1. Trang Chủ
  2. ///

Nhà Xuất Bản Khoa học xã hội

Tổng hợp sách của nhà xuất bản Khoa học xã hội tại KhoSach.com.vn
văn hóa biển của người việt vùng nam trung bộ việt nam - bìa cứng

Văn Hóa Biển Của Người Việt Vùng Nam Trung Bộ Việt Nam - Bìa Cứng

Việt Nam là đất nước có đường bờ biển dài, một phần không nhỏ văn hóa của nước ta gắn liền với biển. Đặc biệt là vùng biển Nam Trung Bộ với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế và an ninh quốc phòng, là biểu tượng của ý chí quyết tâm gìn giữ, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc Việt Nam.

Văn hóa biển của người Việt ở vùng Nam Trung Bộ Việt Nam là một công trình nghiên cứu công phu về văn hóa, đời sống của Nam Trung Bộ - vùng đất, vùng biển trọng yếu của Tổ quốc ta. Nội dung cuốn sách phong phú, khoa học, đề cập nhiều mặt, nhiều khía cạnh về văn hóa biển đảo Việt Nam một cách súc tích, dễ hiểu… Bên cạnh sự vận dụng các phương pháp, lý thuyết khoa học, tác giả còn kết hợp với những tư liệu điều tra thực địa để phân tích, nhận định sâu hơn về văn hóa biển đảo Việt Nam.

Văn hóa biển của người Việt ở vùng Nam Trung Bộ Việt Nam là một công trình nghiên cứu nghiêm túc, cung cấp một cái nhìn bao quát, giúp nhận diện, tìm kiếm những giá trị vô hình mà không kém phần quan trọng, bảo vệ di sản văn hóa dân tộc trước nguy cơ một số thành tố quý giá đang dần mai một, đồng thời góp tiếng nói bảo vệ chủ quyền biển đảo trong giai đoạn hiện nay.

Về tác giả

Tác giả Nguyễn Thị Hải Lê là một nhà khoa học, đồng thời còn là một nữ quân nhân đã có nhiều thời gian công tác, gắn bó với vùng biển Nam Trung Bộ. Với những hiểu biết của mình cùng với thời gian dài nghiên cứu, khảo sát, chúng tôi tin nội dung cuốn sách sẽ đem lại nhiều kiến thức mới, cũng như sự hứng thú và trải nghiệm cho người đọc về văn hóa và cuộc sống tại một miền đất quan trọng của Tổ quốc.

người hoa ở việt nam thời kỳ nhà nguyễn trước pháp thuộc

Người Hoa Ở Việt Nam Thời Kỳ Nhà Nguyễn Trước Pháp Thuộc

Cộng đồng người Hoa ở Việt Nam từ lâu đã được coi là một phần của khối đại đoàn kết dân tộc. Tuy nhiều vấn đề vẫn còn cần thêm các tranh biện, nhưng không thể phủ nhận những đóng góp và những ảnh hưởng tích cực của người Hoa lên nền kinh tế – chính trị – xã hội của Việt Nam.

Với nhiều năm nghiên cứu về người Hoa ở Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á, qua công trình “Người Hoa ở Việt Nam – Thời kỳ nhà Nguyễn trước Pháp thuộc”, tác giả PGS.TS. Dương Văn Huy đem đến góc nhìn/luận điểm/kiến giải sâu sắc cho cả giới nghiên cứu lẫn bạn đọc quan tâm về chủ đề này.

Người Hoa di cư đến Việt Nam vừa mang tính chất tự phát nhưng cũng vừa mang tính tổ chức. Cộng đồng này đã xuất hiện tại khá nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là tại khu vực châu Á, đem theo đó là bản sắc tộc người và khả năng thích ứng cũng như tác động tới văn hóa bản địa. Công trình của tác giả Dương Văn Huy đã cung cấp một bức tranh khá toàn diện về sự biến đổi về lượng và chất của cộng đồng dân nhập cư này, nhất là sự gia tăng vai trò của họ trong nền thương mại và sự hội nhập của họ trong xã hội Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ XIX.

Mối quan hệ hai chiều giữa người Hoa với dân tộc Việt, và giữa hệ thống chính trị Việt Nam đương thời, cụ thể là các triều đại Lý – Trần – Lê – Nguyễn đối với người Hoa, cũng đã được luận bàn. Từ đó bạn đọc có thể thấy một bức tranh chuyển động không ngừng của hai luồng văn hóa Việt – Trung cũng như mối quan hệ chính trị – xã hội giữa hai quốc gia nằm ở Đông bán cầu. Để làm được điều đó, PGS.TS. Dương Văn Huy đã dành nhiều công sức khảo cứu một lượng lớn nguồn tài liệu gốc, chính văn của triều Nguyễn, tạo dựng nên những luận điểm, luận giải có độ tin cậy rất cao.

tập viết chữ hán dùng với bộ giáo trình hán ngữ

Hiện nay, bộ GIÁO TRÌNH HÁN NGỮ gồm 6 cuốn của trường Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh đang được sử dụng làm giáo trình dạy tiếng Hoa ở rất nhiều trường đại học, trung tâm ngoại ngữ ở nước ta vì đây là bộ giáo trình rất phù hợp. Tuy nhiên để mở rộng và nâng cao trình độ tiếng Hoa, người học còn cần thêm một số tài liệu khác để sử dụng kết hợp với bộ sách này. Vì thế, chúng tôi đã biên dịch và biên soạn một số tài liệu dùng kết hợp với bộ giáo trình này gồm:

- Giáo trình Ngữ Pháp tiếng Hán hiện đại: Đây là cuốn giáo trình được biên soạn rất chuẩn mực và chuyên sâu về ngữ pháp.

- Bài tập Giáo trình Hán ngữ - Tập 1 - Quyển 1&2: Cuốn sách bài tập dùng với 2 cuốn Giáo trình Hán ngữ Tập 1, quyển 1 và 2. Các bài tập mô phỏng các dạng đề của bài thi HSK cấp 1-2 với mục đích luyện thi HSK ở hai cấp này.

- Bài tập Giáo trình Hán ngữ - Tập 2 - Quyển 1&2: Cuốn sách bài tập dùng với 2 cuốn Giáo trình Hán ngữ Tập 2, quyển 1 và 2. Cũng giống như cuốn Bài tập Tập 1, sách dùng để luyện thi HSK cấp 3 và 4.

- Tập viết chữ Hán.

Rất nhiều người mới học tiếng Hoa đều cho rằng chữ Hán là khó khăn lớn nhất đối với họ. Người học bước đầu hoàn toàn phải ghi nhớ máy móc từng chữ một nên cảm thấy chữ Hán sao mà khó viết, khó nhớ và dễ quên đến thế !

Thực ra, chữ Hán có mấy đặc điểm lớn về cấu tạo và hình thể như sau:

- Chữ Hán thường dùng chỉ có 2500 chữ, trong đó gần 20% là chữ đơn thể, trên 80% là chữ hợp thể do hai hoặc trên hai chữ đơn thể hợp thành.

- Chữ đơn thể tạo thành chữ hợp thể cơ bản tuân theo qui luật phối hợp biến đổi nhất định, điểm đáng chú ý nhất là chữ đơn thể làm hình bàng- còn gọi là bộ thủ- nói chung có một vị trí cố định.

- Hình thể chữ Hán tuy muôn hình vẻ, nhưng nhìn chung là sự kết hợp của bảy nét cơ bản và một số nét biến thể theo bảy qui tắc bút thuận mà thành.

Nếu học đúng phương pháp, người học sẽ dần dần nắm được những đặc điểm nói trên. Chữ Hán sẽ không còn là khó khăn quá lớn.

Cuốn sách này chia thành 3 phần chính.

Bài mở đầu giới thiệu những lý thuyết căn bản nhất về chữ Hán và chữ viết.

Phần chính của sách hướng dẫn cách viết các chữ Hán xuất hiện trong cuốn Giáo trình Hán ngữ. Mỗi bài nói chung gồm 2 phần:

Phần 1: Hướng dẫn cách viết của 6-8 bộ thủ mới xuất hiện trong bài.

Phần 2: Hướng dẫn cách viết các chữ Hán mới trong bài.

Phần cuối sách là các chỉ mục và phụ lục, chúng hỗ trợ tra cứu và cung cấp một số thông tin bổ sung cho người học.

Theo chúng tôi, dạy và học chữ Hán như phương pháp chúng tôi trình bày trong sách vừa là sự kế thừa kinh nghiệm của các bậc tiền nhân vừa theo sát các đặc điểm lớn về cấu tạo và hình thể chữ Hán - là cách có thể giúp người học dễ viết, dễ nhớ chữ hơn cả, tạo điều kiện để người học làm quen với việc tra cứu sách công cụ khi học cao lên.

Một tính năng hết sức hữu ích khác khi sử dụng sách này là nó được dùng kèm với một trang web hỗ trợ được in sẵn trên sách. Trên đó, cách viết của các bộ thủ, các chữ viết được minh họa ở dạng video sẽ giúp người học nắm được cách viết chữ dễ dàng và nhanh chóng.

nagara champa - những phác thảo về lịch sử và nền văn minh

Nagara Champa - Những Phác Thảo Về Lịch Sử Và Nền Văn Minh

Những nghiên cứu đầu tiên về thể chế chính trị của vương quốc Champa bắt đầu từ các tranh luận về chính thể tập quyền hay liên bang của vương quốc này.

Nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ của người Chăm, nhà Champa học Étienne Aymonier đã có những tiếp cận và đối sánh giữa các nguồn tư liệu như văn bia và thư tịch Chăm. Tiếp đó, trên tập san của Viện Viễn Đông Bác cổ, Emmanuel Durand lại đưa ra những quan điểm ngược lại về biên niên sử Chăm. Durand cho rằng những biên niên sử này là có giá trị về mặt lịch sử, vì nó không ghi nhận gia phả của các vị vua đóng đô ở phía Bắc Champa. Georges Maspero trong một công trình nghiên cứu chỉ đề cập đến lịch sử Champa thông qua các vương triều đóng đô ở phía Bắc, mà không hề nhắc đến sự tồn tại của một triều đình khác ở phía Nam Champa, cũng không hề quan tâm đến việc có hay không một chính thể liên bang hay liên hiệp nhiều tiểu quốc của Champa, mà chỉ xem vương quốc này là một quốc gia thống nhất, theo thể chế tập quyền…

Để tìm hiểu lịch sử Champa, bia ký được xem là một khối dữ liệu quan trọng. Có một thực tế là bia ký Champa rất ít ỏi, nếu như không muốn nói là bị tàn phá gần hết. Hai bia ký quan trọng cho thấy chỉ dấu về những chính thể hay nhà nước sớm ở miền Trung Việt Nam là: bia ký Võ Cạnh (C 40) và Đông Yên Châu (C 174). Trong đó, bia ký Võ Cạnh phần nào cho thấy mối liên kết hay bị ảnh hưởng bởi Phù Nam của vị thủ lĩnh hay dòng tộc dựng lên tấm bia này.

giáo trình hán ngữ - tập 1 - quyển 2

Giáo Trình Hán Ngữ - Tập 1 - Quyển 2

Đối với người học tiếng Hoa, việc lựa chọn một bộ giáo trình tốt là cơ sở bước đầu cho việc học tốt. Một bộ giáo trình tốt không những phải đảm bảo rèn luyện cho người học tiếng Hoa những kỹ năng ngôn ngữ cơ bản, những tri thức văn hóa ngôn ngữ cần thiết, mà còn phải đảm bảo cơ sở cho việc vận dụng những kỹ năng, tri thức ngôn ngữ đó một cách thiết thực nhất. Bộ “Giáo trình Hán ngữ” của trường Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh (tiền thân là Đại học Ngôn ngữ Văn hóa Bắc Kinh) chính là một bộ giáo trình như thế.

Bộ “Giáo trình Hán ngữ” gồm 3 tập, mỗi tập chia làm hai quyển. Tập 1 – quyển 1 chú trọng giảng dạy ngữ âm, tập 1 – quyển 2 và tập 2 chú trọng giảng dạy ngữ pháp, tập 3 chú trọng nâng cao từ vựng. Mặc dù chia thành 3 giai đoạn riêng, nhưng việc rèn luyện các mặt ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp luôn được kết hợp xuyên suốt toàn bộ giáo trình.

Đây là bộ giáo trình của khoa Hán ngữ đối ngoại trường Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh, chính vì vậy những tài liệu sử dụng trong giáo trình rất phù hợp với cuộc sống thực tế, cung cấp cho người học những tri thức văn hóa ngôn ngữ thiết thực và bổ ích. Lượng từ vựng phong phú (3.300 từ mới) và cập nhật. Những điểm ngữ pháp được giải thích rõ ràng, dễ hiểu, từ đơn giản đến phức tạp, từng bước nâng cao và đào sâu. Bài luyện ngữ âm xuyên suốt toàn bộ giáo trình. Bài tập đa dạng, được thiết kế một cách khoa học, giúp cho học sinh củng cố và vận dụng những kiến thức đã học. Trong quá trình học tập, bên cạnh việc nắm được những tri thức về mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, nâng cao kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, người học sẽ từng bước được trang bị những cơ sở và phương pháp khoa học để vận dụng những tri thức và kỹ năng đó vào trong thực tế, rèn luyện thành kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ. Đó chính là mục đích của bộ giáo trình này.

Biên dịch bộ giáo trình này, ngoài việc tôn trọng nguyên vẹn nội dung tài liệu gốc, ở mỗi bài, chúng tôi bổ sung thêm vào bài Luyện tập viết chữ cách viết một số bộ thủ cũng như cách viết của các chữ Hán mới xuất hiện ở phần từ mới của bài học. Người học thông qua bài tập này sẽ dễ dàng nắm được cách viết chữ một cách hệ thống. Ngoài ra, chúng tôi còn bổ sung thêm Bài luyện dịch Việt Hoa ở mỗi bài, bài tập này sẽ giúp người học bước đầu luyện tập kỹ năng dịch Việt Hoa của mình. Cuối tài liệu chúng tôi có bổ sung thêm phần Đáp án bài tập để bạn đọc tham khảo

bộ giáo trình hán ngữ - tập 1 - quyển 1

Giáo Trình Hán Ngữ - Tập 1 - Quyển 1

Đối với người học tiếng Hoa, việc lựa chọn một bộ giáo trình tốt là cơ sở bước đầu cho việc học tốt. Một bộ giáo trình tốt không những phải đảm bảo rèn luyện cho người học tiếng Hoa những kỹ năng ngôn ngữ cơ bản, những tri thức văn hóa ngôn ngữ cần thiết, mà còn phải đảm bảo cơ sở cho việc vận dụng những kỹ năng, tri thức ngôn ngữ đó một cách thiết thực nhất. Bộ “Giáo trình Hán ngữ” của trường Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh (tiền thân là Đại học Ngôn ngữ Văn hóa Bắc Kinh) chính là một bộ giáo trình như thế.

