Combo Sách Nghệ Thuật Tư Duy Chiến Lược + Dám Nghĩ Lại (Bộ 2 Cuốn)
1. Nghệ Thuật Tư Duy Chiến Lược
Có phải những người chiến thắng các chương trình truyền hình thực tế được trời phú cho trí thông minh và kỹ năng hơn người?
Có phải các nhà đầu tư vĩ đại có thể nhìn thấy những điều mà hầu hết mọi người bỏ lỡ?
Có phải các tay chơi poker sở hữu những tài năng mà chúng ta không có?
Câu trả lời cho tất cả những câu hỏi trên là "Không hề!" Họ hoàn toàn "bình thường", như bạn, như tôi hay bất cứ ai ngoài kia.
Thông qua Nghệ thuật tư duy chiến lược, bạn sẽ thấy "những người thành công" trong mọi lĩnh vực từ giải trí đến chính trị, từ giáo dục đến thể thao, v.v... đạt thành công vang dội là nhờ luôn nắm vững lý thuyết trò chơi hay nghệ thuật tư duy chiến lược, với khả năng dự đoán những động thái tiếp theo của người cùng chơi, trong khi biết rõ rằng đối thủ đang cố gắng làm điều tương tự với mình.
Ngoài ra, bạn cũng sẽ nắm được những bí kíp vô cùng giản đơn để có thể áp dụng lý thuyết trò chơi vào cuộc sống lẫn công việc, từ đó sở hữu một cuộc đời đáng sống.
2. Dám Nghĩ Lại
Mười hai trong số mười lăm thành viên đội cứu hỏa đã tử nạn trong đám cháy gần đỉnh Mann Gulch vào năm 1949. Hai trong số ba người sống sót là nhờ có thể lực tốt nên kịp chạy thoát khỏi đám cháy; người còn lại, Wagner Dodge, đã thoát khỏi lưỡi hái tử thần bằng tư duy linh hoạt của mình. Những đồng đội của Wagner Dodge mất mạng vì đã hành động theo những kỹ năng và hiểu biết đã ăn sâu trong tiềm thức của họ. Dodge thì khác, anh không tìm cách dập lửa theo kiến thức tích lũy được, mà nhanh chóng nhận định tình hình và tạo ra một lối thoát hiểm bằng cách đốt trụi đám cỏ trước mặt, chặn đứng nguồn bắt lửa của đám cháy phía sau. Tưởng rằng đó là hành động điên rồ, nhưng Dodge đã thoát chết nhờ kịp thời tái tư duy.
Táitưduy, theo Adam Grant, là suy nghĩ lại, cân nhắc lại quan điểm, định kiến, thậm chí là kiến thức của bản thân, cũng có thể là suy nghĩ thoát khỏi lối mòn tư duy. Cũng theo ông, để chinh phục kỹ năng này, bạn cần quên đi những gì đã học, đồng thời thiết lập và duy trì vònglặptáitưduy.
Trong một thế giới đầy biến động, lối tư duy cố hữu và hiểu biết ăn sâu của chúng ta có thể trở thành lời nguyền án ngữ mọi sự tiến bộ của chính mình. Hơn thế nữa,bạn dễ đi thụt lùi vì “thiếu năng lực siêu nhận thức, tức là khả năng tư duy về cách tư duy của chính mình”, tác giả Adam nhận định. “Dám nghĩ lại” (Think Again) là cuốn sách sẽ hướng dẫn chúng ta từ bỏ việc bám chấp vào những hiểu biết của bản thân để tư duy cởi mở và linh hoạt hơn.
Qua 11 chương sách, độc giả được Adam Grant dẫn dắt qua những cột mốc trên chặng đường khám phá kỹ năng tái tư duy. Từ xuất phát điểm là “chọn sự nhàn hạ của việc giữ nguyên những nhận thức thay vì vật lộn với những cái mới”, bạn sẽ từng bước sẵn sàng cập nhật quan điểm của bản thân, khai mở tư duy của người khác để cùng tạo ra những cộng đồng học tập suốt đời. Sau cùng, Adam Grand muốn hướng bạn đọc đến hành trình tự suy xét lại các kế hoạch của bản thân để từ đó, đưa ra được những quyết định đúng đắn.
