Một Lý Thuyết Về Công Lý
“Công lý là phẩm hạnh tiên quyết của các thiết chế xã hội, tương tự như vị trí của chân lý đối với các hệ thống tư tưởng.” (trích chương 1).
Một lý thuyết về công lý là cuốn sách kinh điển khi bàn về vấn đề công lý. Tác giả John Rawls - Giáo sư triết học tại Đại học Harvard cũng được xem là một trong những triết gia về triết học chính trị có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20.
Kể từ khi ra đời năm 1971, “Một lý thuyết về công lý” của John Rawls đã trở thành một tác phẩm kinh điển và quan trọng về đề tài này vì nó cung cấp một khuôn khổ đạo đức để đánh giá và cải thiện các cấu trúc cơ bản của xã hội, chẳng hạn như các thể chế chính trị, luật pháp và kinh tế có ảnh hưởng đến cuộc sống và cơ hội của con người.
Lý thuyết của Rawls đã có ảnh hưởng sâu rộng trong nhiều lĩnh vực và phong trào, chẳng hạn như hiến pháp, quyền con người, quyền dân chủ, phúc lợi, nữ quyền, chủ nghĩa môi trường và công lý toàn cầu.
Tư tưởng bên trong cuốn sách này cũng là nguồn cảm hứng và thách thức đối với ngành lập pháp và thi hành pháp, cũng như những người quan tâm đến luật pháp trên toàn thế giới.
Tác phẩm là một nỗ lực của Rawls trong việc giải quyết vấn đề công bằng về sự phân bổ nguồn lực trong xã hội, nhằm thay thế cho triết học truyền thống chủ nghĩa vị lợi - cho rằng xã hội nên theo đuổi lợi ích lớn nhất cho số đông nhất, nhất quán với ý tưởng về sự chuyên chế của đa số đối với thiểu số - vốn đã thống trị tư tưởng chính trị của người Anglo-Saxon từ thế kỷ 19.
Tác phẩm được chia thành 3 phần, 9 chương:
Phần 1. Lý thuyết, bao gồm các chương: Công lý như là sự công bằng; Các nguyên tắc công lý; Vị thế khởi nguyên.
Phần 2. Thiết chế, bao gồm các chương: Tự do bình đẳng; Phần phân phối; Bổn phận và nghĩa vụ.
Phần 3. Những mục đích, bao gồm các chương: Điều tốt như là lý tính; Cảm thức công lý; Điều tốt của công lý.
Ý tưởng cốt lõi của tác phẩm là “công lý như là sự công bằng”. Quan niệm về công lý này được đặt trên nền tảng của tự do bình đẳng của những cá nhân duy lý (rational individuals) trong một trật tự xã hội mong muốn đạt được sự bình đẳng về cơ hội và phần lợi ích được phân phối cho mọi người, đặc biệt là những người thiệt thòi nhất.
Việc đặt khái niệm công lý trong sự đối trọng với sự công bằng chính là cách mà Rawls thiết lập lý thuyết của mình ở vị trí đối lập với chủ nghĩa vị lợi, vốn không phải là một lý thuyết đề cao sự công bằng. Ý niệm về sự công bằng trong lý thuyết của Rawls được xây dựng và củng cố bằng những lập luận nhấn mạnh đến tự do và vị trí tối thượng của nó, cũng như sự bình đẳng về cơ hội cho tất cả mọi người.
Một điểm thú vị nữa trong tư tưởng của Rawls là ông không gắn lý thuyết về công lý của mình với một chế độ chính trị hay một mô hình kinh tế cụ thể nào: đối với ông, một nhà nước dựa trên chế độ tư hữu hay theo mô hình xã hội chủ nghĩa đều có khả năng trở nên công bằng hoặc bất công - điều cốt lõi là có hay không tuân thủ hai nguyên tắc về công lý mà ông đề cập trong sách.
Sự ra đời của tác phẩm có thể được xem là điểm khởi đầu của một cuộc đại tu bối cảnh triết học, đưa các triết gia chính trị và đạo đức từ mọi trường phái vào một cuộc tranh luận sôi nổi xung quanh các khái niệm công lý, công bằng, quân bình và tự do. Như Robert Nozick, một triết gia cùng thời với Rawls, đã nhận xét trong “Anarchy, State and Utopia (1974)”: “Từ đây, các nhà triết học chính trị phải đi theo lý thuyết của Rawls, hoặc giải thích lý do tại sao họ không làm như vậy.”
Tuy nhiên, bất cứ tác phẩm nào có tầm ảnh hưởng cũng đều sẽ nhận được những phê phán, chỉ trích, với tác phẩm này thì những ý kiến đối lập cũng không ít.
Dù vậy, “Một lý thuyết về công lý” của John Rawls vẫn cho thấy sức ảnh hưởng vượt thời gian của một tác phẩm kinh điển, khi đã hơn 50 năm trôi qua mà chúng ta vẫn có thể bắt gặp lý thuyết của ông được thảo luận bởi các nhà tư tưởng và học giả trên khắp thế giới.
Phiên bản tiếng Việt này được dịch từ phiên bản sửa đổi hoàn thiện vào năm 1999, không phải là phiên bản gốc được ra mắt công chúng vào năm 1971. Phiên bản này có một số thay đổi, đặc biệt là những lý giải của Rawls để xử lý những chỉ trích và hiểu lầm mà phiên bản đầu tiên đã vấp phải.
Đây là một cuốn sách dài vì vậy tác giả có đưa ra hướng dẫn về cách đọc giúp bạn có thể nắm hầu hết các yếu tố cần thiết của lý thuyết về công lý mà không cần đọc hết cuốn sách.
Cuốn sách thuộc Tủ sách kinh điển pháp luật của Omega+.
Sách cùng tủ đã xuất bản là “Về pháp quyền”, tác phẩm nổi tiếng của Tom Bingham.
THÔNG TIN TÁC GIẢ:
John Bordley Rawls (1921-2002) là triết gia đạo đức và chính trị người Mỹ, giáo sư đại học Harvard. Ông giành Giải thưởng Schock về Logic và Triết học và được tổng thống Bill Clinton trao Huy chương nhân văn quốc gia năm 1999. Ông nổi tiếng với những nghiên cứu về triết học chính trị tự do với nhiều tư tưởng đáng chú ý. Ngoài Một lý thuyết về công lý (1971), ông còn là tác giả của hai cuốn sách khác: Political Liberalism (1993) và The Law of Peoples (1999).
MỘT SỐ TRÍCH ĐOẠN
“Giờ ta có thể nói rằng một xã hội có được tổ chức tốt hay không không chỉ dựa trên khả năng của nó trong việc thúc đẩy lợi ích cho thành viên, mà còn ở việc nó có được điều phối hiệu quả bằng một quan niệm chung về công lý hay không. Nghĩa là, đó là một xã hội mà trong đó (1) mọi người đều chấp nhận và biết rằng người khác cũng chấp nhận các nguyên tắc công lý giống mình, và (2) các thiết chế nền tảng của xã hội, trên phương diện tổng thể, có khả năng thỏa mãn được các nguyên tắc công lý và nhìn chung mọi người thừa nhận như vậy.”
“Trong “công lý như là sự công bằng”, vị thế khởi nguyên bình đẳng tương ứng với trạng thái tự nhiên (state of nature) trong các lý thuyết khế ước xã hội truyền thống.”
“Các nguyên tắc về công lý được lựa chọn đằng sau một bức màn vô minh (veil of ignorance). Điều này đảm bảo rằng không ai có được lợi thế hay phải chịu bất lợi trong việc lựa chọn các nguyên tắc dựa trên hệ quả của cơ hội tự nhiên hay sự ngẫu nhiên của các hoàn cảnh xã hội.”
“Khi một quan niệm về công lý đã được lựa chọn, chúng ta có thể giả sử rằng nó sẽ giúp ta chọn ra một bản hiến pháp hay một bộ máy lập pháp…, tất cả đều phù hợp với những nguyên tắc về công lý được đồng thuận lúc đầu. Tình trạng xã hội của chúng ta sẽ được xem là công bằng nếu thông qua chuỗi đồng thuận mang tính giả thuyết này, chúng ta cam kết tuân thủ hệ thống luật lệ phổ quát đã xác định ra nó. Hơn nữa, giả sử vị thế khởi nguyên đã xác định được một tập hợp các nguyên tắc (nghĩa là, một quan niệm công lý cụ thể đã được chọn), thì khi các thiết chế xã hội thỏa mãn được các nguyên tắc ấy, các thành viên có thể nói với nhau rằng họ đã hợp tác dựa trên những điều khoản mà chắc chắn họ sẽ đồng ý nếu là những con người tự do, bình đẳng và ngang bằng trong mối quan hệ giữa họ.”
““Công lý như là sự công bằng” không phải là một lý thuyết khế ước hoàn thiện. Bởi rõ ràng ý tưởng khế ước luận có thể được mở rộng cả đến việc lựa chọn gần như toàn bộ hệ thống đạo đức, có nghĩa là một hệ thống bao gồm các nguyên tắc dành cho mọi phẩm hạnh chứ không chỉ riêng công lý.”
“…sẽ là hợp lý và nói chung là chấp nhận được, rằng không ai nên được lợi hoặc bị bất lợi bởi sự may rủi của tự nhiên và hoàn cảnh xã hội khi lựa chọn các nguyên tắc công lý. Đồng thời, chúng ta cũng chấp nhận rộng rãi rằng không ai có thể thay đổi các nguyên tắc cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của bản thân. Hơn nữa, chúng ta có thể đảm bảo rằng những thiên hướng, khát vọng, và cả quan niệm của mỗi cá nhân về điều tốt sẽ không ảnh hưởng đến những nguyên tắc mà họ lựa chọn. Mục tiêu là loại bớt những lựa chọn vốn sẽ thích hợp để được đưa ra và kêu gọi sự chấp nhận, bất kể có ít khả năng thành công đến đâu, chỉ khi ai đó biết được một số thứ nhất định mà từ góc độ công lý là không mấy liên quan.”
“Bởi nguyên tắc áp dụng cho cá nhân là thúc đẩy tối đa phúc lợi hay hệ mong muốn của bản thân, nên nguyên tắc áp dụng cho xã hội sẽ là thúc đẩy tối đa lợi ích của cả xã hội, là hiện thực hóa tối đa hệ mong muốn tổng hợp của toàn bộ các thành viên. Cũng như mỗi cá nhân cân bằng những được-mất trong hiện tại và tương lai, một xã hội cũng cân bằng sự thỏa mãn và bất mãn của các cá nhân với nhau.”
Đúng Việc - Một Góc Nhìn Về Câu Chuyện Khai Minh - Bìa Cứng
“Đúng Việc” là con đường cho mọi đổi thay có tính cách mạng của cá nhân, gia đình, tổ chức và quốc gia. Sách “Đúng Việc” đề cập đến những vấn đề căn cơ và nền tảng nhất của con người, đó là: làm người (đạo sống), làm dân (đạo dân) và làm nghề (đạo nghề) bằng một văn phong rất dí dỏm, súc tích và có tính hệ thống cao. Từ đó, sách gợi mở phương pháp luận để mỗi người có thể tự đi tìm chân lý, tự thấu hiểu bản thân, tự tìm ra đường đời của mình, hình thành đạo sống, đạo dân và đạo nghề của riêng mình. Hay nói cách khác, “Đúng Việc” là một góc nhìn khai minh, một phương pháp luận nhằm góp sức cho mỗi người, mỗi nhà, mỗi tổ chức và mỗi xứ sở trên hành trình tự tìm ra “đích đến” và “con đường” cho sự đổi thay có tính cách mạng của riêng mình.
Trích đoạn trong sách:
"Công việc" của bất kỳ ai trong đời cũng bao gồm “Làm người”, “Làm dân” và “Làm nghề”. Lựa chọn “đúng việc” hay “sai việc” của mỗi người trong từng "công việc" ấy sẽ làm nên cuộc đời họ, cũng như góp phần làm nên gia đình, tổ chức và xã hội mà họ đang sống.
Bởi lẽ, con người thì khác với muông thú, cỏ cây và máy móc; con người tự do thì khác với con người nô lệ, con người công cụ, con người phận vị, con người hoang dã; công dân thì khác với thần dân hay nô dân; người thầy thì khác với thợ dạy hay máy dạy; trí thức thì khác với trí nô; nhà báo thì khác với bồi bút; nhà quản trị thì khác với kẻ cai trị; lãnh đạo thì khác với cầm quyền; doanh nhân thì khác với trọc phú hay con buôn...
Nhưng làm sao lựa chọn nếu không hề biết đến sự tồn tại của những lựa chọn, không rõ đâu là sự khác biệt giữa chúng và đâu là "mình" giữa những lựa chọn đó? Làm sao có thể làm đúng việc khi chưa biết đâu là cái đúng? Làm sao "làm ra chính mình", làm sao "hãy là chính mình" khi chưa biết "đâu là mình"... Hành trình "tôi đi tìm tôi" đó cũng là câu chuyện khai minh của mỗi con người, mỗi nhà, mỗi tổ chức và mỗi xứ sở.
Dòng Chảy Tiến Hóa - Cách Các Ý Tưởng Mới Khởi Phát Trong Tiến Trình Lịch Sử Loài Người
Từ “tiến hóa” (evolution) nguyên gốc có nghĩa là “mở ra”. Tiến hóa là một câu chuyện, một sự tường thuật về cách mọi thứ thay đổi. Nó cho thấy sự thay đổi đến từ bên trong, thay vì chịu định hướng từ bên ngoài. Cuốn sách này lập luận rằng sự tiến hóa đang diễn ra xung quanh chúng ta. Đó là cách tốt nhất để hiểu phương thức mà thế giới loài người cũng như thế giới tự nhiên thay đổi.
Chúng ta luôn tin vào những đấng sáng tạo vĩ đại của lịch sử – Thiên Chúa, những nhà lãnh đạo, các thiên tài và những anh hùng trên chiến trận... Nhưng nếu thế giới không phải là một kiệt tác được tạo ra bởi một số ít cá nhân, mà là một bức tranh sống động hình thành bởi vô vàn nét vẽ nhỏ bé tự kết nối và lan tỏa thay vì bị định hướng và lập kế hoạch sẵn thì sao? Cuốn sách “Dòng chảy tiến hóa - Cách các ý tưởng mới khởi phát trong tiến trình lịch sử loài người” của Matt Ridley sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi ấy.
Đầu tiên, tác giả nêu lên một quan điểm phổ biến của chúng ta, dù ở những bất kỳ quốc gia nào hay trong giai đoạn nào của lịch sử, rằng luôn có một “móc trời” – hình ảnh ẩn dụ cho một sức mạnh tối cao theo tất định luận – được quyền tự định đoạt sự khởi nguyên và phát triển của mọi sự, cho dù “móc trời” có những hình thái và bản dạng khác nhau tùy theo hoàn cảnh.
Sau đó, từ những ví dụ thực tế cụ thể ở đa dạng các lĩnh vực như văn hóa, công nghệ, giáo dục, nhân cách, tôn giáo hay đồng tiền..., Matt Ridley đã tổng hợp và khái quát một thuyết tiến hóa, vốn không chỉ giới hạn trong sinh học và chọn lọc tự nhiên như cách liên hệ thường thấy, được minh họa và chứng minh tổng quát nhờ vào tiến trình đóng góp chung của toàn bộ nhân loại.
Matt Ridley thách thức quan niệm định sẵn của con người hiện đại về sự tiến hóa và phát triển của vạn vật, hé lộ một thế giới mà những đổi mới nở rộ từ trí tuệ tập thể của nhân loại. Từ sự phức tạp của gen cũng như tâm trí con người đến sự rộng lớn của nền kinh tế toàn cầu hay mạng Internet, Ridley minh chứng rằng mỗi hệ thống, phát minh hay khái niệm tự tiến hóa một cách tiệm tiến bằng quá trình thử và sai, đồng thời thách thức mọi sự kiểm soát ấn định từ trên xuống.
“Dòng chảy tiến hóa” sẽ mang đến cho bạn đọc góc nhìn mới về thuyết tiến hóa tổng quát và cơ hội chiêm nghiệm bản chất của sự đổi mới và không ngừng phát triển.
Bố cục cuốn sách bao gồm:
Lời mở đầu: Lý thuyết chung về tiến hóa
Chương 1 Sự tiến hóa của vũ trụ
Chương 2 Sự tiến hóa của đạo đức
Chương 3 Sự tiến hóa của sự sống
Chương 4 Sự tiến hóa của gen
Chương 5 Sự tiến hóa của văn hóa
Chương 6 Sự tiến hóa của kinh tế
Chương 7 Sự tiến hóa của công nghệ
Chương 8 Sự tiến hóa của tâm trí
Chương 9 Sự tiến hóa của nhân cách
Chương 10 Sự tiến hóa của giáo dục
Chương 11 Sự tiến hóa của dân số
Chương 12 Sự tiến hóa của thuật lãnh đạo
Chương 13 Sự tiến hóa của chính quyền
Chương 14 Sự tiến hóa của tôn giáo
Chương 15 Sự tiến hóa của đồng tiền
Chương 16 Sự tiến hóa của Internet
Lời kết: Sự tiến hóa của tương lai
Bìa sách với tên sách thiết kế chữ đổ bóng và cao dần lên theo tỉ lệ, nhằm thể hiện nền tảng hình thành và sự tiến hóa của các ý tưởng mới của mọi lĩnh vực trong xã hội loài người.
Cuốn sách phù hợp với độc giả yêu thích các tác phẩm của tác giả Matt Ridley; những bạn đọc hứng thú với thuyết tiến hóa sinh học/chọn lọc tự nhiên và có sự tò mò về cách vạn vật hình thành và phát triển, mong muốn tìm ra các quy luật chung trong đời sống.
THÔNG TIN TÁC GIẢ:
Matt Ridley
Nhà khoa học, nhà báo và doanh nhân người Anh. Tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Oxford danh giá, ông là tác giả của nhiều bài nghiên cứu cũng như các ấn phẩm bán chạy về đa dạng đề tài như khoa học, kinh tế, môi trường, sinh học... Ridley còn là cây bút cộng tác lâu năm với tạp chí The Economist và nhật báo Wall Street Journal.
Một Nghiên Cứu Về Giác Tính Con Người - An Enquiry Concerning Human Understanding
David Hume sinh năm 1711 tại thành phố Edinburgh của Scotland trong một gia đình quý tộc, giàu có. Ông là triết gia lớn, nhà sử học và là nhân vật vĩ đại của chủ nghĩa duy nghiệm Anh, là một trong những tên tuổi lớn trong Thời kỳ Khai sáng. Những tác phẩm của ông thường đề cập đến việc nghiên cứu giác tính con người, tương quan giữa lý trí và định mệnh, những điểm yếu trong nền tảng của tôn giáo và sự hấp dẫn của chủ nghĩa hoài nghi, và đề tài lịch sử.
Cuốn An Enquiry Concerning Human Understanding (Một nghiên cứu về giác tính con người, 1748) được xuất bản nhằm đưa nội dung tác phẩm của ông A Treatise of Human Nature (Khảo luận về bản tính con người) (1738) tới rộng rãi đối tượng người đọc hơn.
Thông qua triết học của mình, Hume đã cố gắng tìm hiểu một thứ mà khoa học vẫn chưa lý giải được đó là bản chất hoạt động của bộ óc con người. Khoa học ngày càng đạt được nhiều tiến bộ trong việc tìm hiểu thế giới, nhưng phần lớn tâm trí con người vẫn chưa được khám phá. Hume là người tiên phong trong việc sử dụng các nguyên tắc khoa học để khám phá cách chúng ta nghĩ về bản chất của sự nghĩ.
Theo quan điểm của Hume, nhiều niềm tin của chúng ta về thế giới không xuất phát từ kinh nghiệm hay lý trí mà từ cách trí óc chúng ta hoạt động (niềm tin đó nảy nở từ cái gốc tự nhiên sẵn trong ta).
Hume cho thấy trong khi con người cố gắng lý giải và gắn kết kinh nghiệm với niềm tin về sự tồn tại của mối liên hệ nhân quả, thì bản thân mối liên hệ nhân quả này không bắt nguồn từ bất kỳ duy nghiệm nào. Theo Hume, duy nghiệm của chúng ta bắt nguồn từ những thói quen nhất định của tâm trí.
Ta kinh nghiệm quá khứ, hiện tại và mong đợi sự tương đồng sẽ xảy ra trong tương lai; nhưng đó không phải là hành vi từ kinh nghiệm, mà từ bản chất của mỗi chúng ta.
Nhưng Hume cũng đưa ra hoài nghi:
Nếu niềm tin của chúng ta về thế giới không đến từ kinh nghiệm, thì tại sao chúng ta lại có những niềm tin đó?