Bộ “Giáo trình Hán ngữ” gồm 3 tập, mỗi tập chia làm hai quyển. Tập 1 – quyển 1 chú trọng giảng dạy ngữ âm, tập 1 – quyển 2 và tập 2 chú trọng giảng dạy ngữ pháp, tập 3 chú trọng nâng cao từ vựng. Mặc dù chia thành 3 giai đoạn riêng, nhưng việc rèn luyện các mặt ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp luôn được kết hợp xuyên suốt toàn bộ giáo trình.

Đây là bộ giáo trình của khoa Hán ngữ đối ngoại trường Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh, chính vì vậy những tài liệu sử dụng trong giáo trình rất phù hợp với cuộc sống thực tế, cung cấp cho người học những tri thức văn hóa ngôn ngữ thiết thực và bổ ích. Lượng từ vựng phong phú (3.300 từ mới) và cập nhật. Những điểm ngữ pháp được giải thích rõ ràng, dễ hiểu, từ đơn giản đến phức tạp, từng bước nâng cao và đào sâu. Bài luyện ngữ âm xuyên suốt toàn bộ giáo trình. Bài tập đa dạng, được thiết kế một cách khoa học, giúp cho học sinh củng cố và vận dụng những kiến thức đã học. Trong quá trình học tập, bên cạnh việc nắm được những tri thức về mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, nâng cao kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, người học sẽ từng bước được trang bị những cơ sở và phương pháp khoa học để vận dụng những tri thức và kỹ năng đó vào trong thực tế, rèn luyện thành kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ. Đó chính là mục đích của bộ giáo trình này.

Biên dịch bộ giáo trình này, ngoài việc tôn trọng nguyên vẹn nội dung tài liệu gốc, ở mỗi bài, chúng tôi bổ sung thêm vào bài Luyện tập viết chữ cách viết một số bộ thủ cũng như cách viết của các chữ Hán mới xuất hiện ở phần từ mới của bài học. Người học thông qua bài tập này sẽ dễ dàng nắm được cách viết chữ một cách hệ thống. Ngoài ra, chúng tôi còn bổ sung thêm Bài luyện dịch Việt Hoa ở mỗi bài, bài tập này sẽ giúp người học bước đầu luyện tập kỹ năng dịch Việt Hoa của mình. Cuối tài liệu chúng tôi có bổ sung thêm phần Đáp án bài tập để bạn đọc tham khảo

tuyển tập bản đồ và địa danh kinh thành huế - bìa cứng

Tuyển Tập Bản Đồ Và Địa Danh Kinh Thành Huế - Bìa Cứng

Ấn phẩm cuối cùng thuộc bộ sách HUẾ KỲ BÍ

Khác với hai ấn phẩm trước là “Huế điều kỳ bí” và “Lăng Gia Long”, ấn phẩm “Tuyển tập đồ bản và địa danh Kinh thành Huế” lại cung cấp tới bạn đọc một lượng thông tin vô cùng lớn về Kinh thành Huế qua hệ thống đồ bản khổng lồ do hai tác giả Henri Cosserat và Léopold Michel Cadière sưu tầm.

Thực vậy, cho tận đến năm 1884 khi người Pháp đã làm chủ cả Trung Kỳ thì đối với họ, Kinh thành Huế vẫn là một điều cực kỳ bí ẩn. Từ những bí mật về kiến trúc, cung đình và pháo đài Huế cho đến những bí mật về quân sự diễn ra trong Kinh thành, người Pháp đã mất hơn 80 năm nhưng vẫn không có nhiều tài liệu. Đối với một chế độ thực dân như Pháp, việc thiếu đi những điều tra quan trọng như vậy sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới chế độ quân sự và ngoại giao… Và cho đến khi Henri Cosserat và Léopold Michel Cadière bắt đầu công việc của mình, tác phẩm này của hai ông đã được tập san “Đô thành hiếu cổ” ở Huế đăng tải trong nhiều số, từ tháng 1 đến tháng 6 năm 1933.

Trong “Tuyển tập đồ bản và địa danh Kinh thành Huế”, hai tác giả không chỉ trình bày cho chúng ta mỗi hình ảnh của các đồ bản, mà còn có phân tích kèm theo. 28 đồ bản (hoặc bình đồ) được xếp theo thứ tự thời gian xuất hiện và được giới thiệu đầy đủ từ xuất xứ (thời gian, nguồn tư liệu, nơi công bố lần đầu…) cũng như ý nghĩa, công dụng cần thiết của chúng.

Ở phần cuối sách – “Địa danh Kinh thành Huế”, tác giả L. Cadière như đã bổ khuyết một bản phụ lục rất tuyệt vời cho “bộ sưu tập” của H. Cosserat. Nhiều nhân vật, địa điểm, sự kiện… trong các đồ bản mà H. Cosserat giới thiệu đã được L. Cadière định vị và lý giải, hơn nữa là bổ chú chi tiết và cặn kẽ – một điều giúp ích không ít cho những nhà Huế học hay những bạn đọc yêu mến xứ Huế như chúng ta ngày nay.

bộ lịch triều tạp kỷ - tập 1

Lịch sử trung đại Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn thế kỷ XVII - XVIII là mảng đề tài không mới, đã được giới sử học tìm tòi, nghiên cứu trong nhiều thập kỷ. Trong điều kiện lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam, vấn đề này, cho đến nay, vẫn còn nguyên tính thời sự. Việc nhìn nhận lại từng sự kiện trong bối cảnh Nam - Bắc phân tranh, vua Lê - chúa Trịnh cùng nhau nắm quyền ở Đàng Ngoài, cũng như về nguồn tư liệu, các công trình nghiên cứu, các nhận thức khoa học về vấn đề quen thuộc nhưng phức tạp này, xét thấy là rất cần thiết.

Trên tinh thần đó, Nhà xuất bản Khoa học xã hội phối hợp với MaiHaBooks và Viện Sử học tái bản bộ sách Lịch triều tạp kỷ do Ngô Cao Lãng cùng Xiển Trai biên soạn và bổ sung. Đến tận ngày hôm nay, bộ sách vẫn giữ vẹn nguyên giá trị của một bộ tư sử được ghi chép cẩn thận, nghiêm túc và công phu, tiếp nối cho kho Việt sử tục biên nằm trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư. Không chỉ có những giá trị sâu sắc về mặt lịch sử, Lịch triều tạp kỷ còn là một nguồn tư liệu quý giá về khía cạnh văn học, bổ sung thêm những hiểu biết về văn học trung đại Việt Nam thông qua những mô tả chi tiết về nghệ thuật xướng họa thơ ca cung đình đặc sắc cùng sự chuộng Nôm, sành Nôm của các chúa Trịnh để đề cao vai trò của chữ Nôm trong xã hội đương thời.

Có điểm lưu ý là, công trình đã được tiến hành biên dịch từ những năm 70 của thế kỷ XX trở về trước, nên nhiều địa danh và địa bàn nghiên cứu được đề cập đến nay sau nhiều lần thay đổi địa giới hành chính đã đổi khác. Việc khảo sát để xác minh các địa danh này là việc làm rất phức tạp mà chúng tôi chưa thực hiện được…. Do vậy, chúng tôi xin được giữ nguyên những địa danh của lần xuất bản trước. Một điều đặc biệt trong lần tái bản này, đó là, cùng với bản dịch tác phẩm, chúng tôi in kèm theo nguyên bản chữ Hán. Đây là sự khác biệt so với các lần xuất bản trước đây.

Quá trình xuất bản bộ sách chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được sự cảm thông, chia sẻ và ý kiến đóng góp của độc giả để hoàn thiện cuốn sách trong những lần xuất bản sau.

bộ lịch triều tạp kỷ - tập 2

Lịch sử trung đại Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn thế kỷ XVII - XVIII là mảng đề tài không mới, đã được giới sử học tìm tòi, nghiên cứu trong nhiều thập kỷ. Trong điều kiện lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam, vấn đề này, cho đến nay, vẫn còn nguyên tính thời sự. Việc nhìn nhận lại từng sự kiện trong bối cảnh Nam - Bắc phân tranh, vua Lê - chúa Trịnh cùng nhau nắm quyền ở Đàng Ngoài, cũng như về nguồn tư liệu, các công trình nghiên cứu, các nhận thức khoa học về vấn đề quen thuộc nhưng phức tạp này, xét thấy là rất cần thiết.

Trên tinh thần đó, Nhà xuất bản Khoa học xã hội phối hợp với MaiHaBooks và Viện Sử học tái bản bộ sách Lịch triều tạp kỷ do Ngô Cao Lãng cùng Xiển Trai biên soạn và bổ sung. Đến tận ngày hôm nay, bộ sách vẫn giữ vẹn nguyên giá trị của một bộ tư sử được ghi chép cẩn thận, nghiêm túc và công phu, tiếp nối cho kho Việt sử tục biên nằm trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư. Không chỉ có những giá trị sâu sắc về mặt lịch sử, Lịch triều tạp kỷ còn là một nguồn tư liệu quý giá về khía cạnh văn học, bổ sung thêm những hiểu biết về văn học trung đại Việt Nam thông qua những mô tả chi tiết về nghệ thuật xướng họa thơ ca cung đình đặc sắc cùng sự chuộng Nôm, sành Nôm của các chúa Trịnh để đề cao vai trò của chữ Nôm trong xã hội đương thời.

Có điểm lưu ý là, công trình đã được tiến hành biên dịch từ những năm 70 của thế kỷ XX trở về trước, nên nhiều địa danh và địa bàn nghiên cứu được đề cập đến nay sau nhiều lần thay đổi địa giới hành chính đã đổi khác. Việc khảo sát để xác minh các địa danh này là việc làm rất phức tạp mà chúng tôi chưa thực hiện được…. Do vậy, chúng tôi xin được giữ nguyên những địa danh của lần xuất bản trước. Một điều đặc biệt trong lần tái bản này, đó là, cùng với bản dịch tác phẩm, chúng tôi in kèm theo nguyên bản chữ Hán. Đây là sự khác biệt so với các lần xuất bản trước đây.

Quá trình xuất bản bộ sách chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được sự cảm thông, chia sẻ và ý kiến đóng góp của độc giả để hoàn thiện cuốn sách trong những lần xuất bản sau.

lê quý dật sử

Sách "Lê quý dật sử" trình bày các sự kiện lịch sử theo thể biên niên từ năm Mậu Dần Cảnh Hưng thứ 19 (1758) đến năm Quý Sửu Cảnh Thịnh 1 (1793).

Sách không đề tên tác giả biên soạn, nhưng các công trình biên soạn và nghiên cứu như: "Lược truyện các tác giả Việt Nam", "Tìm hiểu thiên tài quân sự Nguyễn Huệ", "Đại Việt sử ký toàn thư" phần bản kỷ tục biên đã ghi nhận tác giả của "Lê quý dật sử" là Bùi Dương Lịch.

Tiêu đề của cuốn sách "Lê quý dật sử" nghĩa là “những sự kiện lịch sử còn sót lại thời cuối Lê”. Đó là nguyện vọng của tác giả và cũng chính là nét tiêu biểu của tác phẩm.

Các sự kiện lịch sử được ghi chép trong Lê quý dật sử khá chi tiết và phong phú, có thể chia làm ba loại chính:

Loại ghi tóm tắt những sự kiện lớn mà chính sử đã ghi để tiện theo dõi.

Loại ghi chi tiết thêm. Ví dụ về thi cử, các sách sử đều ghi về khoa cử, nhưng qua Lê quý dật sử, ta biết thêm về những tệ nạn phiền toái trong thi cử…

Loại bổ sung thêm: Loại này khá phong phú. Ví dụ tác giả ghi lại nhiều văn thơ bằng chữ Nôm, điều này thể hiện chữ Nôm thời đấy đã được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động của đời sống xã hội…

Tái bản từ bản dịch của Viện Nghiên cứu Hán Nôm in năm 1987, trong lần xuất bản này, MaiHaBooks đã bổ sung nội dung nguyên bản chữ Hán sách "Lê quý dật sử" hiện đang được lưu trữ tại thư viện Viện Sử học. Hy vọng cuốn sách sẽ mang tới cho bạn đọc yêu thích lịch sử, cũng như những nhà nghiên cứu Sử học nguồn tư liệu quý giá trong quá trình tìm hiểu và biên dịch các tác phẩm lịch sử thời kỳ này.

lịch sử văn hóa biển việt nam

Lịch Sử Văn Hóa Biển Việt Nam

Một công trình nghiên cứu sâu rộng về biển và văn hóa biển Việt Nam

Việt Nam là quốc gia ven biển, có các vùng biển và thềm lục địa rộng lớn, chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng. Trong tiến trình lịch sử của đất nước, biển đảo đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lập không gian sinh tồn, hình thành nền văn hóa, thiết lập quan hệ giao thương với lân bang và xác lập chủ quyền và an ninh biển quốc gia. Chính vì thế, từ hàng trăm năm nay, văn hóa biển Việt Nam đã trở thành mối quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, thuộc các ngành khoa học khác nhau, trong đó có có ngành khoa học xã hội và nhân văn.

Trước những bối cảnh như trên, để không chỉ là biết và hiểu về biển, đảo, biết cách ứng xử linh hoạt độc đáo để tồn tại và phát triển với biển, đảo; để khẳng định truyền thống văn hóa lâu đời của chủ thể văn hóa biển, đảo Việt Nam; để tìm cách giữ gìn những “trầm tích văn hóa” đã được tích tụ từ ngàn xưa, và quan trọng hơn cả, để khẳng định chủ quyền thiêng liêng của đất nước, chúng ta cần những nghiên cứu chuyên sâu về lịch sử văn hóa biển Việt Nam. Lịch sử văn hóa biển Việt Nam là một công trình nghiên cứu xứng đáng để góp phần vào một nỗ lực như thế.

Với cuốn sách này, GS.TS. Nguyễn Chí Bền đã dành nhiều tâm huyết để xây dựng một bức tranh toàn cảnh về văn hóa biển Việt Nam, tập trung đi sâu vào quá trình hình thành và phát triển của văn hóa biển Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Nhưng cuốn sách không chỉ đơn thuần là một công trình nghiên cứu trên khía cạnh lịch sử, GS.TS. Nguyễn Chí Bền đã tỉ mỉ nghiên cứu, phân tích và tổng hợp một lượng lớn tư liệu dân tộc học, khảo cổ học, địa lý và các ngành khoa học xã hội nhân văn khác. Qua đó, tác giả đã tái hiện một cách sinh động và chân thực bức tranh đa dạng và phong phú về đời sống văn hóa, tín ngưỡng, tập quán của người Việt gắn liền với biển cả.

