Vẻ Đẹp Của Cảnh Sắc Tầm Thường - Hay Vì Sao Chúng Ta Cần Thay Đổi Cách Thưởng Thức Thiên Nhiên?
“Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường - Hay vì sao chúng ta cần thay đổi cách thưởng thức thiên nhiên?” là tác phẩm mới nhất của tác giả Đặng Hoàng Giang. Trong 9 năm qua, tác giả Đặng Hoàng Giang đã viết 5 đầu sách được đón nhận rộng rãi với tổng cộng khoảng một phần tư triệu bản đã được bán ra.
Trong “Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường”, qua những chuyến đi và những cuộc trò chuyện của đôi bạn trẻ hư cấu là Tò Mò và Suy Ngẫm - hai nhân vật đại diện cho những người trẻ ham học hỏi, có cá tính riêng và cùng yêu thiên nhiên; tác giả Đặng Hoàng Giang chỉ ra hệ lụy từ cách mà chúng ta đang thưởng thức vẻ đẹp của phong cảnh và sinh vật. Hóa ra, thị hiếu, quan điểm của chúng ta về đẹp và xấu trong tự nhiên không đơn giản là những thứ tùy gu, thuộc sở thích cá nhân mà tác động trực tiếp đến cách ta kiến tạo thế giới.
Cuốn sách “Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường” mở ra những con đường mới để mỗi người có thể phát triển khả năng rung động và kết nối sâu sắc với mọi hình thái của thiên nhiên, thay vì chỉ với những phong cảnh hợp Instagram. Hành trình của Tò Mò và Suy Ngẫm cũng giúp ta đi xuyên qua vẻ bề ngoài để cảm nhận được vẻ đẹp của sự phong phú, phức tạp và bí ẩn của âm thanh và mùi vị; của chuồn chuồn, nhện và bướm di cư; của đầm lầy, hoa tàn và lúc xấu trời - những điều mà trước kia ta coi là bình thường, thậm chí tầm thường, xấu xí.
Năng lực cảm thụ những vẻ đẹp khác nhau, khó cảm nhận của thiên nhiên cần được bồi đắp, khơi gợi, thậm chí đào tạo. Điều này có ý nghĩa xã hội to lớn và quan trọng hơn mọi khẩu hiệu kêu gọi bảo tồn, bởi có lẽ ta chỉ tâm huyết để gìn giữ và bảo vệ những điều mà vẻ đẹp của nó khiến ta rung động.
Cuốn sách chứa đựng nhiều quan điểm triết học, khối lượng thông tin tương đối phong phú liên quan đến quan điểm mỹ học, thế giới sinh vật… nhưng được truyền tải một cách khéo léo, dễ tiếp cận qua những cuộc đối thoại, trò chuyện đời thường giữa cặp đôi nhân vật Tò Mò & Suy Ngẫm, giúp khơi gợi ở bạn đọc cách cảm nhận đúng về vẻ đẹp của thiên nhiên: Thiên nhiên đẹp như nó vốn có, không phụ thuộc vào các quy chuẩn đẹp mà chúng ta áp cho con người và khi đã yêu thiên nhiên, một cách tự nhiên, chúng ta sẽ biết cách bảo vệ thiên nhiên.
Đặc biệt, sách được in màu toàn bộ, có kèm khoảng 100 hình ảnh minh họa sinh động, sắc nét.
THÔNG TIN TÁC GIẢ:
Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang là nhà hoạt động xã hội và tác giả phi hư cấu, quan tâm đến các chủ đề văn hóa và xã hội đương đại như môi trường, bất bình đẳng, chủ nghĩa tiêu dùng... Ông cũng tiên phong trong các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về sức khỏe tinh thần, phá bỏ định kiến và kỳ thị. Nhân vật thường gặp trong những cuốn sách của ông có thể là người cận tử, người trẻ có tuổi thơ dữ dội hay người trầm cảm... Ông nỗ lực mở rộng không gian xã hội dân sự, truyền bá tri thức, góp phần xây dựng một xã hội giàu lòng khoan dung và trắc ẩn.
Đặng Hoàng Giang tốt nghiệp chương trình đào tạo Kỹ sư Tin học tại Đại học Công nghệ Ilmenau, Đức, và có bằng tiến sĩ kinh tế phát triển của Đại học Công nghệ Vienna, Áo. Những cuốn sách và nhiều bài viết của ông có sức ảnh hưởng rộng rãi trong xã hội.
Sách đã xuất bản:
Bức xúc không làm ta vô can
Thiện, Ác và Smartphone
Điểm đến của cuộc đời
Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ
Đại dương đen
Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường
THÔNG TIN MINH HOẠ:
- Vẽ bìa & vẽ một số tranh minh họa nội dung: Họa sĩ Trần Thu Ngân, họa sĩ chuyên vẽ minh họa, tốt nghiệp khoa Tạo dáng Công nghiệp trường Đại học Mở. Trần Thu Ngân cũng là họa sĩ tham gia vẽ nhiều bìa và tranh minh họa cho loạt sách của tác giả Đặng Hoàng Giang.
- Trong sách sử dụng khoảng hơn 100 tranh & ảnh chụp từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có ảnh của chính tác giả chụp, ảnh của bạn đọc gửi về và tranh ảnh từ nhiều nguồn uy tín khác nhau.
ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA
Bài review của Giám đốc Omega+ Trần Hoài Phương
Cách đây gần 100 năm, nhà bảo tồn thiên nhiên người Mỹ John Muir đã gọi xu hướng “lang thang trong những vùng hoang dã” như là dấu hiệu “đầy hy vọng của thời đại”. “Hàng ngàn con người mệt mỏi, căng thẳng, sống quá mức tiện nghi đang bắt đầu nhận ra rằng lên núi là trở về nhà; rằng sự hoang dã là một nhu cầu thiết yếu; và rằng những khu rừng và khu bảo tồn trên núi không chỉ hữu ích như những nguồn cung cấp gỗ và sông để tưới tiêu, mà còn là nguồn sống.” Trước đó nữa, Henry David Thoreau cất lời kêu gọi trở về với thiên nhiên, lời kêu gọi mà nhiều triết gia, nhà nhân học, nhà mỹ học về thiên nhiên thế kỷ 20 đã tiếp bước và đào sâu từ các góc tiếp cận của mình…
Đó là những gì đôi bạn tuổi trẻ: Tò Mò và Suy Ngẫm đã chia sẻ với nhau trong cuộc đối thoại độc đáo và lôi cuốn xuyên suốt hành trình mà cuốn sách Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường của tác giả Đặng Hoàng Giang kể lại. Đó là hành trình theo không gian: từ rừng xuống biển, từ những cảnh quan trác tuyệt cho đến những cảnh sắc bình thường như đầm lầy, bãi cỏ, cánh đồng hoang, từ lúc đẹp trời đến cả lúc xấu trời, từ ngày mưa đến ngày nắng… Nhưng đó còn là hành trình theo chiều lịch đại, đi dọc lịch sử của những cách thức đến với thiên nhiên trong quá khứ, từ hàng nghìn năm trước đến nay, trong mối tương quan với quan điểm thẩm mĩ, bối cảnh xã hội và tư tưởng các thời đại khác nhau để lần ra gốc tích những quan niệm cái đẹp mà ngày nay người ta xem là hiển nhiên.