Liệu chúng ta có thể biết bất cứ điều gì về thế giới?
Trên thực tế, ở cuốn sách này, Hume đưa ra những phân tích tâm lý học, lý giải cách thức hoạt động của tâm trí mà không xoáy vào câu hỏi liệu niềm tin của chúng ta là đúng hay sai. Thay vào đó, ông đặt câu hỏi về bản chất tạo ra niềm tin đó.
Các lập luận của Hume được trình bày theo lối cộng hưởng trình tự suy nghĩ sau đó đưa ra lập luận triết học, phân tích tâm lý học và khoa học.
Tâm lý học: Hume là người tiên phong tìm hiểu tâm trí con người bằng cách sử dụng các phương pháp khoa học.
Triết học: Hume đã đóng góp vào nhận thức luận. Ông phân tích cách con người thu nhận kiến thức và cho ta thấy những niềm tin của chúng ta về thế giới sẽ không tương xứng với điều chúng ta muốn nghĩ - chỉ riêng dữ kiện trải nghiệm sẽ không là điều kiện đủ để lý giải thế giới.
Khoa học: Hume cũng thách thức niềm tin vào sự tồn tại của Chúa, ông nêu ra những điểm yếu trong nền tảng của tôn giáo và sự hấp dẫn của chủ nghĩa hoài nghi, ông cho rằng chúng ta không có lý do chính đáng để tin rằng Chúa tồn tại hoặc phép màu xảy ra.
Chúng ta thường nghĩ là khoa học phải dựa trên bằng chứng. Hume cũng ủng hộ thế giới quan khoa học, nhưng ông thách thức giả định đó. Đối với ông, chỉ bằng chứng không thôi sẽ không thể giải thích cho niềm tin khoa học — luôn có khoảng cách giữa bằng chứng và tuyên bố khoa học. Các nhà triết học và nhà khoa học khi tiếp cận bản chất khoa học đều hiểu rất rõ lập luận này của Hume.
Cách tiếp cận của Hume mở ra những cánh cửa suy tư mới cho cách chúng ta nghĩ về thế giới. Hume luôn hỏi niềm tin của chúng ta đến từ đâu và tại sao chúng ta có thể nắm giữ được chúng?
Nước Đại Nam Đối Diện Với Pháp Và Trung Hoa 1847-1885
:… Bất cứ ai quan tâm đên lịch sử hiện đại sẽ tìm thấy trong cuốn sách này… sự soi rọi độc đáo một giai đoạn quan trọng nhất đã thai nghén ra lịch sử đương đại."
- Georges Condominas
"… Tsuboi đã vẽ nên dung mạo của những con người cụ thể, những diễn viên chính và phụ của tấn bi kịch 40 năm thời Tự Đức từ vị thừa sai này, tên cướp núi cướp biển nọ, hoàng đế, tể tướng, lái buôn đến các sĩ phu và văn thần."
- Giáo sư Trần Văn Giàu
"Trong cuộc giáp mặt quyết liệt với phương Tây của chủ nghĩa tư bản đang lên, chỉ duy nhất có Nhật Bản thành công. Vì vậy việc người ta muốn chăm chú lắng nghe tiếng nói của một người Nhật là đương nhiên. Đấy là người có đủ tư cách, có chỗ đứng cao và xứng đáng hơn cả để có thể... nhìn thấy nguồn gốc của tai họa mà các dân tộc khác đã không thể tránh được. Riêng đối với Việt Nam, tôi nghĩ, câu hỏi này vẫn còn đau đáu, thậm chí có thể còn rất thời sự. ...Ta muốn lắng nghe Tsuboi, để mà nghĩ lại, nghĩ lại nữa, và tiếp tục suy ngẫm tới, cả cho hôm nay và ngày mai. Và Tsuboi đã không phụ lòng người đọc,"
- Nhà văn Nguyên Ngọc
Ý Niệm Đại Học - The Idea Of The University
"Ý niệm đại học" là một trước tác quan trọng của triết gia Karl Jaspers (Hà Vũ Trọng dịch, Mai Sơn hiệu đính). Bản dịch tiếng Việt có hai lời giới thiệu của hai học giả uy tín trong giới nghiên cứu triết học tại Việt Nam: một của Nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn và một của Giáo sư Lê Tôn Nghiêm (1926-1993). Cả hai lời giới thiệu, ngay ở đầu đề, đã không ngần ngại khẳng định, rằng, Ý niệm đại học, đã và sẽ luôn “như một giá trị cốt lõi” và là “những mạch sống tinh thần của đại học”.
Tại sao đạt đến giá trị kinh điển và bằng những liều lượng kích thích tư duy nào mà cuốn sách, ra đời cách đây hơn 70 năm, của một triết gia hàng đầu ở phương Tây trong thế kỉ XX, Karl Jaspers (1883-1969), lại có thể mang đến cho hai độc giả thuộc hàng tinh hoa của Việt Nam, ở hai thời điểm có những biến động giáo dục đại học khác nhau (miền Nam trước 1975 và cả nước hiện nay), những thu nhận mang sức mạnh khai sáng và định hướng cho việc đề đạt tinh thần tạo dựng nền đại học Việt Nam đến vậy? Chúng tôi xin trích dẫn những đoạn trích mang thông điệp cốt lõi và đầy tâm huyết của Karl Jaspers về Ý niệm đại học:
"Trường đại học là nơi duy nhất mà nhờ sự nhượng bộ của nhà nước và xã hội nên bất kì giai đoạn nào cũng có thể trau dồi sự tự tri khả dĩ minh bạch nhất. Mọi người được phép tập hợp ở đây cho mục đích duy nhất là kiếm tìm chân lý. Vì đó là nhân quyền, nó cho phép con người được có mặt ở một nơi nào đó để theo đuổi chân lý một cách vô điều kiện và vì chính chân lý." (trích lời dẫn nhập)
"Ba điều được đòi hỏi ở một trường đại học: sự đào tạo chuyên môn, giáo dục con người toàn diện, nghiên cứu. Vì đại học đồng thời là một trường chuyên môn, một trung tâm văn hoá, và một học viện nghiên cứu. Người ta đã cố ép buộc đại học phải chọn giữa ba khả tính này. Họ đã hỏi thực sự chúng ta trông chờ đại học làm điều gì. Và họ bảo rằng bởi vì đại học không thể làm được mọi thứ nên nó phải quyết định chọn lựa một trong ba khả năng này. Thậm chí có người còn gợi ý rằng đại học như thế nên được giải thể, để thay thế bằng ba kiểu trường học đặc biệt: những học viện đào tạo chuyên môn, những học viện giáo dục phổ quát có thể bao gồm một đội ngũ nhân viên đặc biệt, và những học viện nghiên cứu. Tuy nhiên, trong ý niệm về đại học, ba điều này là thống nhất bền vững. Cái này không thể bị cắt lìa khỏi hai cái kia mà không phá huỷ bản chất trí tuệ của đại học, và không đồng thời tự làm nó thành què cụt. Cả ba là những thành tố của một toàn thể sống động. Cô lập chúng, tinh thần của đại học sẽ phân huỷ." (trang 100).
Đôi nét về tác giả
Karl Jaspers sinh ra ở Oldenburg, Đức vào năm 1883. Ông là triết gia đại diện tiêu biểu cho Chủ nghĩa Hiện sinh. Ông được xem là một trong những giáo sư vĩ đại nhất ở Đức, ông giảng dạy triết học tại Đại học Heidelberg từ năm 1921 cho đến khi bị Đức Quốc xã đình chỉ công tác vào năm 1937. Ông từ chối ủng hộ Hitler trong suốt chế độ Đức Quốc xã. Sau chiến tranh, ông tiếp tục giữ chức vụ Chủ tịch Đại học vào năm 1945 và được bầu làm Thượng nghị sĩ danh dự của Đại học vào năm 1946. Từ năm 1948, ông là Giáo sư Triết học tại Đại học Basel, Thụy Sĩ.
Các tác phẩm khác của ông: Psychologie der Weltanschauungen (1919); Die geistige Situation der Zeit (1931), Existenzphilosophie (1938); Die Schuldfrage: ein Beitrag zur deutschen Frage (1946); và Der Philosophische Glaube (1948), Von der Wahrheit (1947).
Thế Giới Như Tôi Thấy - The World As I See It
“Nếu trước đây, con người đã từng được coi là có giá trị xã hội khi được giải phóng ở mức độ nào đó khỏi thói ích kỷ cá nhân, thì hiện nay, con người được đòi hỏi phải vượt qua được thói ích kỷ giai cấp và dân tộc của mình.”
“Giá trị đích thực của một con người trước hết được xác định bởi: anh ta đã đạt đến chỗ giải phóng khỏi cái Tôi đến mức độ nào và theo nghĩa gì.”
“Cái đẹp đẽ nhất mà chúng ta có thể trải nghiệm được là cái bí ẩn. Đó là cảm thức nền tảng trong cái nôi của nghệ thuật và khoa học chân chính.”
- Các trích dẫn trong sách Thế giới như tôi thấy
Thế giới như tôi thấy tập hợp những bài viết, bài nói chuyện, thư từ và tiểu luận khoa học của A. Einstein, người được tạp chí Time danh tiếng bình chọn là nhân vật vĩ đại nhất của thế kỷ 20 (Person of Century). Ông không chỉ là một thiên tài trong lĩnh vực khoa học của mình, mà còn là một nhà hiền triết, có ảnh hưởng sâu rộng tới các lĩnh vực khác: tư tưởng, tôn giáo và hòa bình thế giới.
Cuốn sách này được xuất bản lần đầu tiên năm 1931 ở Đức. Năm 1955, sách được tái bản ở Mỹ, có bổ sung thêm nhiều bài viết mới. Từ đó tới nay, Thế giới như tôi thấy đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và trở thành một trong những cuốn sách kinh điển để người đọc qua đó có thể tìm hiểu về con người và cội nguồn tư tưởng của nhà khoa học.
Albert Einstein tin tưởng vào nhân loại và vào sứ mệnh cao cả của khoa học, ông khao khát về một thế giới hòa bình, nơi con người giúp đỡ lẫn nhau. Cuốn sách này được ra đời như một lời mong cầu, một niềm tin rằng nhân loại sẽ nhận ra từng khoảnh khắc hiện tại của mỗi người đều là thời điểm mà chúng ta phải suy tư về lẽ sống và lý tưởng của mình.
Nhân Tố Quyết Định Nên Người Thành Đạt - Khám Phá Các Giá Trị Và Năng Lực Cốt Lõi Của Bạn
I. AI NÊN ĐỌC CUỐN SÁCH NÀY
- Những người muốn tìm ra chìa khóa để mở cánh cửa thành công, thành đạt trong công việc và cuộc sống
- Những nhà quản lý, lãnh đạo
- Dân văn phòng, người trẻ đang muốn tìm hiểu cách thức sống hạnh phúc, giàu có...
- Những người nghiên cứu và đam mê tìm hiểu về khoa học hành vi.
II. TÓM TẮT SÁCH
Thành công đó có phải là một mục tiêu? Trạng thái bình an nội tâm? Hạnh phúc? Tiền bạc? Sau rất nhiều nghiên cứu và tìm tòi, tác giả đã tìm thấy một định nghĩa thú vị về thành công: “Thành công là sự an tâm. Đó là sự tự hài lòng khi biết rằng bạn cố gắng hết sức để trở thành người giỏi nhất mà bạn có khả năng trở thành”.
Thành công là mục đích đầu tiên và là mục đích chính của cuộc sống của chúng ta. Như thể chúng ta đang đuổi theo cầu vồng và cho dù có đi bao lâu về phía nó, chúng ta sẽ vẫn không bao giờ đuổi kịp. Thành công là một tư duy, một tâm lý, một cách suy nghĩ, hành xử và trở thành một cách sống thể hiện ở sự bình yên về tinh thần. “Tâm lý thành công ngăn bạn không bỏ cuộc”. Nó dạy bạn rằng thất bại không phải là thất bại, đó chỉ là một bước tiến gần hơn tới mục tiêu của bạn.
Còn ý nghĩa thật sự của hai từ thành đạt là gì? Vì sao sự thành đạt luôn được xem là thước đo chuẩn
mực của độ tuổi nào đó của đời người. Thành đạt có phạm vi rộng hơn, toàn diện hơn thành công, liên quan đến việc đạt được nhiều thành tựu trong các khía cạnh khác nhau trong cuộc đời một con người.
Có những người thành công nhưng chưa chắc đã hạnh phúc. Họ có thể đạt được thành công trong sự nghiệp nhưng không có cảm giác hạnh phúc, hài lòng vì vẫn còn thiếu điều gì đó (ví dụ không hạnh phúc trong mối quan hệ, hoặc đời sống tinh thần không lành mạnh…).
Thành đạt là một trạng thái đạt cả thành công và hạnh phúc, vừa có sự nghiệp thành công vừa có sự đủ đầy, viên mãn trong nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống, chẳng hạn như gia đình, sức khỏe, tình yêu, tài chính, và trí tuệ. Những người thành đạt toát ra thần thái của một người thành công đích thực. Điều đó không chỉ được bộc lộ qua ngoại hình, cách ứng xử mà còn thể hiện qua thần thái của họ.
III. CUỐN SÁCH CÓ GÌ ĐẶC BIỆT
“Đã bao nhiêu lần trong đời bạn sử dụng hai khái niệm thành công và thành đạt? Đã bao nhiêu lần bạn đề cập đến từ này như một điều gì đó bạn mong muốn, ghen tị hoặc đó là một phần của bạn?
Tất cả chúng ta đều muốn thành công, nhưng chỉ một số ít sẽ đạt được nó. Nó giống như một bí ẩn, một số người đã giải quyết và phát hiện ra nó và nhiều người khác đang tìm cách tìm ra chìa khóa thành công.”
Với cuốn sách này, độc giả tìm thấy nhiều giá trị mới mà trước đây họ chưa tiếp cận – đó là "năng lực". Vì sao khi đánh giá về hiệu suất, hiệu quả công việc người ta lại lấy chỉ số năng lực để so sánh mà không phải kỹ năng? Vậy tôi có năng lực gì? Nó thấp hay cao so với đồng nghiệp? Vì sao sao tôi không thấy được năng lực của tôi?
Dựa trên kinh nghiệm làm việc và công trình nghiên cứu khoa học của chính tác giả về năng lực cốt lõi tại Đại học Nam California (Mỹ) – một nghiên cứu mang tính tổng hợp nhiều học thuyết về tâm lý học và hướng tiếp cận sâu về cách đánh giá năng lực nhằm kiến giải về quá trình hình thành nên một con người có tố chất thành công, cuốn sách là cánh cửa mở ra lời giải đáp cho câu hỏi: làm thế nào để phát triển bản thân trở thành một người thành công toàn diện, hiệu quả và bền vững? Đó chính là xây dựng và phát triển năng lực cốt lõi của bản thân.
Bút Chấm Đọc-Học Tiếng Anh Tân Việt - Đánh Thức Năng Lực Phi Thường Từ Trẻ Thơ (Dành Cho Trẻ Từ 0 Đến 10 Tuổi)
BÚT CHẤM ĐỌC - HỌC TIẾNG ANH TÂN VIỆT: CÔ GIA SƯ TIẾNG ANH TẠI NHÀ CHO TRẺ TỪ 0-10 TUỔI
- Chạm vào đâu là âm thanh phát ra ở đó. Hơn thế nữa, bút chấm đọc không chỉ đọc được các câu từ thú vị mà còn đọc được nhiều hình ảnh sinh động trong các trang sách nên vô cùng hấp dẫn đối với trẻ.
- Giọng đọc chuẩn bản xứ sẽ giúp trẻ phát âm tiếng Anh chuẩn xác ngay từ nhỏ.
- Đặc biệt bộ sách này không có kết nối internet, không có màn hình cảm ứng mà dùng bằng pin nên không làm hại mắt và không sử dụng sóng điện từ nên không gây hại đến não trẻ.
- Với bộ sách này, trẻ học mà như chơi, chơi mà như học. Giải pháp tuyệt vời giúp trẻ tránh xa các thiết bị như điện thoại, ipad, tivi,...
Trao cho con bộ BÚT CHẤM ĐỌC - HỌC TIẾNG ANH TÂN VIỆT là cha mẹ đã dành tặng con một công cụ, hành trang tuyệt vời để con có thể tạo nên một khối tài sản lớn trong tương lai. Một điều tưởng chừng như bình thường nhưng lại vô cùng vĩ đại bởi nó tác động trúng và đúng vào ""thời điểm vàng”, khi bộ não của con đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ.
BÚT CHẤM ĐỌC - HỌC TIẾNG ANH TÂN VIỆT còn được ví như cái nôi đánh thức trí tuệ trẻ thơ. Chúc cha mẹ sớm trở thành nhà thông thái để viết lên tương lai tươi đẹp cho con em mình.
*Bộ sản phẩm bao gồm:
- 01 bút chấm đọc thông minh
- 01 bảng ghi âm ma thuật
- 12 cuốn sách với 12 chủ đề khác nhau
1. Bé tự học từ và bảng chữ cái tiếng Việt: Song ngữ
2. Bé tự học số đếm và hình dạng: Song ngữ
3. Từ điển Anh - Việt: Alphabet Word Book: Song ngữ
4. Bé tự học tiếng Anh: Hello
5. Bé tự học tiếng Anh: How are you?
6. Bé tự học tiếng Anh: Follow me
7. Bé tự học tiếng Anh: It’s Delicious
8. Bé tự học tiếng Anh: Bumblebee 1
9. Bé tự học tiếng Anh: Bumblebee 2
10. Bé tự học tiếng Anh qua ba câu chuyện kinh điển về đồ ăn: Three classic food stories
11. Bé thực hành từ A đến M: My ABC Activity Book
12. Bé thực hành từ N đến Z: My ABC Activity Book
1. Bút Chấm Đọc-Học Tiếng Anh - Đánh Thức Năng Lực Phi Thường Từ Trẻ Thơ - Bút Hình Hổ (Dành Cho Trẻ Từ 0 Đến 10 Tuổi)
2. Bộ Bo Góc Bảo Quản
Trật Tự Chính Trị Và Suy Tàn Chính Trị - Từ Cách Mạng Công Nghiệp Tới Toàn Cầu Hóa
VỀ BỘ SÁCH
Bộ sách về lý thuyết chính trị được đáng giá cao của nhà kinh tế chính trị người Mỹ Francis Fukuyama gồm có 2 tập:
Tập 1 - Nguồn gốc trật tự chính trị: Từ thời tiền sử đến cách mạng Pháp
Tập 2 - Trật tự chính trị và suy tàn chính trị: Từ cách mạng công nghiệp tới toàn cầu hóa
Bộ sách này ra đời nhằm xem xét nguồn gốc lịch sử của các thể chế chính trị cũng như quá trình suy thoái chính trị. Tập 1 bàn về quá khứ bắt đầu với các nền chính trị của những bậc tổ tiên từ thời Tiền sử, câu chuyện trải dài từ các xã hội bộ lạc đến nhà nước hiện đại đầu tiên ở Trung Hoa, từ sự khởi đầu của pháp quyền ở Ấn Độ và Trung Đông đến quá trình phát triển của trách nhiệm giải trình chính trị tại châu Âu, và kết thúc ở mốc Cách mạng Pháp nổ ra. Tập 2 sẽ đưa câu chuyện đến thời hiện đại, đặc biệt chú ý đến tác động của các thể chế phương Tây đối với các thể chế ở các xã hội ngoài phương Tây khi các xã hội này tìm cách hiện đại hóa. Và sau đó là mô tả cách phát triển chính trị xảy ra trong thế giới đương đại.
VỀ TẬP 2
Tập hai này đặt ra câu hỏi cốt yếu về việc làm thế nào để các xã hội phát triển các thể chế chính trị mạnh mẽ, công tâm và có trách nhiệm giải trình, Fukuyama kể lại câu chuyện từ Cách mạng Pháp đến cái gọi là Mùa xuân Arab và những rối loạn sâu sắc của nền chính trị Mỹ đương đại.
Ông xem xét tác động của tham nhũng đối với quản trị và tại sao một số xã hội lại có thể thành công trong việc loại bỏ nó. Ông khám phá những di sản khác nhau của chủ nghĩa thực dân ở châu Mỹ Latin, châu Phi và châu Á, đồng thời đưa ra một giải thích rõ ràng về lý do tại sao một số khu vực lại phát triển và phát triển nhanh hơn những khu vực khác. Và ông mạnh dạn tính đến tương lai của nền dân chủ khi đối mặt với tầng lớp trung lưu toàn cầu đang gia tăng và sự tê liệt về chính trị ở phương Tây.
