Ngọn Cờ Cách Mạng Công Khai Cắm Tại Sài Gòn (1955-1958) - Hồi Ký Về Phái Đoàn Liên Lạc Quân Đội Nhân Dân Việt Nam Bên Cạnh Ủy Ban Quốc Tế Giám Sát Và Kiểm Soát Thi Hành Hiệp Định Giơnevơ
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã buộc Chính phủ Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán ký kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương, công nhận nền độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia.
Hiệp định Giơnevơ được ký kết, hai bên tập kết chuyển quân, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời. Đối với chúng ta, việc tập kết chuyển quân trong khi ta đang trên thế thắng là một việc vô cùng khó khăn, vì quân ta phải tập kết ra miền Bắc, để lại nhân dân miền Nam tiếp tục phải sống dưới ách áp bức của chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai.
Hiệp định có hiệu lực, Trung ương Đảng, Chính phủ ta đã thành lập Phái đoàn Liên lạc của Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam bên cạnh Ủy ban Quốc tế giám sát và kiểm soát thi hành Hiệp định Giơnevơ nhằm đấu tranh buộc địch phải thi hành nghiêm túc Hiệp định. Sự có mặt của Phái đoàn tại trung tâm đầu não của địch như cái gai đâm vào mắt quân thù, nhưng lại trở thành sự cổ vũ, niềm tin, hy vọng cho nhân dân Sài Gòn, miền Nam vào chiến thắng cuối cùng của dân tộc.
Do đó, kẻ thù điên cuồng dùng mọi thủ đoạn – kể cả những thủ đoạn hèn hạ để vô hiệu hóa sự tồn tại của Phái đoàn ta. Sau ba năm hoạt động, nhận thấy đã không còn cơ hội cho con đường đấu tranh bằng biện pháp hòa bình để thống nhất đất nước, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định chấm dứt hoạt động của Phái đoàn, toàn bộ cán bộ, chiến sĩ Phái đoàn ta rút về Hà Nội.
Ngày nay, các cán bộ, chiến sĩ Phái đoàn và cả số ít ỏi những người đã được tiếp xúc trực tiếp với Phái đoàn ngày ấy đều đã đi xa, nhưng hình ảnh những anh Bộ đội Cụ Hồ đã sống, hoạt động công khai trong lòng địch đầy bi tráng năm xưa sẽ sống mãi trong lịch sử của dân tộc, như biểu tượng về chí anh hùng và lòng dũng cảm cho các thế hệ sau. Họ mãi là tấm gương sáng về truyền thống anh hùng của chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tòa Tuyên Án Bị Cáo Không Có Tội
Cuốn sách do các tác giả công tác tại Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh biên soạn, là một cuốn sách rất hữu ích cho những ai quan tâm đến hoạt động xét xử, tuyên án của Tòa án, đặc biệt là vấn đề Tòa án tuyên bị cáo không có tội.
Cuốn sách tập trung đi sâu phân tích nguyên nhân của việc Tòa án tuyên bị cáo không có tội: do các vi phạm về tố tụng hoặc vi phạm nghiêm trọng trong áp dụng pháp luật hình sự ở giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố; do hoạt động xét xử của Tòa án đã nhận định, đánh giá không toàn diện, không phù hợp tài liệu, chứng cứ khách quan của vụ án; do Nhà nước có thay đổi về chính sách, pháp luật nên hành vi không cấu thành tội phạm; do tồn tại một số quy định chồng chéo và do mâu thuẫn giữa các văn bản luật cùng điều chỉnh một vấn đề hoặc quy định chưa mạch lạc dẫn đến những cách hiểu, áp dụng pháp luật khác nhau, gây ra nhiều khó khăn trong việc thi hành pháp luật trên thực tế... Bên cạnh đó, nội dung cuốn sách cũng chỉ ra trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến tình trạng án hình sự Tòa án xét xử đã tuyên bị cáo không có tội. Từ đó, các tác giả cuốn sách đề xuất các giải pháp phù hợp góp phần hạn chế tình trạng Tòa án tuyên bị cáo không có tội, đây là việc làm thiết thực bảo đảm việc đấu tranh, xử lý tội phạm chính xác, đúng pháp luật và kịp thời, đồng thời ngăn ngừa tới mức thấp nhất mọi hành vi xâm phạm quyền con người, quyền công dân được Hiến pháp quy định, phù hợp với mục tiêu của cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay.
Quốc Hội Trong Tiến Trình Đổi Mới Đáp Ứng Yêu Cầu Xây Dựng, Hoàn Thiện Nhà Nước Pháp Quyền Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Cuốn sách tuyển chọn 95 bài viết, bài phát biểu và trả lời phỏng vấn của Đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Quốc hội Việt Nam; tuyển chọn hơn 100 bức ảnh tư liệu quý và 57 ý kiến tiêu biểu của các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Đại biểu Quốc hội, Nhân dân và bạn bè quốc tế.
Tôn Giáo Và Đời Sống Tôn Giáo Ở Việt Nam - Hỏi Và Đáp
Cuốn sách trình bày một cách ngắn gọn, dễ hiểu, rõ ràng những câu hỏi như: Vì sao tôn giáo lại ra đời?; Ai là người sáng lập ra tôn giáo đó?; … hay một số quan niệm, nghi lễ tôn giáo hiểu thế nào, thực hành thế nào cho đúng. Cuốn sách cũng phân tích cách thức giao tiếp với các chức sắc, tín đồ tôn giáo, giúp độc giả có thêm hiểu biết về đặc trưng của từng tôn giáo để ứng xử cho phù hợp.