Đặc biệt, trong cuốn sách này Adam phân loại cách tư duy của con người thành bốn nhóm chính: nhà truyền giáo, công tố viên, chính trị gia và nhà khoa học, trong đó tư duy nhà khoa học chính là chìa khóa của tái tư duy. Ngoài ra, tác giả cũng chỉ ra một điểm then chốt: tái tư duy là một quá trình diễn ra theo một vòng lặp. Theo đó, vònglặptáitưduy bao gồm tính khiêm nhường, sự hoài nghi, sự tò mò cùng óc khám phá. Khi áp dụng và duy trì vòng lặp này thường xuyên, bạn sẽ hình thành lối tư duy khoa học và bắt đầu hành trình hướng đến sự thông thái.
Bên cạnh đó, khái niệm vòng lặpcốchấp cũng được tác giả phân tích cặn kẽ để độc giả thấy được những yếu tố ngăn trở ta tái tư duy, đó là tính tự phụ, tư duy xác tín, thiên kiến xác nhận và niềm tin huyễn hoặc về bản thân. “Dám nghĩ lại” thôi thúc độc giả vứt bỏ những kiến thức đã lỗi thời, những quan điểm xưa cũ không còn đúng đắn để thôi mắc kẹt trong những vònglặpcốchấp.
Để cho thấy khả năng áp dụng táitưduy trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, Adam Grant đã khéo léo đan xen những tình huống cụ thể, những câu chuyện thực tế vào những khái niệm, vậy nên những luận điểm mà ông đưa ra không hề đóng khung mà có tính gợi mở rất cao. Nhờ đó, độc giả không chỉ tiếp thu những ý tưởng, mà còn sẵn sàng nghi ngờ, tìm hiểu, phân tích, và đưa ra quyết định theo cách mình muốn.
Hình thành một lối tư duy mới là một hoạt động tốn rất nhiều chất xám. Tái tư duy, hơn thế nữa, đòi hỏi bạn phải quyết tâm, kiên trì, và không ngừng đấu tranh chống lại những tư duy cố hữu của bản thân. “Dám nghĩ lại” giúp bạn động lực để đặt hết những trang bị sẵn có của mình xuống, và bắt đầu hành trình khám phá thế giới với tư duy cởi mở và linh hoạt.
“Dám nghĩ lại” được The Washing Post đánh giá là cuốn sách phi hư cấu (non-fiction) hay nhất năm 2021; sách cũng giữ vị trí top đầu trong nhóm sách Tâm lý học Nhận thức và bán chạy số 1 theo New York Times. Cuốn sách này cũng nhận được hơn 12 nghìn lượt bình luận cùng mức đánh giá trung bình 4,6/5 sao trên Amazon.
Người nổi tiếng nói gì về cuốn sách?