Một bản tường thuật sâu sắc và tuyệt vời về cuộc đấu tranh để tạo ra một nhà nước hiện đại đang hoạt động tốt, Trật tự chính trị và Suy tàn chính trị xứng đáng là một tác phẩm kinh điển.
ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA
- “Tham vọng và cực kỳ nên đọc.” ―The New Yorker
- “Cuốn sách nên có mặt ở mọi thư viện, trên mọi giá sách.” - David Keymer, Library Journal
- “Tác phẩm mới của nhà lý thuyết chính trị Francis Fukuyama là một thành quả trọng yếu, có thể xếp chung giá với các công trình của một số nhà tư tưởng chuyên đề như Jean-Jacques Rousseau và John Locke, hay các nhà triết học đạo đức hiện đại các nhà kinh tế học như John Rawls và Amartya Sen… Nó mở ra một viễn cảnh, nó góp một tiếng nói vào những vấn đề nóng bỏng về chính trị hiện thời.” ―Earl Pike, The Cleveland Plain Dealer
- “Một chiến thắng về học thuật, đồ sộ về quy mô, vững vàng về lý luận, và giàu tính khuyến nghị. Nói tóm lại, đây là một tác phẩm kinh điển.” ―Ian Morris, Slate
- “Đầy tham vọng, uyên bác và hùng hồn – đây quả là một thành tựu quan trọng đến từ một trong các học giả hàng đầu thời đại chúng ta.” ―Michael Lind, The New York Times Book Review
TRÍCH ĐOẠN HAY
Cuốn sách bạn đang đọc đi cùng bộ với cuốn The Origins of Political Order: From Prehuman Times to the French Revolution (Nguồn gốc của trật tự chính trị: từ thời tiền sử đến Cách mạng Pháp). Bộ sách khởi đầu từ nỗ lực viết lại và cập nhật tác phẩm kinh điển Political Order in Changing Societies (Trật tự chính trị trong các xã hội biến đổi)củaSamuel P. Huntington, xuất bản lần đầu năm 1968. Tập này lấy tên từ Chương 1 của cuốn đó, mà chính nó lại dựa trên bài viết ban đầu đăng trên tập san World Politics. Tác phẩm của Huntington quan trọng ở chỗ làm cho mọi người hiểu rằng phát triển chính trị là một quá trình tách bạch với phát triển kinh tế và xã hội, và rằng trước khi một chính thể có thể đạt tới dân chủ, nó phải cung cấp được một trật tự cơ bản đã. Bất chấp những khác biệt cả về hình thức, nội dung giữa cuốn của Huntington và của tôi, tôi cũng đi đến những kết luận cơ bản giống ông. Tập 1 trong bộ sách kể về nguồn gốc của ba hệ thống thể chế chính trị quan trọng: nhà nước, pháp quyền, những thủ tục thúc đẩy trách nhiệm giải trình dân chủ. Nó giải thích việc các thể chế này đã xuất hiện độc lập hay cùng nhau như thế nào, hoặc tại sao chúng không thể xuất hiện được, tại Trung Quốc, Ấn Độ, Trung Đông và châu Âu.
[...]
Tập 1 của bộ sách dừng lại ở thời khắc lịch sử khi nền móng của ba hệ thống thể chế vừa được lót những viên gạch đầu tiên nhưng trước khi một trong ba được phát triển toàn triệt thành hình thái hiện đại ngày nay. Ở châu Âu và các phần khác trên thế giới, luật là thể chế phát triển cao nhất. Nhưng như trong trường hợp của Bộ luật Napoléon, vẫn còn nhiều việc phải làm để chính thức hóa, hệ thống hóa, dung hòa và cập nhật để luật pháp thực sự trở thành trung lập trong quan hệ con người. Ý tưởng về một nhà nước hiện đại đã nảy mầm ở châu Âu từ cuối thế kỷ 16, nhưng không một bộ máy nào, kể cả bộ máy hành chính mới tại Paris hoàn toàn được xây dựng trên cơ chế nhân tài. Đại đa số các bộ máy chính quyền nhà nước trên khắp lục địa vẫn còn mang tính thân hữu. Và cho dù ý tưởng dân chủ đã được gieo trồng ở Anh và nhất là ở các thuộc địa Bắc Mỹ, trên trái đất chưa có xã hội nào mà đa số bộ phận dân số trưởng thành được bỏ phiếu hay tham gia vào hệ thống chính trị.
Hai diễn biến lớn nhất đang mở ra tại thời khắc chính biến này. Đầu tiên là Cách mạng Công nghiệp, trong đó sản lượng bình quân đầu người dịch chuyển lên một mức độ bền vững cao hơn nhiều so với bất kỳ thời kỳ nào trước đó trong lịch sử loài người. Điều này có những hệ quả to lớn vì tăng trưởng kinh tế bắt đầu chuyển biến bản chất cốt lõi của các xã hội.
Đại biến lớn thứ hai là làn sóng chủ nghĩa thực dân thứ hai, đặt châu Âu ở thế xung đột với phần còn lại của thế giới. Làn sóng thứ nhất bắt đầu với những cuộc chinh phạt Tân Thế giới của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, và sau đó là luồng định cư Anh và Mỹ tại Bắc Mỹ. Làn sóng thuộc địa hóa đầu tiên đã tự kiệt quệ vào cuối thế kỷ 18, và các đế quốc Anh và Bồ Đào Nha bị buộc phải rút lui sau các phong trào đòi độc lập tại các thuộc địa của họ tại Tân Thế giới. Nhưng bắt đầu với Chiến tranh Anh–Miến năm 1824, một giai đoạn mới nổi lên chứng kiến hầu như toàn bộ phần còn lại của thế giới bị rút thành các đế chế thực dân của các cường quốc phương Tây vào cuối thế kỷ.
Tập này nối gót từ câu chuyện dang dở của Tập 1, kể tường tận việc nhà nước, luật pháp, và dân chủ hình thành phát triển trong vòng hai thế kỷ qua ra sao; chúng tương tác với nhau và với các chiều kích phát triển kinh tế–xã hội như thế nào, và cuối cùng, chúng đã bộc lộ những dấu hiệu suy tàn tại Mỹ và tại các nền dân chủ phát triển khác ra sao.
CÂU QUOTE HAY
“có một số con đường tiến đến một nhà nước hiện đại. Bạo lực đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích đổi mới chính trị chỉ còn là vấn đề của lịch sử, chứ không còn là điều kiện cần cho cải cách trong những trường hợp xảy ra về sau. Các xã hội đó có cơ hội lựa chọn học hỏi từ kinh nghiệm người đi trước và điều chỉnh các mô hình khác cho phù hợp với xã hội của họ.”
THÔNG TIN TÁC GIẢ:
FRANCIS FUKUYAMA (1952)
Nhà triết học, nhà kinh tế chính trị và tác giả người Mỹ. Ông nhận bằng tiến sĩ tại Đại học Harvard và từng làm việc trong bộ phận hoạch định chính sách của Bộ Ngoại giao Mỹ. Fukuyama hiện là giáo sư Kinh tế Chính trị Quốc tế và Giám đốc Chương trình Phát triển Quốc tế tại Trường Paul H. Nitze về Nghiên cứu Quốc tế Cấp cao, thuộc Đại học Johns Hopkins, Washington, DC.
Các tác phẩm tiêu biểu:
The Origins of Political Order (Nguồn gốc trật tự chính trị)
Political order and Political decay (Trật tự chính trị và Suy tàn chính trị)
The End of History and the Last Man (Sự cáo chung của lịch sử và Con người cuối cùng)
Identity: The Demand for Dignity and the Politics of Resentment (Bản sắc: Nhu cầu phẩm giá và Chính trị phẫn nộ)
Nguồn Gốc Trật Tự Chính Trị - Từ Thời Tiền Sử Đến Cách Mạng Pháp
Một nội dung lớn trong cuốn sách chính là “trở thành Đan Mạch”, nghĩa là, tạo ra những xã hội ổn định, hòa bình, thịnh vượng, đầy đủ và trung thực. Fukuyama chỉ ra rằng tại thời điểm ông đặt bút viết tác phẩm này, 90 xã hội “nguyên thủy” đương thời/đang tồn tại đã và đang dính líu vào chiến tranh, hàm ý trật tự chính trị phải được ưu tiên hơn so với các cấu trúc xã hội nguyên thủy nếu muốn đạt được sự ổn định.
Việc định hình các quốc gia (nằm ngoài thế giới phương Tây) theo hình mẫu dân chủ kiểu phương Tây đã thất bại – lý do là gì? Người đọc hãy theo chân Fukuyama tìm hiểu căn nguyên cho điều đó qua hai chặng: tìm kiếm nguồn gốc thật sự của trật tự chính trị, và lần theo lịch sử của Trung Hoa, Ấn Độ, châu Âu và một vài quốc gia Hồi giáo từ góc nhìn ba hợp phần.
| NỘI DUNG CHÍNH |
Nguồn gốc trật tự chính trị: từ thời Tiền sử đến Cách mạng Pháp ra đời năm 2011 dưới ngòi bút của nhà kinh tế–chính trị Francis Fukuyama, nói về tính ổn định của nhà nước. Tác giả vận dụng lịch sử chính trị so sánh để triển khai một lý thuyết về tính ổn định của một hệ thống chính trị. Theo Fukuyama, một nhà nước ổn định cần mang tính hiện đại và mạnh mẽ, cần tuân thủ pháp luật áp dụng hiện hành và có trách nhiệm giải trình.
Cuốn sách còn nhằm mục đích lý giải tại sao việc xây dựng nhà nước hiện đại và xây dựng các thiết chế ở những quốc gia như Afghanistan, Iraq, Somalia, Haiti, Timor-Leste, Sierra Leone và Liberia lại không được như kỳ vọng. Từ hệ quả của cuộc tấn công vào Iraq năm 2003 của Mỹ, chính quyền nước này dường như thật sự bất ngờ trước sự sụp đổ của nhà nước Iraq sau những cuộc cướp bóc và xung đột dân sự.
Bởi mục tiêu của cuốn sách là tìm hiểu cách thức các thiết chế và nhà nước phát triển ở các quốc gia khác nhau nên nó còn đóng vai trò là một nghiên cứu lịch sử so sánh. Có thể nói, Nguồn gốc trật tự chính trị: từ thời Tiền sử đến Cách mạng Pháp là sự mở rộng, nối tiếp tác phẩm Political Order in Changing Societies (Trật tự chính trị trong các xã hội biến đổi) của Samuel P. Huntington, sánh ngang về quy mô với Súng, Vi trùng và Thép của Jared Diamond. Fukuyama lập luận dựa vào lịch sử các nước như Trung Hoa, Ấn Độ và khu vực Trung Đông trước khi tập trung vào những đường hướng đa dạng mà các nước châu Âu đã đi.
| THÔNG TIN TÁC GIẢ |
FRANCIS FUKUYAMA (1952): Nhà triết học, nhà kinh tế chính trị và tác giả người Mỹ. Ông nhận bằng tiến sĩ tại Đại học Harvard và từng làm việc trong bộ phận hoạch định chính sách của Bộ Ngoại giao Mỹ. Fukuyama hiện là giáo sư Kinh tế Chính trị Quốc tế và Giám đốc Chương trình Phát triển Quốc tế tại Trường Paul H. Nitze về Nghiên cứu Quốc tế Cấp cao, thuộc Đại học Johns Hopkins, Washington, DC.
Một Loài Động Vật Có Đạo Đức - The Moral Animal
“Cuốn sách thông thái và đầy chất kích não này dường như có một số mệnh tiền định rằng sẽ trở thành một tác phẩm kinh điển… Giống như cuốn Nguồn gốc các loài (On the Origins of Spicies)của Charles Darwin và cuốn The Selfish Genre của Richard Darkins.”
Một loài động vật có đạo đức là cuốn sách bán chạy nhất ở Mỹ và đã được xuất bản bằng 12 thứ tiếng. Mục điểm sách của tờ báo New York Times đã bình chọn đây là một trong 11 cuốn sách hay nhất của năm 1994.
Tác giả Robert Wright khám phá nhiều khía cạnh của cuộc sống hàng ngày thông qua sinh học tiến hóa. Ông đưa ra những lời giải thích theo thuyết Darwin về hành vi và tâm lý con người, động lực và cấu trúc xã hội, cũng như mối quan hệ của con người với người yêu, bạn bè và gia đình.
Thiết chế một vợ một chồng phải chăng là điều tự nhiên dành cho đàn ông? Hoặc dành cho đàn bà? Sự ganh ghét giữa những người anh chị em ruột bắt nguồn từ đâu? Tại sao các bậc cha mẹ lại thiên vị, sủng ái một số đứa con này hơn những đứa con khác? Những lợi ích tiến hóa nào có thể được mang lại từ việc có lòng tự trọng thấp? Nguồn gốc sinh học của sự tự lừa dối là gì? Đó là một trong nhiều những câu hỏi đã khiến Một loài động vật có đạo đức trở thành một trong những cuốn sách khoa học hấp dẫn, mời gọi nhất trong những năm gần đây, đồng thời cũng là một trong những cuốn sách quan trọng nhất một cách đích thực.
Một lý do nữa để cuốn sách này được tìm đọc là để tìm ra cách sống trong một thế giới mà mục đích tồn tại là để truyền bá các gen của chúng ta một cách hiệu quả nhất có thể. Bản thân việc gửi gắm các gen vào tương lai không phải là vấn đề, nhưng thực tế sự tiến hóa không quan tâm đến hạnh phúc của chúng ta (our wellbeing) trong khi chúng ta không ngừng tìm cách sản sinh ra những thế hệ con cái, hậu duệ tốt đẹp là một viên thuốc khó nuốt. Việc lập trình tiến hóa của chúng ta cũng không được cập nhật để hỗ trợ nhu cầu của nền văn minh, và đặc biệt là của Thời đại Thông tin, thời đại mà chúng ta đang sống trong đó ngày nay.
Một loài động vật có đạo đức cung cấp những chỉ dẫn về cách sống một cuộc sống tốt đẹp, tránh được những khổ đau không đáng có và sống có ích cho xã hội, bất chấp những động lực cơ bản được lập trình trong các gen của chúng ta. Điều tương tự cũng diễn ra với những cuốn sách về sự tiến hóa.
Sự hiểu biết nhiều hơn về động cơ của tự nhiên sẽ giúp chúng ta dừng lại, và nhận ra những khoảnh khắc mà tâm lý học tiến hóa bắt buộc chúng ta hành động theo những cách mà có thể có lợi trong xã hội săn bắt hái lượm, nhưng lại có thể không có lợi trong thời đại truyền thông xã hội ngày nay, khi mà mọi thứ theo nhu cầu và mọi thứ đều được siêu kết nối.
Đây không chỉ là một trong những cuốn sách hay nhất về động cơ tiến hóa trong hành vi con người mà còn là cuốn tiểu sử hay nhất về cuộc đời của Darwin. Trong cuốn sách này cả hai đều được kết hợp. Cuốn Một loài động vật có đạo đức đã sử dụng những hiểu biết sâu sắc của Darwin về chọn lọc tự nhiên và các động cơ tiến hóa để phân tích chính cuộc đời và hành vi của Darwin.
Đây là một cuốn sách khá dễ tiếp cận và thay vì chỉ nói về tâm lý học tiến hóa một cách trừu tượng, Wright đã nỗ lực biến những điều kỳ quặc trong bản chất con người thành thứ mà chúng ta có thể sử dụng một cách thực tế và tích cực trong cuộc sống.
Tri Thức Khách Quan - Objective Knowledge
Tri thức khách quan là tập hợp 9 bài viết và tham luận quan trọng của Karl Popper, một trong những nhà triết học về khoa học có ảnh hưởng nhất thế kỉ XX. Ông phản đối thuyết quy nạp và thuyết biện minh, thay vào đó đề cao sự kiểm sai và thuyết duy thực phê phán.
Nhà triết học Anh gốc Áo, Karl Popper được đánh giá là một trong những nhà triết học về khoa học có ảnh hưởng nhất thế kỉ XX. Ông cũng là người chiến đấu cho một nền dân chủ tự do và những nguyên lí của một chủ thuyết phê phán xã hội.
Đọc Tri Thức Khách Quan để hiểu rõ hơn về triết lý phê phán không-biện-minh và vấn đề phân ranh trong khoa học!
Sự Nghèo Nàn Của Thuyết Sử Luận - The Poverty Of Historicism
Cuốn sách "Sự Nghèo Nàn Của Thuyết Sử Luận" của Karl Popper nói về sự khác biệt giữa vật lý học và xã hội học trong việc áp dụng phương pháp luận. Popper phê phán quan điểm duy lịch sử và lý thuyết chính trị xây dựng trên cơ sở đó, đồng thời đề xuất một triết lý căn bản trên nền tảng thuyết bất định.
Hiểu rõ sự khác biệt giữa các lĩnh vực khoa học xã hội và tự nhiên.
Phê phán quan điểm duy lịch sử và những lý thuyết chính trị xây dựng trên cơ sở đó.
Nhận thức về vai trò của việc đề xuất và thử nghiệm giả thuyết trong quá trình tiến bộ tri thức.
Mục Tiêu Giáo Dục Và Các Tiểu Luận Khác - The Aims Of Education And Other Essays
Mục Tiêu Giáo Dục Và Các Tiểu Luận Khác của Alfred North Whitehead là một tác phẩm sâu sắc về bản chất của giáo dục và văn hóa. Tác giả phản ánh về tình trạng tê liệt tư tưởng và hệ thống giáo dục nhồi nhét tri thức chính xác mà không được sử dụng. Ông nhấn mạnh rằng giáo dục không chỉ là việc học thông tin mà còn là việc thấu hiểu nghệ thuật sống và tôn giáo. Với quan điểm sáng tạo và triết lý sâu sắc, cuốn sách này sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về mục tiêu và ý nghĩa của giáo dục trong xã hội ngày nay.
Với sự biên dịch và hiệu đính của Hoàng Phú Phương, Tiết Hùng Thái, Hà Dương Tường, Phạm Viêm Phương và Hà Dương Tường, cuốn sách này mang đến cho độc giả một cái nhìn đa chiều và phân tích sắc nét về giáo dục và văn hóa.
Tác giả Alfred North Whitehead là một triết gia và nhà toán học người Anh, ông đã có những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực triết học và giáo dục. Cuốn sách "Mục Tiêu Giáo Dục Và Các Tiểu Luận Khác" là một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông, thể hiện quan điểm sáng tạo và tầm nhìn sâu sắc về giáo dục.
Văn Minh Và Khai Sáng - Civilization And Enlightenment
Cuốn sách này khám phá tư tưởng của Fukuzawa Yukichi, một nhà khai sáng vĩ đại của Nhật Bản. Tác giả Albert Craig phân tích sâu sắc về tư tưởng phương Tây và những áp lực thúc đẩy sự thay đổi trong xã hội Nhật Bản. Đây là một đóng góp quan trọng cho lịch sử tri thức và lịch sử Nhật Bản.
Khám phá tư tưởng hàng đầu của Nhật Bản trong thế kỷ XIX.
Hiểu rõ hơn về sự tiến bộ và sự thay đổi xã hội.
Cuốn sách đánh giá tích cực về Fukuzawa như là nhà tư tưởng phương Tây và đồng thời như là nhà tư tưởng Nhật Bản.
Về tác giả Albert M. Craig
Albert M. Craig là một nhà sử học nổi tiếng và là tác giả của nhiều cuốn sách về lịch sử và văn minh. Ông đã đóng góp quan trọng cho việc hiểu về văn minh phương Tây và Đông Á.
Lịch Sử Triết Học Phương Tây - History Of Western Philosophy
Là một cuốn sách triết học đáng chú ý của Bertrand Russell, được xuất bản lần đầu vào năm 1946 và trở thành quyển sách triết học bán chạy nhất thế kỷ XX. Cuốn sách này mang đến một cái nhìn tổng quan về những tư tưởng triết học đã làm rối trí con người từ ngàn xưa.
Là dẫn nhập căn bản vào triết học Tây phương.
Cung cấp một cái nhìn phức tạp về những tư tưởng triết học quan trọng.
Tác phẩm của Russell được đánh giá cao về mặt học thuật và mang tính hóm hỉnh, trí tuệ.
Bertrand Russell là một triết gia và nhà văn Anh, được coi là một trong những nhà triết học lớn nhất của thế kỷ XX. Ông đã đạt giải Nobel Văn học năm 1950 và là tác giả của nhiều tác phẩm triết học nổi tiếng khác như "Con người và vũ trụ" và "Tự do và những nguyên tắc của nó".