Từ bao giờ thiên nhiên gắn với hiện tượng du lịch đại chúng, xuất hiện cùng với sự phát triển của nhiếp ảnh và mạng xã hội? Từ bao giờ thiên nhiên tự thân đã bị biến đổi thành một thứ hàng hóa mà con người tiêu thụ thông qua hình ảnh và các trải nghiệm bề mặt? Từ bao giờ những đỉnh núi, bãi biển hay thảo nguyên trở thành phông nền phục vụ nhu cầu chụp ảnh của du khách, thay vì được nhìn nhận bởi tự thân chúng?
Tìm về với thiên nhiên cũng là, và thực ra là hành trình đi vào chính mình. Sự kết nối giữa con người và thiên nhiên chỉ có thể khi chúng ta giải phóng mình khỏi cái nhìn vị ngã trung tâm để xem thiên nhiên như đối tượng tự thân thay vì chỉ là nguồn cung cấp nhu yếu hay bối cảnh, khung nền. Chỉ khi đó ta mới có thể nhận lĩnh từ thiên nhiên nguồn sống phong nhiêu, học hỏi và di dưỡng tinh thần thông qua mối giao đãi công bình và tôn trọng.
“Ta phải học lại thôi, cậu ạ!” [Tò Mò nói]. “Học cách tìm tới những điều bình dị trong thiên nhiên”, Suy Ngẫm đồng tình. Và việc này phải có phương pháp. Tác giả khuyến nghị việc tiếp cận thiên nhiên bằng tất cả các giác quan nghe, nhìn, cảm nhận bằng cơ thể, mùi vị; bằng tri thức khoa học về tự nhiên; bằng suy nghĩ, tưởng tượng, hình dung; bằng đồng cảm và thấu hiểu. Từ một chiếc lá nhỏ, một ngọn gió hay một cơn mưa, thiên nhiên có thể kể cho ta nghe những câu chuyện vô giá.
Và như thế, giáo dục về thiên nhiên phải là nền giáo dục của tương lai.
Giờ đây, hãy mở trang sách, bước vào hành trình cùng Tò Mò và Suy Ngẫm. Nhưng đến cuối cùng, hãy gấp sách lại, gác điện thoại sang bên, và chú tâm vào những điều bình thường kì diệu đang hiện diện trước ta…
TRÍCH ĐOẠN/ CÂU QUOTE HAY
- “Từ nhiều thập kỷ trước, nhiều triết gia đã buồn bã nhận xét rằng chúng ta lũ lượt kéo nhau tới những chỗ xa xôi để nhìn những cảnh hoành tráng như tìm tới tranh treo trong phòng triển lãm mà bỏ qua và coi thường những lòng sông, những cánh đồng hoang, những đầm lầy than bùn hay ao hồ hẻo lánh. Rung động thẩm mỹ của chúng ta nghèo nàn, như cậu đã nhận ra, vì nó chỉ mang tính bề mặt. Nhưng thiên nhiên không chỉ là màu sắc và đường nét. Một dòng sông hay một thung lũng có lịch sử, có đời sống, có vũ trụ riêng của nó.”
- “Tớ đã trực tiếp thấy rằng khi biết đọc ngôn ngữ của thiên nhiên, một khu rừng vắng vẻ bỗng bừng sáng và trở nên vô cùng sinh động như thế nào. Những vết xước ngang li ti trên thân cây nhẵn như là ai đó dùng dao lam cứa vào, đó là dấu vết của móng chân lũ sóc và chồn khi chúng leo lên. Mấy đọt măng vung vãi trên thảm lá kia, đó là thức mà nhím xơi xong bỏ lại. Những hạt đen đen như hạt đỗ to rải rác dưới đất, đó là phân nai. Cạnh đó, một quả gõ đỏ, giống như đậu Hà Lan khổng lồ, bị tách làm hai, nó đã qua tay khỉ. Cái đống đất cao quá đầu người đằng kia, đó là vương quốc của mối, bên trong chúng đang vận hành một xã hội vô cùng phức tạp. Còn cái lỗ to bằng nắm đấm trên đó, đó là cố gắng của tê tê để có bữa trưa. Cách đó một đoạn là một cái lỗ bằng ngón tay út trên mặt đất, đó là hang con bọ cạp. Một loạt các vết nhấn bằng hai đầu ngón tay trên bùn đã khô kia là vết chân nai. Nhìn thấy cây đa rỗng ruột, trước tớ chỉ muốn chui vào trong để chụp hình, nhưng giờ đây tớ biết nó là kết cục của một tấn kịch bi tráng của sống và chết. Trong mấy chục năm, cây đa dần lớn lên và bao quanh, hay bóp cổ, theo cách gọi dân gian, một cây chủ, khiến cho cây này cuối cùng chết, tàn lụi và phân hủy thành đống mùn bên dưới, để lại khoảng trống kỳ lạ bên trong cây đa.”
Không chỉ quan sát, chúng ta trở thành người can dự, tham gia vào tự nhiên xung quanh. Cảm thụ thiên nhiên, với Berleant, là một trải nghiệm mang tính thể lý thân nghiệm. Ta tương tác với thiên nhiên thông qua toàn bộ cơ thể của mình. Đi trong rừng, mắt ta thấy ánh nắng và bóng râm đan xen nhau, tai ta nghe tiếng lá lao xao, tiếng dế và ve xa gần, tiếng sấm ầm ì đằng chân trời, mũi ta ngửi mùi lá mục dưới chân, mùi hắc của bụi cây bên đường, ta cảm nhận giọt mồ hôi đang chảy xuống ngực, vỏ cây sần sùi trong lòng bàn tay, nhánh cây nhỏ quệt vào lưng, cơ chân ta căng lên khi ta bước xuống. Những chi tiết khác nhau của môi trường quanh ta nổi lên khỏi nền, trở thành tiền cảnh, khiến ta chú ý, rồi lại chìm xuống, nhường cho chi tiết khác.”
- “Ồ, cậu vừa mô tả sự hiện diện hoàn toàn trong hiện tại, với chính cơ thể mình và với xung quanh”, Tò Mò nhỏm dậy, hào hứng. “Tớ cũng đã từng có những khoảnh khắc đó, chúng sẽ ở trong tớ mãi mãi. Lần leo núi đó, cũng vào đầu đông như chuyến đi trước của chúng mình, tớ thấy mình thực sự được thiên nhiên bao bọc. Xung quanh tớ, khi thì châu chấu nhảy rào rào theo bước chân, lúc thì đàn bướm bay chập chờn trước mắt. Khi thì tớ ở dưới một tấm thảm âm thanh khổng lồ của các loại chim, lúc thì vắng lặng tới mức tớ nghe được tiếng tim mình đập điên cuồng sau một con dốc đứng.”