“Xuất sắc… Chắc chắn cuốn sách sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại những quan điểm và quyết định quan trọng trong cuộc đời mình” - Daniel Kahneman
""Đây là cuốn sách phải đọc với bất kỳ ai muốn tạo ra văn hóa học hỏi và khám phá, cho dù ở nhà, ở cơ quan hay ở trường học. Bằng sự nồng nhiệt và hài hước, Adam Grant đã chắt lọc những nghiên cứu công phu thành một lập luận đầy thuyết phục cho thấy tại sao ai cũng cần không ngừng chất vấn những giả định cũ và sáng tạo nên những ý tưởng và góc nhìn mới mẻ. Cuốn sách này chứa đựng những bài học quan trọng trong một thế giới ngày càng phân cực.”- Bill and Melinda Gates
“Trong một thế giới đầy rẫy những sự tự tin thái quá, cuốn sách mới nhất của Adam Grant gợi ý về tầm quan trọng của sự cởi mở khiêm tốn. ‘Dám nghĩ lại’ đưa ra những trường hợp đặc biệt để khiến chúng ta suy nghĩ lại những gì mình đã biết. . . đó không chỉ là một bài học hữu ích; đó có thể là điều cốt tử.” - Financial Times
Về tác giả:
Adam Grant (1981) được công nhận là giáo sư hàng đầu trong bảy năm liền của Đại học Wharton. Adam là nhà tâm lý học tổ chức được công nhận là một trong mười nhà tư tưởng về quản lý có tầm ảnh hưởng nhất thế giới theo tạp chính HR và nằm trong danh sách 40 giáo sư kinh doanh tài giỏi nhất thế giới dưới 40 tuổi. Ngoài công việc nghiên cứu và giảng dạy, Adam hiện đang là phóng viên độc lập của chuyên mục “Công việc và Tâm lý”, thuộc New York Times. Ngoài ra, Adam còn là người chủ trì podcast WorkLife của tổ chức TED.
Cho & nhận (Give and Take), cuốn sách đầu tay của Adam Grant là tác phẩm bán chạy nhất theo đánh giá của New York Times, đã được dịch sang 30 ngôn ngữ, và nằm trong danh sách những cuốn sách hay nhất năm 2013 của Amazon, Financial Times và Wall Streer Journal. Quyển sách thứ hai của Adam Grant là Tư duy ngược dịch chuyển thế giới (Originals) cũng đã liên tục đứng đầu danh sách bán chạy của New York Times. Cả hai cuốn sách nói trên đều đã được First News – Trí Việt chính thức phát hành.
1. Nghệ Thuật Tư Duy Chiến Lược
2. Dám Nghĩ Lại
Tư Duy Chiến Lược - Lý Thuyết Trò Chơi Thực Hành
Tư duy chiến lược là nghệ thuật vượt qua đối thủ cạnh tranh, với nhận thức rằng họ cũng đang cố gắng vượt qua mình. Mỗi chúng ta đều phải áp dụng tư duy chiến lược, theo cách này hay cách khác, tại nơi làm việc và ngay cả ở nhà. Thương gia và các doanh nghiệp sử dụng các chiến lược cạnh tranh phù hợp để tồn tại. Những huấn luyện viên bóng đá vạch ra các kế hoạch chiến lược để các cầu thủ tiến hành trên sân bóng. Các bậc cha mẹ muốn giáo dục con cái cũng phải trở thành những nhà chiến lược nghiệp dư.
Tư duy chiến lược đúng đắn trong nhiều hoàn cảnh khác nhau vẫn luôn là một nghệ thuật. Nhưng nền tảng của nó được xây dựng trên một số nguyên tắc cơ bản – một khoa học về chiến lược. Sau khi đọc cuốn sách này, người đọc từ các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau có thể trở thành những nhà chiến lược giỏi hơn nếu họ biết được những nguyên tắc này.
Tư duy chiến lược đã mang đến cho nhiều người một cách nhìn mới về mọi sự kiện, hiện tượng trong xã hội, kể từ văn học, phim ảnh và thể thao cho đến các sự kiện chính trị, lịch sử.
Trong Tư duy chiến lược – Lý thuyết trò chơi thực hành của Avinash K. Dixit và Barry J. Nalebuff, các tác giả trình bày cho nhiều ví dụ minh họa từ những lĩnh vực khác nhau cho mỗi nguyên tắc cơ bản. Người đọc từ nhiều lĩnh vực khác nhau sẽ tìm thấy sự chia sẻ ở đây. Bạn cũng sẽ thấy cách thức mà những nguyên lý cơ bản giống nhau tạo ra chiến lược trong những hoàn cảnh khác nhau; hy vọng mang lại những góc nhìn mới về nhiều sự kiện đã và đang xảy ra.