Chính Thể Đại Diện - Representative Government
Cuốn sách "Chính Thể Đại Diện" của John Stuart Mill khám phá về chính phủ đại diện và vai trò quan trọng của nó trong xã hội. Với 428 trang, tác phẩm này là một tài liệu quý giá về chính trị và triết học.
John Stuart Mill là tác giả của cuốn sách này, giới thiệu những quan điểm sâu sắc về chính trị và xã hội. Tác phẩm này mang đến cái nhìn sâu rộng về chính thể và chính trị đại diện.
Lịch Sử Thế Giới Qua 100 Hiện Vật
NỘI DUNG CHÍNH
Kể lại câu chuyện lịch sử nhân loại thông qua 100 hiện vật đặc sắc tại Bảo tàng Anh, nơi được coi là “kho báu” của nhân loại.
“Lịch sử thế giới qua 100 hiện vật” được viết bởi Neil MacGregor - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Anh (2003-2009) giúp chúng ta hiểu rõ hơn về quá trình phát triển của loài người bằng một góc nhìn mới lạ, đó là qua việc kể những câu chuyện lịch sử hấp dẫn, độc đáo xoay quanh các hiện vật tiêu biểu được trưng bày tại Bảo tàng Anh.
Bảo tàng Anh được thành lập năm 1753 với định hướng là “nhắm tới giá trị phổ quát” và mở cửa tự do cho tất cả. Nơi đây đã có thâm niên hơn 250 năm sưu tầm hiện vật từ khắp thế giới, với gần 8.000.000 hiện vật được cất giữ và trưng bày tại đây, là các tác phẩm nghệ thuật vô giá và những báu vật của mọi nền văn minh của nhân loại trên thế giới – Ai Cập, Ba Tư, Hy Lạp, La Mã, Trung Hoa…
Cuốn sách này là bản ghi chép từ chương trình trên đài BBC Radio 4, được phát thanh vào năm 2010, như một hoạt động đổi mới liên tục của Bảo tàng, mang lại cho Bảo tàng Anh giải thưởng “Bảo tàng của năm” (Art Fund Prize 2011).
Bảo tàng và đài BBC đã chọn ra 100 hiện vật từ bộ sưu tập của Bảo tàng Anh và sắp xếp theo niên đại từ khởi nguồn lịch sử nhân loại vào khoảng hai triệu năm trước cho đến tận ngày nay. Những hiện vật đó bao quát toàn bộ thế giới, phân bố đều hết mức có thể, cố gắng đề cập đến càng nhiều khía cạnh thực tiễn trong trải nghiệm của nhân loại càng tốt, và kể cho chúng ta nghe về muôn mặt đời sống xã hội, chứ không chỉ về giới giàu sang quyền quý trong lòng nó. Bởi thế, số hiện vật này tất yếu bao gồm cả những món đồ giản dị trong đời sống thường nhật lẫn những công trình nghệ thuật kỳ vĩ.
Một số hiện vật như: một công cụ chặt 2 triệu năm tuổi, một chiếc áo choàng bằng vàng của xứ Wales, tàu chiến cơ khí, tượng Phật ở Pakistan hay chiếc đồng hồ hàng hải trên tàu HMS Beagle.
Cuốn sách gồm 20 phần, mỗi phần 5 chương, mỗi chương tương ứng với 1 hiện vật. Vì mỗi tuần có năm số phát sóng, nên sách được trình bày nhóm năm hiện vật lại thành một mục, xoay quanh những địa điểm khác nhau trên địa cầu vào cùng thời điểm và quan sát năm lát cắt của thế giới thông qua các hiện vật ở niên đại cụ thể đó.
Mỗi hiện vật được nêu ra trong cuốn sách đều đi kèm hình minh họa sống động. Phần phụ lục của cuốn sách cũng cung cấp thông tin về địa điểm tìm ra các hiện vật (có bản đồ đi kèm), kích thước hiện vật, và loạt 16 tranh in màu ở cuối sách về một số hiện vật nổi bật.
Khác với nhiều cuốn sách lịch sử thường thức khác, “Lịch sử thế giới qua 100 hiện vật” không tập trung vào các sự kiện “ồn ào” trong tiến trình phát triển của loài người, mà sử dụng các hiện vật để kể chuyện về cuộc sống thường nhật và những thay đổi lớn đã xảy ra kể từ khi con người bắt đầu sử dụng công cụ. Đồng thời, qua “Lịch sử thế giới qua 100 hiện vật”, tác giả mang đến sức sống mới cho nhiều nền văn minh trên thế giới mà đến nay tàn tích của chúng còn lại không nhiều, chẳng hạn như nền văn minh Moche - một nền văn minh phát triển ở Peru từ năm 200 TCN đến năm 650 nhưng giờ đây không còn lại gì ngoài các di tích khảo cổ.
Ngoài ra, cuốn sách cũng mở rộng nội dung, hướng đến giai đoạn toàn cầu hóa với những hiện vật thể hiện sự phát triển thần tốc của xã hội loài người thời hiện đại như thẻ tín dụng hay đèn năng lượng mặt trời.
“Tận mục sở thị” những gì mà các nền văn minh kim cổ để lại, độc giả của cuốn sách sẽ có được một cái nhìn toàn diện hơn về lịch sử tiến hóa và phát triển của loài người từ thuở sơ khai đến thời kỳ công nghệ phát triển mạnh mẽ. Đây chỉ có thể là “một” lịch sử về thế giới, nhưng nó cố gắng tạo nên câu chuyện lịch sử mà cả thế giới đã tham gia trong chừng mực nào đó.
Bìa sách “Lịch sử thế giới qua 100 hiện vật” trình bày một số hiện vật tiêu biểu xuất hiện trong sách, đến từ nhiều nền văn minh cổ đại khác nhau: Đầu tượng Augustus, Mũ trụ Sutton Hoo, Mặt bích, Xác ướp Hornedjitef, Thước trắc tinh Hebrew, Âu tế lễ thời nhà Chu, Tượng nữ thần ngô Maya… như một bức tranh thể hiện sự phong phú và đa dạng của lịch sử con người trên khắp thế giới.
“Lịch sử thế giới qua 100 hiện vật” phù hợp với mọi đối tượng độc giả, đặc biệt là những ai yêu thích tìm hiểu về lịch sử và khảo cổ học.
THÔNG TIN TÁC GIẢ:
ROBERT NEIL MacGREGOR (Sinh năm 1946)
Ông là sử gia nghệ thuật, nguyên giám đốc Bảo tàng Anh. Ông từng là biên tập viên của Burlington Magazine (1981-1987), Giám đốc Phòng trưng bày Quốc gia London (1987-2002), Giám đốc Bảo tàng Anh (2003-2009) và giám đốc Diễn đàn Humboldt, Berlin (đến năm 2018).
Leadership - Lãnh Đạo - 6 Chiến Lược Gia Kiệt Xuất Định Hình Thế Giới - Bìa Cứng
Henry Kissinger, chính sách và nhà ngoại giao tài ba, đã xem xét chiến lược của sáu nhà lãnh đạo vĩ đại của thế kỷ XX và đưa ra một lý thuyết về lãnh đạo và ngoại giao trong cuốn sách cuối cùng của ông “Lãnh đạo: 6 chiến lược gia kiệt xuất định hình thế giới”.
Cuốn sách này đã ngay lập tức trở thành cuốn sách bestseller trên New York Times khi vừa ra mắt.
Trong cuốn “Lãnh đạo: 6 chiến lược gia kiệt xuất định hình thế giới”, Kissinger đã lựa chọn để dựng nên chân dung 6 nhân vật có sức ảnh hưởng lớn đến cục diện thế giới trong thế kỷ 20: “Adenauer với tính chính trực và bền bỉ, de Gaulle với quyết tâm và tầm nhìn lịch sử, Nixon với hiểu biết về tình hình quốc tế đa phương và sức mạnh trong việc ra quyết định, Sadat với nhận thức tinh thần cao cả mà với nó ông đã tiến nhanh tới hòa bình, Lý Quang Diệu với trí tưởng tượng trong việc xây dựng một xã hội đa dân tộc mới, Thatcher với phong cách lãnh đạo nguyên tắc và sự ngoan cường. Tất cả đều thể hiện sự dũng cảm phi thường”.
Bố cục các phần:
- Giới thiệu: Các trục lãnh đạo
- 01 Konrad Adenauer: Chiến lược nhún nhường
- 02 Charles de Gaulle: Chiến lược của ý chí
- 03 Richard Nixon: Chiến lược cân bằng
- 04 Anwar Sadat: Chiến lược siêu việt..
- 05 Lý Quang Diệu: Chiến lược ưu tú
- 06 Margaret Thatcher: Chiến lược vững tin
- Kết luận: Tiến trình của lãnh đạo
Kissinger không đơn thuần là lựa chọn 6 nhân vật có sức ảnh hưởng lớn đến cục diện thế giới trong thế kỷ XX để phân tích, trình bày điều kiện để trở thành một nhà lãnh đạo vĩ đại và lý do tại sao các nhân vật được chọn lại vĩ đại; mà đây đều là những nhân vật ông đã tiếp xúc khi họ đang thời kỳ đỉnh cao, có hiểu biết sâu sắc về cá tính và tư duy chiến lược của họ, …, giúp ông đưa ra những nhận định, mà như nhiều người nhận xét, là chỉ Kissinger mới có thể. Qua đó, phần nào bức chân dung về Kissinger cũng hiện lên rõ rệt.
Hơn thế nữa, trước và sau 6 phân tích cụ thể, tác giả còn có phần Mở đầu và Kết luận mang tính lý luận, mở rộng về vấn đề Lãnh đạo. Phần Mở đầu, Kissinger đưa ra vai trò không thế thiếu của vị trí lãnh đạo, bản chất của quyết định lãnh đạo, các kiểu mẫu lãnh đạo, trình bày bối cảnh lịch sử của 6 nhà lãnh đạo dược mô tả trong sách này… làm tiền đề lý luận vững chắc cho các phân tích cụ thể từng nhân vật sau đó. Ở phần kết luận, tác giả bàn về tiến trình của “lãnh đạo”, cũng như lãnh đạo với trật tự thế giới, và tương lai của “lãnh đạo”. Đây là hai phần đặc biệt quan trọng đúc kết những tư tưởng, tầm nhìn của Kissinger về lãnh đạo trong suốt gần một đời hoạt động chính trị của mình.
Nhưng bức tranh chung ông đặt ra còn rộng lớn hơn thế: “… liệu các màn trình diễn tương tự có thể được tái hiện hay không. Liệu các nhà lãnh đạo có xuất hiện với tính cách, trí tuệ và sự cứng rắn cần thiết để đáp ứng những thách thức mà trật tự thế giới đang phải đối mặt?” – vẫn là một câu hỏi lớn chưa có hồi đáp.
Cuốn sách phù hợp cho những ai quan tâm đến các chiến lược gia cụ thể được mô tả trong sách này, bối cảnh lịch sử, chính trị của đất nước họ cũng như của thế giới sau Thế chiến II, mở rộng ra là địa chính trị và trật tự thế giới nói chung.
THÔNG TIN TÁC GIẢ:
Henry Kissinger (1923-2023)
Là Cố vấn An ninh quốc gia và Bộ trưởng Ngoại giao dưới thời các tổng thống Richard Nixon và Gerald Ford, đồng thời đã cố vấn cho nhiều tổng thống Mỹ khác về chính sách đối ngoại.
Ông cũng là tác giả của nhiều cuốn sách và bài báo về chính sách đối ngoại và ngoại giao, trong đó Omega Plus đã xuất bản:
- Về Trung Quốc (On China, 2011)
- Trật tự thế giới (World Order, 2014)
- Lãnh đạo: 6 chiến lược gia kiệt xuất định hình thế giới (Leadership: Six Studies in World Strategy, 2022)
ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA
“[Một cuốn sách] nên đọc. . . . [Kissinger] tiếp tục đóng góp cho sự hiểu biết của chúng ta về thế giới. Những cuốn sách của ông – bao gồm cả cuốn sách này – hy vọng sẽ được đón nhận nồng nhiệt trong tương lai. Chúng là những cuốn sách vượt thời gian”.
– New York Journal of Books
TRÍCH ĐOẠN/ CÂU QUOTE HAY
1. Bất kỳ xã hội nào, dù sở hữu hệ thống chính trị ra sao, đều luôn chuyển dịch giữa một quá khứ đã định hình nên ký ức và một tầm nhìn về tương lai đóng vai trò truyền cảm hứng cho sự phát triển của nó. Dọc theo hành trình này, không thể thiếu vắng vị trí lãnh đạo: ra quyết định, tạo dựng niềm tin, thực hiện lời hứa hẹn, trù định con đường phát triển. Trong các thể chế của loài người – nhà nước, tôn giáo, quân đội, công ty, trường học – lãnh đạo là cần thiết để giúp tập thể đi từ điểm hiện tại đến nơi họ chưa tới bao giờ và đôi khi, là nơi họ khó có thể hình dung là mình đang tới. Nếu không có vị trí lãnh đạo, các thể chế sẽ trôi dạt, các quốc gia sẽ ngày càng rệu rã, và cuối cùng sẽ rơi vào thảm họa.
Các nhà lãnh đạo suy nghĩ và hành động tại giao điểm của hai trục: thứ nhất, giữa quá khứ và tương lai; thứ hai, giữa các giá trị đã trường tồn và khát vọng của tập thể mà họ dẫn dắt. Thách thức đầu tiên của họ là phân tích, bắt đầu bằng một đánh giá thực tế về xã hội dựa trên lịch sử, tập quán và năng lực của xã hội ấy. Sau đó, họ phải có sự cân bằng giữa những gì họ biết – vốn nhất thiết phải được đúc kết từ quá khứ – với những gì họ trực cảm về tương lai, vốn mang tính phỏng đoán và không chắc chắn. Chính khả năng nắm bắt định hướng mang tính trực giác này cho phép các nhà lãnh đạo thiết lập mục tiêu và đưa ra chiến lược.
(Giới thiệu – Các trục lãnh đạo)
2. Do tính phức tạp của thực tế, sự thật trong lịch sử khác với sự thật trong khoa học. Nhà khoa học tìm kiếm kết quả có thể xác minh; nhà lãnh đạo chiến lược am hiểu lịch sử cố gắng chắt lọc tri thức có thể biến thành hành động từ sự mơ hồ cố hữu. Các thí nghiệm khoa học ủng hộ hoặc hoài nghi về những kết quả trước đó, tạo cơ hội cho nhà khoa học sửa đổi các biến và lặp lại thử nghiệm. Chiến lược gia thường chỉ được phép thực hiện một bài kiểm tra; quyết định của họ thường không thể thu hồi. Do đó, nhà khoa học tìm hiểu sự thật căn cứ theo thực nghiệm hoặc toán học; nhà chiến lược suy luận ít nhất một phần dựa theo phép loại suy với quá khứ – trước tiên xác định những sự kiện nào tương đồng và những kết luận nào trước đó vẫn còn phù hợp. Ngay cả khi đó, chiến lược gia phải lựa chọn phép loại suy một cách cẩn thận, vì không ai có thể, theo bất cứ khía cạnh thực tế nào, trải nghiệm được quá khứ; người ta chỉ có thể hình dung nó “dưới ánh trăng của ký ức” như cách dùng từ của sử gia Hà Lan Johan Huizinga.
3. Chính sự kết hợp nhân vật với bối cảnh đã tạo nên lịch sử, và sáu nhà lãnh trong cuốn sách này – Konrad Adenauer, Charles de Gaulle, Richard Nixon, Anwar Sadat, Lý Quang Diệu và Margaret Thatcher – tất cả đều được định hình bởi bối cảnh lịch sử đầy kịch tính của họ. Tất cả họ đều trở thành kiến trúc sư của công cuộc phát triển đất nước họ thời hậu chiến và cả trật tự quốc tế. Tôi may mắn được gặp cả sáu người vào thời kỳ mà tầm ảnh hưởng của họ đang ở đỉnh cao và đã sát cánh làm việc với Richard Nixon. Kế thừa một thế giới mà tính chắc chắn đã bị chiến tranh làm tiêu tan, họ tái xác lập các mục đích quốc gia, mở ra những chân trời mới và đóng góp một cấu trúc mới cho thế giới đang trong quá trình chuyển dịch.
(đọc thêm: Sáu nhà lãnh đạo trong bối cảnh của họ, trang 9)
4. Đọc thêm về Các kiểu mẫu lãnh đạo: Chính khác và nhà tiên tri, trang 14
5. Bất kể đặc điểm cá nhân hay phương thức hành động của họ là gì, các nhà lãnh đạo chắc chắn phải đối mặt với một thách thức khốc liệt: làm sao để tương lai không bị nhấn chìm trong những yêu cầu của hiện tại. Các lãnh đạo thông thường tìm cách điều tiết trạng thái trung gian; những người vĩ đại nỗ lực nâng xã hội của họ tới tầm nhìn đã định. Kể từ khi nhân loại xem xét mối quan hệ giữa ý muốn và việc bất khả kháng, thì câu hỏi làm sao đối phó với thách thức này đã được mang ra tranh luận.
[…]
Các cá nhân có quan trọng trong lịch sử không? […] Cuốn sách này đề cập đến các nhà lãnh đạo, trong cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ giữa ý chí và việc bất khả kháng, hiểu rằng những điều tưởng chừng bất khả kháng là do con người gây ra. Họ có vai trò quan trọng vì đã vượt khỏi bối cảnh mà họ được kế thừa, từ đó đưa xã hội của họ đến ranh giới của những điều khả dĩ. (trang 19)
6. Konrad Adenauer: Chiến lược nhún nhường
[…]
Tới khi trưởng thành, Adenauer đã trải qua ba mô hình hậu Bismarck của nước Đức thống nhất: sự tàn bạo dưới thời Kaiseri, những biến động trong nước thời Cộng hòa Weimar và chủ nghĩa phiêu lưu thời Hitler, mà đỉnh điểm là sự tự hủy diệt và tan rã. Trong nỗ lực tái thiết một vị trí cho đất nước mình trong trật tự chính thống thời hậu chiến, Adenauer đã phải đối mặt với di sản là sự phẫn nộ toàn cầu và trong nước là sự mất phương hướng của dân chúng sau khi bị đánh gục bởi một chuỗi dài cách mạng, chiến tranh thế giới, diệt chủng, thất bại, phân chia, sụp đổ kinh tế và mất đi tính toàn vẹn đạo đức. Ông đã chọn một lộ trình vừa khiêm tốn vừa táo bạo: thú nhận tội ác của Đức; chấp nhận các hình phạt dành cho kẻ chiến bại, bao gồm cả sự chia cắt đất nước; cho phép dỡ bỏ nền tảng công nghiệp quốc gia xem như bồi thường chiến tranh; quy thuận để xây dựng cấu trúc châu Âu mới mà Đức có thể trở thành một đối tác đáng tin cậy. Ông hy vọng Đức sẽ trở thành một quốc gia bình thường, dù ông biết nó sẽ luôn luôn gắn với một ký ức bất thường.
7. Trong nhiệm kỳ của mình, Adenauer đã đạt được mục tiêu đưa nền dân chủ vào Đức và định hình một châu Âu mà trong đó Đức có vai trò quan trọng.
8. Charles de Gaulle: Chiến lược của ý chí
Trong bối cảnh thông thường, với kinh nghiệm chiến trường, mang hàm thiếu tướng cùng trí tuệ xuất sắc, de Gaulle có lẽ đã khao khát vị trí chỉ huy hàng đầu trong quân đội và sau chừng một thập niên phục vụ, có lẽ là một vị trí trong nội các Pháp. Thay vào đó, việc ông nổi lên như một biểu tượng của chính nước Pháp thì khó có thể tưởng tượng được.
Tuy nhiên, những nhà lãnh đạo làm thay đổi lịch sử hiếm khi xuất hiện như là điểm cuối của một con đường tuyến tính. Chúng ta có thể cho rằng một thiếu tướng tuyên bố thành lập phong trào kháng chiến trong bối cảnh hỗn loạn khi Pháp đầu hàng Đức Quốc xã sẽ bị chôn vùi trong dòng lịch sử như một diễn viên phụ trong một tương lai được những người chiến thắng cuối cùng viết nên. Tuy nhiên, khi đến London chỉ với bộ quân phục và tiếng nói của mình, de Gaulle đã tự tạo bệ phóng đưa bản thân ra khỏi bóng tối và gia nhập hàng ngũ chính khách thế giới. Trong một tiểu luận viết từ hơn 50 năm trước, tôi đã mô tả ông như một ảo thuật gia.16 Đầu tiên với tư cách là nhà lãnh đạo Pháp quốc Tự do trong chiến tranh, sau đó là người sáng lập và tổng thống của Đệ ngũ Cộng hòa, ông đã gợi lên những viễn cảnh vượt trên hiện thực khách quan, trong khi thuyết phục khán giả của mình xem đó chính là hiện thực. Với de Gaulle, chính trị không phải là nghệ thuật của cái khả dĩ mà là nghệ thuật của ý chí. (p. 89-90)
9. De Gaulle thường được người Mỹ ngày nay nhớ đến, nếu có, như một hình tượng biếm họa: nhà lãnh đạo Pháp tự cao tự đại với những ảo tưởng về sự vĩ đại, lúc nào cũng phiền muộn vì những điều nhỏ nhặt có thực hoặc tưởng tượng. Ông thường xuyên khiến các đồng cấp khó chịu. Churchill thỉnh thoảng nổi cơn thịnh nộ vì ông. Roosevelt âm mưu gạt ông ra ngoài lề. Những năm 1960, chính quyền Kennedy và Johnson liên tục bất đồng với ông, tin rằng chính sách của ông là sự phản đối mãn tính với các mục tiêu của Mỹ.