Cuốn sách bao gồm các nội dung chính cụ thể như sau:

Chương 1: Tổng kết các nghiên cứu về văn hóa biển Việt Nam ở cả trong và ngoài nước, từ đó xác định những khoảng trống và hướng nghiên cứu mới.

Chương 2: Khẳng định Việt Nam mang vị thế một quốc gia biển cả về tự nhiên và xã hội, đồng thời đưa ra những quan niệm về văn hóa biển.

Chương 3: Phân tích các chủ thể tham gia vào việc tạo dựng và phát triển văn hóa biển, như cộng đồng ngư dân, cộng đồng lãnh đạo, các nhà văn hóa biển.

Chương 4: Phân loại và phân tích các loại hình văn hóa biển, từ văn hóa khai thác biển đến văn hóa thích ứng biển cả, văn hóa bảo vệ chủ quyền.

Chương 5: Khái quát sự biến đổi của văn hóa biển Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử, từ thời tiền sử đến hiện đại.

Chương 6: So sánh và phân tích sự khác biệt của văn hóa biển giữa các vùng miền.

Chương 7: Bàn về một vấn đề quan trọng, đó là: bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa biển, tác giả đã đánh giá về thực trạng văn hóa biển hiện nay và đề xuất các giải pháp bảo vệ và phát triển văn hóa biển, nhằm góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Với lối viết khoa học, chặt chẽ nhưng vẫn đảm bảo tính hấp dẫn, tác giả đã xây dựng một hệ thống lý luận vững chắc và sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học để phân tích và đánh giá các vấn đề liên quan đến văn hóa biển. Lịch sử văn hóa biển Việt Nam không chỉ có giá trị khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn lớn, góp phần vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa biển, phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Lịch sử văn hóa biển Việt Nam không chỉ là một tài liệu tham khảo quý giá cho các nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên mà còn là một món quà tinh thần ý nghĩa dành cho những ai yêu thích và quan tâm đến lịch sử và văn hóa dân tộc.

Vài nét về tác giả:

GS.TS. Nguyễn Chí Bền

Ông là một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu về lịch sử văn hóa Việt Nam. Với hơn 40 năm kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu, ông đã có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ngành văn hóa học. Ông từng giữ nhiều vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục và nghiên cứu khoa học, và được biết đến với những công trình nghiên cứu sâu sắc về văn hóa truyền thống Việt Nam.

Một số công trình tiêu biểu: Tìm hiểu một số hiện tượng văn hóa dân gian Bến Tre, (Nxb. Khoa học xã hội, 1997/2017), Lễ hội cổ truyền của người Việt, cấu trúc và thành tố (Nxb. Khoa học xã hội, 2013/2015) Văn hóa Việt Nam, nghiên cứu và tiếp cận, Tập 1, Quyển 1, 2, 3 (Nxb. Khoa học xã hội, 2018), A study on Vietnam’s folklore (Thế giới Publishing house, 2007)…

giáo trình hán ngữ - tập 2 - quyển 2 (tái bản 2024)

Giáo Trình Hán Ngữ - Tập 2 - Quyển 2

Đối với người học tiếng Hoa, việc lựa chọn một bộ giáo trình tốt là cơ sở bước đầu cho việc học tốt. Một bộ giáo trình tốt không những phải đảm bảo rèn luyện cho người học tiếng Hoa những kỹ năng ngôn ngữ cơ bản, những tri thức văn hóa ngôn ngữ cần thiết, mà còn phải đảm bảo cơ sở cho việc vận dụng những kỹ năng, tri thức ngôn ngữ đó một cách thiết thực nhất. Bộ “Giáo trình Hán ngữ” của trường Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh (tiền thân là Đại học Ngôn ngữ Văn hóa Bắc Kinh) chính là một bộ giáo trình như thế.

Bộ “Giáo trình Hán ngữ” gồm 3 tập, mỗi tập chia làm hai quyển. Tập 1 – quyển 1 chú trọng giảng dạy ngữ âm, tập 1 – quyển 2 và tập 2 chú trọng giảng dạy ngữ pháp, tập 3 chú trọng nâng cao từ vựng. Mặc dù chia thành 3 giai đoạn riêng, nhưng việc rèn luyện các mặt ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp luôn được kết hợp xuyên suốt toàn bộ giáo trình.

Đây là bộ giáo trình của khoa Hán ngữ đối ngoại trường Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh, chính vì vậy những tài liệu sử dụng trong giáo trình rất phù hợp với cuộc sống thực tế, cung cấp cho người học những tri thức văn hóa ngôn ngữ thiết thực và bổ ích. Lượng từ vựng phong phú (3.300 từ mới) và cập nhật. Những điểm ngữ pháp được giải thích rõ ràng, dễ hiểu, từ đơn giản đến phức tạp, từng bước nâng cao và đào sâu. Bài luyện ngữ âm xuyên suốt toàn bộ giáo trình. Bài tập đa dạng, được thiết kế một cách khoa học, giúp cho học sinh củng cố và vận dụng những kiến thức đã học. Trong quá trình học tập, bên cạnh việc nắm được những tri thức về mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, nâng cao kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, người học sẽ từng bước được trang bị những cơ sở và phương pháp khoa học để vận dụng những tri thức và kỹ năng đó vào trong thực tế, rèn luyện thành kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ. Đó chính là mục đích của bộ giáo trình này.

Biên dịch bộ giáo trình này, ngoài việc tôn trọng nguyên vẹn nội dung tài liệu gốc, ở mỗi bài, chúng tôi bổ sung thêm vào bài Luyện tập viết chữ cách viết một số bộ thủ cũng như cách viết của các chữ Hán mới xuất hiện ở phần từ mới của bài học. Người học thông qua bài tập này sẽ dễ dàng nắm được cách viết chữ một cách hệ thống. Ngoài ra, chúng tôi còn bổ sung thêm Bài luyện dịch Việt Hoa ở mỗi bài, bài tập này sẽ giúp người học bước đầu luyện tập kỹ năng dịch Việt Hoa của mình. Cuối tài liệu chúng tôi có bổ sung thêm phần Đáp án bài tập để bạn đọc tham khảo.

việt nam - lịch sử không biên giới

Việt Nam - Lịch Sử Không Biên Giới

NỘI DUNG CHÍNH

“Việt Nam: Lịch sử không biên giới” như một cuộc đối thoại quốc tế về Việt Nam giữa những nhà sử học ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Hoa Kỳ. Cuốn sách quy tụ các bài tham luận của các nhà Việt Nam học lừng danh trên thế giới tại hội thảo “Việt Nam: bên ngoài những đường biên” tháng 5/2001, mở ra những tri thức sâu và mới mẻ về sự tương tác giữa bản sắc Việt Nam - Chăm - Khmer - Pháp,... trên bán đảo Đông Dương trong hơn 1000 năm.

Hiếm có nền sử học nào lại mang dấu ấn dân tộc đậm nét như sử học về Việt Nam trong thế kỷ XX. Gia nhập trận chiến cam go vì sinh tồn và bản sắc dân tộc suốt phần lớn thế kỷ này, các nhà sử học Việt Nam và những ai có thiện cảm với họ trên thế giới đã dồn sức tập trung vào dòng trần thuật vĩ mô về cuộc đấu tranh dân tộc chống lại Trung Hoa, Pháp và Mỹ. Chỉ tới gần đây, một thế hệ mới các nhà sử học mới có thể bắt đầu khám phá những phức hợp văn hóa và chính trị trong mối quan hệ giữa nhiều dân tộc sống trên bán đảo Đông Dương, mà không phải cân nhắc đến hệ quả từ những gì mình viết đối với cuộc đấu tranh dân tộc. Cuốn sách “Việt Nam: Lịch sử không biên giới” là một bước tiến nữa của thế hệ đó.

Việc cuốn sách này vượt qua các ranh giới còn có một ý nghĩa nữa. Một thế hệ trước đây, giới sử học phương Tây viết về Việt Nam với tư thế hoàn toàn tách rời khỏi sử học Việt Nam, cho dù là có thiện cảm với nó, cũng như xa lánh sử học thực dân Pháp. Những gì công bố ở Trung Quốc và Nhật Bản gần như không được các học giả phương Tây biết đến. Cuốn sách này tiêu biểu cho cuộc đối thoại đang tiếp diễn giữa các nhà sử học được đào tạo, hoặc được đào tạo một phần ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc cũng như Hoa Kỳ.

Nổi bật trong đối thoại này là Giáo sư Phan Huy Lê, một bậc lão thành trong giới sử học Việt Nam và hậu duệ của một gia tộc trí thức nổi tiếng, với sự nghiệp trải suốt tiến trình của nền sử học thời Việt Nam độc lập. Một đại diện khác của thế hệ đi trước là học giả đầu ngành về nghiên cứu Việt Nam, Yu Insun người Hàn Quốc, được đào tạo về lịch sử Việt Nam và Đông Nam Á ở Nhật Bản, Hoa Kỳ và đã mang đến một quan điểm độc đáo về các nguồn sử liệu.

Không cần sắp đặt cầu kỳ, hợp tuyển này cho thấy nghiên cứu lịch sử Việt Nam sớm muộn gì cũng nhất thiết phải trở thành một cuộc đối thoại quốc tế.

Bố cục sách gồm các phần:

Trong chương 1 - VIỆT NAM: GS Phan Huy Lê đưa ra một tóm lược các nghiên cứu về sở hữu đất đai tại làng, nhấn mạnh vai trò của làng trong cách mạng và bản sắc Việt Nam.

Trong chương 2 - KIẾN TẠO VIỆT ĐỐI LẬP HÁN: Nhóm bài viết này thách thức các trần thuật truyền thống về bản sắc và quyền lực Việt Nam so với Trung Hoa, thông qua các nghiên cứu của Insun Yu, Sun Laichen, và Trần Tuyết Nhung.

Trong chương 3 - SỰ ĐA DẠNG CỦA VÙNG ĐẤT PHƯƠNG NAM: Nhóm bài viết thứ hai xem xét lịch sử của Đàng Trong và sự tương tác với người Chăm, Khmer, và Thượng. Các tác giả như Li Tana, Charles Wheeler, và Wynn Wilcox tranh luận về vai trò của các vùng biên giới và sự đa nguyên trong lịch sử của khu vực này.

Trong chương 4 - NHỮNG CUỘC CHẠM TRÁN VIỆT-ÂU: Phần cuối cùng của cuốn sách với các nghiên cứu về Philiphê Bỉnh, sự tham gia của người Việt trong Thế chiến thứ nhất, và nhân vật Pigneau de Béhaine. Nhóm bài viết này gợi ra vài nét phức hợp nơi những cuộc chạm trán và phát hiện ra nhau giữa người Việt và người Âu. Những tự sự cá nhân có thể tôn màu cho trần thuật quốc gia nhưng cũng có thể lật đổ chúng. Những lịch sử của vùng đất bị tàn phá nhưng vẫn phong phú đáng ngạc nhiên này của thế giới không thể bị giới hạn bởi những mục tiêu của hiện tại.

“Việt Nam: Lịch sử không biên giới” phù hợp với độc giả phổ thông; độc giả yêu thích, tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử Việt Nam.

TRÍCH ĐOẠN/ CÂU QUOTE HAY

Làng không chỉ có vai trò lớn trong diễn trình phát triển lịch sử mà còn có ý nghĩa quan trọng trong quá trình chuyển đổi kinh tế. Mặc cho sự dịch chuyển đều đặn sang công nghiệp hóa, nông nghiệp vẫn chiếm giữ hơn một phần tư sản lượng kinh tế của Việt Nam. Với tư cách là những địa bàn tụ cư lớn - nơi nông dân sinh sống và sản xuất - làng đóng vai trò quan trọng trên các phương diện xã hội và văn hóa: là nơi bắt đầu của các hoạt động nông nghiệp thiết yếu như khai hoang, đắp đê, làm thủy lợi, phát triển nông nghiệp và thủ công nghiệp, bảo tồn và phát triển văn hóa dân gian, cũng như trong đấu tranh chống ngoại xâm giữ làng giữ nước.

(trích Chương 1: Nghiên cứu làng Việt: thực trạng và triển vọng)

“Bài nghiên cứu này sẽ giới thiệu về cuộc đời đầy sự kiện của Philiphê Bỉnh và nhiều bút tích của ông, cả hai đều được xem xét trong bối cảnh lịch sử của chúng… Cuối cùng, bài nghiên cứu cho rằng những bút tích còn lại của Bỉnh và tầm quan trọng của chúng là một nguồn tư liệu để mở ra cánh cửa về cuộc đời của ông và những nhận thức đầu tiên của người Việt Nam đối với châu Âu. Điểm cuối rất quan trọng vì qua bút tích của ông, chúng ta thấy được những kết nối đầu tiên giữa châu Âu và Việt Nam, và suy nghĩ của những lữ khách đầu tiên người Việt hình dung về ‘phương Tây’.”

(trích Chương 8: Vượt đại dương, vượt đường biên: cuộc đời đầy dấu ấn của Philiphê Bỉnh (1759-1832)

giáo trình hán ngữ - tập 2 - quyển 1

Giáo Trình Hán Ngữ - Tập 2 - Quyển 1

Đối với người học tiếng Hoa, việc lựa chọn một bộ giáo trình tốt là cơ sở bước đầu cho việc học tốt. Một bộ giáo trình tốt không những phải đảm bảo rèn luyện cho người học tiếng Hoa những kỹ năng ngôn ngữ cơ bản, những tri thức văn hóa ngôn ngữ cần thiết, mà còn phải đảm bảo cơ sở cho việc vận dụng những kỹ năng, tri thức ngôn ngữ đó một cách thiết thực nhất. Bộ “Giáo trình Hán ngữ” của trường Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh (tiền thân là Đại học Ngôn ngữ Văn hóa Bắc Kinh) chính là một bộ giáo trình như thế.

Bộ “Giáo trình Hán ngữ” gồm 3 tập, mỗi tập chia làm hai quyển. Mặc dù chia thành 3 giai đoạn riêng, nhưng việc rèn luyện các mặt ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp luôn được kết hợp xuyên suốt toàn bộ giáo trình.