Không hề khô khan như nhiều cuốn sách mang nặng tính học thuyết khác, Tư duy chiến lược diễn biến theo kiểu kể chuyện. Nguồn gốc xưa của nó là một khóa học về "trò chơi chiến lược” mà Avinash Dixit triển khai và dạy tại Trường Woodrow Wilson về Các vấn đề cộng đồng và quốc tế thuộc Đại học Princeton. Barry J.Nalebuff sau đó dạy khóa học này, và dạy một khóa học tương tự ở khoa Khoa học ch.ính trị của Đại học Yale và sau đó là tại Trường Tổ chức và Quản trị (SOM) thuộc Đại học Yale.
Đến nay, Tư duy chiến lược - Lý thuyết trò chơi thực hành đã trở thành cẩm nang quen thuộc của nhiều người, nhờ vào tính đúng đắn và khả năng ứng dụng cao trong thực tiễn đời sống của nó. “Tư duy chiến lược, đừng cạnh tranh khi không có nó”
Combo Sách Nghệ Thuật Tư Duy Chiến Lược + Chính Sách Tiền Tệ Thế Kỷ 21 (Bộ 2 Cuốn)
1. Nghệ Thuật Tư Duy Chiến Lược
Có phải những người chiến thắng các chương trình truyền hình thực tế được trời phú cho trí thông minh và kỹ năng hơn người?
Có phải các nhà đầu tư vĩ đại có thể nhìn thấy những điều mà hầu hết mọi người bỏ lỡ?
Có phải các tay chơi poker sở hữu những tài năng mà chúng ta không có?
Câu trả lời cho tất cả những câu hỏi trên là "Không hề!" Họ hoàn toàn "bình thường", như bạn, như tôi hay bất cứ ai ngoài kia.
Thông qua Nghệ thuật tư duy chiến lược, bạn sẽ thấy "những người thành công" trong mọi lĩnh vực từ giải trí đến chính trị, từ giáo dục đến thể thao, v.v... đạt thành công vang dội là nhờ luôn nắm vững lý thuyết trò chơi hay nghệ thuật tư duy chiến lược, với khả năng dự đoán những động thái tiếp theo của người cùng chơi, trong khi biết rõ rằng đối thủ đang cố gắng làm điều tương tự với mình.
Ngoài ra, bạn cũng sẽ nắm được những bí kíp vô cùng giản đơn để có thể áp dụng lý thuyết trò chơi vào cuộc sống lẫn công việc, từ đó sở hữu một cuộc đời đáng sống.
2. Chính Sách Tiền Tệ Thế Kỷ 21
Cuốn sách đầu tiên bàn về lịch sử chống lạm phát & khủng hoảng của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ
Chính sách tiền tệ thế kỷ 21 xem xét Fed – cơ quan quản lý chính sách tiền tệ Mỹ của hiện tại và tương lai chủ yếu thông qua lăng kính lịch sử, nhằm giúp người đọc hiểu được Fed đã làm thế nào để đạt được vị trí như ngày nay, học được gì từ những thách thức đa dạng phải đối mặt, và có thể phát triển như thế nào trong tương lai.
Được viết bởi Ben S. Bernanke – người giữ chức Chủ tịch Fed từ năm 2006 đến năm 2014, cuốn sách mang đến cái nhìn tổng quan về quá trình hoạch định chính sách của Fed trong 70 năm qua, cho thấy những thay đổi trong nền kinh tế đã thúc đẩy những đổi mới của Fed như thế nào cũng như những thách thức mới mà Fed phải đối mặt, bao gồm: lạm phát quay trở lại, tiền điện tử, rủi ro bất ổn tài chính gia tăng và các mối đe dọa đối với tính độc lập của tổ chức này.
