì phải nhờ anh nữa.
Hằng nhăn mặt:
- Anh cũng trêu em như mọi người sao. Ai gặp em cũng chúc mừng, mà chẳng ai biết là em khổ tâm lắm !
Đăng Quế giọng nửa đùa cợt, nửa mát mẻ:
- Vào cung hầu hoàng tử, danh giá vẻ vang như thế, còn khổ tâm cái gì.
Hằng bực mình:
- Anh Quế, anh tệ lắm. Trước đây anh đã nói thương em như là em gái của anh, em cũng coi anh như người anh cả. Vậy mà nay anh không hỏi han gì đến tâm sự của đứa em gái này, chỉ nói những lời chia vui hời hợt cũng như người lạ. Anh làm em tủi lắm!
Đăng Quế vội vàng dịu giọng.
- Em có tâm sự gì, hãy nói cho anh nghe đi!
Hằng thở dài thậm thượt:
- Anh Quế ơi, nay hoàng thượng truyền thi bắn cung…
Cô kể lể hết tất cả sự tình. Đăng Quế nghĩ thầm trong bụng: Miên Tông và Miên Hoằng đều là học trò của ta, sức học của cả hai, nếu đem văn tài mà thi thì Miên Tông hơn chắc. Còn đem võ nghệ thì Hoằng nhất định là hơn. Chọn thi bắn cung, chắc chắn là do Hiền tần xui hoàng thượng, để giành phần thắng cho con mình rồi, nhưng cũng do tính cách hoàng thượng mạnh mẽ, chuộng võ. Bây giờ ý trên đã quyết, xoay chuyển rất khó. Mà đằng nào, ai thắng ai thua thì Hằng cũng sẽ phải vào trong hậu cung, mình không gặp Hằng nữa rồi. Dẫu mình có vào cung dạy học, cũng vẫn mãi mãi kẻ bên ngoài, người bên trong Tử Cấm Thành, suốt đời cách biệt.
Nghĩ đến đó Đăng Quế cảm thấy đau lòng. Hằng nói mấy lần, anh mới sực nghe:
- Hằng sợ lắm anh Quế à! Anh Quế cố gắng giúp Hằng đi?
Đăng Quế bồi hồi:
- Em muốn anh giúp như thế nào đây?
- Anh bắn cung còn giỏi gấp mấy Miên Hoằng, bây giờ anh dạy liền cho Miên Tông, họa chăng Miên Tông giành được phần thắng!
Đăng Quế nhìn chăm vào mặt Hằng:
- Vậy nghĩa là… em muốn Miên Tông thắng cuộc? Nghĩa là trong lòng em đã chọn Miên Tông?
Hằng lúng ta lúng túng:
- Thì em thấy… Miên Tông hiền lành hơn, sâu sắc hơn, lại có hoàn cảnh rất đáng thương…
Đăng Quế như bị một đòn ngầm vào tim:
- Thôi, em không cần nói nữa, anh đã hiểu rồi!”
Bộ sách Steam for kids với các thí nghiệm khoa học tương tác dành cho trẻ em từ 3-14 tuổi:
– Kết nối STEAM – Khám phá sự kết nối giữa mỗi thí nghiệm kỹ thuật thú vị với khoa học (science), công nghệ (technology), nghệ thuật (art) và toán học (math) trong cuộc sống. Quy trình khoa học và quy trình kĩ thuật được thiết kế đặc biệt dành riêng cho các hoạt động tự trải nghiệm STEAM giúp các em nâng cao khả năng tự học, phát triển tư duy bậc cao và các kĩ năng của thế kỷ 21. Mỗi tập trong bộ sách sẽ mở ra trước mắt em một thế giới STEAM vô cùng hấp dẫn và đầy màu sắc. Nó sẽ biến thời gian rảnh rỗi của em trở nên thú vị và ý nghĩa hơn bao giờ hết.
– TẬP TƯ DUY NHƯ MỘT KĨ SƯ – Tìm hiểu về tất cả kỹ thuật với sự hướng dẫn tóm gọn về các loại kỹ sư khác nhau, giải thích về những gì họ làm và những gì trẻ cần biết, truyền cảm hứng cho trẻ tìm hiểu về các chủ đề như lực, sự nổi và sự bay với các hoạt động giáo dục vui nhộn mà trẻ sẽ muốn thử đi thử lại, để trở thành một kỹ sư, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà nghệ thuật…
– VẬT LIỆU DỄ KIẾM – Thí nghiệm bất cứ khi nào cảm hứng ập đến bằng cách sử dụng các vật liệu phổ biến và rẻ tiền có sẵn ở nhà.
– HƯỚNG DẪN TỪNG BƯỚC TỪNG BƯỚC – Những hình ảnh đầy màu sắc và hướng dẫn đơn giản giúp trẻ tự tin để tự mình thử nghiệm.
Cuốn Tiện ích quanh ta sẽ giúp em hiểu về cấu tạo và nguyên lí hoạt động của một số loại thiết bị, máy móc tiện ích trong đời sống, như chuông cửa, máy xay sinh tố, nước rửa tay khô…
I’m Big Now! Tớ Đã Lớn - Dành Cho Em Bé Lớn 3+ (Song Ngữ Anh-Việt)
Qua câu chuyện vui nhộn với những hình vẽ trong cuốn SHARE! HÃY CHIA SẺ, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem một bạn là chị gái và em của bạn ấy đã cùng học cách chia sẻ, nhường nhịn lẫn nhau như thế nào nhé.
Còn ở câu chuyện THE BEST, BEST BABY! EM BÉ TUYỆT VỜI NHẤT! chúng mình cùng lắng nghe chia sẻ của một bạn là chị gái về cảm nhận làm chị của bạn ý là như thế nào nhé! Bạn nhắn gửi tới chúng ta rằng, dù em bé là trai hay gái đi chăng nữa và có thể rất rắc rối, nhưng em ấy vẫn là em bé TUYỆT VỜI nhất trên đời!
Hay ở câu chuyện I’M BIG NOW! TỚ ĐÃ LỚN!, chúng mình cùng xem bạn gái trong truyện đã nghĩ ra trò chơi của em-bé-lớn như thế nào khi em bé mới ra đời chiếm trọn mọi sự quan tâm từ người lớn, cũng như sẽ biết được một điều không bao giờ thay đổi – đó là dù chúng mình có lớn đến đâu đi chăng nữa thì bố mẹ cũng luôn yêu thương chúng mình.
Tuyệt vời hon nữa là ba cuốn sách tuyệt đẹp với nội dung siêu dễ thương và hình vẽ siêu đáng yêu này được trình bày song ngữ, giúp chúng mình vừa đọc truyện, vừa cùng học tiếng Anh đấy!