Những lời chỉ trích không phải là không có cơ sở. De Gaulle có thể kiêu căng, lạnh lùng, thô lỗ và nhỏ mọn. Là một nhà lãnh đạo, ông tỏa ra sự huyền bí chứ không ấm áp. Là một người bình thường, ông khiến người khác ngưỡng mộ, thậm chí kinh sợ, nhưng hiếm khi cảm mến. Tuy nhiên, về năng lực chính trị, de Gaulle vẫn là ngoại lệ phi thường. Không nhà lãnh đạo nào ở thế kỷ 20 có trực giác xuất sắc hơn ông. Trong mỗi vấn đề chiến lược lớn Pháp và châu Âu phải đối mặt trong tầm ba thập niên, de Gaulle luôn đánh giá chính xác, bất chấp đi ngược sự đồng thuận áp đảo. Khả năng tiên đoán phi thường của ông đi đôi với lòng can đảm để hành động theo trực giác, ngay cả khi hậu quả dường như là tự sát chính trị. Sự nghiệp của ông đã xác nhận câu châm ngôn La Mã rằng vận may đứng về phía những người can đảm.
10. Khả năng chính trị của de Gaulle rất đặc biệt. Không ngừng cam kết với lợi ích quốc gia Pháp, siêu việt trong di sản, sự nghiệp của ông tạo ra rất ít bài học chính thức trong việc hoạch định chính sách và không có chỉ dẫn chi tiết nào để làm theo trong các bối cảnh cụ thể. Nhưng di sản của sự nghiệp lãnh đạo phải truyền cảm hứng, chứ không chỉ là học thuyết. De Gaulle đã lãnh đạo và truyền cảm hứng cho những người kế tục bằng cách làm gương, chứ không phải bằng lời nói. Hơn nửa thế kỷ sau khi ông qua đời, chính sách đối ngoại của Pháp vẫn có thể được mô tả phù hợp là “chủ nghĩa de Gaulle”. Cuộc đời ông là một nghiên cứu điển hình về cách các nhà lãnh đạo vĩ đại có thể làm chủ hoàn cảnh và tạo dựng lịch sử. (p.162)
11. Sáu nhà lãnh đạo này đã phát triển các phẩm chất song song bất chấp khác biệt xã hội sâu sắc: khả năng hiểu tình huống mà xã hội của họ đang gặp phải, cẩn trọng đưa ra một chiến lược để quản lý hiện tại và định hình tương lai, kỹ năng đưa xã hội của họ hướng tới các mục đích cao cả và sẵn sàng khắc phục các thiếu sót. Đối với họ, niềm tin vào tương lai là điều không thể thiếu và vẫn là như vậy. Không xã hội nào có thể duy trì sự vĩ đại nếu mất đi niềm tin vào chính mình hoặc hoài nghi một cách có hệ thống về những gì mình tự nhận thức về bản thân. Trên tất cả, điều này đặt sự sẵn sàng mở rộng phạm vi quan tâm từ bản thân đến xã hội và gợi lên sự hào phóng của tinh thần công chúng có tác dụng truyền cảm hứng cho hy sinh và phục vụ. Khả năng lãnh đạo tuyệt vời là kết quả do va chạm giữa những thứ vô hình với những gì có thể uốn nắn, từ những gì được đưa ra và những gì được thực hiện. Vẫn còn không gian cho nỗ lực cá nhân – để làm sâu sắc thêm hiểu biết lịch sử, mài sắc chiến lược và cải thiện tính cách. Triết gia khắc kỷ Epictetus từ lâu đã viết: “Chúng ta không thể lựa chọn hoàn cảnh bên ngoài, nhưng luôn có thể lựa chọn cách chúng ta phản ứng với chúng”.27 Vai trò của các nhà lãnh đạo là dẫn đường cho quá trình lựa chọn đó và truyền cảm hứng cho người dân của họ trong việc thực hiện nó. (p.534)
Học thuyết Bergson là một khảo cứu chuyên sâu về hệ tư tưởng của triết gia Henri Bergson người Pháp, một trong những nhà tư tưởng quan trọng nhất vào đầu thế kỷ XX. Tác phẩm phân tích những đóng góp đột phá của Bergson trong các lĩnh vực như: triết học, tâm lý học, sinh học, và khoa học tự nhiên.
Sách tập trung vào 3 khái niệm chủ đạo trong triết học Bergson: thời tục, ký ức và đà sống.
- Thời tục là cách hiểu mới mẻ về thời gian của Bergson, nó không phải là một chuỗi các khoảnh khắc rời rạc mà là một dòng chảy liên tục, trôi chảy.
- Ký ức là một phần quan trọng của thời tục, không chỉ là sự lưu giữ quá khứ mà còn là sự sáng tạo của hiện tại.
- Đà sống là một năng lượng sáng tạo, thúc đẩy sự tiến hóa của sự sống và là nguồn gốc của sự tự do.
Học thuyết Bergson là một tác phẩm hay, dễ tiếp cận, giúp người đọc khám phá hệ tư tưởng của Bergson một trong những triết gia vĩ đại nhất thời đại. Là tài liệu tham khảo giá trị cho những ai muốn nghiên cứu về triết học Bergson hay tìm kiếm những góc nhìn mới về các vấn đề triết học cơ bản.
Mục lục sách Học thuyết Bergson
- Chương 1: Trực giác như phương pháp
- Chương 2: Thời Tục xét như dữ kiện trực tiếp
- Chương 3: Kí Ức xét như đồng hiện hữu ảo
- Chương 4: Một hay nhiều thời tục?
- Chương 5: Đà Sống xét như chuyển động
Lời giới thiệu
Viết một quyển sách về người khác là ở trên một tuyến chuyển dịch: Deleuze trở thành Bergson và Bergson trở thành Deleuze. Chuyển động kép này tái khám phá nơi Bergson những khái niệm: Trực Giác, Thời Tục, Kí Ức và Đà Sống; đồng thời chuẩn bị các khái niệm khác không kém phần quyết định với Deleuze: đa tạp (multiplicité), ảo thể/ hiện thể (virtuel/actuel), khác biệt.
Mối cơ duyên giữa Deleuze với Bergson là một sự vụ dài lâu. Khảo luận này vì thế là kết quả trực tiếp từ những nghiên cứu trước đó của ông. Trong toàn cảnh trước tác của Deleuze, đây thuộc về giai đoạn “sử gia triết học”, khi ông còn mượn tên người khác để nói về mình. Vấn đề là cái tên nào: Hume, Nietzsche, Spinoza, và Bergson – các tư tưởng về thuyết nội tại, phê phán phủ định và quyền lực, những quan tâm về cơ thể v.v… họ đều ở bên lề dòng chính, chẳng khớp vào các khuôn khổ xếp loại. Việc xuất bản Học thuyết Bergson vào sau thế chiến lại càng ý nghĩa hơn khi tư tưởng này đã dần rơi vào lãng quên, chỉ còn sót lại như một cước chú bên lề của triết học hiện đại, mang các tên gọi mơ hồ như thuyết duy linh hay thuyết duy sinh. Trong khi vào đầu thế kỉ trước thì những gợi mở về trực giác của Bergson đã gây được những ảnh hưởng rất lớn. Do đó mà đối với giới nghiên cứu Bergson, khảo luận này đánh dấu một bước tiến quan trọng, khơi lại một luồng gió mới với các
Sapiens - Lược Sử Loài Người
Sapiens là một câu chuyện lịch sử lớn về nền văn minh nhân loại – cách chúng ta phát triển từ xã hội săn bắt hái lượm thuở sơ khai đến cách chúng ta tổ chức xã hội và nền kinh tế ngày nay.
Trong ấn bản mới này của cuốn Sapiens - Lược sử loài người, chúng tôi đã có một số hiệu chỉnh về nội dung với sự tham gia, đóng góp của các thành viên Cộng đồng đọc sách Tinh hoa. Xin trân trọng cảm ơn ý kiến đóng góp tận tâm của các quý độc giả, đặc biệt là ông Nguyễn Hoàng Giang, ông Nguyễn Việt Long, ông Đặng Trọng Hiếu cùng những người khác. Mong tiếp tục nhận được sự quan tâm và góp ý từ độc giả.
Review sách:
Điểm độc đáo ở Harari là ông tập trung vào sức mạnh của câu chuyện và huyền thoại để đưa mọi người lại gần nhau... Tôi muốn giới thiệu cuốn sách này cho bất cứ ai hứng thú quan tâm tới một cách nhìn đầy hấp dẫn và thú vị về lịch sử ban đầu của con người... Harari kể về lịch sử loài người theo một cách dễ tiếp cận khiến bạn thật khó có thể đặt nó xuống”.
– Bill Gates
“Sapiens tìm câu trả lời cho vấn đề lớn nhất của lịch sử cũng như của thế giới hiện đại, và nó được viết bằng một thứ ngôn ngữ tuyệt vời khiến người ta không thể quên được”.
– Jared Diamond, tác giả cuốn sách đoạt giải Pulitzer Súng, vi trùng và thép
“Sapiens thuộc loại sách có thể giúp dọn sạch tâm trí bạn. Tác giả của nó, Yuval Noah Harari, là một học giả người Israel trẻ tuổi và là một người làm xiếc tri thức điêu luyện với những bước nhảy logic khiến bạn phải thót tim ngưỡng mộ... Ngòi bút của Harari tỏa ra sức mạnh và sự sáng rõ, làm cho thế giới trở nên kỳ lạ và mới mẻ”.
Điểm khác biệt:
- Bìa sách bổ sung con dấu ghi 'Ấn bản bỏ túi - Kỷ niệm 10 năm xuất bản”
- Lời bạt (afterword) mới cho phiên bản kỷ niệm do GS. Harari viết
- Một số nội dung chỉnh sửa và cập nhật mới cho phiên bản mới
- Những lời khen mới cho cuốn sách
Trái Đất Chuyển Mình - Một Lịch Sử Chưa Kể Về Nhân Loại
“Trái đất chuyển mình: Một lịch sử chưa kể về nhân loại” góp phần khỏa lấp một khoảng trống lớn trong não trạng của nhân loại khi chúng ta tư duy về quá khứ. - Tiến sĩ Vũ Đức Liêm chia sẻ.
Một cuốn sách lịch sử được mong đợi nhất năm, đồ sộ bao trùm lịch sử trái đất, lịch sử nhân loại và lịch sử môi trường, khí hậu trong 4,5 tỷ năm, giúp độc giả hiểu hơn về quan hệ giữa con người và tự nhiên; được viết bởi GS lịch sử toàn cầu tại Đại học Oxford, Peter Frankopan - một trong những sử gia hàng đầu hiện nay. Vừa ra mắt 4/2023, cuốn sách này đã thuộc top bestseller, cho đến nay đã bán bản quyền cho 24 quốc gia và được phát hành chính thức tại Việt Nam chỉ sau 7 tháng.
Đặc biệt, “Trái đất chuyển mình: Một lịch sử chưa kể về nhân loại” đã được một loạt các tờ báo danh giá như Financial Times, The Times, The Telegraph, The Hindu, The Week,.. đánh giá là cuốn sách hay nhất mùa hè năm 2023, đồng thời lọt vào danh sách những cuốn sách năm 2023 của BBC.
Khi nghĩ về lịch sử, chúng ta hiếm khi chú ý nhiều đến những trận lũ lụt kinh khủng nhất, những mùa đông tồi tệ nhất, những đợt hạn hán tàn khốc nhất hay cách các hệ sinh thái đã thay đổi theo thời gian. Trong “Trái đất chuyển mình”, GS Peter Frankopan đã chỉ ra rằng môi trường tự nhiên là một yếu tố quan trọng, nếu không muốn nói là yếu tố quyết định, trong lịch sử loài người và của cả lịch sử toàn cầu.
Không chỉ vậy, cuốn sách chứa nhiều tư liệu tranh ảnh phong phú, bao gồm: 15 bản đồ, nổi bật như bản đồ thể hiện sự phân tán của con người từ khoảng 200.000 năm trước, bản đồ về sự phân tán của tôn giáo và đại dịch cái chết đen; cùng 38 tranh ảnh in màu có giá trị, như hình ảnh về công trình định cư quy mô lớn từ 2500 trước - cho thấy con người có khả năng xây dựng thành phố lớn như thế nào...
Mục đích GS Peter Frankopan viết cuốn sách này là:
Thứ nhất là đưa khí hậu vào trong câu chuyện của quá khứ như một chủ đề cơ sở, mang tính cốt yếu và hay bị bỏ qua trong lịch sử toàn cầu, từ đó cho thấy ở đâu, khi nào và như thế nào mà thời tiết, các mô hình khí hậu kéo dài và những thay đổi trong khí hậu – do con người và do các nguyên nhân khác – lại có tác động to lớn đến thế giới.
Thứ hai là trình bày câu chuyện về tác động của con người với thế giới tự nhiên qua nhiều thiên niên kỷ và xem xét cách giống loài chúng ta khai thác, nhào nặn và uốn nắn môi trường theo ý chí của mình, cả mặt tốt và mặt xấu.
Và thứ ba là mở rộng tầm nhìn của chúng ta về lịch sử. Nghiên cứu về quá khứ từng bị thống trị bởi sự chú ý dành cho ‘thế giới phương bắc’, là những xã hội giàu có của châu Âu và Bắc Mỹ, còn lịch sử của các châu lục và khu vực khác thường bị xếp vào tầm quan trọng thứ yếu hoặc bỏ qua hoàn toàn. Mô hình tương tự cũng được áp dụng cho khoa học khí hậu và nghiên cứu về lịch sử khí hậu, nơi những khu vực rộng lớn, giai đoạn và con người nhận được ít sự chú ý, đầu tư và nghiên cứu – nói lên nhiều điều về những quan điểm đã được chấp nhận từ lâu về quá khứ cũng như thực tế phát triển và hoạt động đào sâu của các quỹ học thuật (cùng các trung tâm trí thức).
Cấu trúc cuốn sách:
Trong cuốn sách đầy tham vọng này, Frankopan như một người hướng dẫn có khả năng hướng sự chú ý của chúng ta đến yếu tố tự nhiên - một đối tượng thường bị bỏ qua trong cách chúng ta kể lịch sử của mình; trải qua 24 chương là 24 giai đoạn theo các mốc thời gian từ thuở hồng hoang của thế giới (khoảng 4,5 tỷ năm trước), tới những tương tác đầu tiên của con người với sinh thái, đến các thành phố và mạng lưới thương mại đầu tiên, qua thời đại các đế chế hoàng kim và khủng hoảng, đến sự xuất hiện các bệnh dịch, sự hợp nhất của Cựu thế giới và Tân thế giới, thời kỳ Tiểu Băng hà, Đại Phân kỳ, Tiểu Phân kỳ, thời kỳ công nghiệp, thời kỳ Hỗn loạn, kiến tạo những vùng đất không tưởng, đến những mối quan ngại và những giới hạn sinh thái hiện nay.
- Lịch sử loài người và môi trường tự nhiên
Khi kể về lịch sử loài người, Frankopan làm nổi bật các yếu tố địa chất, trên vũ trụ và ngầm dưới lòng đất to lớn đã tạo ra nơi thích hợp để chúng ta tồn tại. Chúng ta chỉ tồn tại trong một phần nhỏ thời gian của Trái đất và sự tồn tại này sẽ không thể xảy ra trước khi những biến đổi lớn xảy ra, bao gồm năm sự kiện tuyệt chủng hàng loạt và sự thất bại của tất cả các loài vượn khác.
Trong phần lớn lịch sử của loài người, bắt đầu từ khoảng 300.000 năm trước, chúng ta chỉ có thể tồn tại trên những phần nhỏ của hành tinh, cũng khó lòng cư trú lâu dài trước áp lực môi trường.
Frankopan cho chúng ta biết sự hưng thịnh của loài người trong 10.000 năm qua chỉ có thể thực hiện được nhờ khí hậu Trái đất ổn định ở mức nhiệt độ tạo ra các kiểu thời tiết tương đối ổn định và cho phép trồng trọt ngũ cốc. Điều này cho phép chúng ta xây dựng các thành phố, buôn bán, xây dựng luật pháp - và đóng thuế, đặt nền móng cho việc ghi lại những suy nghĩ và lịch sử thành văn.
Một đặc điểm nổi bật của cuốn sách là chỉ ra ngay từ đầu loài người đã nhận thức rằng cơ may sống sót có mối liên hệ với cách chúng ta đối xử với môi trường tự nhiên. Tác giả đã nêu nhiều thần thoại, truyền thuyết làm dẫn chứng.
- Sự trỗi dậy và sụp đổ của các đế chế
Frankopan xuất sắc trong việc sử dụng các trích dẫn và ví dụ súc tích, trải dài từ Nam Mỹ đến Nam Á, Đông Nam Á, và Trung Quốc. Tuy nhiên, điều đáng chú ý hơn là cách ông cho thấy điều kiện khí hậu đã giúp đỡ hoặc cản trở nỗ lực của con người như thế nào. Ví dụ, ông trích dẫn 300 năm đầu tiên mở rộng của Đế chế La Mã là thời kỳ “mức độ hoạt động núi lửa thấp bất thường, ít hiện tượng thời tiết cực đoan và các kiểu khí hậu có thể dự đoán được”. Đây cũng là thời kỳ ổn định ở lưu vực Mississippi và ở Trung Mỹ ở Thung lũng Teotihuacan. Nhưng khi thời tiết trở nên lạnh hơn và mùa màng thất bát vào khoảng năm 500 TCN, các đế chế ổn định nhanh chóng gặp rắc rối.
Theo ghi nhận của mình, ông không cố gắng coi sự trỗi dậy và sụp đổ của các đế chế là hoàn toàn do điều kiện khí hậu, thay vào đó giải thích việc mất mùa nhiều lần, lũ lụt hoặc hạn hán kéo dài đã tạo thêm căng thẳng cho các hệ thống vốn đã bất bình đẳng và phân cấp như thế nào.
- Một bài học nhân loại đã lãng quên
Cuốn sách đã làm rất tốt việc thể hiện một cách rõ ràng tầm quan trọng của các kiểu khí hậu, môi trường và thời tiết trong việc ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử loài người. Khi làm như vậy, nó đã thành công đưa chúng ta trở lại vị trí của tổ tiên hàng nghìn năm trước, những người biết rằng sự sống còn bấp bênh của họ phụ thuộc vào việc quản lý mối quan hệ của họ với môi trường. Đó là một bài học mà con người dường như đã lãng quên.
Nhưng như cuốn sách của Frankopan đã chỉ ra, đôi khi chỉ cần một thảm họa thiên nhiên lớn, như thiên thạch va chạm hay đại hồng thủy - những sự kiện có thể đã bị quên lãng trong tâm trí con người, nhưng từng diễn ra suốt thời gian tồn tại của hành tinh – đều có thể biến mọi thứ thành tro bụi."
Thế giới của chúng ta luôn là một thế giới của biến chuyển, tiếp nối và thay đổi. Từ vụ nổ Big Bang cho đến ngày nay, hoạt động của mặt trời, núi lửa phun trào, lũ lụt và hạn hán đã định hình nên lịch sử tự nhiên và lịch sử loài người. Những cách thức tương tác giữa chúng ta và Trái đất đã mang lại những lợi ích to lớn – nhưng thường phải trả giá. Khi chúng ta đối mặt với một tương lai bấp bênh, việc học những bài học từ quá khứ chưa bao giờ quan trọng hơn.
THÔNG TIN TÁC GIẢ:
Peter Frankopan
- Giáo sư lịch sử toàn cầu tại Đại học Oxford và là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Byzantine.
- Tốt nghiệp Đại học Cambridge với giải thưởng về nghiên cứu lịch sử, và cũng từng là chuyên gia nghiên cứu tại ngôi trường này.