- “Trong khi đó, thiên nhiên giàu có hơn một bức ảnh biết bao, nếu ta dành thời gian cho nó, nếu ta ở bên trong nó. Từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác, mây kéo qua mặt trời, nắng dịu đi, gió dừng, lá cây ngừng lay động, côn trùng nghỉ ngơi. Ta chỉ hơi quay đầu sang bên, khung cảnh đã đổi khác, trước mặt ta không còn những thân cây nữa mà là vách đá. Ta đặt tay lên đó, rồi di chuyển nó từ mặt đá ấm nóng dưới nắng tới chỗ mềm, êm và mát của rêu. Cậu định thể hiện tất cả những điều này qua một bức ảnh thế nào?
- “Liên quan tới thị giác, có lẽ tớ sẽ không bao giờ quên cái đêm tớ lội suối trong rừng nguyên sinh cùng vài người bạn. Những cột sáng của mấy cái đèn pin đeo trên trán chỉ đủ để hắt một thứ ánh sáng mờ ảo và ma mị lên những thân cây cao bảy tám tầng nhà, những cây leo lớn bằng bắp đùi buông xuống hay vắt ngang hết cả tầm nhìn. Con suối sáng nhẹ trong ánh trăng ít ỏi lọt qua được những tán lá. Tiếng nước rì rào vọng tới từ bốn phía. Nước suối lúc ấm lúc mát, vờn và cù vào bụng chân. Sương đều đều buông xuống làm không khí ẩm ướt. Cú đêm gù gù trầm và sâu. Vài tiếng chim đêm lạc lõng. Như được điểm danh bởi một đội trưởng vô hình, ếch nhái bất ngờ ộp oạp lúc gần lúc xa, lúc to lúc nhỏ, lúc cụt lủn lúc ngân vang. Âm thanh của côn trùng như một làn sương mù lẩn khuất, như sóng biển lúc xa lúc gần. Có giọng khàn khàn nhỏ nhẹ, có giọng gắt và đanh, có giọng mượt như lụa, có giọng mềm mại nỉ non.
Trong không gian khổng lồ đó, cái nhìn của tớ được hướng dẫn để tập trung vào những thứ bé nhỏ nhất, điều tớ chưa từng làm. Một con ếch. Một con ô rô. Nhỏ nữa. Một con muỗm, một con dế lạc đà, một con sâu róm. Nhỏ nữa. Một con đom đóm đang mắc trong mạng nhện. Nhỏ nữa. Một con thiếu trùng chuồn chuồn ngô. Một con nòng nọc. Nhỏ nữa. Một con giun đầu đinh chỉ bằng sợi chỉ. Lũ mối li ti bên dưới chiếc lá mục. Cậu có hình dung được không? Cậu ở trong một khu rừng nguyên sinh mênh mông, trong đêm, và cậu ghi nhận sự tồn tại của một con rầy bé bằng đầu kim, sáng lên trong ánh đèn pin như một bông tuyết. Hàng triệu, hàng triệu sinh linh đang sống cuộc đời của mình, có thể chỉ buổi tối hôm đó, có thể cả một thế kỷ, trong không gian và thời gian mà tiến hóa đã đặt chúng vào. Và tớ may mắn có mặt ở đó cùng chúng.”
- “Ta có thể bắt đầu bằng các giác quan, để ghi nhận”, Tò Mò tổng kết. “Rồi ta chuyển sang vận dụng kiến thức để đi qua lớp bề mặt. Rồi cũng dựa vào kiến thức, ta dệt nên các hình dung về quá khứ và tương lai. Rồi ta đặt mình vào vật thể ta đang cảm thụ, thấu cảm với chúng. Rồi ta ghi nhận những cảm xúc bên trong ta. Rồi ta lấy thiên nhiên làm cớ để chiêm nghiệm về cuộc đời. Rồi ta quay lại với năm giác quan, vòng thứ hai bắt đầu, rồi vòng thứ ba. Và như vậy ta có thể ở với trải nghiệm rất lâu mà không chán.”
- “Có nhiều cách để thưởng thức thiên nhiên quá”, Tò Mò hào hứng, cậu đã sẵn sàng để xuống thuyền. “Chúng ta có thể dùng trí óc, tìm tới kiến thức khoa học để đọc cuốn sách của thiên nhiên, lắng nghe những câu chuyện thiên nhiên kể. Chúng ta có thể dùng thân thể, đắm chìm và hòa mình bằng tất cả các giác quan, không chỉ bằng con mắt. Chúng ta có thể dùng tâm, gọi tên những cảm xúc của mình, hay đặt mình vào những điều trong tự nhiên, dùng hình dung và tưởng tượng để “thấy” những điều mà các giác quan không ghi nhận được, những điều đã xảy ra trong quá khứ hay sẽ xảy ra trong tương lai.”
- “Ta có thể bắt đầu bằng các giác quan, để ghi nhận”, Tò Mò tổng kết. “Rồi ta chuyển sang vận dụng kiến thức để đi qua lớp bề mặt. Rồi cũng dựa vào kiến thức, ta dệt nên các hình dung về quá khứ và tương lai. Rồi ta đặt mình vào vật thể ta đang cảm thụ, thấu cảm với chúng. Rồi ta ghi nhận những cảm xúc bên trong ta. Rồi ta lấy thiên nhiên làm cớ để chiêm nghiệm về cuộc đời. Rồi ta quay lại với năm giác quan, vòng thứ hai bắt đầu, rồi vòng thứ ba. Và như vậy ta có thể ở với trải nghiệm rất lâu mà không chán.
- “So với ký ức được tạo ra bởi thị giác thì ký ức được tạo ra bởi mùi vị gần như không bị tác động bởi thời gian, không phai mờ theo năm tháng. Chúng dai dẳng, bền bỉ, rất chi tiết và sống động, tới mức con tim ta bị bóp nghẹt. Có lẽ đó là lý do mà trong thời đại của TikTok và Facebook, chúng ta vẫn trân quý những mùi vị thiên nhiên, bởi chúng là những cánh cửa để chúng ta trở lại tuổi thơ. Tớ đã làm một khảo sát nhỏ trong bạn bè về những mùi vị được yêu thích và ghi nhớ, và kết quả nhận được thật phong phú. Từ thôn quê vọng về mùi đất mới được cuốc lên, mùi phân trâu phân bò, mùi mạ non xen lẫn mùi bùn, mùi lúa khi vào đòng, mùi lúa chín hấp dẫn lũ chim sẻ, chim sâu kéo về, mùi lúa mới gặt. Mùi khói của rơm, của củi và của lá ẩm. Mùi của cỏ mới cắt, thơm nồng và mát mẻ, dịu xuống khi cỏ khô và âm ẩm khó tả khi mưa xuống làm cỏ ướt. Mùi phù sa ở bến sông. Từ biển thoảng về mùi gió mằn mặn, mùi gỗ mục trên ghềnh đá, mùi rong, sứa và cá chết trên cát. Rừng già có mùi của cây, của thảm lá mục, của lá khô, của rêu, của đất, của suối. Mùi của mùa hè là mùi nắng cháy trộn mùi mồ hôi nhễ nhại, mùi của đất sau cơn mưa rào cùng mùi quần áo còn ẩm của những người nông dân đội mưa cấy lúa. Từ bình minh thoảng về mùi của sương sớm còn đọng trên lá cây, len lỏi vào trong ta.