Phật Giáo Với Dân Tộc - Từ Thời Nhà Lý Đến Nay
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, Phật giáo đã có những đóng góp quan trọng trong việc hình thành nền tư tưởng, văn hóa dân tộc Việt Nam. Với lịch sử hơn 2.000 năm, Phật giáo đã hội nhập và đồng hành như một thành tố quan trọng trong đời sống văn hóa – xã hội đất nước. Đặc biệt, Phật giáo phát triển hưng thịnh và trở thành hệ tư tưởng chủ đạo trong đời sống chính trị nước ta dưới triều đại nhà Lý. Trải qua chín đời vua với hơn 200 năm trị vì (1009 – 1225), cả Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo đều cùng tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, đạo Phật được các vua Lý tôn sùng và có những chính sách ưu ái, tạo điều kiện cho phát triển mạnh mẽ. Do vậy, Phật giáo trở thành tư tưởng chính thống quốc gia, chi phối mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có chính trị. Triều Lý đã phát huy yếu tố tích cực, tiến bộ của đạo Phật để phục vụ công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, chăm lo cuộc sống của nhân dân, góp phần xây dựng nền văn minh Đại Việt thịnh trị trong hơn hai thế kỷ. Đến nhà Trần, Phật giáo tiếp tục phát triển rực rỡ và là một trong những giai đoạn Phật giáo hòa nhập sâu rộng vào lòng dân tộc. Điểm nổi bật của Phật giáo thời kỳ này là tính tích cực nhập thế: “Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian pháp”, không tách rời sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhờ kết hợp hài hòa giữa tính nhập thế và xuất thế, Phật giáo thời Trần đã trở thành một bộ phận của văn hóa dân tộc, có ảnh hưởng và tác động đến nhiều mặt đời sống xã hội, góp phần làm nên những thành tựu to lớn trong lịch sử nhà Trần. Sang thời Lê sơ thế kỷ XV – XVI, Nho giáo được chính quyền chọn làm hệ tư tưởng chính thống của nhà nước. Việc chú trọng khoa cử Nho giáo cùng với việc ban hành các quy định về lễ giáo của nhà nước đã khiến cho Nho giáo chiếm ưu thế hơn so với Phật giáo.
Đến thời kỳ nội chiến Nam – Bắc triều, Phật giáo có sự khởi sắc trở lại khi các chúa Trịnh, Nguyễn đều tạo điều kiện cho việc tôn tạo, sửa chữa chùa chiền song không còn thịnh vượng như trước. Bước sang thế kỷ XX, Phật giáo tiếp tục nêu cao ngọn cờ yêu nước, kề vai sát cánh cùng toàn thể nhân dân cả nước đấu tranh giải phóng dân tộc. Nhiều cơ sở thờ tự của Phật giáo trên khắp mọi miền đất nước đã trở thành những căn cứ che chở, nuôi giấu cán bộ cách mạng; nhiều tăng ni, phật tử đã hăng hái tòng quân lên đường đánh giặc, cứu nước, đóng góp to lớn vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
Ngày nay, Phật giáo vẫn giữ nguyên vai trò, vị thế của mình trong đời sống dân tộc, một lòng phụng sự dân tộc, phụng sự chúng sinh theo phương châm “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”. Tuy nhiên, Phật giáo Việt Nam hiện nay cũng đang đứng trước nhiều thách thức, thường xuyên bị kẻ xấu và các thế lực thù địch, phản động lợi dụng, chống phá, xuyên tạc. Vì vậy, việc làm rõ những đóng góp to lớn của Phật giáo đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước có ý nghĩa quan trọng, góp phần phát huy những giá trị tinh thần quý báu của Phật giáo, làm phong phú, sâu sắc thêm các giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng hạnh phúc của con người và tư tưởng độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam. Từ thực tế đó, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay. Cuốn sách khái quát vai trò của Phật giáo thời Lý, phác họa bối cảnh chính trị, văn hóa, xã hội thời kỳ này; đồng thời khẳng định những giá trị của Phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay, những cơ hội, thách thức và đề xuất các giải pháp tiếp tục phát huy những giá trị tư tưởng, văn hóa tốt đẹp của Phật giáo trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Hội Nghị Geneve Về Đông Dương Năm 1954
Nội dung cuốn sách trình bày và làm sáng tỏ bối cảnh thế giới dẫn đến hội nghị Geneve, những khó khăn cũng như thuận lợi khi chúng ta bước vào hội nghị, những cuộc đấu tranh đầy cam go, phức tạp trong suốt thời gian diễn ra, kết quả của hội nghị và ý nghĩa, tác động của nó đến tiến trình cách mạng Việt Nam và Đông Dương những năm tiếp theo, những bài học thành công và chưa thành công của nền ngoại giao Việt Nam hiện đại còn non trẻ lần đầu tiên tham gia một hội nghị quốc tế lớn.
Luật An Ninh Mạng (Hiện Hành)
Luật An ninh mạng được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12/6/2018, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019. Luật gồm 7 chương, 43 điều, quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Tính Trước Nguy Cơ - Suy Ngẫm Sau 20 Năm Đảng Cộng Sản Liên Xô Mất Đảng
Cuốn sách Tính Trước Nguy Cơ – Suy Ngẫm 20 Năm Đảng Cộng Sản Liên Xô Mất Đảng là kết quả của đề tài “Nghiên cứu bài học lịch sử của việc Đảng Cộng sản Liên Xô mất Đảng” của Viện Khoa học xã hội Trung Quốc và sau đó đã được đưa vào dự án thuộc Quỹ khoa học xã hội nhà nước của Trung Quốc. Đứng từ góc độ nhà nghiên cứu đồng thời là đảng viên ở một nước do Đảng Cộng sản nắm quyền, lãnh đạo, trên quan điểm của chủ nghĩa Mác, cuốn sách đi sâu phân tích một cách khoa học, logic những nhóm nguyên nhân chính dẫn đến sự suy yếu trong lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Liên Xô, những điều rút ra từ việc nghiên cứu bài học mất Đảng của Đảng Cộng sản Liên Xô cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn đối với các đảng cộng sản đang nắm quyền.
Với cách trình bày khoa học, lập luận rõ ràng, cuốn sách là tài liệu tham khảo bổ ích đối với bạn đọc, nhất là các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu, cán bộ lãnh đạo trung và cao cấp, những người làm công tác đảng, học giả, giảng viên, nghiên cứu sinh chuyên ngành lịch sử, xây dựng Đảng
Hành Trang Vào Lớp 1-Đọc Thông Viết Thạo Tiếng Việt-Luyện Viết-Tiếng -Từ-Câu 2
Cuốn sách"Hành Trang Vào Lớp 1 - Đọc Thông Viết Thạo Tiếng Việt – Luyện Viết 2"dành cho trẻ trẻ chuẩn bị vào lớp 1, giúp trẻ phát triển các kỹ năng viết hoàn chỉnh.
- Trẻ sẽ được luyện viết cácTiếngtừ cơ bản đến phức tạp theo đúng quy chuẩn, giúp viết chính xác và rành mạch.
- Sau khi thành thạo các tiếng, trẻ sẽ tiếp tục luyện viếtTừcó nghĩa giúp trẻ phát triển khả năng nhận diện từ vựng và hiểu được cấu trúc từ ngữ trong Tiếng Việt.
