Siêu Hình Học - Metaphysics - Tác Phẩm Triết Học Kinh Điển - Bìa Cứng
“Siêu Hình Học” là tác phẩm quan trọng bậc nhất của Aristotle, nền tảng của triết học về nguyên lý đầu tiên, thần học và minh triết phương Tây. “Siêu Hình Học” của Aristotle không cố đưa ra lời giải thích về nguồn gốc của vạn vật, mà từng bước minh định toàn thể của mỗi cá thể trong vạn vật bằng cách lý giải tự tính, hiện thể, nguyên thể, biến dịch…của mỗi sự vật và hiện tượng. Phương pháp luận được đúc rút trong “Siêu Hình Học” của Aristotle không chỉ hữu ích với những người nghiên cứu triết học mà còn hữu ích với các nhà chính trị, nhà lập pháp, nhà điều tra, nhà sáng tạo sản phẩm, nhà nghiên cứu văn hóa và xã hội… và bất cứ ai muốn luyện lối tư duy truy vấn về bản nguyên của sự vật và sự việc.
Khi đọc kỹ “Siêu Hình Học” và tách biệt tác phẩm khỏi lớp giải thích của Kito giáo, ta sẽ nhận ra sự tương đồng trong cách lý giải vạn vật của Aristotle và Dịch học của văn hóa Á Đông.
Chính nhờ ký ức mà con người có được kinh nghiệm, bởi vì vô số ký ức về cùng một thứ gộp lại tạo ra ấn tượng của một trải nghiệm duy nhất về thứ đó Kinh nghiệm có vẻ rất giống với khoa học và nghệ thuật, nhưng thực ra chính nhờ kinh nghiệm mà con người có được khoa học và nghệ thuật; vì như Polus đã nói rất đúng, “kinh nghiệm tạo ra nghệ thuật, nhưng thiếu kinh nghiệm thì chỉ tạo ra những vận may rủi”. Nghệ thuật được tạo ra khi một suy xét phổ quát duy nhất được hình thành liên quan đến các sự vật tương tự nhau từ nhiều kinh nghiệm khác nhau...Dường như đối với các mục đích thực tiễn, kinh nghiệm không hề thấp kém hơn so với nghệ thuật; quả thật, chúng ta thấy những người có kinh nghiệm thành công hơn những người chỉ có lý thuyết mà không có kinh nghiệm. Lý do của điều này chính ở chỗ kinh nghiệm là hiểu biết về các chi tiết, nhưng nghệ thuật lại là hiểu biết về cái phổ quát; hành động và các kết quả được tạo ra đều liên quan đến cái cụ thể.
Trích trang 30-31
Về tổng quát, mọi sự vật đều có đầu tiên, bởi vì chúng ta bốn nguyên cứ. Trong số này, nguyên cứ thứ nhất chúng ta cần nhắc tới là tự tính; nguyên cứ thứ hai là vật chất hay cụ thể hơn là vật chất nền; nguyên cứ thứ ba là biến dịch; và thứ tư là nguyên cứ đích cuối, có thể gọi là mục đích hay “điều tốt”, và nó chính là kết thúc của mỗi quá trình khởi sinh hay biến dịch.
Trích trang 40-41
Cái vốn thay đổi sẽ thay đổi hoặc từ hiển lộ thành hiển lộ, hoặc từ ẩn tàng thành ẩn tàng, hoặc từ hiển lộ thành ẩn tàng, hoặc từ ẩn tàng thành hiển lộ. “Hiển lộ” ở đây được biểu thị là một sự khẳng định. Như vậy phải có ba hình thức thay đổi; vì cái mà đi từ ẩn tàng thành ẩn tàng thì không thay đổi, bởi vì chúng không phải là những trái ngược, cũng chẳng phải là mâu thuẫn, vì chúng không có sự đối ngẫu. Sự thay đổi từ ẩn tàng thành hiển lộ trái ngược của nó là sự khởi sinh — thay đổi tuyệt đối tương ứng khởi sinh tuyệt đối, và thay đổi có điều kiện tương ứng khởi sinh có điều kiện; và sự thay đổi từ hiển lộ sang ẩn tàng là sự hủy diệt — sự thay đổi tuyệt đối tương ứng sự hủy diệt tuyệt đối và sự thay đổi có điều kiện tương ứng sự hủy diệt có điều kiện."
Trích trang 422-423
Chủ Đề - Τοπικά - Tác Phẩm Triết Học Kinh Điển
“Chủ đề” của Aristotle là một tác phẩm triết học liên quan đến cách diễn tả hay biểu thái một sự vật và thiết lập hoặc loại bỏ một biểu thái. Cuốn sách bao gồm cách xử lý có hệ thống các phương pháp tìm lập luận cho các mệnh đề, vấn đề và được coi là một trong những đóng góp chính của Aristotle cho lĩnh vực logic học.
Nội dung của “Chủ đề” được chia thành thành tám quyển, mỗi quyển đề cập đến một khía cạnh khác nhau của lập luận. Aristotle thảo luận về nhiều loại lập luận khác nhau, bao gồm cả lập luận quy nạp và diễn dịch, cũng như các lỗi lập luận và ngụy biện thường thấy, từ đó hướng dẫn cách tránh rơi vào ngụy biện hay lập luận vòng quanh. Ông cũng thảo luận về khái niệm phổ quát, hoặc những phẩm tính được chia sẻ mà các đối tượng có và cách những phổ quát này có thể được sử dụng trong các lập luận.