Đây là bộ giáo trình của khoa Hán ngữ đối ngoại trường Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh, chính vì vậy những tài liệu sử dụng trong giáo trình rất phù hợp với cuộc sống thực tế, cung cấp cho người học những tri thức văn hóa ngôn ngữ thiết thực và bổ ích. Lượng từ vựng phong phú (3.300 từ mới) và cập nhật. Những điểm ngữ pháp được giải thích rõ ràng, dễ hiểu, từ đơn giản đến phức tạp, từng bước nâng cao và đào sâu. Bài luyện ngữ âm xuyên suốt toàn bộ giáo trình. Bài tập đa dạng, được thiết kế một cách khoa học, giúp cho học sinh củng cố và vận dụng những kiến thức đã học. Trong quá trình học tập, bên cạnh việc nắm được những tri thức về mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, nâng cao kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, người học sẽ từng bước được trang bị những cơ sở và phương pháp khoa học để vận dụng những tri thức và kỹ năng đó vào trong thực tế, rèn luyện thành kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ. Đó chính là mục đích của bộ giáo trình này.

Biên dịch bộ giáo trình này, ngoài việc tôn trọng nguyên vẹn nội dung tài liệu gốc, ở mỗi bài, chúng tôi bổ sung thêm vào bài Luyện tập viết chữ cách viết một số bộ thủ cũng như cách viết của các chữ Hán mới xuất hiện ở phần từ mới của bài học. Người học thông qua bài tập này sẽ dễ dàng nắm được cách viết chữ một cách hệ thống. Ngoài ra, chúng tôi còn bổ sung thêm Bài luyện dịch Việt Hoa ở mỗi bài, bài tập này sẽ giúp người học bước đầu luyện tập kỹ năng dịch Việt Hoa của mình. Cuối tài liệu chúng tôi có bổ sung thêm phần Đáp án bài tập để bạn đọc tham khảo.

hướng dẫn tập viết chữ hán - khổ nhỏ (tái bản 2024)

Hướng Dẫn Tập Viết Chữ Hán

Hướng Dẫn Tập Viết Chữ Hán là tài liệu viết chữ được biên soạn dựa theo bộ giáo trình 301 Câu Đàm Thoại Tiếng Hoa - bộ giáo trình hiện được dùng rất phổ biến ở các trung tâm ngoại ngữ của nước ta cho học viên ở trình độ A tiếng Hoa. Tài liệu gồm 60 bài, giới thiệu đầy đủ cách viết của tất cả các từ mới của bộ giáo trình, được trình bày theo phương pháp học viết chữ thích hợp nhất.

Tài liệu có một số đặc điểm gồm:

Qui tắc bút thuận

Tập viết chữ theo bộ thủ

Cách tra từ điển

Những hướng dẫn cần thiết cho viết chữ.

Đặc biệt, một cải tiến mới – CHỮ RỖNG được trình bày trong sách sẽ giúp người học dễ dàng hơn nữa trong việc học viết chữ Hán.

Hy vọng rằng cuốn sách này sẽ có ích cho các bạn mới bước những bước đầu tiên trên lộ trình học tiếng Hoa. Xin giới thiệu cuốn sách Hướng Dẫn Tập Viết Chữ Hán cùng bạn.

lĩnh nam chích quái - khảo luận - dịch chú - nguyên bản chữ hán - bìa cứng

Lĩnh Nam Chích Quái - Khảo Luận - Dịch Chú – Nguyên Bản Chữ Hán

Lĩnh Nam chích quái là tác phẩm ghi chép truyện cổ Việt Nam được viết bằng chữ Hán, Nôm ra đời vào thời Lý-Trần. Sách gồm 2 quyển, 22 truyện. Không rõ tác giả, tương truyền là Trần Thế Pháp. Cũng như Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái được coi là một trong tác phẩm văn xuôi tự sự cổ nhất của Việt Nam còn lưu lại cho tới ngày nay. Ngay từ khi ra đời, tác phẩm không chỉ chiếm được tình cảm của các tác gia thời trung đại thể hiện qua hàng chục văn bản mang tên Lĩnh Nam chích quái hiện còn, mà còn hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu văn học trung đại ngày nay qua rất nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về Lĩnh Nam chích quái.

Chuyên luận Lĩnh Nam chích quái (Khảo luận - Dịch chú – Nguyên bản chữ Hán) được hoàn chỉnh và bổ sung trên cơ sở Luận án Tiến sĩ Ngữ văn với nhan đề: Nghiên cứu văn bản Lĩnh Nam chích quái do Nguyễn Thị Oanh thực hiện, GS.TS. Nguyễn Ngọc San và cố PGS. Đặng Đức Siêu hướng dẫn, được Hội đồng Quốc gia chấm luận án Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thông qua vào ngày 22 tháng 10 năm 2005.

Chuyên luận Lĩnh Nam chích quái tập trung nghiên cứu các bản Lĩnh Nam chích quái hiện đang được lưu trữ tại các Thư viện ở Hà Nội. Với quan điểm coi tất cả các bản Lĩnh Nam chích quái còn lại là đối tượng cần được khảo cứu và xem xét kỹ lưỡng, đặc biệt mối quan hệ ""bà con"" giữa chúng, công trình đã tập trung so sánh, đối chiếu và phân loại Lĩnh Nam chích quái thành các nhóm bản; đi sâu tìm hiểu kỹ nhóm bản Lĩnh Nam chích quái được các nhà nghiên cứu đi trước coi là cổ, xác định bản cổ và phác họa quá trình truyền bản của Lĩnh Nam chích quái. Đi sâu lý giải một số đặc điểm ngôn ngữ Hán văn và đặc điểm nội dung trong tác phẩm, so sánh với một số tác phẩm Hán văn thời Lý-Trần.

Về bố cục, chuyên luận gồm 3 phần:

- Phần I: Nghiên cứu văn bản Lĩnh Nam chích quái;

- Phần II: Phụ lục;

- Phần III: Nguyên bản chữ Hán.

Ở Phần I, ngoài Lời dẫn và phần Mở đầu, Kết luận, chuyên luận chia làm 5 chương:

- Chương 1: Văn bản học Hán Nôm và văn bản Lĩnh Nam chích quái - Một vài nhận định;

- Chương 2: Phân loại và phác họa quá trình truyền bản của Lĩnh Nam chích quái;

- Chương 3: Một số đặc điểm ngôn ngữ của tác phẩm.

- Chương 4: Địa danh trong Lĩnh Nam chích quái A.2914;

- Chương 5: Một số đặc điểm về nội dung của tác phẩm.

Phần Phụ lục II gồm Dịch nghĩa - Khảo dị - Chú thích bản Lĩnh Nam chích quái liệt truyện A.2914. Tiếp đó là bảng thống kê Địa danh, Nhân danh.

Phần Phụ lục III gồm nguyên bản chữ Hán LNCQ A.2914 hiện lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

Trong cuốn sách này “tác giả đã lược bỏ một số thao tác trường ốc của một luận án để tập trung vào những thao tác học thuật cần có đối với một công trình khảo cứu dịch thuật trong đó có sự khảo sát tất cả văn bản Lĩnh Nam chích quái hiện có, tìm hiểu tình hình nghiên cứu Lĩnh Nam chích quái, củng cố hệ thống thao tác văn bản học cần có để tiến tới lựa chọn hiệu đính xác định một văn bản tương đối chuẩn và tiếp theo là công việc dịch thuật, chú giải. Trong công trình này có sự mở rộng kiến thức về mối quan hệ giữa Lĩnh Nam chích quái với các thư tịch Hán Nôm liên quan đến văn học dân gian có các truyền thuyết và ít nhiều có sự liên hệ so sánh Lĩnh Nam chích quái của Việt Nam với Nhật Bản linh dị ký của Nhật Bản để giúp độc giả thoáng thấy bóng dáng của tính chất đồng văn của văn hoá Việt-Nhật trong văn hoá Đông Á”.

- Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Đình Chú, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

“Dịch giả Nguyễn Thị Oanh là người đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về chữ Hán - Văn hóa chữ Hán của Đông Á. Đặc biệt, chị là người tiên phong đi vào nghiên cứu Văn học thuyết thoại của Nhật Bản - trọng tâm là nghiên cứu so sánh thuyết thoại chữ Hán của Việt Nam với thuyết thoại các nước Đông Á. Trước đây, chị đã dịch và xuất bản cuốn Nhật Bản linh dị ký 日本霊異記là tập thuyết thoại Phật giáo thời cổ đại của Nhật Bản, được biên soạn vào khoảng đầu thế kỷ thứ 8 và cũng đã dịch và xuất bản nửa trước [Quyển Thượng] và gần đây là nửa sau [Tập Hạ] của phần Bản triều cuốn Kim tích vật ngữ tập 今昔物語集 (Tập truyện kể xưa nay) được coi là đỉnh cao của văn học thuyết thoại Nhật Bản.

Cùng với kết quả như vậy, chị Oanh đã tập trung hết sức cho việc nghiên cứu với nhiều chủ đề liên quan đến thuyết thoại. Chị cũng đã tham gia diễn giảng và phát biểu ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và một số nước khác. Các bài viết lần lượt được công bố và là thành phần không thể thiếu trong nghiên cứu Đông Á. Không chỉ có vậy, chị còn nghiên cứu các tác phẩm cổ điển của Việt Nam và mong muốn đi sâu nghiên cứu văn bản, dịch và chú thích các tác phẩm viết bằng chữ Hán và chữ Nôm của Việt Nam. Cách tiếp cận nghiên cứu sâu sắc của chị rất đáng được ngưỡng mộ.

Cuốn sách lần này của chị Oanh đã giải tỏa cơn khát về nghiên cứu Lĩnh Nam chích quái. Chị đã phát huy tất cả các thành quả nghiên cứu từ việc thu thập đầy đủ dị bản cho đến việc so sánh đối chiếu kỹ lưỡng bản gốc với các dị bản. Hy vọng tác phẩm này sẽ có ảnh hưởng lớn đến việc nghiên cứu thuyết thoại Hán văn Đông Á từ nay về sau.”

- GS. TS. Komine Kazuaki, Giáo sư Danh dự Đại học Rikkyo

các hiệp ước, hiệp định lịch sử giữa việt nam với pháp và mỹ (1787 - 1973)

Các Hiệp Ước, Hiệp Định Lịch Sử Giữa Việt Nam Với Pháp Và Mỹ (1787 - 1973)

Lịch sử là một chuỗi các sự kiện có mối liên hệ, tác động, chi phối lẫn nhau, đôi khi một diễn biến/hoạt động nhỏ cũng có thể thay đổi vận mệnh của một quốc gia. Trên trường quốc tế, những hiệp ước và hiệp định chính trị là thứ có thể đem lại lợi ích hoặc cũng có thể là rủi ro cho một hoặc nhiều quốc gia liên quan. Nhìn lại lịch sử Việt Nam thời kỳ đương đầu với sự bành trướng, cai trị của thực dân Pháp cũng như công cuộc kháng chiến chống Mỹ, có thể thấy rõ tầm quan trọng cũng như tính quyết định của các hiệp ước và hiệp định. Những lần ký kết mang tính lịch sử ấy sẽ có điều gì cần bàn luận? Bối cảnh và bài học lịch sử nào sẽ được rút ra?

Sách sẽ là câu trả lời cho những ai đang tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề trên. Các tác giả của cuốn sách, GS.TS. Nguyễn Văn Khánh (chủ biên), TS. Bùi Thị Hà, TS. Lê Văn Phong đã nghiên cứu, biên soạn một cách có hệ thống theo chiều lịch đại các hiệp ước, hiệp định theo thời gian từ Hiệp ước Versailles được ký vào cuối thế kỷ XVIII, đến các hiệp ước ký giữa Pháp với triều đình Nguyễn vào nửa sau thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Cuối cùng là các hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với Pháp và Mỹ vào năm 1954 và 1973. Đối với từng hiệp ước, hiệp định các tác giả cũng làm rõ bối cảnh lịch sử, quá trình chuẩn bị và thảo luận, đấu tranh và đàm phán để đi đến ký kết, nội dung cơ bản của hiệp ước và cuối cùng là ý nghĩa của từng hiệp ước/hiệp định đối với công cuộc đấu tranh giải phóng và giữ nước, bảo vệ và khôi phục nền độc lập dân tộc, cũng như những tác động đối với tiến trình phát triển lịch sử của Việt Nam.

Bên cạnh đó, cuốn sách cũng cung cấp đến bạn đọc toàn bộ văn bản các hiệp ước, hiệp định bằng cả tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Anh, từ các nguồn lưu trữ tin cậy của Việt Nam, Liên hợp quốc và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Cùng với đó là tổng hợp tranh ảnh về các cuộc đàm phán và ký kết hiệp ước, hiệp định giữa đại diện của Việt Nam với đại diện của chính quyền Pháp và Mỹ. Từ đây, quý bạn đọc có thể tiện cho việc tra cứu và so sánh khi tìm hiểu và nghiên cứu về các hiệp ước, hiệp định này.

bộ sách lịch sử văn minh thế giới - phần iii - caesar và christ (bộ 3 cuốn) (tái bản 2024)

Bộ Sách Lịch Sử Văn Minh Thế Giới - Phần III - Caesar Và Christ (Bộ 3 Cuốn)

Với Caesar và Christ, Will Durant mô tả hoàn cảnh và con người đã dẫn dắt Rome trở thành nước cộng hòa đầu tiên trên thế giới, cũng như sự trỗi dậy của Cộng hòa La Mã để trở thành một đế chế La Mã hùng mạnh, cực thịnh và cuối cùng sụp đổ như thế nào.

Nội dung của phần này, Will Durant không chỉ đơn giản kể về các mốc thời gian, địa điểm, vị vua, trận đánh, mà ông cho chúng ta một cuộc du hành về quá khứ với tất cả các khía cạnh xã hội, kinh tế, nghệ thuật, chính trị, tôn giáo, văn học, triết học, quan hệ đối ngoại và chiến lược quân sự.

Tất cả đều vô cùng sống động và đa chiều. Điều quan trọng là, từng vấn đề cho đến tổng quan, chúng ta có thể quan sát những gì đã xảy ra trong quá khứ để nhìn vào hiện tại và có thể dự đoán được tương lai.

Được chia thành 3 tập

Cộng hòa – Cách mạng

Thời kỳ nguyên thủ

Đế quốc và Sơ kỳ Thiên chúa giáo

phòng cách học phương tây đương đại - khuynh hướng và lĩnh vực nghiên cứu (sách chuyên khảo)

Phòng Cách Học Phương Tây Đương Đại - Khuynh Hướng Và Lĩnh Vực Nghiên Cứu (Sách Chuyên Khảo)

Tác giả Nguyễn Thế Truyền trong lời nói đầu của sách mong muốn: “Hy vọng rằng những nội dung của cuốn sách này sẽ cung cấp cho người đọc một toàn cảnh về phong cách học đương đại phương Tây, qua đó giúp người đọc tiếp tục đi sâu vào lĩnh vực này hoặc ứng dụng có hiệu quả vào những vấn đề cụ thể của phong cách học và nghiên cứu văn chương tiếng Việt”.