- Bước tiếp theo, trẻ sẽ học cách viếtCâuvới cấu trúc ngữ pháp cơ bản. Các bài học này không chỉ luyện kỹ năng viết giúp trẻ nhận biết cách thức tạo thành câu hoàn chỉnh, đủ ý, bước đầu phát triển kỹ năng giao tiếp và viết lách.
Ưu điểm:
- Các bài tập được sắp xếpkhoa họctheo trình tự từ dễ đến khó, từ luyện viết tiếng, từ đến câu, giúp trẻ học một cách có hệ thống và hiệu quả.
-Rèn luyện kỹ năng toàn diện: Sách giúp trẻ luyện viết đồng thời phát triển khả năng đọc, nhận diện chữ và từ, nâng cao khả năng tư duy ngôn ngữ.
-Phát triển tư duy ngữ pháp:Cuốn sách không chỉ giúp trẻ biết viết mà còn biết cách sử dụng từ ngữ, nâng cao khả năng diễn đạt và ngữ pháp cơ bản.
Cuốn sách"Hành Trang Vào Lớp 1 - Đọc Thông Viết Thạo Tiếng Việt – Luyện Viết 2"là công cụ tuyệt vời giúp trẻ làm quen kỹ năng viết, tạo nền tảng ngôn ngữ vững chắc, hoàn thiện nhiệm vụ ĐỌC THÔNG - VIẾT THẠO Tiếng Việt.
Chủ Tịch Hồ Chí Minh - Tiểu Sử Và Sự Nghiệp President Ho Chi Minh - Biography And Career (Song Ngữ Việt - Anh)
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của Đảng và cách mạng Việt Nam, anh hùng kiệt xuất trong lịch sử hiện đại Việt Nam, người chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Công lao và sự nghiệp của Người, tinh thần và đức độ của Người tỏa sáng đến muôn đời sau.
Với những đóng góp to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho dân tộc và nhân loại, năm 1987, Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã ban hành Nghị quyết số 24C/18.65 về kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nghị quyết khẳng định Người là “một biểu tượng xuất sắc về sự tự khẳng định dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”, đồng thời “là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc mong muốn được khẳng định bản sắc văn hóa của mình và mong muốn tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc”.
Được kết cấu gồm 3 chương, cuốn sách song ngữ Việt – Anh “Chủ tịch Hồ Chí Minh – Tiểu sử và sự nghiệp” đem đến cho bạn đọc những thông tin khái quát về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Mỗi chặng đường hoạt động cách mạng, mỗi dấu mốc trong cuộc đời, sự nghiệp của Người gắn liền với lịch sử cách mạng Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ.
Mỗi di sản mà Người để lại đều chứa đựng những giá trị, ý nghĩa lớn lao và luôn tỏa sáng, soi đường cho cách mạng Việt Nam tiến lên giành những thắng lợi vẻ vang và vững bước tiến lên trên con đường đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Cuốn sách được biên soạn nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu và 55 năm thực hiện Di chúc của Người, nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Thuật Ngữ Pháp Lý Trong Lĩnh Vực Thương Mại Và Đầu Tư
Cuốn sách đề cập 205 thuật ngữ pháp lý trong lĩnh vực thương mại và đầu tư, được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái bảng Tiếng Việt để bạn đọc tra cứu các mục từ một cách dễ dàng. Mỗi thuật ngữ pháp lý được các tác giả trình bày, giải nghĩa một cách cụ thể, súc tích và ngắn gọn.
Tài Liệu Nhận Thức Và Triển Khai Công Tác Xây Dựng Đảng Về Chính Trị, Tư Tưởng, Đạo Đức Trong Giai Đoạn Hiện Nay
Cuốn sách là tài liệu giúp các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên nhận thức rõ ràng hơn về nhiệm vụ xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức từ đó triển khai thực hiện hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị về công tác này, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Hội Nghị Geneve Về Đông Dương Năm 1954 - Góc Nhìn Của Người Trong Cuộc
Cuốn sách tái hiện bối cảnh lịch sử, diễn biến của Hội nghị Genève, tổng kết những bài học làm giàu thêm truyền thống ngoại giao vốn đã phong phú của ông cha ta. Qua đó, chúng ta lại có dịp cùng nhau ôn lại sự kiện lịch sử vĩ đại hào hùng của dân tộc để thấy hết những khó khăn cũng như thuận lợi khi chúng ta bước vào cuộc Hội nghị này, đồng thời giúp cho các thế hệ cán bộ đối ngoại hôm nay và mai sau có thêm kiến thức, bản lĩnh và kinh nghiệm để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó trong thời kỳ mới của cách mạng.
Hành Trang Vào Lớp 1-Đọc Thông Viết Thạo Tiếng Việt-Luyện Viết -Nét Cơ Bản - Chữ Cái, Chữ Ghép - Chữ Số 1
Cuốn sách Hành Trang Vào Lớp 1 - Đọc Thông Viết Thạo Tiếng Việt-Luyện viết 1dành cho các trẻ chuẩn bị vào lớp 1, giúpphát triển kỹ năng cơ bản trong việc học Tiếng Việt, đặc biệt là kỹ năng viết. Sách được thiết kế khoa học, dễ hiểu và rất phù hợp với lứa tuổi mầm non, giúp trẻ làm quen bắt đầu từ nét cơ bản đếnviết chữ cái, chữ ghép và chữ số.
-Mở đầu làLuyện nét cơ bản,giúp trẻ làm quen vớinét thẳng, nét cong, nét xiên. Những bài tập này là nền tảng để viết chữ cái và chữ số sau này.
- Viết chữ cái: Trẻ sẽ đượcviết từng chữ cái theo hướng dẫn một cách rõ ràng và chuẩn xác, qua đó giúp trẻ nắm vững cấu tạo và cách viết của mỗi chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt.
- Viết chữ ghép: Khi đã thành thạo nét và các chữ cáisẽ chuyển sang viết từ ghép đơn giản, giúp phát triển khả năng viết từ và câu. Việc viết chữ ghép không chỉ nâng cao kỹ năng viết mà còn giúp trẻ làm quen với cấu trúc ngữ pháp cơ bản của Tiếng Việt.
- Viết chữ số: Các bàiluyện viết chữ sốgiúp trẻ nhận diện và viết chính xác các con số từ 0 đến 9, chuẩn bị cho việc học toán sau này.