- “Tớ đang ngồi trong vườn của bà, dưới một gốc mít. Lá cây vẫn còn ướt và đất vẫn còn ẩm sau cơn mưa đêm qua. Nắng loang lổ trên cuốn sách trước mặt làm tớ chói mắt. Tiếng chuông chùa từ bên kia sông loang loáng trên cao như một dải sương. Xa xa, vẳng lại tiếng lũ chó con sủa nhặng lên. Bên cạnh tớ, con dế cuối mùa ầm ĩ từ sáng, giờ bỗng trở nên lặng thinh, nó đã gặp bạn tình chăng? Một cánh chim vụt qua, nghe như ai đó cầm cái khăn lụa quất vào không khí. Gió thổi dọc đê rồi đổi chiều, băng qua sông, luồn qua tóc tớ. Tớ để ý là có tới bốn hay năm âm thanh của lá, tre líu ríu ở âm độ cao, bồ đề lao xao, bơ và mít xào xạc giọng trầm. Trên sông, một bản tình ca từ từ trôi, đó là tiếng radio của chiếc sà lan đang xuôi dòng. Sau một năm chuyện trò với cậu, khả năng cảm nhận của tớ đã khác, và tớ thề là giờ đây mình nhận biết được sự khác biệt. Trong không khí khô của mùa thu như hôm nay, khi tới nơi tớ ngồi, tiếng nhạc nhỏ hơn là vào mùa hè, lúc không khí ẩm ướt.”
- “Tớ cảm thấy có một sự kết nối đặc biệt với vạn vật. Các cá thể đánh mất sự nhạt nhòa của chúng. Nhìn chúng, tớ ý thức đây là những sinh vật đơn nhất, đang sống cuộc đời của riêng chúng nhưng nằm trong một tổng thể và trong lịch sử triệu năm của loài của nó. Tớ cảm nhận những ham muốn của chúng, những hiểm nguy rình rập chúng. Nhìn con cuốn chiếu đang bò vừa rồi mà tớ xúc động.”
- “Mới tháng trước thôi, ở Tràm Chim Đồng Tháp, một vùng đất ngập nước mà trước kia tớ chẳng quan tâm và chẳng cho rằng nó đáng để mình thưởng thức. Giống nhiều người, tớ coi đầm lầy là tẻ nhạt, thậm chí đáng sợ. Dưới mặt nước thì là tầng tầng lớp lớp thực vật và động vật chết. Cả đất và nước đều nhiễm phèn nặng. Những cây tràm thì màu sắc đơn điệu; cậu biết rồi đó, trông chúng như quần áo rách nát, và gỗ tràm thì chỉ được xếp vào nhóm IV mà thôi. Nhưng tớ đã thấy vẻ đẹp, thấy sự đặc biệt của hệ sinh thái ở đó. Thuyền tớ đi trong nước ngập trải dài, lấp xấp cỏ năng tới chân trời. Một đàn chim nhạn bay qua, bụng trắng phản chiếu nắng sớm. Mẹ con gà lôi đi lại trên lá súng, bóng soi xuống nước. Điên điển dang rộng đôi cánh, đứng bất động trên cọc để hong khô người. Cồng cộc ngụp lặn. Bói cá trắng đen và diệc lửa cùng bay lên. Le hôi lướt ràn rạt tới bên chiếc tổ sơ sài sát mép nước. Nắng lên, hoa súng bắt đầu nở. Mặt nước lốm đốm hoa nhĩ cán tím và nhĩ cán vàng, hoa thủy nữ ấn trắng và sen hồng. Chuồn chuồn xuất hiện thành đàn trên đầu. Xa xa, cốc đế lớn cùng cò trắng đậu trên những ngọn tràm cao. Đêm hôm đó, tớ chèo thuyền vào cánh đồng cỏ. Nước và cỏ xen kẽ nhau, mênh mông. Bầu trời màu sữa đục phản chiếu xuống nước. Thảm cỏ năng đen in trên nền trời. Tĩnh lặng tuyệt đối. Phía chân trời, các tia chớp câm lặng lóe sáng làm rõ các đám mây trong một tích tắc, cảnh tượng như trong một bộ phim câm. Đom đóm bắt đầu xuất hiện, một con, hai con, rồi cả đàn. Chúng loang loáng như những tàn lửa, bên trên, bên dưới tớ. Những đốm sáng của chúng phản chiếu dưới mặt nước phẳng như gương, khiến ta có cảm giác chúng nhiều gấp đôi. Chúng tụ vào nhau thành cặp, cùng song hành lên xuống, dừng lại, tản ra, rồi lại quây quần thành nhóm. Sự im lặng có thể sờ mó được. Chỉ có tiếng róc rách của mái chèo gỗ khỏa nước. Tớ dừng tay và gác mái chèo. Âm thanh của những hạt nước rơi xuống sắc nét vô cùng, như pha lê va vào nhau. Một tiếng vạc khắc khoải vang xa. Mấy tháng nữa, nước sẽ cạn, cỏ năng sẽ ra củ, và biết đâu, đàn sếu đầu đỏ sẽ lại xuất hiện sau nhiều năm vắng bóng.
Về tới Hà Nội rồi, trong tai tớ vẫn văng vẳng tiếng hàng trăm con chim nước vang vang trên đầm lầy khi chiều buông, như là được phản hồi qua lại và lan xa mãi. Tiếng chim nước nghe rất lạ, ken két, kẹt kẹt, giống tiếng vịt nhưng thanh hơn, hoặc giống tiếng ếch và chim rừng kết hợp. Tớ nhớ những cơn gió tự do thổi dài trên đồng cỏ mà không bị vướng bận. Nhớ mùi bùn ở dưới bốc lên vào buổi trưa, nhớ ánh nắng chói chang ở trên cháy xuống, nhớ cỏ lác đan xen lúa ma trải dài và chạm vào các rừng tràm ở chân trời.”
Vẻ Đẹp Của Cảnh Sắc Tầm Thường - Hay Vì Sao Chúng Ta Cần Thay Đổi Cách Thưởng Thức Thiên Nhiên?
“Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường - Hay vì sao chúng ta cần thay đổi cách thưởng thức thiên nhiên?” là tác phẩm mới nhất của tác giả Đặng Hoàng Giang. Trong 9 năm qua, tác giả Đặng Hoàng Giang đã viết 5 đầu sách được đón nhận rộng rãi với tổng cộng khoảng một phần tư triệu bản đã được bán ra.
Trong “Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường”, qua những chuyến đi và những cuộc trò chuyện của đôi bạn trẻ hư cấu là Tò Mò và Suy Ngẫm - hai nhân vật đại diện cho những người trẻ ham học hỏi, có cá tính riêng và cùng yêu thiên nhiên; tác giả Đặng Hoàng Giang chỉ ra hệ lụy từ cách mà chúng ta đang thưởng thức vẻ đẹp của phong cảnh và sinh vật. Hóa ra, thị hiếu, quan điểm của chúng ta về đẹp và xấu trong tự nhiên không đơn giản là những thứ tùy gu, thuộc sở thích cá nhân mà tác động trực tiếp đến cách ta kiến tạo thế giới.
Cuốn sách “Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường” mở ra những con đường mới để mỗi người có thể phát triển khả năng rung động và kết nối sâu sắc với mọi hình thái của thiên nhiên, thay vì chỉ với những phong cảnh hợp Instagram. Hành trình của Tò Mò và Suy Ngẫm cũng giúp ta đi xuyên qua vẻ bề ngoài để cảm nhận được vẻ đẹp của sự phong phú, phức tạp và bí ẩn của âm thanh và mùi vị; của chuồn chuồn, nhện và bướm di cư; của đầm lầy, hoa tàn và lúc xấu trời - những điều mà trước kia ta coi là bình thường, thậm chí tầm thường, xấu xí.
Năng lực cảm thụ những vẻ đẹp khác nhau, khó cảm nhận của thiên nhiên cần được bồi đắp, khơi gợi, thậm chí đào tạo. Điều này có ý nghĩa xã hội to lớn và quan trọng hơn mọi khẩu hiệu kêu gọi bảo tồn, bởi có lẽ ta chỉ tâm huyết để gìn giữ và bảo vệ những điều mà vẻ đẹp của nó khiến ta rung động.
Cuốn sách chứa đựng nhiều quan điểm triết học, khối lượng thông tin tương đối phong phú liên quan đến quan điểm mỹ học, thế giới sinh vật… nhưng được truyền tải một cách khéo léo, dễ tiếp cận qua những cuộc đối thoại, trò chuyện đời thường giữa cặp đôi nhân vật Tò Mò & Suy Ngẫm, giúp khơi gợi ở bạn đọc cách cảm nhận đúng về vẻ đẹp của thiên nhiên: Thiên nhiên đẹp như nó vốn có, không phụ thuộc vào các quy chuẩn đẹp mà chúng ta áp cho con người và khi đã yêu thiên nhiên, một cách tự nhiên, chúng ta sẽ biết cách bảo vệ thiên nhiên.
Đặc biệt, sách được in màu toàn bộ, có kèm khoảng 100 hình ảnh minh họa sinh động, sắc nét.
THÔNG TIN TÁC GIẢ:
Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang là nhà hoạt động xã hội và tác giả phi hư cấu, quan tâm đến các chủ đề văn hóa và xã hội đương đại như môi trường, bất bình đẳng, chủ nghĩa tiêu dùng... Ông cũng tiên phong trong các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về sức khỏe tinh thần, phá bỏ định kiến và kỳ thị. Nhân vật thường gặp trong những cuốn sách của ông có thể là người cận tử, người trẻ có tuổi thơ dữ dội hay người trầm cảm... Ông nỗ lực mở rộng không gian xã hội dân sự, truyền bá tri thức, góp phần xây dựng một xã hội giàu lòng khoan dung và trắc ẩn.
Đặng Hoàng Giang tốt nghiệp chương trình đào tạo Kỹ sư Tin học tại Đại học Công nghệ Ilmenau, Đức, và có bằng tiến sĩ kinh tế phát triển của Đại học Công nghệ Vienna, Áo. Những cuốn sách và nhiều bài viết của ông có sức ảnh hưởng rộng rãi trong xã hội.
Sách đã xuất bản:
Bức xúc không làm ta vô can
Thiện, Ác và Smartphone
Điểm đến của cuộc đời
Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ
Đại dương đen
Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường
THÔNG TIN MINH HOẠ:
- Vẽ bìa & vẽ một số tranh minh họa nội dung: Họa sĩ Trần Thu Ngân, họa sĩ chuyên vẽ minh họa, tốt nghiệp khoa Tạo dáng Công nghiệp trường Đại học Mở. Trần Thu Ngân cũng là họa sĩ tham gia vẽ nhiều bìa và tranh minh họa cho loạt sách của tác giả Đặng Hoàng Giang.
- Trong sách sử dụng khoảng hơn 100 tranh & ảnh chụp từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có ảnh của chính tác giả chụp, ảnh của bạn đọc gửi về và tranh ảnh từ nhiều nguồn uy tín khác nhau.
ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA
Bài review của Giám đốc Omega+ Trần Hoài Phương
Cách đây gần 100 năm, nhà bảo tồn thiên nhiên người Mỹ John Muir đã gọi xu hướng “lang thang trong những vùng hoang dã” như là dấu hiệu “đầy hy vọng của thời đại”. “Hàng ngàn con người mệt mỏi, căng thẳng, sống quá mức tiện nghi đang bắt đầu nhận ra rằng lên núi là trở về nhà; rằng sự hoang dã là một nhu cầu thiết yếu; và rằng những khu rừng và khu bảo tồn trên núi không chỉ hữu ích như những nguồn cung cấp gỗ và sông để tưới tiêu, mà còn là nguồn sống.” Trước đó nữa, Henry David Thoreau cất lời kêu gọi trở về với thiên nhiên, lời kêu gọi mà nhiều triết gia, nhà nhân học, nhà mỹ học về thiên nhiên thế kỷ 20 đã tiếp bước và đào sâu từ các góc tiếp cận của mình…
Đó là những gì đôi bạn tuổi trẻ: Tò Mò và Suy Ngẫm đã chia sẻ với nhau trong cuộc đối thoại độc đáo và lôi cuốn xuyên suốt hành trình mà cuốn sách Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường của tác giả Đặng Hoàng Giang kể lại. Đó là hành trình theo không gian: từ rừng xuống biển, từ những cảnh quan trác tuyệt cho đến những cảnh sắc bình thường như đầm lầy, bãi cỏ, cánh đồng hoang, từ lúc đẹp trời đến cả lúc xấu trời, từ ngày mưa đến ngày nắng… Nhưng đó còn là hành trình theo chiều lịch đại, đi dọc lịch sử của những cách thức đến với thiên nhiên trong quá khứ, từ hàng nghìn năm trước đến nay, trong mối tương quan với quan điểm thẩm mĩ, bối cảnh xã hội và tư tưởng các thời đại khác nhau để lần ra gốc tích những quan niệm cái đẹp mà ngày nay người ta xem là hiển nhiên.