Sách có năm chương với hơn 360 trang, tổng cộng có 111 tài liệu tham khảo là những công trình nghiên cứu về phong cách học của nước ngoài đương đại. Ngoài chương 1 là những vấn đề chung của phong cách học, chương 2 là bối cảnh học thuật (thành tựu mới của ngôn ngữ học hiện đại, trào lưu mới trong nghiên cứu văn chương và những lĩnh vực mới trong nghiên cứu trí tuệ và tương tác xã hội), thì chương 3 đi sâu vào tìm hiểu diện mạo của các khuynh hướng nghiên cứu phong cách học đương đại. Trong đó, TS. Nguyễn Thế Truyền đã hệ thống các khuynh hướng nghiên cứu phong cách học một cách cụ thể, rõ ràng về khuynh hướng tích hợp phân ngành, chuyển đổi hướng tiếp cận, mở rộng phạm vi nghiên cứu và đặc biệt rất mới là, ứng dụng các công cụ nghiên cứu hiện đại, như khối liệu điện tử, máy tính điện tử, phần mềm chuyên dụng… Còn ở chương 5 “Những hạt giống tương lai”, tác giả khảo cứu về phong cách học truyện tranh, phong cách học về phim, phong cách học đa phương thức, phong cách học và hư cấu siêu văn bản, phong cách học và sinh học thần kinh. Đây có thể thấy là một hướng đi rất mới, rất giàu tính ứng dụng trong các lĩnh vực mỹ/nghệ thuật hiện nay.

Chẳng hạn với những người làm truyện tranh, họ sẽ bắt gặp trong chương này cách nhìn toàn diện về truyện tranh hiện đại. Như khái niệm truyện tranh (phương diện văn hóa, lịch sử...); các phương diện phong cách của truyện tranh (phong cách Nhật, phong cách Mỹ, phong cách châu Âu...); phương diện về ngôn từ, kết cấu trang, hình dạng thân thể nhân vật. Hoặc với phong cách “siêu biến dạng”, hình thức “cường điệu và ngoa dụ”... Hoặc về thể loại phim, cuốn sách đã hệ thống về “phong cách học về phim” một cách khá rõ ràng theo xu hướng hiện đại. Các kiến thức về phim, như “phim và các loại phim” cho người đọc có một cách nhìn hệ thống trong việc khu biệt với các loại hình nghệ thuật khác. Ở phần đặc điểm của phong cách học về phim, tác giả nêu nhận xét: “Lúc ban đầu, phong cách học về phim, đúng như tên gọi khiêm tốn của nó, chỉ tập trung trong việc nghiên cứu chuyển thể phim từ tiểu thuyết, phân tích cách thức một phiên bản văn bản gốc chuyển thể thành một phương tiện truyền thông mới và bàn luận về tính trung thực của sự chuyển thể (...). Sau đó các phong cách học dần dần nghiên cứu một cách độc lập hơn...”. Theo các nhà phong cách học, “phim như một thiết chế văn hóa”, “một tập hợp quy ước và siêu ngôn ngữ để miêu tả những hành động ngôn từ và phi ngôn từ”.

100 câu hỏi về lịch sử chữ quốc ngữ

100 Câu Hỏi Về Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ

“100 câu hỏi về lịch sử chữ quốc ngữ” như một cách tiếp cận khác về chữ quốc ngữ dưới dạng hỏi đáp.

Đôi khi trong chúng ta có ai tò mò về chữ quốc ngữ, dù cho ta không có thời gian đọc cả một cuốn sách, nhỡ đâu ta có thể tìm thấy câu trả lời trong cuốn sách này.

Tác giả cố gắng đặt mình vào vị trí của độc giả và của người Việt Nam nói chung, để tự vấn mình những vấn đề xoay quanh lịch sử chữ viết mà chúng ta dùng hằng ngày: hoàn cảnh ra đời, quá trình hình thành, phát triển, cũng như những nhân vật có nhiều đóng góp quan trọng chữ quốc ngữ.

Độc giả cũng có thể tìm thấy trong cuốn sách này những giải thích về logic chính tả của chữ quốc ngữ và cả những biến chuyển lớn lao trong đời sống xã hội, văn hóa - giáo dục…

GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ

TS. Phạm Thị Kiều Ly

- Giảng viên Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Thành viên Viện Nghiên cứu Lịch sử các lý thuyết ngôn ngữ - Trung tâm nghiên cứu khoa học Quốc gia Pháp.

- Lĩnh vực nghiên cứu chính: Lịch sử chữ quốc ngữ; lịch sử chữ viết hệ La-tinh của ngôn ngữ của các dân tộc tại Việt Nam; di sản ngôn ngữ và tư liệu; ngữ học truyền giáo tại châu Á.

Phạm Thị Kiều Ly bảo vệ luận án Tiến sĩ tại Đại học Sorbonne Nouvelle (Pháp) năm 2018, cô chuyên nghiên cứu về lịch sử chữ quốc ngữ và lịch sử ngữ pháp tiếng Việt. Cô quan tâm nghiên cứu lịch sử chữ viết của các dân tộc thiểu số cũng như di sản ngôn ngữ của các dân tộc đang có nguy cơ biến mất.

Ngoài việc chuyên tâm đi sưu tầm tư liệu về Việt Nam tại châu Âu, Phạm Thị Kiều Ly cũng rất quan tâm đến việc phổ biến kiến thức khoa học tới đại chúng bên cạnh việc xuất bản các công trình nghiên cứu chuyên khảo trên các tạp chí quốc tế và trong nước.

nguồn gốc tộc người của các quốc gia - the ethnic origins of nations

Nguồn Gốc Tộc Người Của Các Quốc Gia - The Ethnic Origins Of Nations

Anthony D. Smith là một nhà xã hội học lịch sử người Anh. Ông từng là Giáo sư về Chủ nghĩa dân tộc và Dân tộc tại Trường Kinh tế London. Ông được coi là một trong những người sáng lập lĩnh vực nghiên cứu chủ nghĩa dân tộc liên ngành.

Ông lấy bằng đầu tiên về triết học tại Đại học Oxford, đồng thời lấy bằng thạc sĩ và tiến sĩ Xã hội học tại Trường Kinh tế London. Ông là chủ tịch đầu tiên của Hiệp hội Nghiên cứu dân tộc và Chủ nghĩa dân tộc.

Cuốn sách này là một trong những đóng góp xuất sắc và toàn diện nhất của Smith về những cách thức mà các loại hình “dân tộc” và “tộc người” hình thành và phát triển theo thời gian.

Ông đưa ra các ý niệm rằng tất cả các dân tộc đều có “các cốt lõi tộc người” thống trị (dominant ‘ethnic cores’); ông cũng nhấn mạnh rằng chủ nghĩa dân tộc không chỉ là một hiện tượng của thời hiện đại, mà còn có các nguồn gốc từ thời tiền hiện đại.

Ông xác lập một phương pháp tiếp cận chủ nghĩa dân tộc mà ông gọi là tộc người - biểu tượng luận (ethnosymbolism) - tập trung vào việc nghiên cứu các yếu tố văn hóa, tôn giáo, biểu tượng, phong tục, tập quán và ngôn ngữ,… để hiểu cách chúng góp phần vào việc hình thành và thúc đẩy tinh thần dân tộc và quốc gia.

Theo Smith, chủ nghĩa dân tộc không đòi hỏi tất cả các thành viên của một “dân tộc” phải giống nhau, mà chỉ yêu cầu họ phải cảm thấy có một mối liên hệ mãnh liệt về tình đoàn kết với dân tộc và các thành viên khác của dân tộc ấy. Ý thức về chủ nghĩa dân tộc có thể tồn tại và được tạo ra từ bất kỳ một hệ tư tưởng thống trị nào tồn tại ở một địa bàn nhất định. Chủ nghĩa dân tộc được xây dựng trên các hệ thống thân tộc, tôn giáo và tín ngưỡng đã từng tồn tại từ trước. Smith mô tả các nhóm tộc người tạo nên nền tảng của các dân tộc hiện đại là các “tộc người”.

Smith định nghĩa chủ nghĩa dân tộc là “một phong trào mang tính ý thức hệ nhằm đạt được và duy trì quyền tự chủ, sự thống nhất và bản sắc nhân danh một cộng đồng dân cư mà theo ý kiến của một số thành viên của cộng đồng đó sẽ tạo nên một ‘dân tộc’ thực sự hoặc một ‘dân tộc’ tiềm năng”.

Các đánh giá về tác phẩm

“Phạm vi công trình của tác giả Smith thật ngoạn mục... Ở một khía cạnh nào đó, Phần I là phần độc đáo nhất của cuốn sách; theo hiểu biết của tôi thì không có một công trình nghiên cứu nào có thể so sánh được”.

- Tạp chí Lịch sử Tộc người Mỹ

“Không nghi ngờ gì nữa, đây là một đóng góp quan trọng đối với nguồn tư liệu nghiên cứu về chủ nghĩa dân tộc... đây là một công trình khảo cứu chu đáo, sâu sắc về nguồn gốc và sức mạnh của bản sắc dân tộc. ... Tôi không ngần ngại giới thiệu công trình này tới tất cả những người nghiên cứu về chủ nghĩa dân tộc”.

- Walker Connor, Trường Cao đẳng Trinity, Hartford. Giáo sư thỉnh giảng khả kính về Khoa học Chính trị tại Đại học Middlebury (Middlebury, Vermont, Hoa Kỳ). Connor nổi tiếng với công trình nghiên cứu về chủ nghĩa dân tộc và được đánh giá là một trong những người sáng lập lĩnh vực nghiên cứu liên ngành về chủ nghĩa dân tộc.

"Một công trình nghiên cứu toàn diện, sâu sắc về một chủ đề quan trọng. Nó thảo luận một cách toàn diện về các cộng đồng tộc người trong thời kỳ tiền hiện đại và về các tộc người, các dân tộc trong thời kỳ hiện đại. Ngoài việc dựa trên những sự kiện chắc chắn, nó còn hợp lý về mặt phương pháp và mang tính khơi gợi, mời gọi, kích hoạt về mặt khái niệm... không một nhà khoa học chính trị, một sử gia hay một nhà xã hội học nào có thể tiến hành công cuộc nghiên cứu nghiêm túc của mình mà không tham khảo cuốn sách này”.

- A. Jacob M. Landau. Giáo sư danh dự thuộc Khoa Khoa học Chính trị (chuyên ngành Nghiên cứu Trung Đông), Đại học Do Thái, Jerusalem.

“Chiều sâu kiến thức chuyên môn của Giáo sư Smith thật đáng kinh ngạc và công trình nghiên cứu này xứng đáng có một vị trí nổi bật ở bất cứ nơi nào mà chủ nghĩa dân tộc được bàn đến”.

- Michael Levin, Giáo sư triết học Chuyên ngành Nghiên cứu Tộc người và Chủng tộc, Cao đẳng thành phố New York

việt kiệu thư (trọn bộ 3 tập)

"Việt Kiệu Thư" là trước tác duy nhất hiện nay còn lưu giữ được của Lý Văn Phượng (1512 - 1542), một viên quan nhà Minh xuất thân khoa cử, nhận nhiệm vụ quản lý, giám sát các hoạt động quân đội, bao gồm luyện tập tuần phòng, bố trí đồn sở, các việc liên quan đến binh dịch tại Quảng Đông, Vân Nam. Bộ sách được hoàn thành vào tháng 6 năm Canh Tý niên hiệu Minh Gia Tĩnh thứ 19 (1540), trên cơ sở kết quả thu thập, khảo cứu nhiều nguồn tài liệu thư tịch sử chí, phương chí của các triều đại, từ Hán đến Minh, do các tác giả người Việt và Hán biên soạn.

Nguyên bản chữ Hán của "Việt Kiệu Thư" gồm 20 quyển, mà theo lời tự bạch của chính Lý Văn Phượng trong trước tác này: “Phượng nhân lúc việc quan nhàn rỗi chọn lọc rồi chia làm từng loại, được thành 20 quyển. Phần đầu nói về địa dư, phong tục, vật sản, ấy là xét về ngọn nguồn dân sinh. Tiếp đến là chiếu thư, chế, sắc, là trọng lời nói của vua vậy. Rồi kế đến là việc biên niên lập quốc, chế độ trước sau, ấy là chép việc thực vậy. Tiếp đến chép là thư sớ, di văn, là để cho tường tận vậy… Lại tiếp đến văn, phú, thi, từ, cùng là thần, thiếp của nước ấy hễ có một điều hay cũng được chép đủ, là để thấy phong tục hay dở ưa chuộng của một phương vậy. Hợp cả lại mà gọi sách ấy là "Việt Kiệu Thư".

Trong bang giao với quốc gia láng giềng thời trung đại, các vương triều phong kiến Trung Quốc luôn áp đặt những nguyên tắc bất bình đẳng, thể hiện tập trung qua hoạt động sách phong, triều cống rất phức tạp. Quan hệ bang giao Việt Nam - Trung Quốc thế kỷ XV-XVI được xem là giai đoạn điển hình cho tính chất phức tạp này.

Chính vì thế, "Việt Kiệu Thư" được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là biên khảo có giá trị cao, vừa là một biên khảo địa phương chí, địa lý chí, vừa là một sử thư - tức ghi chép lịch sử… cung cấp thông tin cho việc nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, lịch sử Việt Nam. Sử liệu về Việt Nam giai đoạn triều Minh được "Việt Kiệu Thư" chép đầy đủ, chi tiết có nhiều nội dung có thể bổ sung cho những ghi chép sơ lược và khuyết thiếu của "An Nam truyện" trong "Minh sử" cũng như các bộ thư tịch cổ của Việt nam

Bỏ qua những hạn chế về quan điểm, góc nhìn, cách dùng từ ngữ của một tài liệu biên khảo do tác giả người Hán biên soạn, với mong muốn cung cấp cho quý độc giả một nguồn tư liệu quý, bao quát nhiều nội dung, từ diên cách hành chính, quá trình lập quốc, thay đổi triều đại, phong tục, sản vật, về các việc hình luật, binh chế, trường học... của Việt Nam, MaiHaBooks liên kết cùng Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành trọn bộ 3 tập (20 quyển) "Việt Kiệu Thư" và hân hạnh giới thiệu đến bạn đọc.