Ưu điểm của sách:
- Cácbài học được sắp xếp từ dễ đến khó, từTập tô-Tập viếtđể trẻlàm quen và hoàn thiện kĩ năng Tập viết.
- Các trang viếtcó hướng dẫn chi tiết, dễ hiểu, giúp trẻ tự học và luyện tập một cách hiệu quả.
- Không chỉluyện viết, sách còn giúp trẻ luyện các kỹ năng quan trọngnhư sự tập trung, kiên nhẫn, và khả năng tư duy logic.
Cuốn sách"Hành Trang Vào Lớp 1 - Đọc Thông Viết Thạo Tiếng Việt-LUYỆN VIẾT 1"là công cụ tuyệt vời giúp các bậc phụ huynh và giáo viên hướng dẫn trẻ một cách dễ dàng và hiệu quả giúp hoàn thiện kĩ năng ĐỌC THÔNG - VIẾT THẠOTiếng Việt.
Luật Thương Mại (Hiện Hành) (Sửa Đổi Năm 2017, 2019)
Nội dung cuốn sách này là văn bản Luật thương mại năm 2005 đã được hợp nhất với nội dung sửa đổi của Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 và Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019.
Luật Hợp Tác Xã Năm 2023
Luật này quy định về thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể, phá sản và hoạt động có liên quan của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; chính sách của Nhà nước về phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2023.
Quang Trung - Anh Hùng Dân Tộc (1788 - 1792)
Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản của nhà nghiên cứu sử học và văn học Hoàng Thúc Trâm với bút danh chính là Hoa Bằng. Dưới ngòi bút linh hoạt, đầy sức hấp dẫn của Hoa Bằng, cùng những tư liệu quý vừa phong phú, vừa mới mẻ, tầm vóc, tài năng của hoàng đế Quang Trung hiện lên vô cùng sống động và được tác giả làm sáng rõ với những nhận định, đánh giá xác đáng.
Cuốn sách có độ dày gần 400 trang, được kết cấu gồm 4 phần: “Quật khởi”, “Bắc tiến”, “Đối ngoại” và “Nội trị”, khắc họa một cách sinh động về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp của vua Quang Trung, cũng như các thành tích quân sự, chính trị, ngoại giao, văn hóa thời Tây Sơn.
Cuốn sách được xuất bản lần đầu năm 1944, trải qua nhiều lần xuất bản với nhiều nhà xuất bản khác nhau. Nhằm tiếp tục gìn giữ, kế thừa, tiếp bước và phát huy truyền thống lịch sử hào hùng của phong trào Tây Sơn và tỏ lòng thành kính, tri ân những đóng góp của người anh hùng “áo vải cờ đào”, trí dũng song toàn Quang Trung – Nguyễn Huệ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Quang Trung – Anh hùng dân tộc (1788-1792). Nội dung cuốn sách được lấy theo bản in năm 1998 do Trung tâm UNESCO Thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam cung cấp
Luật Sở Hữu Trí Tuệ (Hiện Hành)(Sửa Đổi, Bổ Sung Năm 2009, 2019, 2022)
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006. Do một số điều luật sau một thời gian áp dụng, không còn phù hợp với thực tiễn đời sống kinh tế – xã hội của đất nước. Vì vậy Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua các sửa đổi, bổ sung. Cuốn sách Luật sở hữu trí tuệ (Hiện hành) (Sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022) là văn bản được hợp nhất các sửa đổi, bổ sung đến năm 2022.
Luật Đầu Tư Năm 2020 (Sửa Đổi, Bổ Sung Năm 2020, 2022, 2023, 2024)
Luật Đầu tư năm 2020 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17/6/2020. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021. Luật quy định về hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và hoạt động đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài, áp dụng đối với nhà đầu tư và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh.
Luật Đầu tư là đạo luật có quy mô và mức độ cải cách lớn, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và được triển khai thực hiện trong bối cảnh một số luật khác được ban hành. Để bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, đến nay đã có 10 văn bản Luật sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư năm 2020, gồm các luật: Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự năm 2022; Luật Điện ảnh năm 2022; Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện năm 2022; Luật Nhà ở năm 2023; Luật Căn cước năm 2023; Luật Giao dịch Điện tử năm 2023; Luật Tài nguyên nước năm 2023; Luật Đất đải năm 2024.
Đề tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đọc trong việc tìm hiểu và áp dụng Luật, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Luật Đầu tư năm 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2020, 2022, 2023, 2024). Nội dung cuốn sách là văn bản hợp nhất Luật Đầu tư năm 2020 với các nội dung được sửa đổi, bổ sung của 10 Luật nêu trên.
Luật Doanh Nghiệp (Hiện Hành) (Sửa Đổi, Bổ Sung Năm 2022)
Luật Doanh nghiệp được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 17/6/2020 quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp, bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân; quy định về nhóm công ty. Luật Doanh nghiệp năm 2020 thay thế cho Luật Doanh nghiệp năm 2014.
Ngày 11/01/2022, tại kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự, trong đó có nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Đối Đầu Nga-Mỹ - "Cuộc Chiến Tranh Lạnh Mới"?
Nội dung cuốn sách sách Đối đầu Nga – Mỹ: Cuộc ế lạnh mới? sẽ hé mở nhiều sự kiện bí mật, những nghi vấn, tranh luận; những âm mưu, toan tính trong chiến lược quốc gia của mỗi nước về sự đối đầu giữa hai cường quốc N – M.ỹ trên nhiều khía cạnh cụ thể như cuộc chiến thông tin, chạy đua v.ũ , bầu cử t.ổ t.h.ố hay tranh giành nguồn tài nguyên thậm chí cả lãnh thổ…, qua đó giúp bạn đọc phần nào hiểu sâu hơn và nhận biết rõ bản chất sự đối đầu chưa khi nào chấm dứt giữa hai cường quốc này.
Sa Pa Giữa Trời Mây Trắng
Cuốn sách Sa Pa giữa trời mây trắng của hai tác giả Nguyễn Thái Bình và Phạm Hoàng Hải lần này đã được chỉnh sửa, bổ sung nhiều nội dung mới so với ấn bản năm 2003 với mục đích quảng bá rộng rãi hơn nữa vẻ đẹp của Sa Pa đến du khách trong và ngoài nước, cũng như đem lại cho bạn đọc những cảm nhận về một Sa Pa tươi mới, đa sắc, phát triển nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp trong trẻo, hiền hòa của mảnh đất và con người vùng Tây Bắc Tổ quốc.