Từ bao giờ thiên nhiên gắn với hiện tượng du lịch đại chúng, xuất hiện cùng với sự phát triển của nhiếp ảnh và mạng xã hội? Từ bao giờ thiên nhiên tự thân đã bị biến đổi thành một thứ hàng hóa mà con người tiêu thụ thông qua hình ảnh và các trải nghiệm bề mặt? Từ bao giờ những đỉnh núi, bãi biển hay thảo nguyên trở thành phông nền phục vụ nhu cầu chụp ảnh của du khách, thay vì được nhìn nhận bởi tự thân chúng?
Tìm về với thiên nhiên cũng là, và thực ra là hành trình đi vào chính mình. Sự kết nối giữa con người và thiên nhiên chỉ có thể khi chúng ta giải phóng mình khỏi cái nhìn vị ngã trung tâm để xem thiên nhiên như đối tượng tự thân thay vì chỉ là nguồn cung cấp nhu yếu hay bối cảnh, khung nền. Chỉ khi đó ta mới có thể nhận lĩnh từ thiên nhiên nguồn sống phong nhiêu, học hỏi và di dưỡng tinh thần thông qua mối giao đãi công bình và tôn trọng.
“Ta phải học lại thôi, cậu ạ!” [Tò Mò nói]. “Học cách tìm tới những điều bình dị trong thiên nhiên”, Suy Ngẫm đồng tình. Và việc này phải có phương pháp. Tác giả khuyến nghị việc tiếp cận thiên nhiên bằng tất cả các giác quan nghe, nhìn, cảm nhận bằng cơ thể, mùi vị; bằng tri thức khoa học về tự nhiên; bằng suy nghĩ, tưởng tượng, hình dung; bằng đồng cảm và thấu hiểu. Từ một chiếc lá nhỏ, một ngọn gió hay một cơn mưa, thiên nhiên có thể kể cho ta nghe những câu chuyện vô giá.
Và như thế, giáo dục về thiên nhiên phải là nền giáo dục của tương lai.
Giờ đây, hãy mở trang sách, bước vào hành trình cùng Tò Mò và Suy Ngẫm. Nhưng đến cuối cùng, hãy gấp sách lại, gác điện thoại sang bên, và chú tâm vào những điều bình thường kì diệu đang hiện diện trước ta…
TRÍCH ĐOẠN/ CÂU QUOTE HAY
- “Từ nhiều thập kỷ trước, nhiều triết gia đã buồn bã nhận xét rằng chúng ta lũ lượt kéo nhau tới những chỗ xa xôi để nhìn những cảnh hoành tráng như tìm tới tranh treo trong phòng triển lãm mà bỏ qua và coi thường những lòng sông, những cánh đồng hoang, những đầm lầy than bùn hay ao hồ hẻo lánh. Rung động thẩm mỹ của chúng ta nghèo nàn, như cậu đã nhận ra, vì nó chỉ mang tính bề mặt. Nhưng thiên nhiên không chỉ là màu sắc và đường nét. Một dòng sông hay một thung lũng có lịch sử, có đời sống, có vũ trụ riêng của nó.”
- “Tớ đã trực tiếp thấy rằng khi biết đọc ngôn ngữ của thiên nhiên, một khu rừng vắng vẻ bỗng bừng sáng và trở nên vô cùng sinh động như thế nào. Những vết xước ngang li ti trên thân cây nhẵn như là ai đó dùng dao lam cứa vào, đó là dấu vết của móng chân lũ sóc và chồn khi chúng leo lên. Mấy đọt măng vung vãi trên thảm lá kia, đó là thức mà nhím xơi xong bỏ lại. Những hạt đen đen như hạt đỗ to rải rác dưới đất, đó là phân nai. Cạnh đó, một quả gõ đỏ, giống như đậu Hà Lan khổng lồ, bị tách làm hai, nó đã qua tay khỉ. Cái đống đất cao quá đầu người đằng kia, đó là vương quốc của mối, bên trong chúng đang vận hành một xã hội vô cùng phức tạp. Còn cái lỗ to bằng nắm đấm trên đó, đó là cố gắng của tê tê để có bữa trưa. Cách đó một đoạn là một cái lỗ bằng ngón tay út trên mặt đất, đó là hang con bọ cạp. Một loạt các vết nhấn bằng hai đầu ngón tay trên bùn đã khô kia là vết chân nai. Nhìn thấy cây đa rỗng ruột, trước tớ chỉ muốn chui vào trong để chụp hình, nhưng giờ đây tớ biết nó là kết cục của một tấn kịch bi tráng của sống và chết. Trong mấy chục năm, cây đa dần lớn lên và bao quanh, hay bóp cổ, theo cách gọi dân gian, một cây chủ, khiến cho cây này cuối cùng chết, tàn lụi và phân hủy thành đống mùn bên dưới, để lại khoảng trống kỳ lạ bên trong cây đa.”
Không chỉ quan sát, chúng ta trở thành người can dự, tham gia vào tự nhiên xung quanh. Cảm thụ thiên nhiên, với Berleant, là một trải nghiệm mang tính thể lý thân nghiệm. Ta tương tác với thiên nhiên thông qua toàn bộ cơ thể của mình. Đi trong rừng, mắt ta thấy ánh nắng và bóng râm đan xen nhau, tai ta nghe tiếng lá lao xao, tiếng dế và ve xa gần, tiếng sấm ầm ì đằng chân trời, mũi ta ngửi mùi lá mục dưới chân, mùi hắc của bụi cây bên đường, ta cảm nhận giọt mồ hôi đang chảy xuống ngực, vỏ cây sần sùi trong lòng bàn tay, nhánh cây nhỏ quệt vào lưng, cơ chân ta căng lên khi ta bước xuống. Những chi tiết khác nhau của môi trường quanh ta nổi lên khỏi nền, trở thành tiền cảnh, khiến ta chú ý, rồi lại chìm xuống, nhường cho chi tiết khác.”
- “Ồ, cậu vừa mô tả sự hiện diện hoàn toàn trong hiện tại, với chính cơ thể mình và với xung quanh”, Tò Mò nhỏm dậy, hào hứng. “Tớ cũng đã từng có những khoảnh khắc đó, chúng sẽ ở trong tớ mãi mãi. Lần leo núi đó, cũng vào đầu đông như chuyến đi trước của chúng mình, tớ thấy mình thực sự được thiên nhiên bao bọc. Xung quanh tớ, khi thì châu chấu nhảy rào rào theo bước chân, lúc thì đàn bướm bay chập chờn trước mắt. Khi thì tớ ở dưới một tấm thảm âm thanh khổng lồ của các loại chim, lúc thì vắng lặng tới mức tớ nghe được tiếng tim mình đập điên cuồng sau một con dốc đứng.”