1. Việt Kiệu Thư (Trọn Bộ 3 Tập)

2. Bộ Bo Góc Bảo Quản

301 câu đàm thoại tiếng hoa - tập 2 (tái bản 2024)

301 Câu Đàm Thoại Tiếng Hoa - Tập 2

Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc cuốn “301 câu đàm thoại tiếng Hoa”, tập 2. Cùng với cuốn “301 câu đàm thoại tiếng Hoa”, bộ giáo trình này hiện được dùng làm tài liệu dạy và học tiếng Hoa giai đoạn cơ sở.

Tập 2 gồm 20 bài, được trích từ bộ giáo trình “Sơ cấp Hán ngữ khóa bản” của Học viện Ngôn ngữ Bắc Kinh, các bài từ 41-60. Để nhất quán trong cả bộ giáo trình, ngoài việc tôn trọng nguyên vẹn nội dung của tài liệu gốc, chúng tôi bổ sung thêm phần “Tập viết”, gồm một bài tóm tắt cách viết các bộ thủ đã giới thiệu ở tập 1 và một bài hướng dẫn cách viết các chữ Hoa mới xuất hiện trong từng bài. Việc này giúp người học thuận tiện trong việc trang bị kiến thức và luyện tập chữ viết. Ngoài ra, tập 2 còn có phụ lục giới thiệu về “Các dấu câu và ký hiệu dùng trong câu” của tiếng Hoa, “Bản dịch các bài đọc” và “Đáp án bài tập”.

hướng dẫn tập viết chữ hán (tái bản 2024)

Hướng Dẫn Tập Viết Chữ Hán

Hướng Dẫn Tập Viết Chữ Hán là tài liệu viết chữ được biên soạn dựa theo bộ giáo trình 301 Câu Đàm Thoại Tiếng Hoa - bộ giáo trình hiện được dùng rất phổ biến ở các trung tâm ngoại ngữ của nước ta cho học viên ở trình độ A tiếng Hoa. Tài liệu gồm 60 bài, giới thiệu đầy đủ cách viết của tất cả các từ mới của bộ giáo trình, được trình bày theo phương pháp học viết chữ thích hợp nhất.

Tài liệu có một số đặc điểm gồm:

Qui tắc bút thuận

Tập viết chữ theo bộ thủ

Cách tra từ điển

Những hướng dẫn cần thiết cho viết chữ.

Đặc biệt, một cải tiến mới – CHỮ RỖNG được trình bày trong sách sẽ giúp người học dễ dàng hơn nữa trong việc học viết chữ Hán.

Hy vọng rằng cuốn sách này sẽ có ích cho các bạn mới bước những bước đầu tiên trên lộ trình học tiếng Hoa. Xin giới thiệu cuốn sách Hướng Dẫn Tập Viết Chữ Hán cùng bạn.

301 câu đàm thoại tiếng hoa (tái bản 2024)

Cuốn 301 CÂU ĐÀM THOẠI TIẾNG HOA có 40 bài và bài ôn tập nhưng đã đề cập đến nhiều đề tài giao tiếp thông thường trong đời sống. Ngôn ngữ trong các bài đó ngắn gọn, trong sáng, mang tính khẩu ngữ rất cao. Hệ thống các điểm ngữ pháp tập trung vào các đặc điểm ngữ pháp tiếng Hoa, hệ thống bài tập đa dạng phong phú, dễ hiểu, dễ luyện tập.

Tuy nhiên, vì là giáo trình đàm thoại lại dùng làm giáo trình cơ sở để dạy và học tiếng Hoa giai đoạn ban đầu sẽ khiến cho người học gặp khó khăn trong việc trang bị kiến thức và tiến hành luyện tập về ngữ âm, chữ viết. Mặt khác, giáo trình này soạn cho người nước ngoài nói tiếng Anh nên chưa nhấn mạnh đúng mức đến những điểm ngữ pháp khác tiếng Việt như định ngữ, bổ ngữ…

Để giúp người học khắc phục khó khăn nói trên, trong lần dịch lại cuốn sách này, ngoài việc tôn trọng nguyên vẹn nội dung của tài liệu gốc, chúng tôi có thêm một phần giới thiệu ngữ âm tiếng Hoa, chữ Hoa. Sau mỗi bài, chúng tôi bổ sung thêm một bài tập viết các chữ Hoa mới xuất hiện trong bài và bài tập luyện dịch Việt – Hoa.

Ở mỗi bài ÔN TẬP có thêm phần “Góc kiến thức” - giới thiệu vài vấn đề về ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc – giúp người học vừa có thêm kiến thức vừa tăng thêm hứng thú học tập. Ngoài ra, còn có các phụ lục hướng dẫn cách tra từ điển và cung cấp một số thông tin hữu ích cho người học như: bộ thủ, tên các tỉnh, thành phố và một số họ thông thường của Việt Nam và Trung Quốc.

giáo trình tiếng trung tăng cường - giáo trình tổng hợp - quyển 5/6 (khổ lớn)

Giáo Trình Tiếng Trung Tăng Cường - Giáo Trình Tổng Hợp - Quyển 5/6 (Khổ Lớn)

Bộ Giáo trình Tiếng Trung tăng cường là bộ giáo trình chủ lực mới nhất của Trường Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh. Nó phù hợp yêu cầu thay đổi giáo trình 5 năm gần nhất của các Khoa, Trường và Trung tâm ngoại ngữ của Việt Nam và Trung Quốc.

Bộ giáo trình bám sát hai đề cương là “Đề cương thi HSK” và đề cương “Kỳ thi tốt nghiệp giáo dục dự bị đại học dành cho lưu học sinh chính quy du học tại Trung Quốc do Chính phủ Trung Quốc cấp học bổng”, với mục đích bồi dưỡng một cách toàn diện các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết cho học viên bắt đầu từ đầu, theo nguyên tắc “HỌC ĐỂ THI”. Học viên học theo bộ giáo trình có thể thi HSK từ cấp 1 đến cấp 5.

Những ưu điểm chính của bộ giáo trình gồm:

– Tập trung phong phú thêm kiến thức nhằm nhanh chóng nâng cao kỹ năng ngôn ngữ

– Nội dung trình bày thuận tiện cho việc giảng dạy trên lớp và sự tiếp thu của học viên

– Ngôn ngữ của bài khóa sinh động, linh hoạt, gần gũi với cuộc sống, hình thức luyện tập phong phú.

– Nội dung giáo trình bám sát thực tiễn xã hội hiện đại. Người học có thể học nhiều từ vựng, mẫu câu liên quan đến các chủ đề của xã hội như mạng xã hội Wechat, mua bán trực tuyến; thanh toán di động; Bảo vệ môi trường

– Tài nguyên hỗ trợ phong phú đồng bộ. Học liệu, video, bài văn mẫu thuận tiện cho việc dạy và học

– Đặc biệt HỌC MỌI LÚC MỌI NƠI cùng với khóa học miễn phí tại: . Học theo khóa học trực tuyến giúp học viên làm quen với hình thức thi trực tuyến – như kỳ thi HSK.

Bộ giáo trình này bao gồm 6 quyển Sách Bài học tổng hợp, 6 quyển Sách Bài tập tổng hợp. Bài học và Bài tập phối hợp với nhau, mỗi quyển 16 bài. Giáo trình tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của “Đề cương thi HSK” và đề cương “Kỳ thi tốt nghiệp giáo dục dự bị đại học dành cho lưu học sinh chính quy du học tại Trung Quốc do chính phủ Trung Quốc cấp học bổng”, sắp xếp cụ thể như sau:

Quyển 1-2 trải đều toàn bộ 600 từ của Đề cương HSK cấp 1-3, bao gồm một phần từ HSK cấp 4, trải đều toàn bộ các điểm ngôn ngữ của Đề cương HSK cấp 1-3. Bài khóa được biên soạn dựa theo Đề cương chủ đề đàm thoại HSK cấp 1-3, trên cơ sở chú trọng tính chân thực. Người học sau khi học xong quyển 1, tiếng Trung có thể đạt đến trình độ HSK cấp 2; sau khi học xong quyển 2, tiếng Trung có thể đạt đến trình độ HSK cấp 3.

Quyển 3-4 trải đều toàn bộ 1200 từ cùng với điểm ngôn ngữ của Đề cương HSK cấp 4. Bài khóa được biên soạn dựa trên Đề cương chủ đề đàm thoại HSK cấp 4, đồng thời nâng cao và mở rộng các chủ đề đàm thoại có liên quan. Người học sau khi học xong quyển 3-4, tiếng Trung có thể đạt đến trình độ HSK cấp 4.

Quyển 5-6 trải đều toàn bộ 2500 từ của Đề cương HSK cấp 5 và 3000 từ của đề cương “Kỳ thi tốt nghiệp giáo dục dự bị đại học dành cho lưu học sinh chính quy du học tại Trung Quốc do chính phủ Trung Quốc cấp học bổng”, đồng thời trải đều toàn bộ điểm ngôn ngữ của Đề cương HSK cấp 5. Bài khóa được biên soạn và viết lại dựa trên Đề cương chủ đề đàm thoại HSK cấp 5, chú trọng tính chân thực về nội dung, chú ý cả tính thú vị. Người học sau khi học xong quyển 5-6, tiếng Trung có thể đạt đến trình độ HSK cấp 5, đồng thời có thể thuận lợi thông qua Kỳ thi thống nhất tốt nghiệp giáo dục dự bị đại học dành cho lưu học sinh chính quy du học tại Trung Quốc do chính phủ Trung Quốc cấp học bổng.

bộ sách lịch sử thế giới - the penguin history of the world (bộ 5 cuốn)

Bộ Sách Lịch Sử Thế Giới (Bộ 5 Cuốn)

“Trong ấn bản mới này, nhà sử học Odd Arne Westad đã hiệu đính toàn bộ tác phẩm mang tính bước ngoặt này để kể tiếp câu chuyện đến đầu thế kỷ XXI, bao gồm các cuộc tấn công 11 tháng Chín và những cuộc chiến ở Trung Đông. Westad sử dụng những thành tựu sử học đáng chú ý trong mấy thập niên gần đây để nâng cao phạm vi bao quát của cuốn sách về cuộc sống buổi đầu của con người và cải thiện đáng kể phần trình bày về Ấn Độ và Trung Quốc, Trung bộ Á-Âu, thế giới Hồi giáo sơ kỳ, và Đế chế Byzantium, cũng như lịch sử khoa học, công nghệ, và kinh tế. Kết quả là một tác phẩm cô đọng và tổng hợp thực sự đáng chú ý, lướt qua hàng ngàn năm lịch sử, đan dệt những câu chuyện về các đế quốc, nghệ thuật, tôn giáo, kinh tế, và khoa học thành một tự sự trong sáng và hấp dẫn. Trải từ những vượn người sơ khai và sự xuất hiện của các nền văn minh Mesopotamia và Ai Cập cổ đại, cuốn sách này trình bày tiếp các chủ đề như Đế quốc La Mã, sự xuất hiện mạnh mẽ của Hồi giáo, sự hưng thịnh và sụp đổ của tầng lớp samurai ở Nhật Bản, các vương quốc thời trung cổ ở châu Phi Hạ-Sahara, các cuộc chinh phạt của người Mông Cổ, và sự bành trướng toàn cầu của châu Âu vào sơ kỳ cận đại; một số trang đáng kể cũng được dành cho cuộc đấu tranh giành độc lập của Mỹ, Cách mạng Pháp, các đế quốc thuộc địa, quá trình hiện đại hóa đáng kinh ngạc của Nhật Bản, và hai cuộc thế chiến.”

Giống như Will Durant, Roberts cũng nhìn lịch sử loài người chủ yếu là lịch sử của những nền văn minh, từ những bước sơ khai kéo dài mấy ngàn năm trong bóng tối của thời tiền sử cho đến những xã hội hiện đại với những tiến bộ công nghệ và thay đổi sâu rộng trong những nền văn hóa, trong đó có cả những chiến tranh và xung đột mà đôi khi khiến người ta nghĩ tới cuộc xung đột giữa các nền văn minh, chứ không chỉ là cuộc tranh giành lãnh thổ, kho tàng, và tài nguyên.

Theo hai tác giả, lịch sử hiện đại – từ khoảng năm 1500 đến nay – là chiến thắng toàn cầu của văn hóa Tây Âu. Những năm sau Thế chiến II đã đánh dấu sự kết thúc quyền bá chủ toàn cầu của Tây Âu. Châu Á đang bước lên sân khấu lịch sử khi sức mạnh của Mỹ ngày càng trở nên rõ rệt. Nhưng đó là một châu Á hiện đã tiếp nhận một cách có chọn lọc nhiều lý tưởng về văn hóa, kinh tế, và chính trị của Tây Âu. Tuy sức mạnh của Tây Âu đã suy yếu, nhưng những thay đổi sâu rộng mà tư tưởng Âu châu đem lại vẫn tác động đến phần còn lại của thế giới.

Chương cuối sách, hai tác giả nhấn mạnh tới vai trò thống trị của văn minh Tây Âu (và những nhánh của nó phát triển ở Bắc Mỹ và châu Úc) xét theo tầm ảnh hưởng của nó đối với mọi nền văn minh và những lục địa khác. Dù mang tư tưởng bài tây phương đến đâu, bạn cũng không thể phủ nhận rằng con người ngày nay, dù ở châu lục hay quốc gia nào, đều hầu như chấp nhận những giá trị Âu châu, như cộng hòa, dân chủ, bình đẳng, chính quyền đại diện, tách biệt thế quyền và thần quyền, dân tộc tự quyết, … Nhiều vấn đề ưu tư lớn của con người ngày nay, như môi trường, nữ quyền, bình đẳng giới, biến đổi khí hậu… cũng xuất phát từ văn minh Âu Mỹ. Thậm chí con người ngày nay gần như ăn mặc giống nhau, theo Âu phục, đến nỗi những trang phục truyền thống của nhiều nền văn hóa đã trở thành một hình thức hoài niệm hoặc kỷ vật lưu niệm cho du khách. Họ đã trình bày nhận định này rất thuyết phục.

Với những dân tộc ngoài châu Âu, chịu sự đô hộ của các đế quốc châu Âu, cách duy nhất để họ quật khởi và giành độc lập là học theo người Âu (ngay cả những quốc gia cựu thuộc địa và đi theo chủ nghĩa cộng sản thì cũng dựa trên một học thuyết từ châu Âu), rồi đánh bại họ bằng chính những võ khí của họ. Lịch sử sau phong trào giải thực cũng cho thấy, quốc gia nào tây phương hóa nhanh và hiệu quả, đều vươn lên thành những nước phát triển. Ta có thể thấy điều này ở những nước như Nhật, Hàn Quốc, Singapore, và Trung Quốc.