Bộ sách phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo và tiểu học.
Tác phẩm:
Cuốn sách này có thể xem là một tiểu hồi ký của cố nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, tác giả của những tác phẩm nổi tiếng vào bậc nhất của văn học hiện đại Việt Nam như bộ ba đồ sộ Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn, Đội gạo lên chùa; tiểu thuyết Miền hoang tưởng, Chuyện ngõ nghèo. Trong sách ẩn chứa những gì mà lúc sinh thời, từ chục năm trở lại đây, nhà văn đã chỉ cười hiền im lặng trước lời gặng in từ nhà xuất bản thân thuộc?
Ở Tiếng người trong văn, những câu chuyện được kể không còn chỉ là chuyện của những người thân, người bạn văn mà còn là câu chuyện cuộc đời của chính tác giả. Ấy là chuyện thời thơ ấu, ký ức về người mẹ thân yêu và những người thân thiết có ảnh hưởng rất lớn tới đời văn của tác giả. Ấy là kỉ niệm với những đồng nghiệp tên tuổi như Tô Hoài, Vũ Bằng, Trần Dần, Lê Bầu, Dương Tường, Châu Diên... mà giờ đây phần lớn họ đã là người thiên cổ. Những câu chuyện lần đầu được kể, như chuyện cuốn sách đầu tiên (tiểu thuyết Rạng đông) đã bị thất lạc, khó có thể là cuốn “độc đáo” nhưng kỉ niệm về nó “tươi roi rói”, chuyện cuốn Làng nghèo viết ở Trại sáng tác Thanh Liệt cũng chỉ “trung bình thôi”, giờ không nên in. Và nhất là “chuyến phiêu lưu” li kỳ của bản thảo Trư cuồng, mà sau này có người cho rằng để xuất bản được cũng thật là một kỳ tích... Qua những lát cắt đó, với quãng thời gian từ lúc tác giả Nguyễn Xuân Khánh chỉ mới là thiếu niên vô tư và nhiệt huyết, yêu thi ca và cách mạng, đến lúc thành lão nhà văn ở đầu thế ký 21, người đọc sẽ nhận ra chuyện riêng mà cũng là chuyện chung của cả đất nước trong một thời đoạn lịch sử trải từ chiến tranh vắt qua Đổi mới. Những éo le thời cuộc, những gian khổ nghề cầm bút, những trăn trở làm người và xây đời… của một trí thức đích thực, của một nhà văn lớn được chia sẻ giản dị, gọi đúng tên trong cuốn sách này. Một con người, cả đời mang “tấm lòng trong” và trí tuệ sáng, làm ngời lên “Tiếng người trong văn”.
Đời văn Nguyễn Xuân Khánh không hề đơn giản, nên để ông tự nói lên được những điều sâu kín đó không phải dễ dàng. Đến tận bây giờ, sau khi khởi bút trên dưới chục năm, từ những bài viết lẻ cấu trúc lại, cuốn sách này mới có cơ hội ra mắt bạn đọc. Những điều “nhạy cảm” được kể lại chân thực nhất, với giọng kể của một người văn đã trải hơn nửa thế kỷ say mê viết lách, phải trả giá bằng máu và nước mắt của mình cho tác phẩm.
Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam trân trọng giới thiệu cuốn sách này tới bạn đọc, với lòng tri ân sâu nặng cố nhà văn đã tin tưởng giao phó tác phẩm của mình thủy chung với một nhà xuất bản duy nhất. Các tác phẩm lớn của Nguyễn Xuân Khánh đã đồng hành cùng Nhà xuất bản trong mấy chục năm qua, với bao vinh quang cay đắng. Đến nay, bộ ba tiểu thuyết đồ sộ của ông vẫn đều đặn tái bản, được bạn đọc yêu thích và trân trọng, khẳng định sức sống trường tồn của những tác phẩm văn chương đích thực, sự đồng vọng nhiều thế hệ với các trước tác đó, trong bước đường gìn giữ và tôn tạo những giá trị nhân văn vĩ đại. Tiếng người trong văn có thể xem là cái nhìn ngoái lại lần cuối của cố nhà văn, và gửi một nụ cười đôn hậu để ông thanh thản trở về cõi người hiền thênh thang mây trắng.
Cùng xuất bản: Nguyễn Xuân Khánh – Một nụ cười mỉm, một nghiệp văn xuôi (Chân dung và tác phẩm Nguyễn Xuân Khánh dưới mắt bạn bè và các nhà nghiên cứu văn học đương thời)
Tác giả:
Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh (1933-2021)
Ông sinh tại làng Cổ Nhuế,Hà Nội. Ông đỗ Tú tài Toán, học Đại học Y khoa Hà Nội cho đến hết năm 1952 thì ra vùng tự do tham gia bộ đội. Trong khoảng mười năm, ông ở một đơn vị pháo binh, rồi dạy văn hoá tại Trường Sĩ quan Lục quân trước khi chuyển về làm việc tại tạp chí Văn nghệ Quân đội. Từ 1966, ông là phóng viên báo Thiếu niên Tiền phong trước khi về hưu non vào năm 1973.
Tác phẩm chính:
- Rừng sâu (tập truyện ngắn, 1963)
- Miền hoang tưởng(tiểu thuyết, 1990)
- Hồ Quý Ly (tiểu thuyết, 2000)
- Hai đứa trẻ và con chó Mèo xóm núi(tập truyện ngắn,2002)
- Mưa quê(tập truyện ngắn,2003)
- Mẫu Thượng ngàn(tiểu thuyết,2005)
- Đội gạo lên chùa (tiểu thuyết,2011)
- Chuyện ngõ nghèo (tiểu thuyết, 2016)
- “Rừng sâu” và những truyện ngắn khác (tập truyện ngắn, 2020)
Ngoài ra ông còn là dịch giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng.
Giải thưởng
- Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, 2017.
- Giải thưởng Thành tựu văn học trọn đời của Hội Nhà văn Hà Nội, 2018.
- Giải thưởng cuộc thi tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam 1998 - 2000 với tiểu thuyết Hồ Quý Ly.
- Giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội 2001 với tiểu thuyết Hồ Quý Ly.
- Giải thưởng Thăng Long của UBND TP, Hà Nội 2002 với tiểu thuyết Hồ Quý Ly.
- Giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội 2006 với tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn.
Một số trích đoạn hay:
“Thời xưa, khi người đàn bà góa chồng, là lập tức bên nhà chồng người ta ùa ngay vào xâu xé, chèn ép. Người ta viện ra bao nhiêu cớ để đàn áp người đàn bà. Chị ta mới ba mươi tuổi. Đầu còn xanh, tuổi còn trẻ, liệu có đứng vững nổi không, hay là dăm năm nữa thôi cỏ mộ chồng chưa xanh đã lăm le đi bước nữa. Phải sít sao theo dõi chị ta. Cần thì bắt ngay thằng bé về, không chừng mất cả của, mất cả người với chị ta. Rồi văn tự đất nhà ai giữ, cái ấy cũng phải để mắt. Nó lú nhưng chú nó khôn. Gia đình nhà chị ta cũng khối tay thầy dùi nhiều mưu mẹo.