- “Trong khi đó, thiên nhiên giàu có hơn một bức ảnh biết bao, nếu ta dành thời gian cho nó, nếu ta ở bên trong nó. Từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác, mây kéo qua mặt trời, nắng dịu đi, gió dừng, lá cây ngừng lay động, côn trùng nghỉ ngơi. Ta chỉ hơi quay đầu sang bên, khung cảnh đã đổi khác, trước mặt ta không còn những thân cây nữa mà là vách đá. Ta đặt tay lên đó, rồi di chuyển nó từ mặt đá ấm nóng dưới nắng tới chỗ mềm, êm và mát của rêu. Cậu định thể hiện tất cả những điều này qua một bức ảnh thế nào?
- “Liên quan tới thị giác, có lẽ tớ sẽ không bao giờ quên cái đêm tớ lội suối trong rừng nguyên sinh cùng vài người bạn. Những cột sáng của mấy cái đèn pin đeo trên trán chỉ đủ để hắt một thứ ánh sáng mờ ảo và ma mị lên những thân cây cao bảy tám tầng nhà, những cây leo lớn bằng bắp đùi buông xuống hay vắt ngang hết cả tầm nhìn. Con suối sáng nhẹ trong ánh trăng ít ỏi lọt qua được những tán lá. Tiếng nước rì rào vọng tới từ bốn phía. Nước suối lúc ấm lúc mát, vờn và cù vào bụng chân. Sương đều đều buông xuống làm không khí ẩm ướt. Cú đêm gù gù trầm và sâu. Vài tiếng chim đêm lạc lõng. Như được điểm danh bởi một đội trưởng vô hình, ếch nhái bất ngờ ộp oạp lúc gần lúc xa, lúc to lúc nhỏ, lúc cụt lủn lúc ngân vang. Âm thanh của côn trùng như một làn sương mù lẩn khuất, như sóng biển lúc xa lúc gần. Có giọng khàn khàn nhỏ nhẹ, có giọng gắt và đanh, có giọng mượt như lụa, có giọng mềm mại nỉ non.
Trong không gian khổng lồ đó, cái nhìn của tớ được hướng dẫn để tập trung vào những thứ bé nhỏ nhất, điều tớ chưa từng làm. Một con ếch. Một con ô rô. Nhỏ nữa. Một con muỗm, một con dế lạc đà, một con sâu róm. Nhỏ nữa. Một con đom đóm đang mắc trong mạng nhện. Nhỏ nữa. Một con thiếu trùng chuồn chuồn ngô. Một con nòng nọc. Nhỏ nữa. Một con giun đầu đinh chỉ bằng sợi chỉ. Lũ mối li ti bên dưới chiếc lá mục. Cậu có hình dung được không? Cậu ở trong một khu rừng nguyên sinh mênh mông, trong đêm, và cậu ghi nhận sự tồn tại của một con rầy bé bằng đầu kim, sáng lên trong ánh đèn pin như một bông tuyết. Hàng triệu, hàng triệu sinh linh đang sống cuộc đời của mình, có thể chỉ buổi tối hôm đó, có thể cả một thế kỷ, trong không gian và thời gian mà tiến hóa đã đặt chúng vào. Và tớ may mắn có mặt ở đó cùng chúng.”
- “Ta có thể bắt đầu bằng các giác quan, để ghi nhận”, Tò Mò tổng kết. “Rồi ta chuyển sang vận dụng kiến thức để đi qua lớp bề mặt. Rồi cũng dựa vào kiến thức, ta dệt nên các hình dung về quá khứ và tương lai. Rồi ta đặt mình vào vật thể ta đang cảm thụ, thấu cảm với chúng. Rồi ta ghi nhận những cảm xúc bên trong ta. Rồi ta lấy thiên nhiên làm cớ để chiêm nghiệm về cuộc đời. Rồi ta quay lại với năm giác quan, vòng thứ hai bắt đầu, rồi vòng thứ ba. Và như vậy ta có thể ở với trải nghiệm rất lâu mà không chán.”
- “Có nhiều cách để thưởng thức thiên nhiên quá”, Tò Mò hào hứng, cậu đã sẵn sàng để xuống thuyền. “Chúng ta có thể dùng trí óc, tìm tới kiến thức khoa học để đọc cuốn sách của thiên nhiên, lắng nghe những câu chuyện thiên nhiên kể. Chúng ta có thể dùng thân thể, đắm chìm và hòa mình bằng tất cả các giác quan, không chỉ bằng con mắt. Chúng ta có thể dùng tâm, gọi tên những cảm xúc của mình, hay đặt mình vào những điều trong tự nhiên, dùng hình dung và tưởng tượng để “thấy” những điều mà các giác quan không ghi nhận được, những điều đã xảy ra trong quá khứ hay sẽ xảy ra trong tương lai.”
- “Ta có thể bắt đầu bằng các giác quan, để ghi nhận”, Tò Mò tổng kết. “Rồi ta chuyển sang vận dụng kiến thức để đi qua lớp bề mặt. Rồi cũng dựa vào kiến thức, ta dệt nên các hình dung về quá khứ và tương lai. Rồi ta đặt mình vào vật thể ta đang cảm thụ, thấu cảm với chúng. Rồi ta ghi nhận những cảm xúc bên trong ta. Rồi ta lấy thiên nhiên làm cớ để chiêm nghiệm về cuộc đời. Rồi ta quay lại với năm giác quan, vòng thứ hai bắt đầu, rồi vòng thứ ba. Và như vậy ta có thể ở với trải nghiệm rất lâu mà không chán.
- “So với ký ức được tạo ra bởi thị giác thì ký ức được tạo ra bởi mùi vị gần như không bị tác động bởi thời gian, không phai mờ theo năm tháng. Chúng dai dẳng, bền bỉ, rất chi tiết và sống động, tới mức con tim ta bị bóp nghẹt. Có lẽ đó là lý do mà trong thời đại của TikTok và Facebook, chúng ta vẫn trân quý những mùi vị thiên nhiên, bởi chúng là những cánh cửa để chúng ta trở lại tuổi thơ. Tớ đã làm một khảo sát nhỏ trong bạn bè về những mùi vị được yêu thích và ghi nhớ, và kết quả nhận được thật phong phú. Từ thôn quê vọng về mùi đất mới được cuốc lên, mùi phân trâu phân bò, mùi mạ non xen lẫn mùi bùn, mùi lúa khi vào đòng, mùi lúa chín hấp dẫn lũ chim sẻ, chim sâu kéo về, mùi lúa mới gặt. Mùi khói của rơm, của củi và của lá ẩm. Mùi của cỏ mới cắt, thơm nồng và mát mẻ, dịu xuống khi cỏ khô và âm ẩm khó tả khi mưa xuống làm cỏ ướt. Mùi phù sa ở bến sông. Từ biển thoảng về mùi gió mằn mặn, mùi gỗ mục trên ghềnh đá, mùi rong, sứa và cá chết trên cát. Rừng già có mùi của cây, của thảm lá mục, của lá khô, của rêu, của đất, của suối. Mùi của mùa hè là mùi nắng cháy trộn mùi mồ hôi nhễ nhại, mùi của đất sau cơn mưa rào cùng mùi quần áo còn ẩm của những người nông dân đội mưa cấy lúa. Từ bình minh thoảng về mùi của sương sớm còn đọng trên lá cây, len lỏi vào trong ta.