Trong cuốn sách, theo chân người kể chuyện - các tác giả của cuốn sách, bạn đọc sẽ được lên núi cao, xuống thung sâu, đi thăm thú những thửa ruộng bậc thang, vườn tược tươi tốt, hoa trái thơm ngọt, vào từng bản làng, đến từng phiên chợ, lễ hội để tận hưởng những cảm giác thật đặc biệt, được đắm chìm vào cảnh sắc nên thơ, thiên nhiên tươi đẹp, được thưởng thức những sản vật núi rừng nơi đây, và được gặp gỡ những con người Sa Pa hồn hậu đến ngỡ ngàng.
Hành trình gian nan khai sơn, phá thạch và tạo những cung đường dẫn lên “nóc nhà Đông Dương” Fansipan cũng được kể lại bằng những câu chuyện thú vị, những chuyến khảo sát của chuyên gia địa chất cả trong và ngoài nước, của dân bản địa và thậm chí là các văn nghệ sĩ.
Là vùng đất sở hữu nền văn hóa bản địa độc đáo, Sa Pa tạo nên sức hút riêng biệt bởi nhiều nét riêng biệt, và không thể không nhắc đến những bản làng cổ kính, “đẹp quên lối về” nhưng vẫn lưu giữ được vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc. Một trong số đó đã được các tác giả giới thiệu trong cuốn sách - bản Cát Cát.
Được xem là bản làng đẹp nhất của vùng núi rừng Tây Bắc, Cát Cát là nơi vẫn lưu giữ được những nét văn hóa truyền thống của người Mông, với những ngôi “nhà trình tường” độc đáo, những phong tục tập quán, nghi lễ mang đậm sắc màu văn hóa bản địa, khung cảnh thiên nhiên thơ mộng với những cánh đồng hoa ngút ngàn rực rỡ sắc màu, những chiếc cầu tre, cọn nước… dường như chỉ có trong chuyện cổ tích.
Cuốn sách được xuất bản nhằm mục đích quảng bá rộng rãi hơn nữa vẻ đẹp của Sa Pa đến du khách trong và ngoài nước, cũng như đem lại cho bạn đọc những cảm nhận về một Sa Pa tươi mới, đa sắc, phát triển nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp trong trẻo, hiền hòa của mảnh đất và con người vùng Tây Bắc Tổ quốc.
“Việc xuất bản cuốn sách được thực hiện với trách nhiệm, mong muốn góp phần nhỏ bé của mình quảng bá cho du lịch Sa Pa, để Sa Pa trở thành điểm đến yêu thích của nhiều người hơn nữa”, đồng chí Nguyễn Thái Bình chia sẻ
Luật Bảo Hiểm Y Tế (Hiện Hành) (Sửa Đổi, Bổ Sung Năm 2013, 2014, 2015, 2018, 2020)
Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 14/11/2008 là Luật số 25/2008/QH12.
Pháp Lệnh Trình Tự Thủ Tục Tòa Án Nhân Dân Xem Xét, Quyết Định Việc Đưa Người Nghiện Ma Túy Từ Đủ 12 Tuổi Đến Dưới 18 Tuổi Vào Cơ Sở Cai Nghiện Bắt Buộc
Pháp lệnh được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV, phiên họp thứ 9 thông qua ngày 24 tháng 3 năm 2022 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày thông qua.
Luật Thi Đua, Khen Thưởng
Căn cứ Điều 88 và Điều 91 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Điều 80 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
NAY CÔNG BỐ
Luật Thi đua, khen thưởng
Đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2022.
CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
NGUYỄN XUÂN PHÚC
Luật Quốc Tịch Việt Nam (Hiện Hành) (Sửa Đổi Bổ Sung Năm 2014)
Luật Quốc tịch Việt Nam (hiện hành) (sửa đổi, bổ sung năm 2014) gồm 6 chương, 44 điều. Ngoài quy định những vấn đề chung về quốc tịch Việt Nam như: quyền đối với quốc tịch, nguyên tắc quốc tịch, quan hệ giữa Nhà nước và công dân, bảo hộ đối với công dân Việt Nam ở nước ngoài,… Luật quy định những vấn đề liên quan tới: có quốc tịch Việt Nam; mất quốc tịch Việt Nam; thay đổi quốc tịch của người chưa thành niên và của con nuôi; trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước về quốc tịch và điều khoản thi hành.
Nội dung cuốn sách là văn bản được nhất thể hóa giữa Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quốc tịch Việt Nam năm 2014, giúp độc giả thuận tiện trong việc tra cứu và tham khảo.
Bộ Sách Lịch Sử Quân Sự Việt Nam (Bộ 14 Tập)
Với 14 tập, bộ sách “Lịch sử Quân sự Việt Nam” được xem như bộ sử lớn đương đại, dựng lại lịch sử quân sự vĩ đại của dân tộc ta trong các cuộc đấu tranh chống xâm lược và bảo vệ Tổ quốc.
Bộ sách là kết quả của quá trình 20 năm tiến hành nghiên cứu, biên soạn với sự hợp tác tích cực của các cơ quan, các nhà nghiên cứu hàng đầu của giới sử học nước nhà và sự nỗ lực của tập thể cán bộ nghiên cứu của Viện Lịch sử Quân sự.
Đây được xem như bộ sử lớn đương đại, dựng lại toàn bộ hoạt động quân sự của dân tộc trong các cuộc chiến tranh chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc, kể cả những cố gắng mở nước của cha ông và các cuộc nội chiến từ thời Hùng Vương – An Dương Vương cho đến ngày nay.
Bộ sách gồm 14 tập, với những nội dung chủ yếu mỗi tập như sau:
Lịch sử Quân sự Việt Nam. Tập 1: Buổi đầu giữ nước. Thời Hùng Vương – An Dương Vương, đề cập những hoạt động quân sự của người Việt cổ trong giai đoạn đầu của lịch sử quân sự Việt Nam: giai đoạn Hùng Vương – An Dương Vương.
Lịch sử Quân sự Việt Nam. Tập 2: Đấu tranh giành độc lập tự chủ (từ năm 179 tr.CN đến năm 938), là lịch sử quân sự dân tộc giai đoạn Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, kể từ sau thất bại của An Dương Vương đến chiến thắng Bạch Đằng (938).