- Chuyên gia thành viên của Hiệp hội Lịch sử Hoàng gia Anh, Hiệp hội Nhân học Hoàng gia Anh.
Hai cuốn sách trước đó của ông là "Những con đường tơ lụa: Lịch sử mới của thế giới" và "Con đường tơ lụa mới: Hiện tại và tương lai của thế giới" đều được độc giả đón nhận và được trao những giải thưởng danh giá.
ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA
- "Điều đặc biệt của cuốn sách này là tác giả lý giải sự trỗi dậy, sụp đổ và thay thế các đế chế, các cường quốc dưới ảnh hưởng sâu sắc của biến đổi khí hậu. Qua hơn 800 trang sách, Peter Frankopan là bậc thầy kể chuyện với những ví dụ sinh động về các sự kiện khí hậu tác động như thế nào đối với lịch sử loài người, mạng lưới giao thương hàng hóa, tương tác giữa các nền văn hóa và cả lan truyền bệnh tật, tôn giáo, chiến tranh, xung đột." - Nhà hoạt động môi trường Đỗ Vân Nguyệt
- "Điều gây ấn tượng đối với một người đọc Việt Nam như tôi, là trình độ khoa học tiên tiến được áp dụng vào đây để đưa ra những dẫn liệu cụ thể, có khi khá chi tiết, về nhiệt độ khí quyển và đại dương, thời tiết nóng lạnh, lượng mưa, hạn hán, hoạt động núi lửa, băng hà, cây cỏ, nhân khẩu,… của các khu vực trong mỗi thời kỳ, qua đó soi vào lịch sử và thận trọng rút ra kết luận, chứ không phải những nhận xét, giả định, luận thuyết chung chung mà chúng ta vẫn gặp trong việc mô tả lịch sử theo lối mòn quen thuộc. " - Dịch giả Nguyễn Việt Long
- "Frankopan đã tập hợp tất cả công trình nghiên cứu này thành một cuốn sách đồ sộ, toàn diện, đầy đủ thông tin và hấp dẫn. Nó có sức nặng trí tuệ và sức mạnh kịch tính của một cơn sóng thần.... Đây là một cuốn sách vô cùng hấp dẫn, một cuốn sách dễ đọc về một vấn đề quan trọng." - Gerard DeGroot
- "Một bản tóm tắt đáng kinh ngạc về nghiên cứu toàn cầu... Giá trị của cuốn sách này là sự hiểu biết sâu sắc, thừa nhận không chỉ về mặt khoa học mà còn về mặt văn hóa và triết học rằng chúng ta không phải những kẻ thống trị Trái đất mà là sản phẩm của nó."- Adam Nicolson
- "Tác giả đã thành công trong việc vượt qua một thử thách dường như không thể, chắt lọc một lượng lớn nguồn lịch sử, dữ liệu khoa học và học thuật hiện đại kéo dài hàng ngàn năm và toàn bộ địa cầu thành một câu chuyện sử thi và lôi cuốn”. - Walter Scheidel
- "Ngay cả khi nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng và thiên tai leo thang, cuộc khủng hoảng môi trường của chúng ta vẫn khó dự đoán và hiểu được. Frankopan hết lần này đến lần khác cho thấy rằng khi các đế chế trong quá khứ không hành động bền vững, họ đã gặp phải thảm họa. The Earth Transformed sẽ điều chỉnh lại cách chúng ta nhìn về tương lai của mình."- JP Faber
TRÍCH ĐOẠN/ CÂU QUOTE HAY
1. Cuốn sách này không nói về những gì sẽ diễn ra trong tương lai. Mục đích của nó không phải để thách thức những tiếng nói đồng thanh mang tính áp đảo của cộng đồng khoa học, cũng không tập trung vào các điều kiện toàn cầu hiện tại hay xem xét những bước đi nào có thể giảm thiểu một số hoặc thậm chí là nhiều vấn đề tồi tệ nhất do biến đổi khí hậu đặt ra, dẫu là qua sự thích nghi hay giới thiệu những công nghệ mới. Thay vào đó, mục đích của nó là xem xét quá khứ, hiểu và giải thích chúng ta đã ở vào vị thế mà nay có vẻ thật hiểm nghèo như thế nào.
Ban đầu, tôi nghĩ mình sẽ chỉ viết về lịch sử, rằng khí hậu đã định hình thế giới quanh ta như thế nào, và về những chiều hướng mà những biến chuyển trong nhiệt độ toàn cầu, lượng mưa và mực nước biển – cùng những hiện tượng cực đoan, như siêu bão, núi lửa phun trào và va chạm thiên thạch – đã ảnh hưởng lên quá khứ, sắp đặt nên những khoảnh khắc, những thời kỳ và bối cảnh giải thích vai trò quan trọng đến nhường nào của khí hậu trong lịch sử thế giới.
Tuy nhiên, mọi sự rất sớm rõ ràng khi tôi bắt đầu nghĩ về một cuốn sách sẽ mở ra cánh cửa với khí hậu, với những thay đổi trong các kiểu quy luật thời tiết và với tác động của con người lên thế giới tự nhiên, nó sẽ dẫn tới một loạt câu hỏi và thách thức lớn hơn rất nhiều về mối quan hệ giữa dư thừa nông nghiệp và sự ra đời của nhà nước quan liêu; về mối liên quan giữa một bên là những người mục súc, du mục và bên kia là xã hội định canh định cư trong những ngôi làng, thị trấn và thành phố; về vai trò và sự phát triển của tôn giáo và các hệ thống tín ngưỡng như một hàm số của khí hậu, môi trường và địa lý; về chủng tộc và chế độ nô lệ, và vai trò của chúng trong quá trình khai thác các tài nguyên; về sự mở rộng của lương thực, mầm bệnh và bệnh tật; về chế độ dân chủ, nghèo đói và các mô hình tiêu thụ trong nhiều thế kỷ kể từ cách mạng công nghiệp; về toàn cầu hóa, tiêu chuẩn hóa của công nghiệp, nông nghiệp, lương thực và thời trang trong thế kỷ gần đây nhất; về nguyên do thế kỷ 21 rơi vào thời khắc khủng hoảng.
Do đó cuốn sách này có ba mục đích. Thứ nhất là đưa khí hậu vào trong câu chuyện của quá khứ như một chủ đề cơ sở, mang tính cốt yếu và hay bị bỏ qua trong lịch sử toàn cầu, từ đó cho thấy ở đâu, khi nào và như thế nào mà thời tiết, các mô hình khí hậu kéo dài và những thay đổi trong khí hậu – do con người và do các nguyên nhân khác – lại có tác động to lớn đến thế giới. Thứ hai là trình bày câu chuyện về tác động của con người với thế giới tự nhiên qua nhiều thiên niên kỷ và xem xét cách thức loài người chúng ta khai thác, nhào nặn và uốn nắn môi trường theo ý chí của mình, cả mặt tốt lẫn mặt xấu.
Và thứ ba là mở rộng tầm nhìn của chúng ta về lịch sử. Nghiên cứu về quá khứ từng bị thống trị bởi sự chú ý dành cho ‘thế giới phương bắc’, là những xã hội giàu có của châu Âu và Bắc Mỹ, còn lịch sử của các châu lục và khu vực khác thường bị xếp vào mức độ quan trọng thứ yếu hoặc bỏ qua hoàn toàn. Chính kiểu mẫu này cũng được áp dụng cho khoa học khí hậu và nghiên cứu về lịch sử khí hậu, nơi những khu vực rộng lớn, giai đoạn và con người nhận được ít sự chú ý, nghiên cứu hay đầu tư – nó nói lên nhiều điều về những quan điểm đã được chấp nhận từ lâu về quá khứ cũng như thực tế phát triển và hoạt động đào sâu vào thực tiễn của các quỹ học thuật (và các trung tâm trí thức).
Nếu những điểm trên hướng đến một lý do căn bản để đánh giá lại lịch sử, thì sự nhấn mạnh quá mức của các sử gia rằng các thị trấn, thành phố và quốc gia giống nhau về sự lãnh đạo, bộ máy quan liêu và hành vi cũng cần như vậy. Thực vậy, bản thân từ ‘nền văn minh’ về nghĩa đen để chỉ đời sống của các thành phố, của những người sống trong nó và người phóng chiếu quyền lực và cai trị nó. Điều này được phản ánh trong hầu hết các tư liệu viết mang tính lịch sử – các bài tường thuật, các ghi chép về bán đất, các hóa đơn thuế, v.v. – phục vụ cho việc củng cố sự cai trị theo tôn ti thứ bậc. Rất nhiều nội dung lịch sử được viết bởi những người sống ở các thành phố, cho những người sống ở thành phố, và tập trung vào đời sống của những người sống ở thành phố. Việc đó làm lệch đi cách ta xem xét quá khứ và thế giới quanh mình. - Trích trang 28
2. Tuy nhiên, cho đến nay, ‘nền văn minh’ vẫn là nhân tố lớn nhất gây ra suy thoái môi trường và lý do quan trọng nhất của biến đổi khí hậu do con người – bởi những nhu cầu mà quần thể con người ở các thành phố đặt lên năng lượng và sự tiêu thụ các tài nguyên thiên nhiên, bao gồm cả nước và lương thực. Tuy các thành phố chỉ chiếm 3% diện tích mặt đất Trái đất, song các vùng đô thị lại chứa hơn một nửa dân số thế giới. Các thành phố không chỉ chịu trách nhiệm cho một phần đáng kể hiện tượng ấm lên toàn cầu, mà chúng cũng sẽ chịu ảnh hưởng bởi nó trong những thập niên sắp tới. - Trích trang 28
3. Không phải ngẫu nhiên khi thế kỷ vừa qua tuy được thấy sự mở rộng nhanh chóng về số lượng, kích thước và dân số của các thành phố, song cũng chứng kiến những sự suy giảm nghiêm trọng nhất của môi trường và tốc độ gia tăng nhanh nhất mức độ tiêu thụ. Khi các thành phố phát triển, áp lực cũng tăng đối với tự nhiên, đa dạng sinh học và tính bền vững thông qua những thay đổi trong sử dụng đất và lớp phủ bề mặt Trái đất, do sự biến đổi của các hệ thống thủy văn và là kết quả từ tác động của các chu kỳ sinh địa hóa bị biến đổi và tổn thương. Chỉ tính riêng trong giai đoạn 2001–2018, các khu vực xây dựng san sát ở Trung Quốc đã mở rộng thêm 47,5%, trong khi đó ở Mỹ là 9%. Quả thật, dân số thế giới sống ở các thành phố đến năm 2050 được dự báo sẽ tăng thêm khoảng 3 tỷ người đến khoảng 7 tỷ người dựa trên các xu hướng nhân khẩu hiện tại. Để so sánh với bối cảnh lịch sử, chỉ có hơn 15% dân số toàn cầu sống ở các thị trấn và thành phố vào năm 1900; đến năm 2050, con số này sẽ là hơn 70%. - Trích trang 28
Quản Trị Bằng Văn Hóa - Cách Thức Kiến Tạo Và Tái Tạo Văn Hóa Tổ Chức
Thông qua cuốn sách, TS Giản Tư Trung cũng mong muốn góp phần cổ vũ và thúc đẩy cho sự phát triển của một phương cách quản trị mới, vừa nhân văn, vừa hiệu quả, đó là “Quản trị bằng Văn hóa / Quản trị bằng Tự trị” (Management by Culture /
Management by Self-Mangement). Bởi lẽ tác giả tin rằng, bên cạnh các phương cách quản trị truyền thống như Quản trị bằng Luật lệ (Mangement by Polices) hay Quản trị bằng Mục tiêu (Management by Objectives) thì Quản trị bằng Văn hóa (Management by Culture) chính là tương lai của quản trị và tương lai của lãnh đạo trong một thế giới đầy biến động và trong một thời đại mà con người ngày càng trở nên độc lập và tự do hơn. Cuốn sách này có sự tích hợp xuyên suốt từ tinh thần, tư tưởng và triết lý cho đến phương pháp và giải pháp, cũng như có sự kết nối 5 chủ thể văn hóa là cá nhân, bộ phận, tổ chức, kinh thương, và quốc gia. Đặc biệt, những tư duy và phương pháp cốt lõi về xây dựng và chuyển đổi văn hóa được chia sẻ trong cuốn sách này có tính nguyên lý, nên không chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp, mà còn có thể áp dụng cho mọi loại hình tổ chức khác, bao gồm cả trường học, bệnh viện, báo chí, các tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước, hay các tổ chức phi chính phủ.
Về tác giả Giản Tư Trung:
Tác giả Giản Tư Trung hiện là Chủ tịch sáng lập Học viện Quản Lý PACE, Hiệu trưởng Trường Doanh Nhân PACE, Viện trưởng Viện Giáo Dục IRED, Phó Chủ tịch Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh, Trưởng Ban Tổ chức Giải thưởng Sách Hay và Chủ nhiệm IPL Scholarship. Ông nhận bằng Thạc sĩ về Nghiên cứu Phát triển tại Học viện Sau Đại học Geneva; Tu nghiệp về Chính sách Giáo dục Quốc tế tại Đại học Harvard; Tốt nghiệp Tiến sĩ về Giáo dục tại Học viện Giáo dục Quốc gia Singapore; và tốt nghiệp Tiến sĩ về Giáo dục tại Đại học London (UCL). Với những cống hiến của Ông cho giáo dục, Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới đã vinh danh Ông là một Nhà lãnh đạo toàn cầu trong vai trò là một Nhà hoạt động giáo dục.
Trái Đất Chuyển Mình - Một Lịch Sử Chưa Kể Về Nhân Loại - Bìa Cứng
“Trái đất chuyển mình: Một lịch sử chưa kể về nhân loại” góp phần khỏa lấp một khoảng trống lớn trong não trạng của nhân loại khi chúng ta tư duy về quá khứ. - Tiến sĩ Vũ Đức Liêm chia sẻ.
Một cuốn sách lịch sử được mong đợi nhất năm, đồ sộ bao trùm lịch sử trái đất, lịch sử nhân loại và lịch sử môi trường, khí hậu trong 4,5 tỷ năm, giúp độc giả hiểu hơn về quan hệ giữa con người và tự nhiên; được viết bởi GS lịch sử toàn cầu tại Đại học Oxford, Peter Frankopan - một trong những sử gia hàng đầu hiện nay. Vừa ra mắt 4/2023, cuốn sách này đã thuộc top bestseller, cho đến nay đã bán bản quyền cho 24 quốc gia và được phát hành chính thức tại Việt Nam chỉ sau 7 tháng.
Đặc biệt, “Trái đất chuyển mình: Một lịch sử chưa kể về nhân loại” đã được một loạt các tờ báo danh giá như Financial Times, The Times, The Telegraph, The Hindu, The Week,.. đánh giá là cuốn sách hay nhất mùa hè năm 2023, đồng thời lọt vào danh sách những cuốn sách năm 2023 của BBC.
Khi nghĩ về lịch sử, chúng ta hiếm khi chú ý nhiều đến những trận lũ lụt kinh khủng nhất, những mùa đông tồi tệ nhất, những đợt hạn hán tàn khốc nhất hay cách các hệ sinh thái đã thay đổi theo thời gian. Trong “Trái đất chuyển mình”, GS Peter Frankopan đã chỉ ra rằng môi trường tự nhiên là một yếu tố quan trọng, nếu không muốn nói là yếu tố quyết định, trong lịch sử loài người và của cả lịch sử toàn cầu.
Không chỉ vậy, cuốn sách chứa nhiều tư liệu tranh ảnh phong phú, bao gồm: 15 bản đồ, nổi bật như bản đồ thể hiện sự phân tán của con người từ khoảng 200.000 năm trước, bản đồ về sự phân tán của tôn giáo và đại dịch cái chết đen; cùng 38 tranh ảnh in màu có giá trị, như hình ảnh về công trình định cư quy mô lớn từ 2500 trước - cho thấy con người có khả năng xây dựng thành phố lớn như thế nào...
Mục đích GS Peter Frankopan viết cuốn sách này là:
Thứ nhất là đưa khí hậu vào trong câu chuyện của quá khứ như một chủ đề cơ sở, mang tính cốt yếu và hay bị bỏ qua trong lịch sử toàn cầu, từ đó cho thấy ở đâu, khi nào và như thế nào mà thời tiết, các mô hình khí hậu kéo dài và những thay đổi trong khí hậu – do con người và do các nguyên nhân khác – lại có tác động to lớn đến thế giới.
Thứ hai là trình bày câu chuyện về tác động của con người với thế giới tự nhiên qua nhiều thiên niên kỷ và xem xét cách giống loài chúng ta khai thác, nhào nặn và uốn nắn môi trường theo ý chí của mình, cả mặt tốt và mặt xấu.
Và thứ ba là mở rộng tầm nhìn của chúng ta về lịch sử. Nghiên cứu về quá khứ từng bị thống trị bởi sự chú ý dành cho ‘thế giới phương bắc’, là những xã hội giàu có của châu Âu và Bắc Mỹ, còn lịch sử của các châu lục và khu vực khác thường bị xếp vào tầm quan trọng thứ yếu hoặc bỏ qua hoàn toàn. Mô hình tương tự cũng được áp dụng cho khoa học khí hậu và nghiên cứu về lịch sử khí hậu, nơi những khu vực rộng lớn, giai đoạn và con người nhận được ít sự chú ý, đầu tư và nghiên cứu – nói lên nhiều điều về những quan điểm đã được chấp nhận từ lâu về quá khứ cũng như thực tế phát triển và hoạt động đào sâu của các quỹ học thuật (cùng các trung tâm trí thức).
Cấu trúc cuốn sách:
Trong cuốn sách đầy tham vọng này, Frankopan như một người hướng dẫn có khả năng hướng sự chú ý của chúng ta đến yếu tố tự nhiên - một đối tượng thường bị bỏ qua trong cách chúng ta kể lịch sử của mình; trải qua 24 chương là 24 giai đoạn theo các mốc thời gian từ thuở hồng hoang của thế giới (khoảng 4,5 tỷ năm trước), tới những tương tác đầu tiên của con người với sinh thái, đến các thành phố và mạng lưới thương mại đầu tiên, qua thời đại các đế chế hoàng kim và khủng hoảng, đến sự xuất hiện các bệnh dịch, sự hợp nhất của Cựu thế giới và Tân thế giới, thời kỳ Tiểu Băng hà, Đại Phân kỳ, Tiểu Phân kỳ, thời kỳ công nghiệp, thời kỳ Hỗn loạn, kiến tạo những vùng đất không tưởng, đến những mối quan ngại và những giới hạn sinh thái hiện nay.
- Lịch sử loài người và môi trường tự nhiên
Khi kể về lịch sử loài người, Frankopan làm nổi bật các yếu tố địa chất, trên vũ trụ và ngầm dưới lòng đất to lớn đã tạo ra nơi thích hợp để chúng ta tồn tại. Chúng ta chỉ tồn tại trong một phần nhỏ thời gian của Trái đất và sự tồn tại này sẽ không thể xảy ra trước khi những biến đổi lớn xảy ra, bao gồm năm sự kiện tuyệt chủng hàng loạt và sự thất bại của tất cả các loài vượn khác.
Trong phần lớn lịch sử của loài người, bắt đầu từ khoảng 300.000 năm trước, chúng ta chỉ có thể tồn tại trên những phần nhỏ của hành tinh, cũng khó lòng cư trú lâu dài trước áp lực môi trường.
Frankopan cho chúng ta biết sự hưng thịnh của loài người trong 10.000 năm qua chỉ có thể thực hiện được nhờ khí hậu Trái đất ổn định ở mức nhiệt độ tạo ra các kiểu thời tiết tương đối ổn định và cho phép trồng trọt ngũ cốc. Điều này cho phép chúng ta xây dựng các thành phố, buôn bán, xây dựng luật pháp - và đóng thuế, đặt nền móng cho việc ghi lại những suy nghĩ và lịch sử thành văn.
Một đặc điểm nổi bật của cuốn sách là chỉ ra ngay từ đầu loài người đã nhận thức rằng cơ may sống sót có mối liên hệ với cách chúng ta đối xử với môi trường tự nhiên. Tác giả đã nêu nhiều thần thoại, truyền thuyết làm dẫn chứng.