- “Tớ đang ngồi trong vườn của bà, dưới một gốc mít. Lá cây vẫn còn ướt và đất vẫn còn ẩm sau cơn mưa đêm qua. Nắng loang lổ trên cuốn sách trước mặt làm tớ chói mắt. Tiếng chuông chùa từ bên kia sông loang loáng trên cao như một dải sương. Xa xa, vẳng lại tiếng lũ chó con sủa nhặng lên. Bên cạnh tớ, con dế cuối mùa ầm ĩ từ sáng, giờ bỗng trở nên lặng thinh, nó đã gặp bạn tình chăng? Một cánh chim vụt qua, nghe như ai đó cầm cái khăn lụa quất vào không khí. Gió thổi dọc đê rồi đổi chiều, băng qua sông, luồn qua tóc tớ. Tớ để ý là có tới bốn hay năm âm thanh của lá, tre líu ríu ở âm độ cao, bồ đề lao xao, bơ và mít xào xạc giọng trầm. Trên sông, một bản tình ca từ từ trôi, đó là tiếng radio của chiếc sà lan đang xuôi dòng. Sau một năm chuyện trò với cậu, khả năng cảm nhận của tớ đã khác, và tớ thề là giờ đây mình nhận biết được sự khác biệt. Trong không khí khô của mùa thu như hôm nay, khi tới nơi tớ ngồi, tiếng nhạc nhỏ hơn là vào mùa hè, lúc không khí ẩm ướt.”
- “Tớ cảm thấy có một sự kết nối đặc biệt với vạn vật. Các cá thể đánh mất sự nhạt nhòa của chúng. Nhìn chúng, tớ ý thức đây là những sinh vật đơn nhất, đang sống cuộc đời của riêng chúng nhưng nằm trong một tổng thể và trong lịch sử triệu năm của loài của nó. Tớ cảm nhận những ham muốn của chúng, những hiểm nguy rình rập chúng. Nhìn con cuốn chiếu đang bò vừa rồi mà tớ xúc động.”
- “Mới tháng trước thôi, ở Tràm Chim Đồng Tháp, một vùng đất ngập nước mà trước kia tớ chẳng quan tâm và chẳng cho rằng nó đáng để mình thưởng thức. Giống nhiều người, tớ coi đầm lầy là tẻ nhạt, thậm chí đáng sợ. Dưới mặt nước thì là tầng tầng lớp lớp thực vật và động vật chết. Cả đất và nước đều nhiễm phèn nặng. Những cây tràm thì màu sắc đơn điệu; cậu biết rồi đó, trông chúng như quần áo rách nát, và gỗ tràm thì chỉ được xếp vào nhóm IV mà thôi. Nhưng tớ đã thấy vẻ đẹp, thấy sự đặc biệt của hệ sinh thái ở đó. Thuyền tớ đi trong nước ngập trải dài, lấp xấp cỏ năng tới chân trời. Một đàn chim nhạn bay qua, bụng trắng phản chiếu nắng sớm. Mẹ con gà lôi đi lại trên lá súng, bóng soi xuống nước. Điên điển dang rộng đôi cánh, đứng bất động trên cọc để hong khô người. Cồng cộc ngụp lặn. Bói cá trắng đen và diệc lửa cùng bay lên. Le hôi lướt ràn rạt tới bên chiếc tổ sơ sài sát mép nước. Nắng lên, hoa súng bắt đầu nở. Mặt nước lốm đốm hoa nhĩ cán tím và nhĩ cán vàng, hoa thủy nữ ấn trắng và sen hồng. Chuồn chuồn xuất hiện thành đàn trên đầu. Xa xa, cốc đế lớn cùng cò trắng đậu trên những ngọn tràm cao. Đêm hôm đó, tớ chèo thuyền vào cánh đồng cỏ. Nước và cỏ xen kẽ nhau, mênh mông. Bầu trời màu sữa đục phản chiếu xuống nước. Thảm cỏ năng đen in trên nền trời. Tĩnh lặng tuyệt đối. Phía chân trời, các tia chớp câm lặng lóe sáng làm rõ các đám mây trong một tích tắc, cảnh tượng như trong một bộ phim câm. Đom đóm bắt đầu xuất hiện, một con, hai con, rồi cả đàn. Chúng loang loáng như những tàn lửa, bên trên, bên dưới tớ. Những đốm sáng của chúng phản chiếu dưới mặt nước phẳng như gương, khiến ta có cảm giác chúng nhiều gấp đôi. Chúng tụ vào nhau thành cặp, cùng song hành lên xuống, dừng lại, tản ra, rồi lại quây quần thành nhóm. Sự im lặng có thể sờ mó được. Chỉ có tiếng róc rách của mái chèo gỗ khỏa nước. Tớ dừng tay và gác mái chèo. Âm thanh của những hạt nước rơi xuống sắc nét vô cùng, như pha lê va vào nhau. Một tiếng vạc khắc khoải vang xa. Mấy tháng nữa, nước sẽ cạn, cỏ năng sẽ ra củ, và biết đâu, đàn sếu đầu đỏ sẽ lại xuất hiện sau nhiều năm vắng bóng.
Về tới Hà Nội rồi, trong tai tớ vẫn văng vẳng tiếng hàng trăm con chim nước vang vang trên đầm lầy khi chiều buông, như là được phản hồi qua lại và lan xa mãi. Tiếng chim nước nghe rất lạ, ken két, kẹt kẹt, giống tiếng vịt nhưng thanh hơn, hoặc giống tiếng ếch và chim rừng kết hợp. Tớ nhớ những cơn gió tự do thổi dài trên đồng cỏ mà không bị vướng bận. Nhớ mùi bùn ở dưới bốc lên vào buổi trưa, nhớ ánh nắng chói chang ở trên cháy xuống, nhớ cỏ lác đan xen lúa ma trải dài và chạm vào các rừng tràm ở chân trời.”
Hỗ trợ học tập hiệu quả với tài liệu PDF, Word - SachTruyen.com.vn chia sẻ các tài liệu học tập chất lượng, bao gồm sách, bài tập, đề thi, giúp người dùng học tập hiệu quả và đạt kết quả cao trong các kỳ thi.
DANH MỤC NỔI BẬT
Tài Liệu Toán, Tài liệu Tiếng Anh, Tài Liệu Công Dân, Tài Liệu Địa Lí, Tài Liệu Lịch Sử, Tài Liệu Sinh Học, Tài Liệu Ngữ Văn, Tài Liệu Hóa Học, Tài Liệu Vật lí.
VỀ CHÚNG TÔI