Mẹ tôi bị bên nội o ép. Về sau khi lớn lên tôi biết rõ mọi việc. Còn dạo ấy, tuy tôi mới lên sáu nhưng tôi vẫn cảm nhận được nỗi buồn khổ lo âu của mẹ. Cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ được cái đêm trước ngày mẹ tôi mang tôi ra Kẻ Chợ. Đêm ấy, mẹ tôi bày hoa quả trên cái mâm đồng, rồi đặt cái mâm lên cao, trên đầu tường hoa, trên cái bể. Cái đèn dầu hỏa cháy liu diu. Ba nén hương cắm vào bát gạo lập lòe tỏa khói. Còn mẹ tôi xõa tóc, cầm con dao phay múa trước mâm cúng. Mẹ tôi lẩm bẩm cầu khấn gì, tôi không biết được. Nhưng chắc chắn cái đêm người đàn bà cô đơn trước khi dấn thân vào đời để một mình nuôi đứa con côi cút, mẹ tôi đã nuốt nước mắt vào trong tâm khảm. Chắc chắn bà biết đời mình từ bấy giờ sẽ vô cùng khó khăn. Và bà đã hạ quyết tâm mình sẽ nuôi nấng cho bằng được để đứa con khôn lớn thành người.
Hình ảnh người đàn bà cầm con dao múa trước mâm cúng nghi ngút khói hương đã nhiều lần ám ảnh giấc ngủ của tôi. Song, chưa lần nào tôi viết ra giấy. Tuy nhiên, cái tinh thần quyết tâm của bà thì đã thấm vào tâm hồn tôi rồi. Đời tôi lắm lúc chua cay thất bại, tôi thường nhớ đến cái mâm đồng trên đầu tường hoa và hình ảnh của mẹ tôi đêm ấy. Và tôi lại tự nhủ lòng. Không được nản chí. Không thể chịu thua. Nào hãy cố lên.”
(Trích Anh Thân)
“Nhờ có sự tiếp xúc ấy, hay là do một kích thích tưởng tượng nào đó mà chính vào thời gian ấy, một mơ ước thầm kín của tôi từ thời thơ ấu bỗng trỗi dậy. Đó là mơ ước viết văn. Thuở nhỏ, tôi là chú bé ham đọc sách. Tôi có thể suốt ngày chúi đầu vào cuốn sách và tôi cũng có thể hàng tiếng đồng hồ mơ màng tưởng tượng những chuyến phiêu diêu đâu đâu. Tôi đọc rất nhiều sách và tôi tưởng tượng. Lắm lúc tôi thấy những tưởng tượng của tôi cũng hay chẳng kém gì những điều người ta viết trong sách. Chỉ có điều, tôi chưa viết được những điều tưởng tượng của tôi ra giấy mà thôi.
Và chính lúc này, chính lúc tôi làm thầy giáo ở Trường Lục quân thì tôi bắt đầu viết văn.
Thật kỳ lạ. Lục quân là một trại lính, nhịp sống ở đây là tiếng kèn. Sáng thì kèn báo thức, rồi kèn thể dục, kèn đi ăn cơm, kèn từ lúc bắt đầu sinh hoạt một ngày cho đến lúc chui vào màn đi ngủ. Tôi thật không ngờ những hứng thú đi vào nghề văn của tôi lại bắt đầu từ một trại lính, từ một nơi mà hoạt động của con người nhất nhất tuân theo những điệu kèn.”
(Trích Trại sáng tác Thanh Liệt)
Tuổi Mười Bốn: Hành trình khám phá bản thân trong một ngày bình thường
Tuổi Mười Bốn là một tác phẩm độc đáo của tác giả Tamara Bach, đưa người đọc vào hành trình trải nghiệm trọn vẹn một ngày của một cô bé mười bốn tuổi. Khác với những câu chuyện giật gân, cuốn sách mang đến một dòng chảy nhẹ nhàng, thanh tao như thơ ca, khiến bạn không thể rời mắt khỏi từng trang sách.
Một ngày bình thường, một thế giới cảm xúc
Bằng ngòi bút tinh tế, Tamara Bach tái hiện một cách chân thực và tỉ mỉ cuộc sống thường nhật của cô bé: từ việc thức dậy, tắm rửa, đến trường, những mối quan hệ bạn bè, những rung động đầu đời và cả những tâm tư, tình cảm được gửi gắm trong tấm bưu thiếp mang hương mùa hè.
Tuy nhiên, sự bình dị ấy lại ẩn chứa một chiều sâu cảm xúc bất ngờ. Tác giả dành trọn tâm huyết để khai thác những chi tiết nhỏ nhất, từ hơi thở, ánh mắt, đến những thay đổi tinh tế trên khuôn mặt, để bạn đọc đồng cảm và hiểu sâu sắc những biến chuyển trong tâm hồn của cô bé.
Một tác phẩm độc đáo: Chọn lọc, tinh tế và đầy cảm xúc
Tuổi Mười Bốn là một tác phẩm độc đáo, dường như chưa từng có trong làng văn chương: tường thuật trọn vẹn một ngày của một con người. Điều này khiến cuốn sách trở nên đặc biệt và thu hút độc giả bởi cách tiếp cận mới mẻ, giúp họ thấu hiểu sự phức tạp và sự nhạy cảm của tuổi trẻ.
Lời khen ngợi từ giới chuyên môn
Tuổi Mười Bốn đã tạo nên tiếng vang lớn tại Đức và nhận được nhiều lời khen ngợi từ giới phê bình. Trang web sách nổi tiếng Eselsohr nhận xét: "Tamara Bach đã lấp đầy câu chuyện bằng cách phóng thích các dòng chữ và diễn đạt nội dung qua các trang súc tích. Người đọc được nâng cao vị thế, đọc mà không phải trả thêm tiền để được đọc tiếp. Đó là lúc văn chương đã chạm đến ngưỡng tuyệt hảo – ngắn gọn, châm biếm và ngập tràn sự yêu thương."
Tuổi Mười Bốn là một cuốn sách đáng đọc cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là những ai muốn tìm hiểu và đồng cảm với tâm hồn nhạy cảm của tuổi thiếu niên. Nó sẽ là một hành trình khám phá bản thân đầy ý nghĩa, giúp bạn nhìn thấy vẻ đẹp của những điều bình thường trong cuộc sống.