Ngoài việc giải thích các công cụ hoạch định chính sách mới của hệ thống ngân hàng trung ương, cuốn sách còn kể về những khoảnh khắc kịch tính mà với đó, các quyết định của Fed dưới triết lý của những người từng chèo lái tổ chức này - đã tạo nên nhiều tác động đáng kể. Sách gồm 4 phần:
1. Sự tăng giảm của lạm phát: bàn về các chiến lược ứng phó của Fed trước Đại Lạm Phát (thập niên 60-80 thế kỷ 20) và giai đoạn bùng nổ 1990.
2. Khủng hoảng tài chính toàn cầu và Đại Suy thoái: bàn về những thách thức của thiên niên kỷ mới, trong đó có suy thoái 2001, giảm phát 2003, Khủng hoảng tài chính toàn cầu (2007-2008) và Đại Suy thoái (2009).
3. Từ nâng lãi suất đến đại dịch Covid-19: bàn về chiến lược của Fed từ sau thời Bernanke (2014) đến đại dịch Covid-19, gồm các chính sách nâng lãi suất, chính sách tiền tệ trung lập, nỗ lực đảm bảo tính độc lập của Fed và các biến động dưới thời Jay Powell, và chiến lược ứng phó khủng hoảng trong thời kỳ đại dịch Covid-19.
4. Tương lai phía trước: đánh giá lại các công cụ mà Fed đã áp dụng, bàn về các phương án & công cụ mới để xây dựng chính sách hiệu quả, mạnh mẽ hơn, vai trò của chính sách tiền tệ trong việc duy trì ổn định tài chính, về tính độc lập và vai trò của Fed trong xã hội.
Những đánh giá thành công hay thất bại và những bài học trong chính sách tiền tệ của Mỹ trong 70 năm qua từ một chuyên gia như Bernanke chắc chắn là những kiến thức quý báu cho các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu kinh tế trên thế giới. Hơn thế, người đọc còn học được từ trong cuốn sách này những bài học về lãnh đạo trong những tình huống khó khăn, về các lựa chọn mà những nhà làm chính sách phải đưa ra trong bối cảnh thông tin không đầy đủ.
MỘT SỐ TRÍCH ĐOẠN
“Như tôi thường nhận xét khi còn lãnh đạo Fed, chính sách tiền tệ không phải là thuốc chữa bách bệnh. Nhưng tiền thì quan trọng – rất quan trọng. Như phản ứng của Fed dưới thời Powell trước đại dịch đã minh họa, chính sách tiền tệ trong thế kỷ 21 – và hoạt động ngân hàng trung ương nói chung – được định hình bởi những đổi mới và thay đổi đáng chú ý.”
“Hầu hết nhà kinh tế tin rằng không nên dùng chính sách tài khóa thống trị, chính sách thường liên quan đến các quốc gia bị chiến tranh, thiên tai hoặc bất ổn chính trị tàn phá. Tuy nhiên, người ủng hộ lý thuyết tiền tệ hiện đại lập luận rằng dạng chính sách tài khóa thống trị là cách hiệu quả nhất để quản lý nền kinh tế.”
“Nhiều quốc gia khác, cả thị trường mới nổi và các nền kinh tế tiên tiến, đã áp dụng chính sách an toàn vĩ mô nhắm vào tình trạng giá bất động sản và cho vay thế chấp tăng quá cao. Chẳng hạn, một số nước không chỉ đặt ra mức tối đa tỉ lệ cho vay trên giá trị hoặc tỉ lệ nợ trên thu nhập tối đa đối với bên đi vay thế chấp mà còn cho phép các hạn chế đó thay đổi tùy theo diễn biến kinh tế. Các quốc gia khác còn áp dụng quy định giới hạn tỉ lệ khoản thế chấp có mức tiền trả trước thấp hoặc tỉ lệ nợ trên thu nhập cao mà một bên cho vay có thể đưa ra, kìm hãm tốc độ tăng trưởng cho vay chung của ngân hàng hoặc cho phép cơ quan quản lý tăng yêu cầu về vốn khi lo ngại giá nhà đất hoặc tín dụng tăng nhanh chóng.”