Lịch sử Quân sự Việt Nam. Tập 3: Thời Ngô – Đinh – Tiền Lê – Lý (939-1225), đề cập toàn bộ nội dung lịch sử quân sự giai đoạn đầu thời kỳ độc lập, thế kỷ X – XII, từ thời Ngô đến thời Lý; trong đó có sự nghiệp dẹp loạn của vua Đinh và lịch sử hai cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn và Lý Thường Kiệt lãnh đạo.
Lịch sử Quân sự Việt Nam. Tập 4: Hoạt động quân sự thời Trần (thế kỷ XIII-XIV), là lịch sử quân sự trong một giai đoạn oanh liệt của dân tộc với kế sách giữ nước tiến bộ, những thành tựu trên lĩnh vực quân sự, những chiến công oai hùng của nhân dân ta trong ba lần kháng chiến chống Nguyên – Mông và những tư tưởng quân sự trong giai đoạn lịch sử này.
Lịch sử Quân sự Việt Nam. Tập 5: Hoạt động quân sự thời Hồ – Lê Sơ (thế kỷ XV), đề cập toàn bộ lịch sử quân sự dân tộc từ thời Hồ đến Lê Sơ (thế kỷ XV), trong đó có lịch sử cuộc kháng chiến chống Minh thời Hồ, khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XV, về những vấn đề quốc phòng – quân sự giai đoạn Lê Sơ.
Lịch sử Quân sự Việt Nam. Tập 6: Hoạt động quân sự từ năm 1527 đến năm 1771), là lịch sử quân sự dân tộc trong gần ba thế kỷ từ đầu thế kỷ XVI đến trước cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, bao gồm những hoạt động quân sự trong giai đoạn xuất hiện các phe phái phong kiến với những cuộc chiến tranh giành quyền lực và khởi nghĩa nông dân chống phong kiến ở nước ta.
Lịch sử Quân sự Việt Nam. Tập 7: Hoạt động quân sự thời Tây Sơn (1771-1802), thể hiện toàn bộ sự nghiệp quân sự của Tây Sơn-Nguyễn Huệ trong quá trình đánh tan thù trong giặc ngoài, bao gồm cả phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn và hai cuộc kháng chiến chống Xiêm (1784-1785) và chống Thanh (1788-1789).
Lịch sử Quân sự Việt Nam. Tập 8: Hoạt động quân sự từ năm 1802 đến năm 1896, giải trình lịch sử quân sự giai đoạn từ đầu thế kỷ XIX đến 1896, tức từ khi triều Nguyễn thành lập đến khi phong trào Cần Vương thất bại. Lịch sử quân sự giai đoạn này bao gồm những hoạt động quân sự dưới triều Nguyễn và phong trào chống thực dân Pháp xâm lược trong nửa cuối thế kỷ XIX ở Việt Nam.
Lịch sử Quân sự Việt Nam. Tập 9: Hoạt động quân sự từ năm 1897 đến Cách mạng Tháng Tám 1945, bao gồm những hoạt động quân sự của dân tộc trong giai đoạn từ khi thực dân Pháp bắt đầu tiến hành khai thác thuộc địa ở nước ta (1897) đến Cách mạng tháng Tám 1945, trong đó gồm những phong trào chống đế quốc và phong kiến, sự xuất hiện tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, quá trình xây dựng lực lượng và đấu tranh vũ trang dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam tiến tới thắng lợi rực rỡ của Cách mạng Tháng Tám.
Lịch sử Quân sự Việt Nam. Tập 10: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), gồm lịch sử quân sự từ sau Cách mạng tháng Tám, giai đoạn cả nước tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954), trong đó gồm tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh và đường lối quân sự của Đảng về tiến hành chiến tranh nhân dân chống xâm lược, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, bước trưởng thành của quân đội nhân dân Việt Nam, các giai đoạn phát triển và nghệ thuật quân sự trong kháng chiến thần thánh của dân tộc ta.
Lịch sử Quân sự Việt Nam. Tập 11: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), thể hiện nguồn gốc, tiến trình của cuộc chiến tranh nhân dân giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, các bước phát triển rực rỡ của nghệ thuật quân sự hiện đại Việt Nam, những chiến công oanh liệt của quân và dân ta, nguyên nhân thắng lợi và bài học lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Lịch sử Quân sự Việt Nam. Tập 12: Những nhân tố hợp thành sức mạnh Việt Nam thắng Mỹ. Từ diễn biến của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tập 12 sẽ đúc kết, lý giải những vấn đề quân sự nổi bật, như quá trình xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, vấn đề binh khí – kỹ thuật quân sự, xây dựng hậu phương chiến tranh, tư tưởng, đường lối quân sự, phương thức tiến hành chiến tranh và nghệ thuật quân sự Việt Nam trong giai đoạn này.
Lịch sử Quân sự Việt Nam. Tập 13: Thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1975-2000), gồm những hoạt động quân sự của quân và dân ta từ sau đại thắng mùa Xuân năm 1975 đến năm 2000, trong đó có cả cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Tây Nam và phía Bắc, một số vấn đề quốc phòng – an ninh và quá trình xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong sự nghiệp đổi mới cùng những hoạt động quân sự nhằm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Lịch sử Quân sự Việt Nam. Tập 14: Tổng luận. Từ thực tiễn hoạt động quân sự của dân tộc ta từ xưa đến nay đúc kết những đặc trưng lớn của lịch sử quân sự Việt Nam trên tất cả lĩnh vực tổ chức và hoạt động quân sự, rút ra những quy luật của lịch sử quân sự, những quan điểm và tư tưởng quân sự, những bài học (kể cả những bài học thành công và bài học thất bại), những cơ sở và cội nguồn của sức mạnh quân sự Việt Nam trong lịch sử khởi nghĩa chiến tranh chống xâm lược.
Để tái hiện tiến trình lịch sử trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước là không hề đơn giản, nhưng với tinh thần tôn trọng sự thật và ý thức trách nhiệm đối với lịch sử, tập thể tác giả đã phản ánh tương đối toàn diện, sâu sắc toàn bộ hoạt động quân sự của dân tộc.
Đồng thời, làm nổi bật một số sự kiện trọng yếu, đánh giá những ưu, nhược điểm chính, phân tích làm rõ nguồn gốc chiến tranh, nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm, những thành công, cũng như chưa thành công qua từng giai đoạn của lịch sử nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ và có cái nhìn đúng đắn, khoa học về lịch sử hào hùng của dân tộc ta.