Nhật Ký Mất Tích Của Tôi: Bí ẩn được khơi dậy sau tám năm
Cuốn sách: Nơi nỗi ám ảnh trở về
Tám năm trước, Malin, một cô gái 17 tuổi, tình cờ phát hiện một đầu người với mái tóc nâu dài bị chôn vùi trong khu rừng Ormberg, một thị trấn xa xôi của Thụy Điển. Danh tính của cô gái trẻ vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải. Giờ đây, Malin đã trở thành một cảnh sát, và cô được gọi đến hỗ trợ điều tra vụ án kinh hoàng tám năm trước. Tuy nhiên, cuộc điều tra chưa kịp bắt đầu thì Thanh tra Peter biến mất không dấu vết chỉ sau một đêm, còn Hanne, một nhân chứng quan trọng trong vụ án, được tìm thấy trong rừng với thương tích nghiêm trọng và hoàn toàn mất trí.
Jake: Chìa khóa mở cánh cửa bí mật
Jake, một nam sinh 15 tuổi với sở thích cải trang thành con gái, vô tình gặp Hanne trong rừng. Bà trao cho cậu cuốn nhật ký của mình, chứa đựng những ghi chép liên quan đến cuộc điều tra bí ẩn. Jake bị cuốn hút vào những dòng chữ trong nhật ký, và chính cậu đã góp công rất lớn giúp cảnh sát tìm được thi thể của Peter, cứu mạng Hanne và hé lộ những bí mật kinh hoàng đã bị chôn vùi suốt 25 năm.
Cuộc hành trình tìm kiếm sự thật
"Nhật Ký Mất Tích Của Tôi" là phần tiếp theo độc lập của câu chuyện về Hanne và Peter, sau thành công của "Tiếng thét dưới băng". Cuốn sách là một cuộc hành trình đầy kịch tính và hồi hộp, đưa người đọc đi qua những con đường mòn u ám, những bí mật được che giấu và những nỗi ám ảnh kinh hoàng.
Sự công nhận và danh tiếng
"Nhật Ký Mất Tích Của Tôi" đã nhận được sự công nhận xứng đáng từ giới chuyên môn khi giành giải thưởng dành cho tiểu thuyết tội phạm Thụy Điển xuất sắc nhất của Hội tác giả trinh thám Thụy Điển (2017) và giải thưởng thường niên dành cho hạng mục tiểu thuyết trinh thám hay nhất (2018). Tác phẩm đã được hơn 20 quốc gia mua bản quyền chuyển ngữ và nhượng quyền chuyển thể điện ảnh cho một công ty truyền hình Mỹ.
Camilla Grebe: Ngòi bút sắc bén và những câu chuyện ám ảnh
Camilla Grebe, sinh năm 1968, là một tiểu thuyết gia người Thụy Điển tài năng. Cô sở hữu bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh của Trường Kinh tế Stockholm và là người sáng lập Nhà xuất bản Storyside, chuyên phát hành sách nói. Bên cạnh đó, cô còn là đồng tác giả của xê ri tiểu thuyết hình sự được đề cử giải Tiểu thuyết trinh thám Thụy Điển hay nhất trong năm do Viện Hàn lâm Tiểu thuyết gia trinh thám Thụy Điển bình chọn. Với những câu chuyện đầy kịch tính, hồi hộp và ám ảnh, Camilla Grebe đã khẳng định vị thế của mình trong làng văn học tội phạm thế giới.
Review: "Nhật Ký Mất Tích Của Tôi" là một cuốn sách hấp dẫn, đầy kịch tính và ám ảnh. Camilla Grebe đã xây dựng một câu chuyện đầy bí ẩn, lôi cuốn người đọc vào cuộc hành trình tìm kiếm sự thật với những tình tiết bất ngờ và những cú twist đầy bất ngờ. Bên cạnh đó, tác giả cũng khéo léo khắc họa tâm lý nhân vật, phản ánh những nỗi ám ảnh và sự giằng xé trong tâm hồn của con người, giúp cho câu chuyện trở nên chân thực và gần gũi hơn với độc giả. Cuốn sách là sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai yêu thích thể loại trinh thám hồi hợp và bí ẩn.
Những Công Ty Đáng Trân Trọng Nhất Nước Nhật – Tập 1: Hành Trình Tìm Kiếm Ý Nghĩa Kinh Doanh
Tác giả: Koji Sakamoto
Dịch giả: Nhóm NOMUDAS
Giới Thiệu Về Tác Giả
Koji Sakamoto, sinh năm 1947 tại tỉnh Shizuoka, Nhật Bản, hiện đang là Giáo sư Khoa Nghiên cứu chính sách sáng tạo, Trưởng phòng Nghiên cứu về doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Trường Đại học Hosei. Ông cũng là Hội trưởng Hội thảo kinh tế lấy nhân viên làm gốc và giữ vai trò Uỷ viên trong nhiều tổ chức cá nhân và nhà nước như Bộ Kinh tế sản xuất, JICA. Chuyên môn của ông tập trung vào Lý luận kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ, Lý luận kinh tế địa phương, Lý luận tuyển dụng người khuyết tật.
Trong suốt 40 năm, ông đã khảo sát hơn 6500 công ty vừa và nhỏ tại Nhật Bản. Qua đó, ông đã xuất bản nhiều tác phẩm nổi tiếng như:
Bộ sách Những công ty đáng trân trọng nhất nước Nhật 1~6 (Nhà xuất bản Asa)
Sổ tay nhà kinh doanh (Nhà xuất bản Asa)
100 chỉ số của một công ty đáng trân trọng nhất nước Nhật (Đồng tác giả - Nhà xuất bản báo Asahi)
7 phương pháp xây dựng một công ty lý tưởng (Đồng tác giả - Nhà xuất bản Asa)
Giáo trình kinh tế học lấy nhân viên làm gốc (Nhà xuất bản PHP)
Giới Thiệu Về Nhóm Dịch
Được thành lập vào tháng 9/2018, nhóm NOMUDAS gồm các thành viên đến từ các trường đại học của Nhật Bản. Nhóm mong muốn truyền tải phong cách và tinh thần làm việc Nhật Bản, hướng tới nâng cao năng suất làm việc cho người Việt Nam, đồng thời thúc đẩy cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ hai nước. Lấy dịch thuật làm nền tảng, NOMUDAS chia sẻ các nội dung liên quan tới sản xuất, kaizen, quản lý Nhật Bản thông qua xuất bản sách ở Việt Nam và các cổng thông tin khác.
