Tôi Học Phật
Càng có tuổi, hình như tôi càng nhận ra có cái gì đó ở ngoài ý chí mình, can thiệp vào mình tùy hứng khiến mình đôi lúc không khỏi chưng hửng, ngỡ ngàng, thầm nghĩ “duyên” chăng? Nhưng duyên là gì không biết. “Nghiệp” chăng? Nhưng nghiệp là gì cũng không biết. Thôi thì, cứ để nó trôi chảy, tự nhiên, bởi nó có vẻ chẳng cần đến ta, chẳng phải là ta, chẳng phải của ta…
Vào tuổi 80, tôi nghĩ đã đến lúc “về thu xếp lại”, đã đến lúc “nhìn lại mình…” như người bạn nhạc sĩ họ Trịnh kia đã nói. Về thu xếp lại, bởi “chút nắng vàng giờ đây cũng vội”, vì rất nhanh thôi, các tế bào thân xác kia đã có vẻ rả rượi, ù lì, và cũng rất nhanh thôi các tế bào thần kinh nọ cũng mịt mờ, mỏi mệt, nhớ trước quên sau… Đầu năm 2019, tôi gom góp in cuốn Về thu xếp lại như một cột mốc, một hẹn hò, rồi cuối năm tiếp tục gom góp in thêm cuốn Biết ơn mình như một nhắc nhở… Bên cạnh đó, cũng đã tạm một tệp bản thảo Đi để Học, Ghi chép lang thang, Như không thôi đi được!… chủ yếu là một dịp để giúp “Nhìn lại mình”… Tôi cũng mong gom góp, tập hợp được một số bài viết, một số quyển sách nhỏ những lời biên chép bấy nay trong lúc lõm bõm học Phật, thấp thoáng lời kinh, làm thành một tệp để ngẫm ngợi khi cần. Muốn thì muốn vậy, nhưng lực bất tòng tâm!
Duyên may lại đến.
Cách đây mấy năm, một buổi chiều, khi đi café với một người bạn trẻ về đến nhà thì nhận được 3 cuốn bản thảo “Tuyển tập Đỗ Hồng Ngọc” dày cả ngàn trang A4 của một người không quen biết gởi tặng. Giật mình. Ai vậy cà? Thấy có kẹp mảnh giấy nhỏ, ghi tên Nguyễn Hiền Đức. Bèn gọi thăm hỏi mới biết đó là một bạn đọc quý mến mình, đã “dõi theo” hành trình viết lách của mình từ lâu, nay tỉ mẩn ghi chép lại cả một tuyển tập đồ sộ gởi tặng và nói còn sẽ gởi tiếp mấy tập nữa! Lúc đầu tưởng anh gom góp từ trên mạng, nhưng không, anh cho biết anh đã gò lưng đánh máy từ những trang sách mà anh ưa thích! Thời buổi này. Lạ thiệt.
Hẹn gặp, mới biết Nguyễn Hiền Đức (thường gọi 5 Hiền), trước 1975 từng có thời là Thư ký Tòa soạn của tạp chí Tư Tưởng của Đại học Vạn Hạnh, thư ký riêng của HT Thích Minh Châu… Anh tốt nghiệp Báo chí và Xã hội học, rồi cao học Sử ở Đại học Vạn Hạnh. Đó là một người gầy gò, trông khắc khổ, nghiêm túc, nhưng rất nhiệt tâm và nói chung… dễ thương.
Rồi hãy nghe 5 Hiền “giải trình”:
Tôi bắt đầu “gõ” và “gõ”, mải mê “gõ” cuốn “TUYỂN TẬP ĐỖ HỒNG NGỌC – THẤP THOÁNG LỜI KINH” này từ năm 2010 và kết thúc năm 2018. Tôi rất thích từ “Thấp thoáng” vì nó thể hiện rất rõ, rất đúng cái chất “thấp thoáng”, “lõm bõm” của tôi khi học Phật.
Về Thu Xếp Lại (2022)
Tôi nay ở tuổi 80. Thực lòng… đang tiếc mãi tuổi 75! Thấy những bạn trẻ… trên dưới bảy mươi mà “gato”! Mới vài năm thôi mà mọi thứ đảo ngược cả.
Bây giờ có vẻ như tôi đang lùi dần về lại tuổi ấu thơ, tuổi chập chững, tuổi nằm nôi… Vòng đời rất công bằng. Chỉ còn cách tủm tỉm cười một mình mà thôi! Cái tuổi đẹp nhất của đời người theo tôi có lẽ ở vào lứa 65-75. Đó là lứa tuổi tuyệt vời nhất, sôi nổi nhất, hào hứng nhất… Tuổi vừa đủ chín tới, có thể rửa tay gác kiếm, tuyệt tích giang hồ, “nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo” (NCT), nhưng cũng là tuổi có thể lại vướng víu, đa đoan nhiều nỗi, để một hôm ngậm ngùi. Ta là ai mà còn khi giấu lệ/Ta là ai mà còn trần gian thế? (TCS).