- Sự trỗi dậy và sụp đổ của các đế chế
Frankopan xuất sắc trong việc sử dụng các trích dẫn và ví dụ súc tích, trải dài từ Nam Mỹ đến Nam Á, Đông Nam Á, và Trung Quốc. Tuy nhiên, điều đáng chú ý hơn là cách ông cho thấy điều kiện khí hậu đã giúp đỡ hoặc cản trở nỗ lực của con người như thế nào. Ví dụ, ông trích dẫn 300 năm đầu tiên mở rộng của Đế chế La Mã là thời kỳ “mức độ hoạt động núi lửa thấp bất thường, ít hiện tượng thời tiết cực đoan và các kiểu khí hậu có thể dự đoán được”. Đây cũng là thời kỳ ổn định ở lưu vực Mississippi và ở Trung Mỹ ở Thung lũng Teotihuacan. Nhưng khi thời tiết trở nên lạnh hơn và mùa màng thất bát vào khoảng năm 500 TCN, các đế chế ổn định nhanh chóng gặp rắc rối.
Theo ghi nhận của mình, ông không cố gắng coi sự trỗi dậy và sụp đổ của các đế chế là hoàn toàn do điều kiện khí hậu, thay vào đó giải thích việc mất mùa nhiều lần, lũ lụt hoặc hạn hán kéo dài đã tạo thêm căng thẳng cho các hệ thống vốn đã bất bình đẳng và phân cấp như thế nào.
- Một bài học nhân loại đã lãng quên
Cuốn sách đã làm rất tốt việc thể hiện một cách rõ ràng tầm quan trọng của các kiểu khí hậu, môi trường và thời tiết trong việc ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử loài người. Khi làm như vậy, nó đã thành công đưa chúng ta trở lại vị trí của tổ tiên hàng nghìn năm trước, những người biết rằng sự sống còn bấp bênh của họ phụ thuộc vào việc quản lý mối quan hệ của họ với môi trường. Đó là một bài học mà con người dường như đã lãng quên.
Nhưng như cuốn sách của Frankopan đã chỉ ra, đôi khi chỉ cần một thảm họa thiên nhiên lớn, như thiên thạch va chạm hay đại hồng thủy - những sự kiện có thể đã bị quên lãng trong tâm trí con người, nhưng từng diễn ra suốt thời gian tồn tại của hành tinh – đều có thể biến mọi thứ thành tro bụi."
Thế giới của chúng ta luôn là một thế giới của biến chuyển, tiếp nối và thay đổi. Từ vụ nổ Big Bang cho đến ngày nay, hoạt động của mặt trời, núi lửa phun trào, lũ lụt và hạn hán đã định hình nên lịch sử tự nhiên và lịch sử loài người. Những cách thức tương tác giữa chúng ta và Trái đất đã mang lại những lợi ích to lớn – nhưng thường phải trả giá. Khi chúng ta đối mặt với một tương lai bấp bênh, việc học những bài học từ quá khứ chưa bao giờ quan trọng hơn.
THÔNG TIN TÁC GIẢ:
Peter Frankopan
- Giáo sư lịch sử toàn cầu tại Đại học Oxford và là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Byzantine.
- Tốt nghiệp Đại học Cambridge với giải thưởng về nghiên cứu lịch sử, và cũng từng là chuyên gia nghiên cứu tại ngôi trường này.
- Chuyên gia thành viên của Hiệp hội Lịch sử Hoàng gia Anh, Hiệp hội Nhân học Hoàng gia Anh.
Hai cuốn sách trước đó của ông là "Những con đường tơ lụa: Lịch sử mới của thế giới" và "Con đường tơ lụa mới: Hiện tại và tương lai của thế giới" đều được độc giả đón nhận và được trao những giải thưởng danh giá.
ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA
- "Điều đặc biệt của cuốn sách này là tác giả lý giải sự trỗi dậy, sụp đổ và thay thế các đế chế, các cường quốc dưới ảnh hưởng sâu sắc của biến đổi khí hậu. Qua hơn 800 trang sách, Peter Frankopan là bậc thầy kể chuyện với những ví dụ sinh động về các sự kiện khí hậu tác động như thế nào đối với lịch sử loài người, mạng lưới giao thương hàng hóa, tương tác giữa các nền văn hóa và cả lan truyền bệnh tật, tôn giáo, chiến tranh, xung đột." - Nhà hoạt động môi trường Đỗ Vân Nguyệt
- "Điều gây ấn tượng đối với một người đọc Việt Nam như tôi, là trình độ khoa học tiên tiến được áp dụng vào đây để đưa ra những dẫn liệu cụ thể, có khi khá chi tiết, về nhiệt độ khí quyển và đại dương, thời tiết nóng lạnh, lượng mưa, hạn hán, hoạt động núi lửa, băng hà, cây cỏ, nhân khẩu,… của các khu vực trong mỗi thời kỳ, qua đó soi vào lịch sử và thận trọng rút ra kết luận, chứ không phải những nhận xét, giả định, luận thuyết chung chung mà chúng ta vẫn gặp trong việc mô tả lịch sử theo lối mòn quen thuộc. " - Dịch giả Nguyễn Việt Long
- "Frankopan đã tập hợp tất cả công trình nghiên cứu này thành một cuốn sách đồ sộ, toàn diện, đầy đủ thông tin và hấp dẫn. Nó có sức nặng trí tuệ và sức mạnh kịch tính của một cơn sóng thần.... Đây là một cuốn sách vô cùng hấp dẫn, một cuốn sách dễ đọc về một vấn đề quan trọng." - Gerard DeGroot
- "Một bản tóm tắt đáng kinh ngạc về nghiên cứu toàn cầu... Giá trị của cuốn sách này là sự hiểu biết sâu sắc, thừa nhận không chỉ về mặt khoa học mà còn về mặt văn hóa và triết học rằng chúng ta không phải những kẻ thống trị Trái đất mà là sản phẩm của nó."- Adam Nicolson
- "Tác giả đã thành công trong việc vượt qua một thử thách dường như không thể, chắt lọc một lượng lớn nguồn lịch sử, dữ liệu khoa học và học thuật hiện đại kéo dài hàng ngàn năm và toàn bộ địa cầu thành một câu chuyện sử thi và lôi cuốn”. - Walter Scheidel
- "Ngay cả khi nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng và thiên tai leo thang, cuộc khủng hoảng môi trường của chúng ta vẫn khó dự đoán và hiểu được. Frankopan hết lần này đến lần khác cho thấy rằng khi các đế chế trong quá khứ không hành động bền vững, họ đã gặp phải thảm họa. The Earth Transformed sẽ điều chỉnh lại cách chúng ta nhìn về tương lai của mình."- JP Faber
TRÍCH ĐOẠN/ CÂU QUOTE HAY
1. Cuốn sách này không nói về những gì sẽ diễn ra trong tương lai. Mục đích của nó không phải để thách thức những tiếng nói đồng thanh mang tính áp đảo của cộng đồng khoa học, cũng không tập trung vào các điều kiện toàn cầu hiện tại hay xem xét những bước đi nào có thể giảm thiểu một số hoặc thậm chí là nhiều vấn đề tồi tệ nhất do biến đổi khí hậu đặt ra, dẫu là qua sự thích nghi hay giới thiệu những công nghệ mới. Thay vào đó, mục đích của nó là xem xét quá khứ, hiểu và giải thích chúng ta đã ở vào vị thế mà nay có vẻ thật hiểm nghèo như thế nào.
Ban đầu, tôi nghĩ mình sẽ chỉ viết về lịch sử, rằng khí hậu đã định hình thế giới quanh ta như thế nào, và về những chiều hướng mà những biến chuyển trong nhiệt độ toàn cầu, lượng mưa và mực nước biển – cùng những hiện tượng cực đoan, như siêu bão, núi lửa phun trào và va chạm thiên thạch – đã ảnh hưởng lên quá khứ, sắp đặt nên những khoảnh khắc, những thời kỳ và bối cảnh giải thích vai trò quan trọng đến nhường nào của khí hậu trong lịch sử thế giới.
Tuy nhiên, mọi sự rất sớm rõ ràng khi tôi bắt đầu nghĩ về một cuốn sách sẽ mở ra cánh cửa với khí hậu, với những thay đổi trong các kiểu quy luật thời tiết và với tác động của con người lên thế giới tự nhiên, nó sẽ dẫn tới một loạt câu hỏi và thách thức lớn hơn rất nhiều về mối quan hệ giữa dư thừa nông nghiệp và sự ra đời của nhà nước quan liêu; về mối liên quan giữa một bên là những người mục súc, du mục và bên kia là xã hội định canh định cư trong những ngôi làng, thị trấn và thành phố; về vai trò và sự phát triển của tôn giáo và các hệ thống tín ngưỡng như một hàm số của khí hậu, môi trường và địa lý; về chủng tộc và chế độ nô lệ, và vai trò của chúng trong quá trình khai thác các tài nguyên; về sự mở rộng của lương thực, mầm bệnh và bệnh tật; về chế độ dân chủ, nghèo đói và các mô hình tiêu thụ trong nhiều thế kỷ kể từ cách mạng công nghiệp; về toàn cầu hóa, tiêu chuẩn hóa của công nghiệp, nông nghiệp, lương thực và thời trang trong thế kỷ gần đây nhất; về nguyên do thế kỷ 21 rơi vào thời khắc khủng hoảng.
Do đó cuốn sách này có ba mục đích. Thứ nhất là đưa khí hậu vào trong câu chuyện của quá khứ như một chủ đề cơ sở, mang tính cốt yếu và hay bị bỏ qua trong lịch sử toàn cầu, từ đó cho thấy ở đâu, khi nào và như thế nào mà thời tiết, các mô hình khí hậu kéo dài và những thay đổi trong khí hậu – do con người và do các nguyên nhân khác – lại có tác động to lớn đến thế giới. Thứ hai là trình bày câu chuyện về tác động của con người với thế giới tự nhiên qua nhiều thiên niên kỷ và xem xét cách thức loài người chúng ta khai thác, nhào nặn và uốn nắn môi trường theo ý chí của mình, cả mặt tốt lẫn mặt xấu.
Và thứ ba là mở rộng tầm nhìn của chúng ta về lịch sử. Nghiên cứu về quá khứ từng bị thống trị bởi sự chú ý dành cho ‘thế giới phương bắc’, là những xã hội giàu có của châu Âu và Bắc Mỹ, còn lịch sử của các châu lục và khu vực khác thường bị xếp vào mức độ quan trọng thứ yếu hoặc bỏ qua hoàn toàn. Chính kiểu mẫu này cũng được áp dụng cho khoa học khí hậu và nghiên cứu về lịch sử khí hậu, nơi những khu vực rộng lớn, giai đoạn và con người nhận được ít sự chú ý, nghiên cứu hay đầu tư – nó nói lên nhiều điều về những quan điểm đã được chấp nhận từ lâu về quá khứ cũng như thực tế phát triển và hoạt động đào sâu vào thực tiễn của các quỹ học thuật (và các trung tâm trí thức).
Nếu những điểm trên hướng đến một lý do căn bản để đánh giá lại lịch sử, thì sự nhấn mạnh quá mức của các sử gia rằng các thị trấn, thành phố và quốc gia giống nhau về sự lãnh đạo, bộ máy quan liêu và hành vi cũng cần như vậy. Thực vậy, bản thân từ ‘nền văn minh’ về nghĩa đen để chỉ đời sống của các thành phố, của những người sống trong nó và người phóng chiếu quyền lực và cai trị nó. Điều này được phản ánh trong hầu hết các tư liệu viết mang tính lịch sử – các bài tường thuật, các ghi chép về bán đất, các hóa đơn thuế, v.v. – phục vụ cho việc củng cố sự cai trị theo tôn ti thứ bậc. Rất nhiều nội dung lịch sử được viết bởi những người sống ở các thành phố, cho những người sống ở thành phố, và tập trung vào đời sống của những người sống ở thành phố. Việc đó làm lệch đi cách ta xem xét quá khứ và thế giới quanh mình. - Trích trang 28
2. Tuy nhiên, cho đến nay, ‘nền văn minh’ vẫn là nhân tố lớn nhất gây ra suy thoái môi trường và lý do quan trọng nhất của biến đổi khí hậu do con người – bởi những nhu cầu mà quần thể con người ở các thành phố đặt lên năng lượng và sự tiêu thụ các tài nguyên thiên nhiên, bao gồm cả nước và lương thực. Tuy các thành phố chỉ chiếm 3% diện tích mặt đất Trái đất, song các vùng đô thị lại chứa hơn một nửa dân số thế giới. Các thành phố không chỉ chịu trách nhiệm cho một phần đáng kể hiện tượng ấm lên toàn cầu, mà chúng cũng sẽ chịu ảnh hưởng bởi nó trong những thập niên sắp tới. - Trích trang 28
3. Không phải ngẫu nhiên khi thế kỷ vừa qua tuy được thấy sự mở rộng nhanh chóng về số lượng, kích thước và dân số của các thành phố, song cũng chứng kiến những sự suy giảm nghiêm trọng nhất của môi trường và tốc độ gia tăng nhanh nhất mức độ tiêu thụ. Khi các thành phố phát triển, áp lực cũng tăng đối với tự nhiên, đa dạng sinh học và tính bền vững thông qua những thay đổi trong sử dụng đất và lớp phủ bề mặt Trái đất, do sự biến đổi của các hệ thống thủy văn và là kết quả từ tác động của các chu kỳ sinh địa hóa bị biến đổi và tổn thương. Chỉ tính riêng trong giai đoạn 2001–2018, các khu vực xây dựng san sát ở Trung Quốc đã mở rộng thêm 47,5%, trong khi đó ở Mỹ là 9%. Quả thật, dân số thế giới sống ở các thành phố đến năm 2050 được dự báo sẽ tăng thêm khoảng 3 tỷ người đến khoảng 7 tỷ người dựa trên các xu hướng nhân khẩu hiện tại. Để so sánh với bối cảnh lịch sử, chỉ có hơn 15% dân số toàn cầu sống ở các thị trấn và thành phố vào năm 1900; đến năm 2050, con số này sẽ là hơn 70%. - Trích trang 28
Đợt Tuyệt Chủng Thứ Sáu - The Sixth Extinction
Kể từ hơn nửa tỉ năm trước, năm đợt tuyệt chủng đã diễn ra, khi sự đa dạng sống trên trái đất bất ngờ thu hẹp lại. Và phải chăng chúng ta đang bước vào đợt tuyệt chủng kế tiếp - đợt tuyệt chủng thứ sáu - diễn ra trong thế Nhân sinh, một thế địa chất mà con người thống trị trên nhiều khía cạnh.
Để trả lời nghi vấn này, ELIZABETH KOLBERT đã theo chân các nhà khoa học khảo sát sự tồn tại và xác nhận sự biến mất một số loài ở khắp các vùng trên trái đất. Từ loài ếch vàng ở Panama đến loài voi răng mấu châu Mỹ; từ lũ chim ăng-ca khờ khạo đến loài cúc đá nhỏ bé.
Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa chúng ta đến các thử nghiệm và nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân của đợt tuyệt chủng thứ sáu. Trong đó, nổi bật nhất chính là những hành động do con người gây ra với các hệ sinh học và địa hóa học của trái đất như: thải quá nhiều carbon dioxide,làm a-xít hóa các đại dương, chặt rừng nhiệt đới…
Và câu hỏi lớn ở đây: Con người phải chăng đang vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân của một đợt tuyệt chủng kế tiếp?
“Thật là một cuốn sách tuyệt vời, và nó làm sáng tỏ rằng những thay đổi lớn đột ngột có thể xảy ra; chúng không hề nằm ngoài phạm vi khả năng. Chúng từng xảy ra trước đây, và chúng có thể lại xảy ra lần nữa.”
– Cựu Tổng thống Barack Obama
ELIZABETH KOLBERT là cây viết của tạp chí The New Yorker. Bà là tác giả của cuốn sách Field Notes from a Catastrophe: Man, Nature, and Climate Change. Hiện bà sống tại Williamstown, Massachusetts.
Tính Chuyên Chế Của Chế Độ Nhân Tài
Cỗ máy sàng lọc “nhân tài” hoạt động hết công suất; thực trạng phân biệt đối xử giữa người giỏi – người bình thường ngày càng hiện rõ trong xã hội hiện đại. Liệu bạn có đang bị cuốn vào làn sóng này?
Bắt đầu từ câu chuyện của nước Mỹ hiện đại và “giấc mơ Mỹ” của bao người, Tính chuyên chế của chế độ nhân tài đã khai phá góc nhìn rất khác về một khía cạnh trần trụi của xã hội Mỹ khi bất bình đẳng giàu nghèo trở nên ngày càng sâu sắc, xã hội phân hóa chưa từng thấy và bất kỳ mâu thuẫn nhỏ nào cũng có thể bùng phát thành cơn thịnh nộ. Khi nhìn rộng ra, có thể thấy đây cũng là thực trạng chung trong xã hội đa phần quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam.
Trong cuốn sách này, tác giả Michael Sandal cho rằng nguyên nhân sâu xa của thực trạng trên là do chế độ “trọng dụng”, “ưu ái” nhân tài mà ra. Khi chỉ những người tài năng, có những đóng góp nổi bật cho xã hội được ưu ái và gặt hái thành công, số đông bình thường còn lại sẽ cảm thấy bị bỏ rơi, bị gạt ra ngoài lề. Khi tấm bằng đại học từ các trường danh giá là cơ hội đổi đời và nâng cao vị thế xã hội, người ta sẽ tìm mọi cách để kiếm được tấm bằng đó, kể cả với những phương thức bất chính. Lợi ích, tài năng cá nhân trở thành thứ quan trọng được ưu tiên hàng đầu, còn lợi ích chung chỉ là những lời sáo rỗng của các chính trị gia dân túy. Giấc mơ Mỹ giờ này càng trở nên xa vời với mọi người.
Hãy cùng tác giả đi tìm phương thuốc cho sự chia rẽ này.
GS. Michael Sandel (Trường Luật Harvard) là một triết gia chính trị, nổi tiếng với các bài giảng về Công lý. Các cuốn sách nổi tiếng của ông đã từng xuất bản ở Việt Nam, được rất nhiều độc giả đón đọc bao gồm: Phải, trái, đúng, sai, Tiền không mua được gì”. Sở trường của ông là diễn giải các vấn đề hàn lâm, phức tạp theo cách những người không chuyên có thể hiểu được. Các tác phẩm của ông thường xới lại những nhận thức chung tưởng như đã mặc định hiển nhiên đúng và đưa cho độc giả những góc nhìn đa chiều về các vấn đề xã hội.
Sư Phạm Khai Phóng - Thế Giới, Việt Nam Và Tôi
“SƯ PHẠM KHAI PHÓNG - THẾ GIỚI, VIỆT NAM & TÔI” là cuốn sách do Nhà giáo dục, Tiến sĩ Giản Tư Trung dày công thực hiện trong suốt nhiều năm, với sự trợ giúp của các cộng sự ở Viện Giáo Dục IRED.
Cuốn sách vừa chia sẻ mô hình giáo dục của tác giả, vừa tổng hợp những phương pháp sư phạm từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, từ thế giới đến Việt Nam, từ triết lý đến chính sách, từ nguyên lý đến phương pháp, từ đó mỗi người có thể tự hình thành nên một phương pháp sư phạm hiệu quả hơn và nhân văn hơn cho riêng mình trong mọi bối cảnh giáo dục; góp phần thúc đẩy sự tiến bộ trên phương diện “Phương pháp Sư phạm” và giúp các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh có thêm góc nhìn để làm công việc giảng dạy của mình tốt hơn.
Tác giả tin rằng, trở thành người giỏi hay người tốt có thể là điều vô cùng khó, nhưng ai cũng có thể trở thành người giỏi hơn hay tốt hơn, nếu mình muốn. Và cụ thể trong lĩnh vực giáo dục cũng vậy, ai cũng có thể trở thành một người thầy tốt hơn, chỉ cần mình đủ muốn.
Dẫu biết rằng, nhà trường, thầy cô và phụ huynh dù có rất nhiều cố gắng cũng gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình chuyển đổi chính mình; do vậy chúng ta không nên có tham vọng biến tất cả nhà trường, thầy cô, phụ huynh trở thành những hình mẫu hoàn hảo hay thay đổi hoàn toàn, để rồi chúng ta có thể cảm thấy thất vọng hay tuyệt vọng trong những nỗ lực của mình.
Nhưng sẽ luôn khả thi khi mỗi nhà trường, mỗi thầy cô hay mỗi bậc cha mẹ chúng ta có thể giảng dạy tốt hơn so với chính mình của ngày hôm qua, và liên tục nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc cải tiến phương pháp giảng dạy của mình theo hướng ngày một nhân văn hơn và hiệu quả hơn.
Đọc cuốn sách này, chúng ta sẽ cùng nhau du hành trong một chuyến đi của không gian và thời gian, từ nhìn ra thế giới, nhìn về Việt Nam, rồi nhìn lại chính mình; từ soi lại quá khứ, nhìn vào hiện tại và hướng tới tương lai để có thể vạch ra một “con đường sư phạm” phù hợp cho chính mình, cho ngôi trường mình và cho giáo dục của xứ sở mình trong bối cảnh mới.