Nội Dung Sách
"Những công ty đáng trân trọng nhất nước Nhật – Tập 1" là một tập hợp những câu chuyện về những công ty thành công tại Nhật Bản, vượt lên tình hình kinh tế bất lợi và tạo ra thị trường cho riêng mình. Những công ty này không chỉ đạt được lợi nhuận cao và ổn định mà còn được tác giả đánh giá cao về tinh thần nhân văn, đặt con người lên hàng đầu.
Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy rằng khoảng 10% công ty vừa và nhỏ tại Nhật Bản có thành tích kinh doanh ổn định bất chấp tình hình kinh tế chung. Trong số đó, có những công ty đạt được tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu trên 10% trong hơn 50 năm liên tục.
Tập 1 của bộ sách được chia làm hai phần:
Phần 1: Trách nhiệm và sứ mệnh của một nhà kinh doanh với "năm loại người"
Phần 2: Câu chuyện của 5 công ty với những lý do đáng được trân trọng:
Công ty Công nghiệp lý hóa Nhật Bản: Xây dựng môi trường làm việc phù hợp với người khuyết tật, tạo điều kiện để họ cảm thấy được khích lệ và có ích.
Công ty cổ phần Công nghiệp thực phẩm Ina: Tăng lợi nhuận liên tục trong suốt 48 năm với phương châm "Kinh doanh vì niềm hạnh phúc của nhân viên", "Kinh doanh không cạnh tranh".
Côngty cổ phần Nakamura Brace: Lắng nghe tiếng nói của những người yếu thế để sáng tạo ra những sản phẩm độc nhất vô nhị trên thế giới.
Côngty cổ phần Ryugetsu: Coi "Sự cảm động" là nền tảng của giáo dục cũng như kinh doanh, kết nối trái tim và con người trong khu vực.
Tiệm trái cây Sugiyama: Từ một tiện bán lẻ, đầu tư phát triển sản phẩm, hướng tới trở thành một nhà sản xuất, phục vụ khách hàng bằng cách "Mở cửa cả năm".
Review Nội Dung Sách
"Những công ty đáng trân trọng nhất nước Nhật – Tập 1" là một cuốn sách đầy cảm hứng và ý nghĩa. Tác giả Koji Sakamoto đã khéo léo lồng ghép những câu chuyện về các doanh nghiệp Nhật Bản, từ đó giới thiệu triết lý kinh doanh lấy con người làm trọng tâm.
Cuốn sách không chỉ mang đến những bài học kinh doanh quý giá, mà còn khơi gợi suy ngẫm về giá trị của con người, sự tôn trọng, sự hạnh phúc và sự cống hiến.
Đây là một cuốn sách đáng đọc cho những ai muốn tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản, những ai muốn tìm kiếm động lực và cảm hứng để phát triển bản thân và đóng góp cho xã hội.
Kết Luận
"Những công ty đáng trân trọng nhất nước Nhật – Tập 1" là một cuốn sách đáng đọc cho bất kỳ ai quan tâm đến kinh doanh và muốn tìm hiểu về những công ty thành công, những người lãnh đạo tài ba và những triết lý kinh doanh nhân văn.
Mẹ Kể Con Nghe - Chuyện Chùa Việt - Tập 8: Đấng Cha Lành, Đức Khiêm Từ
Vì sao người tu cạo tóc? Ý nghĩa lễ lạy như thế nào? Vào chùa nên mặc gì, ý nghĩa trang phục của người tu? Vì sao mọi người đi chùa ngày Tết và hành hương mùa Xuân? Các ngày lễ ở chùa là gì? Đức Phật Tổ là ai? Đức Phật có thương gia đình, có hiếu với cha mẹ không? Các bức tượng trong chùa là ai? Tại sao lại có lễ giải oan?...
Hàng loạt câu hỏi của bé Nồ trong 10 tập Mẹ kể con nghe – Chuyện chùa Việt, hẳn cũng là những câu mà nhiều người, kể cả người lớn, muốn hỏi khi đi lễ chùa.
Thông qua câu chuyện bé Nồ cùng gia đình đi lễ chùa, vào chùa gặp Sư trụ trì và chú tiểu Tâm Tĩnh, bộ Mẹ kể con nghe – Chuyện chùa Việt lần lượt hé mở những kiến thức cơ bản về đạo Phật.
Ở tập 8, Đấng Cha Lành, Đức Khiêm Từ, Nồ được cùng chú Tiểu chuẩn bị cho ngày Phật Đản – ngày trăng tròn tháng 4 âm lịch hàng năm. Một lần nữa, Nồ được hiểu thêm về Đức Phật khi nghe thêm sự tích về Ngài, giải tỏa các thắc mắc về việc Đức Phật có yêu thương bố mẹ vợ con không, có giữ lời hứa sẽ trở về quê hương giúp đỡ người thân và đồng bào không…
“Sư phụ kể có một người gánh phân nhìn thấy Đức Phật đi qua thì tránh xa một bên, ông nói: “Con là người ô uế, không dám lại gần Ngài”. Đức Phật nói: “Ta cho con xuất gia trong tăng đoàn của ta, con có muốn không?”, bởi theo Đức Phật, ô uế hay không là do những suy nghĩ, lời nói và hành động không thiện; chứ không phải do chủng tộc, giai cấp hay công việc thấp kém”.
Giới thiệu tác giả:
Lời: Trăng Yên Tử (bút danh)
Tác phẩm đã xuất bản:
- Nhụy Kiều Tướng Quân – giải nhì cuộc thi sáng tác truyện tranh báo Khăn Quàng Đỏ.
- Nguyên phi Ỷ Lan (2007) – 2 tập, đạt giải nhì cuộc thi Biên soạn truyện tranh lịch sử của NXB Giáo Dục năm 2007.
“Trẻ em luôn tò mò trước thế giới… Người lớn thường quá bận rộn để thắc mắc những điều mình thường thấy. Chính vì vậy mà đôi khi nghe các bé hỏi, cha mẹ cũng ngạc nhiên. Nồ trong các tập truyện Chuyện Chùa Việt là một cô bé như thế. Nhờ Nồ mà người đọc bất ngờ khám phá bao điều thú vị và mới lạ mà mình chưa từng biết.
Ví dụ như: vì sao người tu cạo tóc; ý nghĩa lễ lạy như thế nào; vào chùa nên mặc gì, ý nghĩa trang phục của người tu; vì sao mọi người đi chùa ngày Tết và hành hương mùa Xuân; các ngày lễ ở chùa là gì; Đức Phật Tổ là ai, Đức Phật có thương gia đình, có hiếu với cha mẹ không; các bức tượng trong chùa là ai; tại sao lại có lễ giải oan, loài vật có tình thương không…
Thông qua đó, người đọc nhận ra một thế giới sống động và ý nghĩa ở phía sau cánh cổng nhà chùa. Nơi đó làm tâm hồn con người trở nên tươi mới và cao thượng hơn, bình an hơn.