“Fed thường được xem là cơ quan độc lập. Điều này không có nghĩa là Fed hoàn toàn tự chủ, không chịu trách nhiệm giải trình, hoặc tách biệt khỏi chính trị. Trái lại, Fed là sản phẩm của hệ thống chính trị. Quyền hạn và cấu trúc của Fed – hay chính sự tồn tại của Fed – được quy định bởi đạo luật Dự trữ Liên bang, mà Quốc hội có thể sửa đổi bất kỳ lúc nào.”
“Chính sách tiền tệ vận hành với độ trễ đáng kể và việc nới lỏng hoặc thắt chặt chính sách có thể diễn ra trong khoảng thời gian dài nhiều năm. (Việc nới lỏng và đảo ngược chính sách sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu kéo dài hơn một thập kỷ.) Theo đó, tính liên tục và nhất quán của chính sách đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách tiền tệ phải duy trì tầm nhìn dài hạn hơn.”
“Vai trò nổi bật của Fed trong việc ổn định nền kinh tế và hệ thống tài chính đặt ra câu hỏi liệu cơ quan này có thể hỗ trợ giải quyết những vấn đề cấp bách khác không. Ví dụ, cái giá phải trả cho môi trường, xã hội và kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra ngày càng rõ rệt. Ở lĩnh vực khác, khủng hoảng do đại dịch làm trầm trọng hơn những rạn nứt sâu sắc trong xã hội Mỹ. Trong số này, tình trạng bất bình đẳng ngày càng lớn về thu nhập và của cải, kinh tế hạn hẹp và tính cơ động xã hội, và sự chênh lệch dai dẳng trong việc tiếp cận chăm sóc sức khỏe, giáo dục, cơ hội kinh tế. Người da màu, người gốc Tây Ban Nha và các nhóm thiểu số khác chịu những bất lợi lớn nhất. Fed có thể giải quyết những vấn đề này không?”
1. Nghệ Thuật Tư Duy Chiến Lược
2. Chính Sách Tiền Tệ Thế Kỷ 21
ĐỌC VỊ ĐỐI THỦ - BÍ MẬT CỦA TƯ DUY TỈ PHÚ
Biến lí thuyết trò chơi thành chiến thuật khôn ngoan trên thương trường
Người ta thường nghĩ “Thương trường là chiến trường” - đó là câu cửa miệng của đa phần những người kinh doanh. Họ cho rằng, trong cạnh tranh cần tỏ ra khôn ngoan hơn đối thủ, giành giật quyết liệt thị phần, khuếch trương thương hiệu hàng hóa, khống chế nhà cung cấp, khóa chặt khách hàng,… để sống sót được.
Nhưng bạn có tự hỏi:
Liệu HỆ QUẢ sẽ thế nào khi bạn THẮNG, còn người khác THUA hay không?
Liệu giành được phần hơn có nghĩa là bạn sẽ luôn ở vị trí chiến thắng hay không?
Liệu có chiến lược khôn ngoan hơn cho tất cả các bên để không phải cạnh tranh, giành giật hay không?
Thực tế là, hầu hết các DOANH NGHIỆP chỉ THÀNH CÔNG khi người khác THÀNH CÔNG.
Nếu đối thủ của bạn thua cuộc, chưa thể nói là bạn sẽ không bao giờ bị bị ảnh hưởng
Bạn lấy được khách hàng của đối thủ, chưa chắc họ đã là khách hàng trung thành của bạn
Bạn ép được nhà cung cấp để có được giá rẻ hơn, chưa chắc đã là tốt
Tất cả đều cần đến một TẦM NHÌN xa trông rộng, những bước đi khôn ngoan, khéo léo. KINH DOANH không phải là lúc nào cũng chỉ nhằm đến lợi nhuận, mà còn phải tính được XA DÀI, tính đến HỢP TÁC, có như vậy mới phát triển BỀN LÂU.