Nhớ hồi ở tuổi 55, mới hườm hườm, tôi ngẫm ngợi, ngắm nghía mình rồi lẩn thẩn viết “Gió heo may đã về”. Đến 60 thì viết “Già ơi… chào bạn!” như một reo vui, đến 75 còn… ráng viết “Già sao cho sướng?… để sẻ chia cùng bè bạn đồng bệnh tương lân.
Nhưng 80 thì thôi vậy. Đã đến lúc phải “Về thu xếp lại”…, bởi “chút nắng vàng giờ đây cũng vội”… rồi đó thôi.
Khi viết Gió heo may đã về, tôi cảm xúc từ nhạc Trịnh, nên đã mượn những ca từ của anh làm tiêu đề cho mỗi chương sách. Trong Lời bạt cho cuốn sách này, Trịnh Công Sơn viết:“… Bạc đầu có phải đã chớm già không ”Theo tôi, bạn Đỗ Hồng Ngọc ạ, đó chỉ là thay đổi một màu tóc… Tôi nghĩ rằng, không có già, không có trẻ, nói với một người trẻ, tôi già rồi em ạ là vô lễ”.
Thế rồi, đến một hôm kia, anh đã lại viết: “Về thu xếp lại…”“Ôi phù du/từng tuổi xuân đã già/một ngày kia đến bờ/Đời người như gió qua… ”Tôi nhớ mãi lần đến thăm anh ở phòng Săn sóc đặc biệt Bệnh viện Chợ Rẫy năm đó, trông anh như một tàu lá chuối khô, dán sát giường bệnh, tôi bỗng ngộ, những câu chữ anh viết trong ca khúc thì ra đã đến từ một cõi nào khác, xa xôi, một “mặc khải”, một “phó chúc” nào đó, chớ không phải từ tấm thân tứ đại ngũ uẩn mong manh này. Cho nên khi viết những dòng này, hôm nay, tôi lại nhớ người bạn nhạc sĩ họ Trịnh và lại mượn những ca từ của anh như một đề dẫn…Những dòng viết này góp nhặt từ những trang nhật ký rời, từ những ghi chép lang thang không ngày tháng, rải rác nơi nọ nơi kia, chỉ để sẻ chia cùng bè bạn thân thiết, những bè bạn cùng trang lứa, cùng tâm trạng. Rất riêng tư, và rất chủ quan… (Đỗ Hồng Ngọc).
Có một con mọt sách Cuốn sách dành cho bạn đọc từ… lớp 1 đến sau đại học. Bắt đầu từ mùa hè 2015, bên cạnh những thể loại sách đã quen thuộc với bạn đọc từ trước tới nay, Công ty Văn hóa Sáng tạo Trí Việt - First News sẽ phát hành nhiều ấn phẩm thú vị và bổ ích dành cho thiếu nhi và xem đây là thị trường quan trọng của First News trong thời gian tới. Mở đầu cho dòng sách này là cuốn sách Có một con mọt sách (NXB Tổng hợp TP.HCM) của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc.
Cuốn sách gồm 7 truyện tranh ngắn và gần gũi: Có một con mọt sách; Cá bảy màu; Giếng nước mùa xuân; Một cuộc du lịch kỳ quái; Có “Chí” thì… hư; Cái mũi để chi; Nghỉ hè, nên làm gì?. Điều thú vị ở tập sách nhỏ này chính là những kiến thức bổ ích về sức khỏe, về vệ sinh cá nhân được bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc lồng ghép trong những câu chuyện nhẹ nhàng. Như trong truyện được chọn làm tiêu đề cho tập sách - Có một con mọt sách, các bé sẽ được nghe câu chuyện về cậu bé Sinh đam mê đọc sách nhưng đọc không đúng kỹ thuật nên bị biến thành con mọt, phải bò trên trang sách. Vì vậy, các bé muốn không bị biến thành con mọt sách thì nên đọc sách đúng kỹ thuật và luôn vệ sinh mắt đúng cách.
Điều quan trọng nữa là các bé cần được hướng dẫn chọn lựa những sách tốt, sách có kiến thức bổ ích. Hay trong truyện Một cuộc du lịch kỳ quái, bác sĩ sẽ kể cho các bé nghe hành trình “chu du” của con lãi trong cơ thể người và tác hại khi lãi “hoành hành” trong cơ thể của chúng ta. Từ đó, bác sĩ bật mí cách phòng ngừa lãi và nếu không may bị “lãi chui vào cơ thể” thì nên xỗ lãi bằng cách nào… Các bé sẽ còn tìm thấy những kiến thức như vậy trong các câu chuyện như Cái mũi để chi, Nghỉ hè nên làm gì, Có “Chí” thì… hư…
Trong cuốn sách này, tác giả - bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc đã “hóa thân” trở thành nhân vật “chú bác sĩ” tốt bụng, hài hước và luôn sẵn sàng giải đáp những thắc mắc của các bạn nhỏ. Qua từng câu chuyện, các bé sẽ học được những kiến thức bổ ích để tự chăm sóc bản thân và chia sẻ với những người xung quanh. Theo bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, những câu chuyện trong Có một con mọt sách là những chuyện kể được ông viết cho trẻ em trên một tờ báo thiếu nhi cách đây 30 năm. Tuy nhiên, nội dung vẫn còn rất thời sự, và đặc biệt những câu chuyện ấy được trở lại với một định dạng mới mẻ thông qua những hình ảnh minh họa sinh động của họa sĩ Đỗ Đức Thuận. Cũng theo tác giả, cuốn sách này dành cho bạn đọc từ… lớp 1 đến sau đại học!