Thực ra Phật giáo không hẳn là một tôn giáo, mà là một triết lý sống ăn sâu vào tâm thức dân tộc từ trước thời Hùng Vương, góp phần tạo nên nền văn hóa thủy chung, nhân hậu, cởi mở, vị tha… Nhiều danh nhân nước ta có đời sống tinh thần gắn với Phật giáo. Hai triều đại Lý Trần hào hùng có những ông vua thấm nhuần Phật pháp. Mong muốn của tác giả là giới thiệu văn hóa và đạo đức Phật giáo đến với trẻ em người Việt, để thế hệ tương lai được nuôi dưỡng bằng tinh hoa của ông cha, nhờ đó có được gốc rễ và bản lĩnh văn hóa, trở thành những người tài đức vẹn toàn, vững chãi trước cám dỗ của các trào lưu văn hóa độc hại và xô bồ”.
(Tác giả Trăng Yên Tử)
Họa sĩ Nguyễn Hữu Tiệp: hiện công tác tại báo Hà Nội mới.
Một số giải thưởng tiêu biểu:
Giải thưởng sách Việt Nam năm 2011
Giải Nhất biểu trưng Sở Công thương Hải Dương năm 2011
Giải Khuyến khích biểu trưng Ủy ban Kiểm tra Trung ương năm 2013
Giải thưởng tranh cổ động toàn quốc năm 2017
“Trong quá trình vẽ minh họa bộ Chuyện Chùa Việt tôi may mắn được tác giả viết lời chính là người được học và tu hành nơi cửa Phật hướng dẫn, nên họa sĩ cũng được hiểu sâu hơn những chất liệu mình cần thực hiện về đạo Phật một cách nghiêm túc. Từ những câu chuyện về cuộc đời của đức Phật, Bồ tát, Di lặc, Tôn giả… đến những bộ tượng như Tam Thế, Tây phương tam thánh, Hoa nghiêm tam thánh… đặt thế nào là đúng trên ban tam bảo. Chất liệu thể hiện cho bộ truyện cũng được tác giả và họa sĩ trao đổi nghiên cứu công phu từ kết hợp kiến trúc chùa Bắc bộ, Nam bộ đến trang phục, vật dụng Bắc tông hay Nam tông. Sự tích của những ngày lễ Rằm tháng riêng, Vu lan, Mừng xuân Di lặc, Tắm phật… cũng phải chuẩn từ nghi thức, sắc phục, đồ vật của từng vùng miền để truyền tải đến các em nhỏ những thông điệp chân thực và sinh động nhất”
Chuyện Phố
Chuyện phố là chuyện gia đình ông Mưu, một gia đình Hà Nội “gốc”, buôn bán mưu sinh ở phố cổ từ thời chiến tranh. Những năm kháng chiến, hưởng ứng lời kêu gọi tản cư, cả nhà ông Mưu bìu ríu lên Định Hóa, buôn bán lặt vặt đắp đổi qua ngày chờ trở lại thủ đô. Mấy năm trôi qua, người vợ và đứa con út ko may bị chết bom, ông Mưu cùng 3 con trai 1 con gái “dinh tê” về thành, gà trống nuôi con xoay xở qua 2 cuộc chiến. Diễn biến chính của tiểu thuyết tập trung vào cuộc sống của gia đình ông Mưu thời Đổi mới, cụ thể khoảng hơn chục năm sau 1986. Là một nhà buôn chân chính, âm thầm biết trước biết sau mà lánh được những bão táp thời cuộc, nhưng ông Mưu lại ko thể ngăn được các con ông tuy ở cùng một nhà nhưng mỗi người ứng xử một cách, không thể có tiếng nói chung. Cuộc sống ở ngôi biệt thự rộng hàng nghìn m2 ở phố cổ Hà Nội cứ từng ngày trôi qua, xung đột giữa các thành viên trong gia đình ngày càng gay gắt khi đụng đến quyền lợi. Những mâu thuẫn hằn học, mưu toan nhỏ nhen khiến cho nền tảng văn hóa truyền thống rạn vỡ ko gì cứu vãn được trong gia đình nhỏ ấy, chỉ cho đến khi, người bố già nua chia cho các con khối tài sản bí mật đồ sộ mà mình đã gom góp cả đời, chia cả ngôi nhà xưa cũ, mới làm gắn kết lại mối thâm tình ruột thịt. Từ số vốn được chia, các con ông Mưu làm ăn phất lên, họ quyết định giữ lại ngôi nhà của bố mẹ, và sống tiếp cuộc đời thị dân phố cổ, trong một thời đại mới đổi thay đến chóng mặt.
“Với tiêu đề “chuyện phố”, độc giả có thể dự đoán đây là chuyện của 36 phố phường, chuyện của Thăng Long, Hà Nội. Dự đoán đó không sai. Chỉ có điều đây không phải là Hà Nội từ góc nhìn văn hóa phong tục, hay Hà Nội vang bóng một thời trong tùy bút của Nguyễn Tuân, Vũ Bằng mà là trong tiểu thuyết thế hệ Phạm Quang Long, khi văn xuôi tự sự đã bước vào thời hậu hiện đại. Độc giả vẫn thấy “dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo” phảng phất trong những ngôi nhà được tả, những nét tính cách nhân vật gốc Tràng An được tác giả điểm xuyết. Hà Nội trong “chuyện phố” là Hà Nội của những con người, những số phận ba chìm bảy nổi từ nhiều vùng miền xa Hà Nội trôi dạt đến, sau bao năm chiến tranh. Một không khí bao trùm trong tiểu thuyết vẫn là không khí náo nức của công cuộc xây dựng vàkiến tạo xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mà nói đến thật tình là công cuộc mưu sinh và mưu cầu hạnh phúc cho cá nhân mình.” (Trích Lời bạt – Phạm Thành Hưng)
Tác giả:
PGS.TS. Phạm Quang Long
Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội)
Nguyên Phó giám đốc ĐHQG HN
Nguyên Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Hà Nội
Cùng một tác giả:
Lạc giữa cõi người (tiểu thuyết, 2016), Bạn bè một thuở (tiểu thuyết, 2017), Cuộc cờ (tiểu thuyết, 2018), Chuyện làng (tiểu thuyết, 2020), Mùa rươi (tiểu thuyết, 2020)...
Qua bộ sách 6 cuốn về chủ đề Gia đình, các tác giả muốn khẳng định những giá trị gia đình luôn là giá trị bất biến, không bao giờ thay đổi, dù truyền thống hay hiện đại.