“Sợi chỉ đỏ” xuyên suốt của cuốn sách này là tư tưởng cốt lõi: “Dạy chính là giúp người khác học”, và “Khai phóng chính là khai mở tâm trí và giải phóng tiềm năng con người”. Vậy nên, người dạy sẽ “giúp người khác học” thế nào để họ có thể biết cách “Tự lực Khai phóng” bản thân, có thể “Tự lực Khai mở Tâm trí và Giải phóng Tiềm năng” của chính mình suốt đời.
Với “Sư phạm Khai phóng - Thế giới, Việt Nam & Tôi”, chữ “Tôi” trong tựa sách chính là những ai đang nỗ lực trên hành trình dạy trò, dạy con và dạy mình. Cuốn sách này gợi mở một phương pháp luận để mỗi nhà trường, mỗi thầy cô và mỗi bậc phụ huynh có thể tham khảo và tự mình đưa ra triết lý giáo dục của mình để “dạy trò”, “dạy con” và cả tự “dạy mình”.
Trong sự học thời nay, tác giả cho rằng, học để biết nhiều là điều vô cùng đáng quý, nhưng đáng quý hơn là ta sẽ làm được gì và sẽ sống thế nào với những điều mình biết. Do vậy, đưa những gì mình biết (về giáo dục và sư phạm) vào cuộc sống (thực tế giảng dạy) mới là bước ngoặt thật sự trong sự học của các thầy cô giáo, của các bậc cha mẹ và những người làm giáo dục.
Ngày 28 tháng 9 năm 2021, nữ ca sĩ khả ái của Việt Nam - Phi Nhung - đã ra đi vì căn bệnh Covid-19. Bị nhiễm vi-rút khi tham gia các hoạt động từ thiện Giúp xoa dịu nỗi đau của người dân trong đợt phong tỏa nghiêm trọng nhất ở Sài Gòn, Phi Nhung đã trở thành một trong số gần 43.000 người Việt bị đại dịch cuộc đi này cướp đời.
Tròn một năm ngày mất của cố ca sĩ Phi Nhung, cuốn sách Sứ giả thiên đường được phát hành bằng ngôn ngữ tiếng Anh để chia sẻ với độc giả khắp thế giới về câu chuyện cuộc đời và sự hy sinh tột cùng của nghệ sĩ nghệ sĩ phi thường này. Và sau đó được phát hành bản tiếng Việt mang tên "Tịnh Bình - Tưởng Nhớ Phi Nhung"
Đây là cuốn tiểu sử đầu tiên về Phi Nhung được chấp bút thành sách - và là cuốn tiểu sử đầu tiên tổng hợp những thăng trầm từ thuở còn thơ cho đến những ngày cuối đời của Phi Nhung, một ca sĩ biểu tượng của Paris by Night , and also be hiện thân cho di sản âm nhạc của người Việt.
Michael Arnold, đồng tác giả của cuốn sách cho biết: “Tôi đã sống ở Sài Gòn mười ba năm, trong thời gian đó, tôi hiểu nhiều về truyền thông, giải trí và âm nhạc Việt Nam. Vì vậy tôi đã rất giàu và vô cùng đau lòng khi biết tin Phi Nhung ra đi. Tôi đã quan sát phản ứng của công chúng Việt Nam cũng như cách họ thương tiếc Phi Nhung khi cô đã qua đời, và tôi rất xúc động trước tình yêu thương bao la mà mọi người dành cho cô. Vì vậy, tôi tự hào có thể giúp thế giới biết Phi Nhung là ai và tôn vinh thành vật của cô qua cuốn sách này”.
Một người con gốc Việt có cha là người Mỹ nhưng chưa từng biết mặt, chuyện đời của Phi Nhung xoay quanh chuyện hàn gắn những sự chia cắt. Cô ấy là cầu nối giữa Mỹ và Việt Nam sau một cuộc chiến thương mại. Cô là người bị cả hai bỏ lại nhưng đã tìm thấy sự hợp nhất trong âm nhạc, và cô đã sống cả đời mình theo đức tin Phật giáo - vượt qua nỗi buồn cá nhân và mang lại ánh sáng cho người khác.
Những ai biết Phi Nhung đều hiểu một điều hiển nhiên rằng tâm hồn cô đặt trọn nơi đất mẹ. Đối với Nhung, nước Mỹ là xứ sở của muôn đời và cơ hội, của những vòng tay mở rộng và sự đón nhận theo kiểu cô chưa từng trải qua tuổi thơ gian truân của mình. Vậy đấy, cái đẹp bình dị của cuộc đời chông chênh, của những vùng đồng quê trải dài và hơn hết là âm nhạc Việt Nam còn chưa rời xa cô giây phút nào. Việt Nam là nhà – và với xuất thân là người con nhà Phật sẵn sàng hy sinh tư lợi cho những điều cao đẹp hơn cũng như cống hiến hết mực cho công việc thiện nguyện, rõ ràng Nhung chí có thể sẵn lòng đánh đổi cả mạng sống của mình vì Việt Nam.
Thực tế này khiến bao con tim yêu thương cô trĩu nặng, bởi đó chính là điều cô thật sự đã làm.
Nét ngoại lai của Phi Nhung khiến cô trở thành mục tiêu bị kỳ thị trong những năm sau chiến tranh Việt Nam. Quý khi được gần mẹ, cô tìm đến niềm an ủi duy nhất qua những bài hát và sự bình yên nơi chùa gần nhà. Khi sang Mỹ định cư, những câu hát năm xưa nào ngờ đưa cô vào con đường thành công, trở thành một trong những ca sĩ được yêu thích nhất của dòng nhạc quê hương Nam bộ, bolero và cải lương. Dù vậy, những thăng trầm thành công ngày một vươn cao của Phi Nhung vẫn không bao giờ khiến cô quên ngoảnh lại thực hiện tâm nguyện phục vụ quê hương của mình — ngay cả khi đối mặt với đợt bùng phát Covid-19, thử thách cuối cùng đã chứng minh tình yêu vị tha trong Phi Nhung.
NHỮNG PHƯƠNG THỨC TƯ DUY
Học thuyết chủ đạo của các bài giảng này quan niệm rằng các yếu tố trong kinh nghiệm của chúng ta là “rõ ràng và phân minh” trong mối quan hệ với tính khả biến của chúng, miễn là chúng luôn tự duy trì trong khoảng thời gian vừa đủ để vẫn là quan trọng. Những tính tất yếu là bất biến, và bởi lý do đó chúng thuộc về hậu cảnh của tư duy, dù khuất lấp và mơ hồ. Vì thế, chân lý triết học phải được truy tầm trong những tiền giả định của ngôn ngữ hơn là trong những phát biểu tường minh của nó. Do đó, triết học rất gần gũi với thi ca, và cả hai đều tìm cách diễn đạt một cảm thức (tối hậu) [thật đúng đắn] mà ta gọi là văn minh.
ALFRED NORTH WHITEHEAD (Trang 9)
Cuốn sách là tập hợp sáu bài giảng của Alfred North Whitehead, là một dẫn nhập súc tích cho bạn đọc hiểu tư tưởng của ông, bước đầu với những phác họa đơn giản về siêu hình học và vũ trụ luận mà trước đó ông đã trình bày khái quát và chuyên sâu hơn trong magnum opus/kiệt tác, Process and Reality [Tiến trình và thực tại].
Những phương thức tư duy là một cuốn sách cô đọng, có mức độ dồn nén và đôi khi bạn đọc gặp phải những lời giảng đầy tính cách ngôn, cực kì hàm súc. Ngay cả khi bạn chưa bao giờ đọc Whitehead, tập sách mỏng này chắc chắn sẽ gợi lên trong bạn rất nhiều suy tư.
John Herman Randall, Jr. là một trong những bộ óc vĩ đại của nước Mỹ trong thế kỷ 20. Ông là tác giả của nhiều công trình về triết học và lịch sử trí tuệ, bao gồm Aristotle, The Career of Philosophy, các tập I và II, How Philosophy Uses its Past, Nature and Historical Experience và Philosophy After Darwin: Chapters for the Career of Philosophy, Volume III, and Other Essays.
Tinh thần hiện đại là một tác phẩm nổi tiếng về lịch sử của triết học và tư tưởng, được viết bởi triết gia, sử gia triết học, và nhà giáo dục lừng danh thế giới John Herman Randall, Jr.,.
Đã được ngợi ca từ lâu như một tác phẩm kinh điển đương đại, tác phẩm phô diễn tính toàn diện, với văn phong sáng sủa, sự điềm đạm và hóm hỉnh tiêu biểu cho tất cả những tác phẩm của Randall.
Tinh thần hiện đại trình bày một lịch sử trí tuệ bao quát - từ thế giới quan trung cổ tới quan điểm hiện đại - trong một tập sách duy nhất. Tác giả nhấn mạnh vào những quan niệm trong bối cảnh lịch sử của chúng, những lề lối tư duy xuất hiện, phát triển, gây ảnh hưởng và phản ứng với nhau, và thỉnh thoảng chết đi khi không còn hữu ích thế nào.
Kết quả là một tổng hợp vĩ đại những xu thế chính trong tư tưởng phương Tây, đưa tôn giáo, triết học, chính trị, khoa học, kinh tế học, văn chương và nghệ thuật, và những khoa học xã hội và hành vi đến gần với nhau - tất cả những hệ thống đa dạng mà con người đã phát minh trong nỗ lực tìm hiểu, diễn giải, và định hình kinh nghiệm con người.
“Unstoppable Us – Không thể dừng bước” là tác phẩm lịch sử dành cho thiếu nhi được chuyển thể từ tác phẩm nổi tiếng “Sapiens – lược sử loài người” của tác giả Yuval Noah Harari nói về giống loài quyền lực nhất hành tinh. Đây là dự án ấp ủ từ lâu của tác giả với mong muốn đưa kiến thức lịch sử đến gần hơn với các độc giả nhí.
Bộ sách dự kiến gồm 4 tập, được in màu toàn bộ với nhiều tranh minh họa sinh động, đầy màu sắc của Ricard Zaplana Luiz – một họa sĩ người Tây Ban Nha có sở trường vẽ minh họa và vẽ cốt truyện cho các ấn phẩm dành cho thiếu nhi, khiến cho tác phẩm dễ hiểu, hấp dẫn, li kì, hài hước, đưa bạn đọc đi hết từ tò mò này đến tò mò khác, ví dụ như: khám phá nhiều bí ẩn về tổ tiên loài người cũng như rất nhiều động vật khác trên trái đất, từ việc so sánh kích thước não bộ, chế độ ăn uống, sự phát triển chiều cao và giao tiếp với nhau…
- Tập 1: Loài người chinh phục thế giới như thế nào?
- Tập 2: Tại sao thế giới bất công? (Tìm hiểu về sự bùng nổ của Cách mạng Nông nghiệp và sự xuất hiện của các thành phố, các đất nước, chữ viết và sự bất bình đẳng.)
- Tập 3: Chuyện gì xảy ra khi những người ngoại quốc gặp nhau? (Lịch sử của đế quốc, tín ngưỡng và tiền tệ/thương mại.)
- Tập 4: Khám phá thế giới hiện đại (khoa học, cách mạng công nghiệp, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa nhân văn và tương lai của nhân loại).
Đây là cuốn sách dành cho thiếu nhi với cách diễn đạt dễ hiểu, thú vị, lồng ghép những câu chuyện sinh động để phục vụ trẻ em từ 8 tuổi trở lên. Tuy nhiên bất cứ ai cũng có thể đọc và thưởng thức cuốn sách này, vì cuốn sách vẫn cung cấp những thông tin khoa học về tiến trình phát triển của loài Sapiens trên thế giới.
TRÍCH ĐOẠN HAY
1. “Đại bàng bay được vì chúng có cánh. Con người bay được vì họ biết cách hợp tác với một số lượng người đông đảo. Đó là thứ giúp chúng ta trở nên quyền lực đến thế. Chúng ta có thể hợp tác với hàng nghìn người lạ để có được những quả chuối hoặc xây dựng một ngôi trường hay bay lên Mặt Trăng.
2. “Đây là một trong những quy luật lớn của cuộc sống: những thay đổi nhỏ mà không ai nhận ra tích lũy qua thời gian và trở thành sự thay đổi lớn. Điều đó không chỉ xảy ra với sự tiến hóa mà còn với nhiều thứ khác trong tự nhiên. Nếu bạn nhìn nước nhỏ giọt lên một viên đá, có thể bạn sẽ nghĩ rằng viên đá cứng rắn hơn nước rất nhiều. Nước chỉ chảy qua viên đá mà không thay đổi được điều gì cả. Nhưng nếu hàng nghìn năm sau bạn quay lại, bạn sẽ thấy nước đã tạo ra một cái lỗ sâu trong viên đá. Từng giọt nước chảy chỉ tạo ra một chút khác biệt, nhưng sau hàng triệu giọt nước chảy xuống thì hóa ra những giọt nước kiên nhẫn còn có sức mạnh lớn hơn cả đá cứng.”
CÂU QUOTE HAY
1. “Hãy nhớ rằng, dẫu bạn có là một đứa trẻ, bạn vốn vẫn mạnh mẽ hơn bất cứ con sư tử hoặc con cá voi nào!”
Ý NGHĨA BÌA SÁCH
Hình ảnh trên bìa là hình vẽ một đại diện của loài Sapiens do Ricard Zaplana Luiz minh họa, thể hiện được những đặc điểm của Sapiens mà trong đó nổi bật nhất là unstoppable – không thể dừng bước. Nhờ bản tính kiên định, luôn tiến về phía trước, luôn tìm ra cách vượt qua các chướng ngại vật nên không gì có thể cản loài người lại, kể cả các giống loài hùng mạnh khác, các hiện tượng thiên nhiên hay thậm chí vũ trụ bao la. Nhưng cũng vì bản tính cứng đầu này mà loài người mãi mãi không thể tự dừng bản thân lại, không thể tìm thấy bình yên.
THÔNG TIN TÁC GIẢ
Yuval Noah Harari
Sinh năm 1976, nhà nghiên cứu lịch sử người Israel. Ông nhận bằng tiến sĩ của Đại học Oxford năm 2002, là giảng viên Khoa Lịch sử thuộc Đại học Hebrew ở Jerusalem. Ông chuyên nghiên cứu những vấn đề lớn mang tính khái quát về mối quan hệ giữa lịch sử và sinh học. Các đầu sách đã xuất bản của ông đều được độc giả đón nhận nồng nhiệt và dịch ra nhiều thứ tiếng.
Ricard Zaplana Ruiz
“Sự giàu và nghèo của các dân tộc” của sử gia David Landes (1924-2013) là tác phẩm kinh điển đã tuyệt bản tại thị trường Việt Nam.
LỜI BÌNH
“David S. Landes đã viết nên một công trình khảo sát bậc thầy về những thành công lớn và thất bại lớn trong các nền kinh tế ghi vào lịch sử của thế giới. Bất kỳ ai nghĩ rằng thành công kinh tế của một xã hội tách biệt với những đòi hỏi về đạo đức và văn hóa của xã hội ấy hẳn nhiên sẽ phải suy nghĩ lại.” – Robert Solow (Nhà kinh tế Mỹ đoạt giải Nobel)
“Công trình nghiên cứu lịch sử mới của David S. Landes về sự xuất hiện cách phân phối hiện hành giàu và nghèo khổ giữa các quốc gia trên thế giới là một bức tranh có tầm bao quát cực kỳ rộng lớn và sáng suốt khác thường. Ý thức về sự bất ngờ của lịch sử không làm giảm giá trị của sự nổi lên những chủ đề lặp đi lặp lại trong những cuộc đụng đầu đã dẫn đến vai trò lãnh đạo kinh tế của châu Âu. Sức mạnh giàu có, phong phú đến khó có thể tin được của việc học tập đã được thể hiện bằng một văn phong sáng sủa và mạnh mẽ, cuốn hút không cưỡng được” – Kenneth Arrow (Nhà kinh tế Mỹ đoạt giải Nobel)
“Bạn thậm chí không thể bắt đầu nghĩ về các vấn đề phát triển và hội tụ kinh tế mà không biết câu chuyện mà Landes kể… Tôi biết không có nơi nào tốt hơn để bắt đầu nghĩ về sự giàu có và nghèo đói của các quốc gia.” – J. Bradford DeLong (Washington Post)
CUỐN SÁCH NÀY DÀNH CHO AI?
Sự giàu và nghèo của các dân tộc là một công trình đồ sộ từ các cuộc hội thảo chuyên đề, đối thoại cá nhân, tham vấn… của tác giả David S. Landes.
Cuốn sách sẽ là TÀI LIỆU HỮU ÍCH VỀ LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI nếu bạn quan tâm đến:
• Những thành công lớn và thất bại lớn trong các nền kinh tế của thế giới.
• Các phân tích về chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, tránh sự cực đoan thiên lệch.
VỀ TÁC GIẢ
David S.Landes một trong những sử gia kinh tế xuất sắc thời hậu chiến của Mỹ. Ông từng tốt nghiệp trường City College thuộc New York và Đại học Harvard và là Giáo sư danh dự môn Lịch sử và Kinh tế học tại Đại học Harvard, ông cũng từng giảng dạy ở nhiều đại học hàng đầu ở Mỹ và châu Âu.
Bằng cách kết hợp kinh tế học và lịch sử, ông đã giải đáp được rất nhiều nan đề của cả hai lĩnh vực. Các công trình của ông bao gồm:
- Bankers and Pashas nói về lòng tham của các nhà đầu tư châuÂu và sự tiếp xúc với nền tài chính quốc tế của các nhà cầm quyền Ai Cập trong giai đoạn giữa thế kỷ XIX;
- The Unbound Prometheus nghiên cứu về sự phát triển công nghiệp ở Tâyu từ năm 1750;
Sapiens Lược Sử Loài Người
Sapiens là một câu chuyện lịch sử lớn về nền văn minh nhân loại – cách chúng ta phát triển từ xã hội săn bắt hái lượm thuở sơ khai đến cách chúng ta tổ chức xã hội và nền kinh tế ngày nay.
Trong ấn bản mới này của cuốn Sapiens - Lược sử loài người, chúng tôi đã có một số hiệu chỉnh về nội dung với sự tham gia, đóng góp của các thành viên Cộng đồng đọc sách Tinh hoa. Xin trân trọng cảm ơn ý kiến đóng góp tận tâm của các quý độc giả, đặc biệt là ông Nguyễn Hoàng Giang, ông Nguyễn Việt Long, ông Đặng Trọng Hiếu cùng những người khác. Mong tiếp tục nhận được sự quan tâm và góp ý từ độc giả.
Review sách:
Điểm độc đáo ở Harari là ông tập trung vào sức mạnh của câu chuyện và huyền thoại để đưa mọi người lại gần nhau... Tôi muốn giới thiệu cuốn sách này cho bất cứ ai hứng thú quan tâm tới một cách nhìn đầy hấp dẫn và thú vị về lịch sử ban đầu của con người... Harari kể về lịch sử loài người theo một cách dễ tiếp cận khiến bạn thật khó có thể đặt nó xuống”.
– Bill Gates
“Sapiens tìm câu trả lời cho vấn đề lớn nhất của lịch sử cũng như của thế giới hiện đại, và nó được viết bằng một thứ ngôn ngữ tuyệt vời khiến người ta không thể quên được”.
– Jared Diamond, tác giả cuốn sách đoạt giải Pulitzer Súng, vi trùng và thép
“Sapiens thuộc loại sách có thể giúp dọn sạch tâm trí bạn. Tác giả của nó, Yuval Noah Harari, là một học giả người Israel trẻ tuổi và là một người làm xiếc tri thức điêu luyện với những bước nhảy logic khiến bạn phải thót tim ngưỡng mộ... Ngòi bút của Harari tỏa ra sức mạnh và sự sáng rõ, làm cho thế giới trở nên kỳ lạ và mới mẻ”.
Hỗ trợ học tập hiệu quả với tài liệu PDF, Word - SachTruyen.com.vn chia sẻ các tài liệu học tập chất lượng, bao gồm sách, bài tập, đề thi, giúp người dùng học tập hiệu quả và đạt kết quả cao trong các kỳ thi.
DANH MỤC NỔI BẬT
Tài Liệu Toán, Tài liệu Tiếng Anh, Tài Liệu Công Dân, Tài Liệu Địa Lí, Tài Liệu Lịch Sử, Tài Liệu Sinh Học, Tài Liệu Ngữ Văn, Tài Liệu Hóa Học, Tài Liệu Vật lí.
VỀ CHÚNG TÔI