Một trong những chủ đề chính của “Chủ đề” là ý tưởng rằng các lập luận nên dựa trên các nguyên tắc chung chi phối chủ đề cụ thể đang được thảo luận. Aristotle nhấn mạnh tầm quan trọng của việc biết đối tượng thích hợp cho một cuộc tranh luận và cách thu hút đối tượng đó một cách hiệu quả. Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự rõ ràng và chính xác trong ngôn ngữ, cũng như tầm quan trọng của việc tìm kiếm sự cân bằng hợp lý giữa các nguyên tắc chung và các chi tiết cụ thể.
Nhìn chung, Chủ đề của Aristotle cung cấp một cách xử lý toàn diện về nghệ thuật lập luận, và vẫn là một tác phẩm quan trọng trong lịch sử triết học và logic phương Tây. Cùng với “Biện Luận”, “Chủ Đề” là bộ công cụ tư duy quan trọng đặc biệt trong biểu đạt thực tại bằng ngôn ngữ.
Thi Ca Luận của Aristotle, một tác phẩm nền tảng trong lịch sử lý thuyết văn học và nghệ thuật, đã vượt qua thời gian để trở thành một nguồn cảm hứng bất tận cho những ai nghiên cứu về nghệ thuật thi ca và kịch nghệ. Được viết vào khoảng năm 335 trước Công nguyên, ảnh hưởng của Thi ca luận lan rộng qua nhiều thế kỷ, đến với các nhà lý thuyết, phê bình văn học, và nhà soạn kịch, trở thành nền tảng không thể thiếu trong lý thuyết văn học và phân tích kịch nghệ. Khái niệm về mimesis – mô phỏng, cấu trúc cốt truyện, vai trò của nhân vật, việc sử dụng nhịp thơ… trong việc tạo ra sự đồng cảm là những yếu tố mà Aristotle đã đóng góp cho lý luận sáng tạo.
Thi ca luận không chỉ là một tài liệu học thuật quan trọng cho những ai quan tâm đến văn học cổ điển, mà còn là một công cụ hữu ích cho bất kỳ ai muốn hiểu sâu hơn về cách thức mà nghệ thuật kể chuyện ảnh hưởng đến con người và xã hội. Aristotle đã đặt nền móng cho nhiều lý thuyết văn học và nghệ thuật sau này, khẳng định tầm quan trọng của việc phân tích và hiểu biết về bản chất của các hình thức nghệ thuật khác nhau.
Không chỉ giữ vị trí nền tảng trong lĩnh vực lý thuyết văn học và nghệ thuật, Thi ca luận còn là một tư liệu quý báu về lịch sử và văn hóa, mang đến cái nhìn sâu sắc về đời sống nghệ thuật đa dạng và phong phú của Hy Lạp cổ đại. Qua lăng kính phân tích bi kịch, hài kịch, sử thi và các cấu trúc thơ, Aristotle mở ra một cánh cửa vào thế giới văn hóa và xã hội Hy Lạp, nơi nghệ thuật không chỉ được coi là hình thức giải trí mà còn là phương tiện giáo dục, phản ánh và phê phán xã hội.
Bên cạnh đó, khái niệm “mô phỏng” chiếm vị trí trung tâm trong Thi ca luận, nêu bật tầm quan trọng của hiểu biết sâu sắc về nghệ thuật và văn học không chỉ như là phương tiện mô phỏng thực tại, mà còn là cách thức qua đó nghệ thuật và văn học tái hiện và diễn giải kinh nghiệm sống. Điều này mở ra cái nhìn sâu sắc về vai trò của nghệ thuật trong quá trình giáo dục và phát triển nhân cách, khẳng định mimesis là bản năng tự nhiên trong quá trình học tập của con người, từ việc trẻ em bắt chước người lớn đến việc học hỏi các kỹ năng nghệ thuật và thủ công.
Mục lục
I – Các loại hình thi ca khác nhau
Thi ca như nghệ thuật mô phỏng
Đối tượng của mô phỏng là con người hành động
Phong cách mô phỏng
Mô phỏng là bản năng của con người
Sự chuyển dịch từ Hài kịch – Sử thi – Bi kịch
II – Nguyên lý của Bi kịch
Nguyên lý của Bi Kịch
Cấu trúc Cốt truyện trong Bi kịch
Tính nhất thể của cốt truyện
Tính liên tục của cốt truyện
Cốt truyện và hành động
Đảo ngược Tình thế trong Bi kịch
III – Cấu trúc của Bi kịch
Cấu trúc của một màn diễn trên sân khấu
Hiệu ứng đặc thù của Bi kịch
Cấu trúc của các biến cố
Tính nhất quán và sự biến chuyển của nhân vật
Các dạng thức của Phát giác
Cốt truyện và diễn đạt phù hợp
Các phần trong một vở bi kịch
Diễn Xuất và Suy Nghĩ
Cấu tạo Ngôn Ngữ
Sử dụng từ
Phong cách rõ ràng nhưng không tầm thường
Nguyên lý kịch tính trong các thi phẩm tự sự
Sử thi và Bi kịch
Phê bình lỗi
Hỗ trợ học tập hiệu quả với tài liệu PDF, Word - SachTruyen.com.vn chia sẻ các tài liệu học tập chất lượng, bao gồm sách, bài tập, đề thi, giúp người dùng học tập hiệu quả và đạt kết quả cao trong các kỳ thi.
DANH MỤC NỔI BẬT
Tài Liệu Toán, Tài liệu Tiếng Anh, Tài Liệu Công Dân, Tài Liệu Địa Lí, Tài Liệu Lịch Sử, Tài Liệu Sinh Học, Tài Liệu Ngữ Văn, Tài Liệu Hóa Học, Tài Liệu Vật lí.
VỀ CHÚNG TÔI