Luật Hòa Giải Ở Cơ Sở (Hiện Hành)
Luật hòa giải ở cơ sở được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 20/6/2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014. Luật gồm 5 chương, 33 điều, quy định nguyên tắc, chính sách của Nhà nước về hòa giải ở cơ sở, hòa giải viên, tổ hòa giải; hoạt động hòa giải ở cơ sở; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong hoạt động hòa giải ở cơ sở. Cuốn sách là tài liệu hữu ích với những người làm công tác hòa giải, các cán bộ nghiên cứu và độc giả quan tâm đến lĩnh vực này.
Chuyện Vua Hàm Nghi
Cuốn sách kể về cuộc đời thăng trầm của vua Hàm Nghi từ khi lên ngôi năm 13 tuổi đến khi bị bắt mới 18 tuổi trong bối cảnh cuối thế kỷ XIX, với các cuộc khởi binh liên tiếp thất bại và sự rối ren, hỗn loạn của triều đình nhà Nguyễn trước sự xâm lăng của thực dân Pháp.
Giáo Trình Triết Học Mác-Lenin (Dành Cho Bậc Đại Học Hệ Chuyên Lý Luận Chính Trị)
Giáo trình do Ban biên soạn gồm các tác giả là nhà nghiên cứu, nhà giáo dục thuộc Viện Triết học – Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, các học viện, trường đại học, Viện Triết học – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam,… tổ chức biên soạn trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu trước đây, đồng thời bổ sung nhiều nội dung, kiến thức, kết quả nghiên cứu mới, gắn với công cuộc đổi mới ở Việt Nam, nhất là những thành tựu trong 35 năm đổi mới đất nước.
Giáo trình gồm 4 chương:
Chương 1 trình bày những tri thức cơ bản về triết học, triết học Mác – Lênin, vai trò của triết học Mác – Lênin trong đời sống xã hội.
Chương 2 trình bày những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, gồm: vấn đề vật chất và ý thức; phép biện chứng duy vật; lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Chương 3 trình bày những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, gồm: vấn đề hình thái kinh tế – xã hội; giai cấp và dân tộc; nhà nước và cách mạng xã hội; ý thức xã hội; triết học về con người.
Chương 4 trình bày vấn đề triết học Mác – Lênin trong thời đại ngày nay, từ bối cảnh lịch sử để tìm hiểu mối quan hệ giữa triết học Mác – Lênin với các khoa học; vai trò của triết học Mác – Lênin đối với việc nhận thức và giải quyết những vấn đề toàn cầu; vai trò của triết học Mác – Lênin trong đời sống xã hội và trong sự nghiệp đổi mới; điều kiện cần thiết để nhận thức và vận dụng có hiệu quả triết học Mác – Lênin giai đoạn hiện nay. Đây cũng là nội dung đi sâu phân tích dành cho hệ chuyên lý luận chính trị để có những kiến thức phong phú và hiểu biết đầy đủ hơn về những vấn đề của triết học hiện nay, gắn với thực tiễn và bối cảnh của thời kỳ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Giáo trình cung cấp những tri thức hiểu biết có tính nền tảng và hệ thống về triết học Mác – Lênin; xây dựng thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng duy vật làm nền tảng lý luận cho việc nhận thức các vấn đề, nội dung của các môn học khác; nhận thức được thực chất giá trị, bản chất khoa học, cách mạng của triết học Mác – Lênin. Cuốn sách là tài liệu cần thiết, nhằm cung cấp tài liệu giảng dạy, học tập cho giảng viên, sinh viên chuyên ngành lý luận chính trị các trường đại học theo chương trình mới.
Chuyện Nhân Vật Lịch Sử Thời Lê Mạt
Cuốn sách “Chuyện nhân vật lịch sử thời Lê Mạt” giới thiệu một cách ngắn gọn về một số nhân vật vua, quan, hoàng thân quốc thích, tướng sĩ… nhà Lê trong giai đoạn lịch sử triều Lê suy tàn, đất nước chiến tranh, loạn lạc, chia rẽ trầm trọng.
Cuộc Đời Trôi Nổi Và Đau Thương Của Vua Lê Chiêu Thống (Truyện Ký)
Cuốn sách “Cuộc đời trôi nổi và đau thương của vua Lê Chiêu Thống (Truyện ký)” đã tái hiện sinh động những nhân vật, sự kiện xảy ra trong khoảng thời gian vua Lê Chiêu Thống nắm quyền cũng như bốn năm ông trôi dạt xứ người.
Pháp Luật Đại Cương - Dùng Trong Các Trường Đại Học, Cao Đẳng Và Trung Cấp
Ở bất cứ quốc gia, xã hội nào, pháp luật có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội. Đối với Nhà nước, pháp luật được coi là công cụ hữu hiệu nhất để quản lý tất cả các vấn đề trong xã hội bởi pháp luật là một khuôn mẫu và có tính bắt buộc chung nên mọi người trong xã hội đều cần phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Nếu như không chấp hành hoặc chấp hành không đúng các quy định của pháp luật thì sẽ bị áp dụng các chế tài tương ứng tùy thuộc vào hành vi vi phạm. Đối với công dân, pháp luật là phương tiện quan trọng để mọi người dân bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Thông qua pháp luật đảm bảo cho người dân được thực hiện các quyền cũng như nghĩa vụ của mình theo quy định và quyền lợi này sẽ được quy định và bảo vệ một cách tốt nhất. Đối với toàn xã hội nói chung thì pháp luật đã thể hiện được vai trò của mình trong việc đảm bảo sự vận hành của toàn xã hội, tạo lập và duy trì sự bình đẳng trong cộng đồng để đảm bảo cho xã hội phát triển một cách ổn định và bền vững nhất thì pháp luật có vai trò rất quan trọng để mọi người trong xã hội thực hiện. Ở Việt Nam, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương tăng cường giáo dục pháp luật trong các nhà trường thông qua các chương trình môn học, giáo trình, tài liệu giảng dạy pháp luật bảo đảm đúng tinh thần và nội dung của Hiến pháp và pháp luật hiện hành.