Với ĐỌC VỊ ĐỐI THỦ - BÍ MẬT CỦA TƯ DUY TỈ PHÚ, bạn sẽ tìm cho mình được những BÍ KÍP ĐẮT GIÁ qua bài học của những GÃ KHỔNG LỒ trong giới kinh doanh. Hãy HIỂU được không chỉ đối thủ, mà còn khách hàng, nhà cung cấp, qua năm yếu tố nền tảng, mà bất cứ ông chủ nào cũng cần, để không sa chân vào vũng lầy của thất bại.
Hãy bước đi một cách VỮNG CHÃI trên con đường ĐÚNG ĐẮN, THẤU RÕ vị thế của mình, để đưa doanh nghiệp của bạn lên tầm cao mới
THÔNG TIN TÁC GIẢ
ADAM M. BRANDENBURGER
Adam M. Brandenburger từng là Tiến sĩ Kinh tế tại Đại học Cambridge, là giảng viên chuyên ngành Kinh doanh tại Đại học Havard (1987 – 2002). Ông là người tiên phong trong phương pháp tiếp cận Lí thuyết trò chơi.
BARRY J. NALEBUFF
Barry J. Nalebuff từng là Tiến sĩ tại trường Đại học Oxford. Ông trở thành giảng viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại Đại học Tổng hợp Yale và là cố vẫn giàu kinh nghiệm của các công ty đa quốc gia như American Express, GE, McKinsey, Google
TRÍCH DẪN
Nếu tiếp tục đi theo hướng đã đi, bạn sẽ kết thúc cũng chính ở đó. Đôi khi điều đó tốt, cũng có khi không. Bạn chơi rất xuất sắc, song bạn vẫn có thể thua. Hoặc bạn thắng, nhưng vẫn trắng tay. Khi đó, hãy tìm cách thay đổi nó. Trò chơi kinh doanh không bao giờ đứng yên. Nó là quá trình thôi đẩy nhau, để tất cả cùng có chiến thắng của mình
Có phải những người chiến thắng các chương trình truyền hình thực tế được trời phú cho trí thông minh và kỹ năng hơn người?
Có phải các nhà đầu tư vĩ đại có thể nhìn thấy những điều mà hầu hết mọi người bỏ lỡ?
Có phải các tay chơi poker sở hữu những tài năng mà chúng ta không có?
Câu trả lời cho tất cả những câu hỏi trên là "Không hề!" Họ hoàn toàn "bình thường", như bạn, như tôi hay bất cứ ai ngoài kia.
Thông qua Nghệ thuật tư duy chiến lược, bạn sẽ thấy "những người thành công" trong mọi lĩnh vực từ giải trí đến chính trị, từ giáo dục đến thể thao, v.v... đạt thành công vang dội là nhờ luôn nắm vững lý thuyết trò chơi hay nghệ thuật tư duy chiến lược, với khả năng dự đoán những động thái tiếp theo của người cùng chơi, trong khi biết rõ rằng đối thủ đang cố gắng làm điều tương tự với mình.
Ngoài ra, bạn cũng sẽ nắm được những bí kíp vô cùng giản đơn để có thể áp dụng lý thuyết trò chơi vào cuộc sống lẫn công việc, từ đó sở hữu một cuộc đời đáng sống.
Hỗ trợ học tập hiệu quả với tài liệu PDF, Word - SachTruyen.com.vn chia sẻ các tài liệu học tập chất lượng, bao gồm sách, bài tập, đề thi, giúp người dùng học tập hiệu quả và đạt kết quả cao trong các kỳ thi.
DANH MỤC NỔI BẬT
Tài Liệu Toán, Tài liệu Tiếng Anh, Tài Liệu Công Dân, Tài Liệu Địa Lí, Tài Liệu Lịch Sử, Tài Liệu Sinh Học, Tài Liệu Ngữ Văn, Tài Liệu Hóa Học, Tài Liệu Vật lí.
VỀ CHÚNG TÔI