Với lời văn ngộ nghĩnh, dí dỏm, ngôn từ trẻ thơ, hai tác giả Sandrine Beau và Anne Loyer đã truyền tải thực trạng xã hội hiện đại, những quan niệm, nhận xét của các em nhỏ ngày nay và hình ảnh, vai trò của những người thân yêu trong gia đình, cụ thể là ông, bà, bố, mẹ, anh chị em ruột thịt qua nét vẽ minh họa ngộ nghĩnh, dễ thương của tác giả Soufie.
Trong con mắt trẻ thơ, hình ảnh ông bà truyền thống luôn là hình ảnh “tóc bạc”, “lưng còng”, mắt mờ, đeo kính lão, đi phải chống gậy, làm vườn tần tảo.
Nhưng hình ảnh ông bà hiện đại đã rất khác, ông bà hiện đại xì tin, dù tuổi cao nhưng vẫn rất khỏe mạnh, năng động, đi xe trượt, lái máy bay, yêu thể thao, leo núi, xăm người, đi giầy thể thao, mặc quần bò, sử dụng máy tính, thiết bị công nghệ hiện đại rất thuần thục.
Hay theo quan niệm truyền thống của trẻ em xưa, bố luôn là người đi làm, tham gia các công việc xã hội, là trụ cột gia đình về kinh tế, còn mẹ thì đảm nhiệm vai trò nội trợ, nấu nướng, chăm sóc con cái, quán xuyến nhà cửa.
Nhưng, trong thời hiện đại đã khác, vai trò của bố và mẹ đã dần thay đổi, ngày càng trở nên phổ biến, các ông bố giờ ở nhà đảm nhiệm công việc nội trợ, chăm sóc con cái, nấu nướng.
Còn các mẹ giờ đi làm, thành trụ cột kinh tế, tham gia các công tác xã hội, không giỏi bếp núc.
Và tình cảm anh chị em ruột thịt vẫn luôn luôn là vậy, không bao giờ thay đổi. Tình cảm chị em gái vẫn luôn như thể bánh đa bánh đúc, và tình cảm anh em trai vẫn như thể chân với tay.
Ngoài nêu cao và khẳng định giá trị gia đình bền vững, các tác giả cũng muốn đề cập đến xu hướng unisex, chỉ chức năng hay phong cách trung tính, chỉ những đồ dùng hoặc cách ăn mặc thích hợp cho cả nam lẫn nữ, như nam giới giờ vẫn có thể mặc trang phục màu hồng.
“Judith Butler được gọi là vua và nữ hoàng của thuyết lệch pha...”
Gender Trouble (Rắc rối Giới) là “một trong những công trình nghiên cứu về nữ quyền và lệch pha được trích dẫn nhiều nhất trong lịch sử”.
Với những người “trong ngành”, Judith Butler là cái tên không xa lạ, dù họ thể hiện quan điểm ủng hộ hay phản đối các công trình học thuật của tác giả này. Judith Butler (24/2/1956), hay tên đầy đủ: Judith Pamela Butler, là một nhà triết học và nhà lí thuyết giới người Mỹ có những tác phẩm ảnh hưởng đáng kể đến triết học chính trị, đạo đức cũng như đến các lĩnh vực thuộc làn sóng nữ quyền thứ ba, lí thuyết queer và lí thuyết văn học.
Nói về những bài viết, những công trình nghiên cứu của Butler, người ta thường coi cuốn sách Gender Trouble (Rắc rối Giới) là “nổi” nhất – thách thức các quan niệm quy chuẩn về giới, đồng thời phát triển thuyết biểu hành giới (“gender performativity”, cũng được dịch là lí thuyết trình diễn giới). Mặc dù Gender Trouble (Rắc rối Giới) không hề dễ đọc một chút nào, song sách đã bán hơn 100.000 bản với khoảng 30 ngôn ngữ trên toàn cầu. Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam cũng tin tưởng rằng bản tiếng Việt sẽ tiếp tục góp phần nâng thêm các con số nói trên.
Trước hết, tiêu đề chứa đựng một từ khóa mà bản thân nó toát lên tinh thần của cuốn sách này: “rắc rối”. Tác giả cho rằng không nên nhìn nhận từ “rắc rối” một cách tiêu cực: “Tôi kết luận rằng rắc rối là tất yếu, và nhiệm vụ của chúng ta là gây rắc rối, là gặp rắc rối sao cho hiệu quả nhất”. Gender Trouble (Rắc rối Giới) dường như mở một lối đi nữa cho các nhà nghiên cứu giới khác, thí dụ Sara Ahmed nhận thấy việc “gây rắc rối” chứa đựng khả năng thúc đẩy một công việc mới của nữ quyền, bởi điều đó chất vấn các khái niệm xưa nay hợp thành tính đồng nhất của con người: giới tính/ giới/ ham muốn; chất vấn các phạm trù vốn dĩ hỗ trợ cho quan điểm phân biệt, kì thị phụ nữ và dị tính luyến ái bắt buộc về giới ở phương Tây. Còn Sandra Lipsitz Bem thì diễn giải Gender Trouble (Rắc rối Giới) thành 3 sự đảo lộn căn cốt: a) 2 giới tính nam – nữ không phải là nguyên nhân của dị tính luyến ái bắt buộc và duy nhất, mà chính là kết quả; b) mọi giới đều là diễn giới, do đó không có bản gốc mà chỉ có các bản sao; và c) những cá nhân không có trạng thái hòa hợp, mạch lạc giữa giới tính/ giới/ ham muốn thì không kì dị mà chẳng qua do bị hệ thống dị tính luyến ái bắt buộc định nghĩa như thế. Shildrick nêu ý kiến rằng có thể coi lý thuyết của Butler là “điều kiện không thể thiếu” của nữ quyền luận hậu hiện đại. Thậm chí Sara Salih từng nhận định như sau: “Ngay cả những nhà tư tưởng không đồng tình với Rắc rối Giới cũng phải thừa nhận nó đã và tiếp tục có ảnh hưởng và tầm quan trọng trong rất nhiều lĩnh vực”.
Trở lại với bình luận rằng Gender Trouble (Rắc rối Giới) chẳng hề dễ đọc, chính Judith Butler cũng lên tiếng cho tác phẩm của mình:
“Dù khen hay chê, nhiều độc giả phê bình Rắc rối giới khó đọc. Thậm chí một số người còn cảm thấy kỳ lạ và tức giận khi một cuốn sách khó tiêu thụ như vậy lại trở nên ‘nổi tiếng’ đến thế theo tiêu chuẩn học thuật. Cuốn sách của tôi khiến nhiều người ngạc nhiên có lẽ vì chúng ta đã đánh giá thấp độc giả. Trên thực tế, độc giả có đủ khả năng và ham muốn đọc những văn bản phức tạp và thách thức, khi sự phức tạp có lý do của nó, khi sự thách thức có mục đích chất vấn những sự thật hiển nhiên, khi tính hiển nhiên của những sự thật ấy quả thật đang áp bức người khác”.