Khoa học nhà nước và pháp luật đại cương nghiên cứu vấn đề nhà nước và pháp luật, bản chất, vai trò xã hội, những quy luật đặc thù, cơ bản nhất của sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của chúng; đồng thời nghiên cứu những nét khái quát nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế. Vì vậy, trong những năm qua, khoa học nhà nước và pháp luật đại cương được coi là môn học chính thức, quan trọng trong chương trình đại học đại cương, đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp…
Cuốn sách Pháp luật đại cương – dùng trong các trường đại học cao đẳng và trung cấp của TS. Lê Minh Toàn đưa ra những vấn đề lý luận chung về nhà nước và pháp luật; trình bày các ngành luật cơ bản của hệ thống pháp luật Việt Nam như: Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Hình sự và Luật Tố tụng hình sự, Luật Dân sự và Luật Tố tụng dân sự, Pháp luật về lao động, Bảo hiểm xã hội, Pháp luật về kinh doanh. Ngoài ra, cuốn sách còn thể hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước trong việc tăng cường giáo dục pháp luật ở mỗi cá nhân công dân, xây dựng “Tủ sách pháp luật” tại các xã, phường, thị trấn và điểm bưu điện văn hóa xã.
Cuốn sách giúp cho học sinh, sinh viên có điều kiện dễ dàng tiếp cận với các môn học khác có liên quan đến pháp luật; góp phần xây dựng ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của mỗi cá nhân, giúp cho mỗi cá nhân hình thành ý thức và thói quen xử sự phù hợp với quy định của pháp luật.
Những Câu Chuyện Của Nữ Chiến Sĩ Du Kích Đô Thị Caracas
Cuốn sách được xuất bản nhằm hướng tới kỷ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Venexuela (12/1989 – 12/2024), 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), đồng thời cũng là hoạt động thiết thực tri ân những người đã đóng góp cho hòa bình, tiến bộ ở mỗi nước, là dịp để tuyên truyền cho nhân dân hai nước, nhất là thế hệ trẻ về tinh thần đoàn kết, hữu nghị, gắn bó giữa hai dân tộc Việt Nam – Venexuela.
Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Năm 2014
LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19/6/2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015. Luật gồm 9 chương, 133 điều, quy định về chế độ hôn nhân và gia đình; chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử giữa các thành viên gia đình; trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình.
Cuốn sách trình bày toàn văn văn bản Luật Hôn nhân và gia đình (hiện hành), giúp bạn đọc thuận tiện tra cứu, tham khảo.
Luật Tổ Chức Cơ Quan Điều Tra Hình Sự (Hiện Hành) (Sửa Đổi, Bổ Sung Năm 2021)
Cuốn sách gồm 10 chương, 73 điều với những nội dung cơ bản: Những quy định chung; Tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra như Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, kiểm ngư, các cơ quan của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; Quan hệ phân công và phối hợp trong hoạt động điều tra hình sự; Quy định liên quan đến thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra, điều tra viên và cán bộ điều tra; Quy định về chế độ chính sách với người làm công tác điều tra hình sự, bảo đảm biên chế, đào tạo bồi dưỡng trong công tác điều tra hình sự; Trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác điều tra hình sự; Điều khoản thi hành.
Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 26/11/2015 là Luật số 99/2015/QH13; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự đã được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 12/11/2021 là Luật số 02/2021/QH15. Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (hiện hành) (sửa đổi, bổ sung năm 2021) được ban hành sẽ tạo cơ sở pháp lý toàn diện, đồng bộ, cụ thể và nâng cao hiệu quả của hoạt động điều tra hình sự trong tình hình mới.
Luật Phòng Cháy Và Chữa Cháy Năm 2001 (Sửa Đổi, Bổ Sung Năm 2013, 2023)
Luật Phòng cháy và chữa cháy được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2001, có hiệu lực thi hành từ ngày 04/10/2001. Luật gồm 9 chương, 65 điều, quy định về phòng cháy, chữa cháy, xây dựng lực lượng, trang bị phương tiện, chính sách cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
Trong quá trình thực hiện, một số nội dung của Luật cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và tăng cường công tác quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy trong tình hình mới. Vì vậy, ngày 22/11/2013, kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014.
Ngày 28/11/2023, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV thông qua Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2013).
Nội dung cuốn sách là văn bản được hợp nhất từ Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2013 và những nội dung sửa đổi Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) quy định tại Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở năm 2023.
Luật Thi Hành Án Hình Sự Năm 2019 Và Nghị Định Hướng Dẫn Thi Hành
Ngày 14/6/2019, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 7 đã thông qua Luật Thi hành án hình sự năm 2019. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020 và thay thế Luật Thi hành án hình sự năm 2010.
Để hướng dẫn và triển khai thi hành Luật, ngày 09/11/2020, Chính phủ đã ban hành Nghi định số 133/2020/ NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi hành án hình sự năm 2019.
Luật Con Nuôi (Hiện Hành)
Luật nuôi con nuôi đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010.
Luật Kinh Doanh Bất Động Sản Năm 2023 (Sửa Đổi, Bổ Sung Năm 2024)
Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 6, ngày 28/11/2023 gồm 10 chương, 83 điều, điều chỉnh các vấn đề liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bất động sản như: Kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng có sẵn; Kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai; Kinh doanh quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản; Chuyển nhượng dự án bất động sản; Hợp đồng kinh doanh bất động sản; Kinh doanh dịch vụ bất động sản và đào tạo, bồi dưỡng, cấp chứng chỉ hành nghề trong kinh doanh dịch vụ bất động sản; Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản; Quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản.
Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 là cơ sở pháp lý quan trọng giúp các tổ chức, cá nhân có điều kiện thuận lợi tham gia thị trường bất động sản, góp phần thiết lập nền tảng pháp lý cho thị trường bất động sản vận hành với nhiều điểm mới.
Để các quy định của Luật sớm được đưa vào thực hiện, ngày 29/6/2024, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15 và Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15, trong đó quy định Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2024.
Hỗ trợ học tập hiệu quả với tài liệu PDF, Word - SachTruyen.com.vn chia sẻ các tài liệu học tập chất lượng, bao gồm sách, bài tập, đề thi, giúp người dùng học tập hiệu quả và đạt kết quả cao trong các kỳ thi.
DANH MỤC NỔI BẬT
Tài Liệu Toán, Tài liệu Tiếng Anh, Tài Liệu Công Dân, Tài Liệu Địa Lí, Tài Liệu Lịch Sử, Tài Liệu Sinh Học, Tài Liệu Ngữ Văn, Tài Liệu Hóa Học, Tài Liệu Vật lí.
VỀ CHÚNG TÔI