Roberts là người có cái nhìn bao quát. Và đây là một cuốn sách vẽ ra bức tranh toàn cảnh. Mặc dù nó là một biên niên sử ghi lại mọi diễn biến chính có ý nghĩa lịch sử bắt đầu từ tổ tiên tiền sử của loài người cho đến những năm đầu của thế kỷ XXI, nhưng nó không phải là mớ hỗn độn vô nghĩa của các sự kiện và số liệu. Roberts vận dụng kiến thức uyên bác của mình để vạch ra trong đó những tiến trình lịch sử chính trong quá khứ của loài người.

Dĩ nhiên, khi cô đọng lịch sử loài người từ tiền sử đến hiện đại trong khoảng 1.200 trang (bản tiếng Anh), tác giả không thể ôm đồm hay sa lầy vào dữ kiện, mà phải chắt lọc những chi tiết tối cần thiết, và phải đòi hỏi bạn đọc tự trang bị một số kiến thức lịch sử, địa lý, chính trị, xã hội… tối thiểu, hoặc chịu khó tự tra cứu để hiểu rõ vấn đề đang được trình bày. Như thế, hai tác giả chủ yếu mang đến cho chúng ta những nhận định, tức là những ý kiến cá nhân, và đương nhiên là chủ quan, quanh những diễn biến lớn trong lịch sử loài người. Và những nhận định đó trở thành cơ hội cho chúng ta suy nghĩ, thảo luận, phản bác, hoặc mở ra những hướng tìm hiểu mới.

Do đó, tác phẩm này xứng đáng là sách tham khảo cho bạn đọc quan tâm tới lịch sử nhưng không theo đuổi chuyên ngành này. Và không những để tham khảo khi cần thiết mà nó còn xứng đáng được đọc lại nhiều lần.

301 câu đàm thoại tiếng hoa - bản chữ phồn thể

301 Câu Đàm Thoại Tiếng Hoa - Bản Chữ Phồn Thể

Bộ giáo trình 301 câu đàm thoại tiếng Hoa hiện là giáo trình giảng dạy ở các trung tâm ngoại ngữ cho học viên ở trình độ A. Bộ giáo trình này đã được biên dịch ra tiếng Việt, được Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội xuất bản và đang được dùng ở một số trường và trung tâm ngoại ngữ.

Một số thông tin khác:

- Đáp án bài tập

- Bản dịch các bài đọc

- Bộ thủ và cách viết các bộ thủ của tiếng Hoa

- Tập viết các chữ mới xuất hiện trong bài

- Các dấu chấm câu và ký hiệu dùng trong câu

Giáo trình được biên soạn khoa học, đơn giản, dễ hiểu, dễ ứng dụng, có những ưu điểm sau:

- Các mẫu câu đàm thoại theo 50 tình huống thường gặp

- Chú thích ngữ pháp, ngữ âm ngắn gọn, dễ hiểu

- Hệ thống bài tập được xây dựng một cách logic

- Bài giới thiệu về ngữ âm và chữ viết tiếng Hoa

- Hướng dẫn viết chữ theo bộ thủ sau mỗi bài học

- Nhiều phụ lục có giá trị, gồm:

+ 140 bộ thủ thường dùng trong tiếng Hoa

+ Tên các tỉnh, thành phố của Việt Nam và Trung Quốc

+ Các họ thường gặp của người Việt Nam và Trung Quốc

+ Dấu câu và các ký hiệu thường dùng trong văn bản tiếng Hoa

+ Đáp án bài tập

bộ sách lịch sử văn minh thế giới - phần v - thời kỳ phục hưng (bộ 3 cuốn)

Bộ Sách Lịch Sử Văn Minh Thế Giới - Phần V - Thời Kỳ Phục Hưng (Bộ 3 Cuốn)

Phần V - Thời kỳ Phục hưng, Will Durant phân tích vai trò then chốt của nước Ý trong quá trình tạo xúc tác phát triển văn hóa và trí tuệ của thời kỳ này. Nước Ý đã trở thành một nhánh rễ chính cho sự phát triển thời kỳ Phục hưng, trong đó những thành phố của nó, như Florence, Venice và Rome, là những trung tâm hoạt động nghệ thuật và trí tuệ.

Không chỉ phát triển rực rỡ về nghệ thuật, khoa học, nước Ý cũng được coi là nơi khởi nguồn ra chủ nghĩa tư bản, khi họ đi tiên phong trong các hình thức ngân hàng, thương mại để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cho phép tích lũy của cải.

Di sản quan trọng của nước Ý vào lịch sử thế giới trong thời kỳ Phục hưng, là nơi hội tụ tâm văn hóa và tri thức. Các nghệ sĩ, nhà văn và nhà tư tưởng người Ý đã cách mạng hóa nghệ thuật và khoa học, khám phá lại di sản cổ điển của Hy Lạp và La Mã, đồng thời truyền cho nó sức sống mới và phù hợp với thời đại của họ. Leonardo da Vinci, Michelangelo, Raphael và các nghệ sĩ người Ý khác đã tạo ra một số tác phẩm nghệ thuật lâu dài và có ảnh hưởng nhất trong lịch sử nhân loại, trong khi các nhà nhân văn và triết học người Ý như Petrarch và Machiavelli đã giúp định hình thế giới quan hiện đại.

Dưới ngòi bút uyên bác của Durant, thời kỳ Phục hưng khắc họa chiến thắng của lý trí và chủ nghĩa nhân văn đối với thế giới siêu nhiên và “Thuyết huyền bí" và chiến thắng này đã giành được ở Ý. Các nhà tư tưởng và nghệ sĩ người Ý đã tạo tiền đề cho kỷ nguyên hiện đại, với sự nhấn mạnh vào chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thế tục và nghiên cứu khoa học, đồng thời mở đường cho những biến đổi văn hóa và trí tuệ rộng lớn của nhân loại.

Phần V - “Thời kỳ Phục hưng” của Bộ sách Lịch sử văn minh Thế giới (gồm 11 phần) được chia thành 03 tập sách:

- Tập 1: Thời phục hưng - Bình Minh

- Tập 2: Thời Phục hưng - Chính Ngọ

- Tập 3: Thời Phục hưng - Hoàng Hôn

bộ sách lịch sử văn minh thế giới - phần ii - đời sống hy lạp (bộ 3 cuốn)

Bộ Sách Lịch Sử Văn Minh Thế Giới - Phần II - Đời Sống Hy Lạp (Bộ 3 Cuốn)

Văn minh Hy Lạp suy tàn, nhưng những kiến thức, bài học lịch sử để lại sẽ mãi là nguồn tri thức vô giá; những cái tên như Plato và Aristotle, Apelles và Praxiteles, Philip và Demosthenes, Diogenes và Alexander sẽ mãi tồn tại. Văn minh không chết, nó chỉ di tản, nó thay chỗ ở và trang phục, nhưng nó vẫn sống. Sự suy tàn của một nền văn minh, như của một cá nhân, sửa soạn chỗ cho một văn minh khác lớn lên; sự sống rũ bỏ bộ da cũ, và làm ngạc nhiên sự chết với một sự trẻ trung mới. Văn minh Hy Lạp vẫn cử động trong mỗi hơi thở tinh thần mà chúng ta đang hít thở; nhiều thứ trong văn minh đó còn lưu lại đến nỗi không ai trong chúng ta trong một đời người có thể hấp thu hết được. Phần II của Bộ sách: “Đời Sống Hy Lạp” được chia thành ba tập sách:

- Đời sống Hy Lạp cổ đại

- Thời hoàng kim

- Sự suy tàn và sụp đổ của nền tự do Hy Lạp

bộ sách lịch sử văn minh thế giới - phần vii - thời đại lý trí khởi đầu (bộ 3 cuốn)

Bộ Sách Lịch Sử Văn Minh Thế Giới - Phần VII - Thời Đại Lý Trí Khởi Đầu (Bộ 3 Cuốn)

Tập hợp các câu chuyện lịch sử lôi cuốn và hấp dẫn kể về con đường gập ghềnh hướng tới sự Khai sáng.

Đây là thời đại của những vị nhà trị vì hùng mạnh và những nghệ sĩ kiệt xuất của mọi thời đại (một bên là Elizabeth đệ nhất của Anh, Philip II của Tây Ban Nha & Henry IV của Pháp; và một bên là những Shakespeare, Cervantes, Montaigne & Rembrandt). Giai đoạn này cũng được tỏa sáng khi xuất hiện những tinh tú triết học và khoa học hiện đại như Ba.con, Gal.ileo, Gio.rdano Br.uno & Desc.artes.

Đây cũng là một thời đại bạo lực tột độ, thời điểm mà cả châu Âu bị lôi kéo vào Cuộc Chiến tranh Ba Mươi Năm khủng khiếp – đây là cuộc chiến về tôn giáo và quyền lực mà về quy mô và mức độ tàn khốc có thể khiến người ta so sánh nó như một cuộc chiến tranh thế giới thứ 1. Tất cả câu chuyện lịch sử, văn hóa trong Phần VII này sẽ đem đến cho chúng ta những cảm xúc mạnh mẽ, những suy tư sâu sắc và cũng là những bài học đầy ý nghĩa.

Phần VII của Bộ sách: “Thời đại lý trí khởi đầu” được chia thành ba Tập sách:

- Thời huy hoàng của nước Anh

- Chiến tranh tôn giáo

- Sự thăng trầm của Tây Ban Nha và những bước ngập ngừng của lý trí.

bộ sách lịch sử văn minh thế giới - phần i - di sản phương đông (bộ 3 cuốn)

Lịch Sử Văn Minh Thế Giới - Phần I - Di Sản Phương Đông

Là một cuốn sách "biên niên sử" đồ sộ về các nền văn minh thành công nhất và phổ biến nhất từ trước đến nay trên thế giới. Tác giả Will Durant đã dành gần nửa thế kỷ để tạo nên một thể loại mới mà ông gọi là "lịch sử tích hợp", để tái hiện một cách sinh động toàn bộ quá khứ phương Đông từ thời kỳ cổ đại cho đến thời kỳ văn minh rực rỡ.

Cuốn sách này không chỉ dành cho giới nghiên cứu hay học thuật, mà còn dành cho độc giả đại chúng nhằm giúp mọi người tiếp cận với các nền văn minh tiêu biểu trong lịch sử nhân loại. Từ chiến tranh và máu lửa, những kiệt tác nghệ thuật và thơ ca, đến công trình kiến trúc vĩ đại, tư tưởng triết học, tôn giáo và sự trỗi dậy của thông tin đại chúng - tất cả đều được trình bày bằng một văn phong đầy lôi cuốn.

Cuốn sách này đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ và xuất bản ở nhiều nước trên thế giới, trở thành một trong những bộ ghi chép về lịch sử văn minh thành công nhất và phổ biến đại chúng nhất từ trước đến nay. Với bộ sách đồ sộ này, Will Durant đã trở thành một trong những sử gia vĩ đại của nhân loại.

Hy vọng cuốn sách này sẽ giúp bạn hiểu thêm về văn minh phương Đông và những giá trị quý giá mà nó mang lại.

lịch sử các lý thuyết truyền thông - histoire des théories de la communication

Lịch Sử Các Lý Thuyết Truyền Thông - Histoire Des Théories De La Communication

Cuốn sách "Lịch Sử Các Lý Thuyết Truyền Thông" của Armand Mattelart và Michèle Mattelart khám phá sự phát triển của lĩnh vực truyền thông và những ý nghĩa đa dạng mà nó mang lại. Từ các lĩnh vực triết học, lịch sử, địa lý, tâm lý học, đến kinh tế học và chính trị học, cuốn sách này giúp bạn hiểu rõ hơn về truyền thông trong bối cảnh lịch sử và các quan điểm khác nhau.

Hiểu rõ sự phát triển và bùng nổ của lĩnh vực truyền thông.

Khám phá các quan điểm và trường phái khác nhau trong lý thuyết truyền thông.

Tìm hiểu về sự đa dạng và căng thẳng trong nghiên cứu lịch sử của lý thuyết truyền thông.

Armand Mattelart và Michèle Mattelart là hai tác giả nổi tiếng với sự đóng góp của mình trong lĩnh vực truyền thông. Cuốn sách này là một trong những công trình tiêu biểu của hai tác giả, giúp đưa ra cái nhìn tổng quan về lịch sử và lý thuyết truyền thông.

bộ sách lịch sử văn minh thế giới - phần ix - thời đại voltaire (bộ 4 cuốn)

Bộ Sách Lịch Sử Văn Minh Thế Giới - Phần IX - Thời Đại Voltaire (Bộ 4 Cuốn)

Tiết lộ những diễn biến kinh tế, chính trị, và văn hóa trong thời đại Voltaire. Tập này tập trung vào xung đột giữa khoa học và tôn giáo ở Pháp và Anh, đưa ta đến những cuộc thảo luận sôi nổi và sự giao thoa ý tưởng giữa các triết gia và nhà tư tưởng châu Âu.

Khám phá sự giao thoa giữa khoa học và tôn giáo trong thời kỳ Khai sáng.

Hiểu rõ hơn về những ý tưởng và triết lý của Voltaire, người được coi là hiện thân của Khai sáng.

Trải nghiệm cuộc sống và tư tưởng của các nhà tư tưởng, triết gia, và nghệ sĩ thời đại Voltaire.

bộ sách lịch sử văn minh thế giới - phần viii - thời đại của louis xiv (bộ 4 cuốn)

Bộ Sách Lịch Sử Văn Minh Thế Giới - Phần VIII - Thời Đại Của Louis XIV (Bộ 4 Cuốn)

Bối cảnh là Châu Âu. Thời gian là từ Hiệp ước Westphalia (1648) cho đến cái chết của Louis XIV, người mà triều đại (1643-1715) đã thống trị thời đại này và tên của ông được đặt cho giai đoạn ấy.

Đề tài tràn ngập Phần VIII là cuộc đấu tranh giữa đức tin và lý trí. Đức tin thống trị trong thời kỳ này, nhưng lý trí đang tìm ra những tiếng nói mới nơi Hobbes, Locke, Newton, Bayle, Fontenelle và Spinoza. Tuy nhiên, tác giả cũng đã thể hiện tinh thần vô tư, rộng rãi và thông cảm đối với những người bảo vệ đức tin như Pascal, Bossuet, Fenelon, Berkeley, Malebranche và Leibniz.