Song với tất cả những ai đã đọc công trình này thì có một thực tế rõ rành rành – cuốn sách đòi hỏi độc giả phải đọc nó nhiều hơn một lần, nếu không muốn nói là đọc đi đọc lại, phần vì nhiều quan điểm khác, lạ, thậm chí mang tính “lật đổ”, gây khó chịu, xuất hiện:
“Nếu chúng ta vẫn phải tranh cãi về sự bất biến của giới tính thì có lẽ ‘giới tính’ cũng được văn hóa kiến tạo như giới. Quả thật, có lẽ giới tính vốn vẫn luôn là giới, và việc phân biệt giới tính/ giới hoá ra hoàn toàn vô nghĩa”.
“Thật vậy, tôi sẽ chỉ ra rằng giới tính, về bản chất, vốn vẫn luôn là giới”.
“Chúng ta không nên giả định trước rằng có một phạm trù ‘phụ nữ’ chỉ chực chờ được điền vào những cấu phần khác nhau của chủng tộc, giai cấp, tuổi tác, sắc tộc hay tính dục để trở nên trọn vẹn”.
Dẫu vậy, cuốn sách của Butler không chỉ chứa đựng tầng tầng thuật ngữ được cài giắt trong lớp lớp văn phong phức tạp, không chỉ huy động, viện dẫn kiến thức đa ngành đầy thử thách... mà ở sâu thẳm vẫn xuất phát từ thương tổn cá nhân hết sức “đời thường”:
“Tôi cũng thấm thía sự phũ phàng của một cuộc đời bị ngăn chặn, bị coi là không ‘đáng sống’, bị giam cầm và đình chỉ, một án tù chung thân. Tôi lì lợm cố gắng ‘phi tự nhiên hóa’ giới cũng chỉ vì khát khao chống lại bạo lực quy chuẩn ngầm ẩn trong những hình thái giới tính lý tưởng, cũng như nhổ tận gốc những giả thiết phổ biến về dị tính tự nhiên hay áng chừng trong các diễn ngôn đời thường và học thuật về tính dục”.
Dĩ nhiên, không dừng lại ở nỗi trăn trở nội tại, của chính mình, Judith Butler ấp ủ những tác phẩm như Gender Trouble (Rắc rối Giới) là dành cho những thân phận khao khát sống cho ra sống mà nay đang chịu cảnh lạc loài, bị xem như bất khả tri:
“Nếu Rắc rối Giới thực hiện một nhiệm vụ quy chuẩn tích cực nào đó thì đó là kiên quyết đòi hỏi xã hội hợp pháp hóa những cơ thể bị coi là sai trái, không thật, và bất khả tri”.
Tháng 10/ 2022, Gender Trouble (Rắc rối Giới) bản tiếng Việt ra mắt – sau vài năm làm việc của nhóm dịch Tiên Phong, cùng sự hỗ trợ nhiệt thành của người hiệu đính, trở thành ấn phẩm Gender Trouble được xuất bản đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á!
Trước đó, vào tháng 10/2020, nhân kỉ niệm 30 năm xuất bản ấn phẩm, Tạp chí nghiên cứu châu Á đã tập hợp một số nhận định của những học giả đại diện cho từng khu vực về nó: Geeta Patel mặc dù không đánh giá cao các nguồn dữ liệu của Butler trong cuốn sách, song tin tưởng rằng “những thách thức mà Butler ném ra cho các dữ liệu này (...) có thể được triển khai ở mức độ rộng hơn nhiều”. Hoặc Gail Hershatter kết luận: “Nhìn lại nhiều thập kỷ từ khi Rắc rối Giới xuất hiện, sau sự xuất hiện của thuyết lệch pha, chính trị về chuyển giới, giới phi nhị phân, và việc tư duy lại về cả giới tính lẫn giới trong mọi lĩnh vực hoạt động, từ chăm sóc trẻ cho đến sinh học tế bào, rõ ràng là Butler đã mang lại cho giới học thuật và chính trị biết bao nhiêu thói quen tư duy mới. Mặc dù Rắc rối Giới khởi sự một cuộc đối thoại, nhưng nó không phải là lời kết luận cuối cùng, hay thậm chí là lời cuối cùng của Butler về chủ đề này” v.v.
Gender Trouble (Rắc rối Giới) quả thực đã tỏa bóng cho nhiều lớp người trong xã hội, và ra nhiều ngành nghiên cứu như chính trị học, dân tộc học, ngôn ngữ học, tâm lý học xã hội, nghiên cứu nhân văn v.v.
Hạnh Phúc Từ Sự Tự Do Và An Lạc Nội Tâm
Là một bản thảo tâm lý kỹ năng dành cho bạn trẻ, Hạnh phúc từ sự tự do và an lạc nội tâm là những suy nghĩ, trải nghiệm của tác giả về cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc và sự an lạc nội tâm. Cuộc sống là những trải nghiệm và trên hành trình trải nghiệm có lúc vui lúc buồn, lúc hân hoan lúc thất vọng… Và người hạnh phúc là người biết cân bằng, làm chủ cảm xúc để có thể sống trọn vẹn từng khoảnh khắc, từng mối quan hệ.
Được viết với ngôn ngữ chân thành, mộc mạc, mỗi bài viết như một lời tâm sự, sẻ chia để bạn trẻ biết tĩnh lặng để đón nhận cảm xúc của mình và học cách bao dung với bản thân cũng như biết ơn những va vấp giúp mình trưởng thành. Sau rất nhiều thử thách đã trải, ta nhận ra những giá trị chân thật mà mình cần, những điều quan trọng nhất với mình. Ta trân trọng nhiều hơn từng khoảnh khắc bên những người thân thương đang bên ta và cả những người mà ta đã từng có duyên lành hội ngộ.
Bản thảo chia làm 4 phần với những bài viết tập trung vào vấn đề giúp bạn đọc dễ tìm được cho mình những lời chia sẻ khi bản thân cảm thấy tổn thương, cảm xúc cần được vỗ về, động viên.
Hỗ trợ học tập hiệu quả với tài liệu PDF, Word - SachTruyen.com.vn chia sẻ các tài liệu học tập chất lượng, bao gồm sách, bài tập, đề thi, giúp người dùng học tập hiệu quả và đạt kết quả cao trong các kỳ thi.
DANH MỤC NỔI BẬT
Tài Liệu Toán, Tài liệu Tiếng Anh, Tài Liệu Công Dân, Tài Liệu Địa Lí, Tài Liệu Lịch Sử, Tài Liệu Sinh Học, Tài Liệu Ngữ Văn, Tài Liệu Hóa Học, Tài Liệu Vật lí.
VỀ CHÚNG TÔI