Phần VIII của Bộ sách: “Thời đại Louis XIV” được chia thành bốn Tập sách:

- Thời hoàng kim nước Pháp

- Văn minh Anh quốc

- Cuộc phiêu lưu tri thức

- Vùng ngoại vi và nước Pháp chống lại châu Âu

bộ sách lịch sử văn minh thế giới - phần vi - phong trào cải cách (bộ 5 cuốn)

Lịch Sử Văn Minh Thế Giới - Phần VI - Phong Trào Cải Cách

Tập trung vào cuộc Cải cách từ năm 1300 đến thập niên 1560. Tập này giúp hiểu về Martin Luther, Henry VIII, và những sự kiện định hình lịch sử như cuộc Cải cách, sự nổi dậy của nhà nước dân tộc, và sự thách thức của Tin Lành đối với Giáo hội Công giáo.

Khám phá sự phát triển trong tôn giáo, chính trị, kinh tế, xã hội, đạo đức và nghệ thuật của nhiều quốc gia châu Âu.

Hiểu rõ hơn về cuộc Cải cách và tầm ảnh hưởng của nó.

Được tác giả Will Durant hướng dẫn qua những diễn biến lịch sử đa dạng và thú vị.

bộ tân giáo trình hán ngữ - tập 1

Tân Giáo Trình Hán Ngữ - Tập 1

“Tân Giáo trình Hán ngữ” gồm 3 tập. Tập 1 và 2 có 60 bài, chuyển tải 10 chuyên đề thường gặp trong giao tiếp. Nội dung của mỗi chuyên đề cứ cách 10 bài lại được củng cố một lần và nâng cao thêm.

Cũng giống nội dung chuyên đề, các điểm ngữ pháp cũng được coi trọng tương ứng và có tính tuần hoàn, cứ 10 bài lại có một bài sơ kết ngữ pháp.

Tài liệu này rất chú ý đến việc lựa chọn từ vựng: hai tập đầu có khoảng 1700 từ thường dùng.

Tập 3 có tính độc lập tương đối lớn so với hai tập đầu. Nét đặc biệt ở tập này là ngoài một bài đọc chính còn có một số bài đọc phụ có nội dung liên quan. Nội dung các bài đọc rất rộng, bao gồm văn hóa truyền thống Trung Quốc, so sánh văn hóa Trung Quốc với phương Tây, những vấn đề đang được quan tâm, Nội dung các bài đọc hấp dẫn, sinh động; ngôn ngữ tự nhiên và thực tế.

Từ những đặc điểm nêu trên, chúng tôi cho rằng đây là bộ giáo trình tiếng Hán ở trình độ sơ cấp hay, có tính thực tế cao, nên đã mạnh dạn biên dịch để phục vụ các bạn mới học.

Tuy nhiên, vì đây là giáo trình biên soạn cho người nước ngoài nói tiếng Anh nên chưa nhấn mạnh đúng mức đến những điểm ngữ pháp khác với tiếng Việt như định ngữ, bổ ngữ,… Cũng bởi lý do này, giáo trình chưa thật thích hợp hoàn toàn với điều kiện giảng dạy, học tập tiếng Hán ở nước ta.

Để giúp người học khắc phục khó khăn trên, ngoài việc tôn trọng nguyên vẹn nội dung của tài liệu gốc, chúng tôi bổ sung thêm Phần giới thiệu ngữ âm và chữ viết tiếng Hán. Sau mỗi bài chúng tôi thêm vào một bài tập viết Hướng dẫn cách viết các chữ Hán mới xuất hiện trong bài. Ngoài ra, cuối tài liệu còn có phần Đáp án bài tập và Phụ lục Các bộ thủ đã viết trong giáo trình.

bộ sách lịch sử văn minh thế giới - phần iv - thời đại đức tin - bìa cứng (bộ 6 cuốn)

Bộ Sách Lịch Sử Văn Minh Thế Giới - Phần IV - Thời Đại Đức Tin - Bìa Cứng (Bộ 6 Cuốn)

Phần IV của The Story of Civilization của Durant, như ông mô tả bên ngoài tựa đề, là “Lịch sử văn minh Trung cổ - Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, và Do Thái giáo - từ Constantinus đến Dante, từ năm 325 đến 1321.” Tác giả bao quát một lãnh vực rất rộng lớn với tính hàm súc tuyệt vời, và việc đó, tất yếu, liên quan đến phép đơn giản hóa và đánh giá nhanh nhạy. Nhưng như một pho sử dành cho độc giả phổ thông, đây chắc chắn là một công việc đỉnh cao - được viết một cách sinh động, uyên bác, đầy ý thức và tinh thần. Không phải là một người hoài nghi hay một người duy vật chủ nghĩa cứng rắn, Durant không có xu hướng tôn kính vốn gần đây gây ra một sự lý tưởng hóa nào đó về thời đại này. Ông viết về những ý tưởng tâm linh của thời đó với sự ngưỡng mộ và về nghệ thuật của nó với sự nhiệt tình, nhưng vẫn nhìn “thói mê tín, cảnh khốn khổ, những cuộc chiến tranh không đáng có, và những tội ác kinh khủng” theo đúng bối cảnh của chúng. (tạp chí The Atlantic, tháng Một 1951)

Phần này trình bày nhiều khía cạnh của bốn nền văn minh Byzantium, Hồi giáo, Do Thái giáo, và Tây Âu trong khoảng gần ngàn năm, từ 325 đến 1321. Khoảng 1/5 số trang của Phần này được dành cho văn minh Hồi giáo trong giai đoạn rực rỡ của nó ở Baghdad, Qahirah (Cairo), và Cordoba. Trước Durant, chưa có học giả Thiên Chúa giáo nào, trong một tác phẩm về thời trung cổ, lại công nhận rộng rãi đến như vậy đối với những thành tựu của Hồi giáo trong cai trị, văn học, y học, khoa học, và triết học. Và ba chương về cuộc sống của người Do Thái thời trung cổ cho thấy sự thông cảm đáng ngạc nhiên một nền văn hóa thường được xem là xa lạ. Giáo sư Allan Nevins, Trường Đại học Columbia, viết về Phần IV này như sau:

“Tôi đặc biệt hài lòng khi đọc The Age of Faith của Will Durant mà đối với tôi, nó dường như là một kỳ công tổng hợp và diễn giải rất đáng chú ý. Tôi coi đây là tài liệu tổng hợp hay nhất về nền văn minh thời trung cổ từng được in. Bộ sách tuyệt vời của Durant theo thời gian phải được công nhận - nếu như nó chưa được công nhận - là một trong những tác phẩm xuất sắc trong ngành viết sử của Mỹ.”

Nó cũng là một cuốn sách bán chạy nhất. Như tờ The New York Times ghi nhận trong bài tưởng niệm Durant khi ông qua đời năm 1981: “Cuốn Rousseau and Revolution, vốn giành được giải Pulitzer cho tác phẩm phi hư cấu phổ thông năm 1968 và là một lựa chọn của câu lạc bộ Book-of-the-Month Club, là cuốn sách, cũng như 10 phần còn lại của bộ sách này, nằm trong danh sách bán chạy nhất. Nó bán ra được hơn hai triệu bản bằng chín thứ tiếng, một lượng độc giả lớn mà rất ít sử gia giành được.”

Năm 1975, tờ The New York Times viết rằng Will và Ariel Durant là "Những nhà sử học vĩ đại nhất trong thời đại của chúng ta.”

Chúng ta cũng nên đọc thêm một đoạn văn của Durant để hiểu thêm về quan điểm của ông khi viết lịch sử văn minh:

“Có lẽ nguyên nhân của chủ nghĩa bi quan hiện thời của chúng ta là do khuynh hướng của chúng ta coi lịch sử như một dòng hỗn loạn của những xung đột - giữa các cá nhân trong đời sống kinh tế, giữa các phe nhóm trong chính trị, giữa các tín điều trong tôn giáo, giữa các quốc gia trong chiến tranh. Đây là mặt giàu kịch tính của lịch sử; nó thu hút được sự chú ý của nhà sử học và sự quan tâm của người đọc. Nhưng nếu quay khỏi dòng chảy đầy xung đột, nóng bỏng vì thù hận và đen đặc những máu, để nhìn ra hai bên bờ của dòng chảy, chúng ta sẽ thấy những khung cảnh yên tĩnh hơn nhưng giàu cảm hứng hơn: những phụ nữ nuôi con, đàn ông xây nhà, nông dân kiếm thức ăn từ đất, những người thợ tạo ra những tiện nghi cho cuộc sống, những chính khách đôi khi tổ chức hòa bình thay vì chiến tranh, những giáo viên biến những kẻ hoang dã thành công dân tử tế, những nhạc sĩ thuần hóa trái tim chúng ta bằng sự hòa điệu và tiết tấu, những nhà khoa học kiên nhẫn tích lũy kiến thức, những triết gia lần tìm chân lý, những vị thánh gợi mở sự khôn ngoan của tình yêu. Lịch sử rất thường bị mô tả như một bức tranh của dòng chảy đầy máu. Lịch sử của nền văn minh là bản ghi chép về những gì đã xảy ra trên hai bên bờ.”

(theo bài “The Gentle Philosopher” (2006) của John Little)

Viết về tôn giáo, như trong Phần IV này, là việc rất tế nhị vì dễ gây đụng chạm. Durant ý thức rõ về điều đó, như ông viết trong lời nói đầu của Phần VI (The Reformation):

“…hầu hết mọi lời mà người ta viết về nó [tôn giáo] đều có thể bị tranh cãi hoặc gây mích lòng. Tôi đã cố gắng giữ thái độ vô tư, mặc dù tôi biết rằng quá khứ của mỗi người luôn nhuộm màu cho quan điểm của anh ta, và không có gì khó chịu bằng sự vô tư. Bạn đọc nên được thông báo trước rằng tôi đã được nuôi dạy như một người Công giáo nhiệt thành, và tôi lưu giữ những kỷ niệm đầy hàm ân về các linh mục triều tận tụy, những tu sĩ Dòng Tên uyên bác, và những nữ tu tử tế đã kiên nhẫn chịu đựng tuổi trẻ bồng bột của tôi; nhưng bạn cũng nên lưu ý rằng tôi có được phần lớn học vấn từ việc giảng dạy trong mười ba năm trong một nhà thờ Trưởng Lão dưới sự bảo trợ khoan dung của những tín đồ Tin Lành đích thực…; và rằng nhiều học viên bền bỉ nhất của tôi trong nhà thờ Trưởng lão đó là những người Do Thái mà lòng khao khát học vấn và hiểu biết của họ đã cho tôi một cái nhìn sâu sắc mới về dân tộc của họ.”

-----

Phần IV của Bộ sách có tên: Thời Đại Đức Tin được chia thành sáu tập:

1. Byzantium thời tuyệt đỉnh

2. Thời kỳ tăm tối

3. Văn minh Hồi giáo

4. Văn minh Do Thái và những cuộc thập tự chinh

5. Đỉnh cao của Thiên Chúa giáo

6. Triết học và khoa học Thiên Chúa giáo

bộ bộ sách lịch sử văn minh thế giới - phần x - rousseau và cách mạng - bìa cứng (bộ 6 cuốn)

Bộ Sách Lịch Sử Văn Minh Thế Giới - Phần X - Rousseau Và Cách Mạng - Bìa Cứng (Bộ 6 Cuốn)

BẮC ÂU TIN LÀNH

Từ đầu thế kỷ XVIII cho đến trước năm 1789 là giai đoạn bản lề của lịch sử châu Âu nói chung và Bắc Âu (Đức, Thụy Sĩ, Hòa Lan, Đan Mạch, Thụy Điển) nói riêng; nó khép lại một thời đại trước khi mở ra một thời đại mới mà rồi sẽ định hình thế giới ngày nay. Nhân vật trung tâm và gieo ảnh hưởng tinh thần nhiều nhất lên thời đại này chính là Jean Jacques Rousseau, về mặt lịch sử, tác động của tư tưởng ông thật sâu rộng. Như Gustave Lanson, sử gia văn học trứ danh của nước Pháp đã nói: "Rousseau cùng lúc chiếm lĩnh tất cả những khả năng của chúng ta: trong chính trị, trong đạo đức, trong thơ ca, hùng biện, tiểu thuyết, người ta thấy ông khắp nơi, ở lối vào của tất cả những con đường dẫn đến thời hiện đại."

Bên cạnh Rousseau, trước tác của các philosophe từ Pháp đã lan truyền nhanh chóng và mạnh mẽ trên khắp châu Âu, bất kể những sự cấm đoán của chính quyền và giáo hội. Dân chúng ngày càng nhận rõ những bất công trong xã hội phong kiến với những đặc quyền đặc lợi của các giới giáo sĩ và quí tộc. Trong khi đó, tầng lớp lãnh đạo và bản thân các quân vương cũng nhận thấy không thể duy trì lề lối cai trị xưa cũ được nữa, và muốn cho dân giàu nước mạnh - và duy trì dược quyền hành của mình - họ cần phải cải cách xã hội trên mọi phương diện.

bộ bộ sách lịch sử văn minh thế giới - phần xi - triều đại napoléon - bìa cứng (bộ 5 cuốn)

Bộ Sách Lịch Sử Văn Minh Thế Giới - Phần XI - Triều Đại Napoléon - Bìa Cứng (Bộ 5 Cuốn)

TRIỀU ĐẠI NAPOLÉON 1799-1811

Ngày nay, ai là người có thể cảm thấy mình đã biết một cách thật sự và hoàn toàn một con người - mặc dù đã có khoảng hai trăm ngàn cuốn sách lớn nhỏ viết về ông - người mà một trăm sử gia thông thái đã giới thiệu là bậc anh hùng đã đấu tranh mang lại đoàn kết và luật pháp cho châu Âu, còn một trăm sử gia thông thái khác thì xem ông là con yêu tinh đã rút hết máu của nước Pháp và tàn phá châu Âu nhằm thỏa mãn cho lòng tham vô độ đối với quyền lực và chiến tranh. "Cách mạng Pháp," Nietzsche nói, "đã làm cho Napoléon có thể ra đời; đó là lý lẽ biện minh của nó."

Không chỉ là vị tướng lãnh thiên tài, sự nghiệp cai trị của Napoléon cũng huy hoàng không kém. Dù trong 15 năm cai trị ông phải dành phần lớn hoạt động cho những cuộc chiến tranh liên tiếp chống lại cả châu Âu, nhưng theo lời Durant thì: "Mười ba năm đầu của triều đại Napoléon đã mang lại cho nước Pháp sự thịnh vượng chưa từng có. Quyền lực cũng như sự thịnh vượng của nước Pháp đã vươn lên cao hơn cả những gì Louis XIV từng mang lại."

1

Hỗ trợ học tập hiệu quả với tài liệu PDF, Word - SachTruyen.com.vn chia sẻ các tài liệu học tập chất lượng, bao gồm sách, bài tập, đề thi, giúp người dùng học tập hiệu quả và đạt kết quả cao trong các kỳ thi.

icon shopee