VỀ TÁC GIẢ - BÁC SĨ ĐỖ HỒNG NGỌC:
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc (bút hiệu Đỗ Nghê), sinh năm 1940 tại Phan Thiết. Quê nhà: Lagi - Hàm Tân - Bình Thuận. Tốt nghiệp Tiến sĩ y khoa quốc gia, Y khoa Đại học đường Saigon năm 1969. Sau khi tốt nghiệp, bác sĩ về làm việc tại khoa Nhi – bệnh viện Nhi Đồng Sài Gòn. 1968 – 1969: Nguyên nội trú ủy nhiệm Bệnh viện Nhi Đồng Sài Gòn 1973 – 1975: Trưởng phòng cấp cứu Nhi 1975 – 1985: Trưởng khu Phòng khám Cấp Cứu BV Nhi Đồng 1 Tp.HCM 1985 – 2005: Giám đốc Trung tâm Truyền thông – Giáo dục Sức khỏe 1993: Tu nghiệp Y tế công cộng tại Đại học Harvard Hoa Kỳ 1997: Tu nghiệp Giáo dục sức khỏe tại CFES, Pháp. 1981 – 1995: Giảng viên thỉnh giảng Bộ môn Nhi, Đại học Y Dựơc TP.HCM Từ 1989: Trưởng Bộ môn Khoa học hành vi và Giáo dục sức khỏe, Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng Cán bộ y tế Thành phố HCM (nay là Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thach)
Bên cạnh đó, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc còn cộng tác với các báo: Bách khoa, Mai, Văn, Ý thức, Tuổi Ngọc, Mây Hồng, Tuổi trẻ, Phụ nữ, Thanh niên, Mực Tím, Áo trắng, Doanh nhân Saigon cuối tuần, Sài gòn Tiếp thị, Văn hóa Phật giáo, Giác Ngộ, Kiến thức ngày nay… Phụ trách trang: “Phòng mạch Mực Tím” của báo Mực Tím (1989-2002); “Thư gởi người bận rộn” của báo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần (2003-2004), và “Gia đình Vui khỏe” của báo Phụ Nữ Tp.HCM (từ 2008-2010).
Con người không chỉ có cái đau, con người còn có cái khổ nữa! Người thầy thuốc chữa được cái đau mà không chữa được cái khổ. Trong cuộc sống đầy những bất trắc, lo âu và căng thẳng như hiện nay, nỗi khổ lại càng chồng chất....
Thầy thuốc và bệnh nhân là những lời tâm tình, chia sẻ kinh nghiệm của một người thầy thuốc với 40 năm tuổi nghề. Trong lần tái bản này, sách đã được bổ sung nhiều đề tài mới mang tính thời sự như tình trạng quá tải ở bệnh viện, vấn đề đào tạo y khoa, chất lượng cuộc sống của người bệnh, tham vấn sức khỏe và đặc biệt quan hệ giữa thầy thuốc và nhà báo! Sách là một món quà tặng ý nghĩa cho bệnh nhân và gia đình, đồng thời cũng là một tài liệu tham khảo cần thiết cho mỗi sinh viên y khoa và các thầy thuốc trẻ.
Già là hiện tượng tự nhiên, là điều tất yếu trong vòng đời của con người. Nhưng già thế nào cho “đúng cách” cho “điệu nghệ”. Trong cuốn “Già ơi…chào bạn!” với kiến thức y khoa chuyên môn và giọng văn hóm hỉnh, BS. Đỗ Hồng Ngọc sẽ giới thiệu đến bạn đọc những thay đổi tâm sinh lý của một người khi bắt đầu tuổi già. Qua cuốn sách này ông chuẩn bị cho người ta một tâm thế sẵn sàng, tự tại để vui hưởng tuổi già khỏe mạnh, hạnh phúc, và có ích cho con cháu.
Những Người Trẻ Lạ Lùng là cuốn Tạp bút của Bác sĩ Nguyễn Hồng Ngọc. Vẫn lối văn phong dí dỏm, tác giả đưa chúng ta hết từ sự ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Một bác sĩ mà là một thi sĩ thì luôn luôn làm cho ta ngạc nhiên một cách thú vị... (Nguyễn Hiến Lê) .
..Không có cái gọi là già, bởi vì khi 20 - 30 người ta còn quá trẻ, 30 - 40 đang trẻ, 40 - 50 hãy còn trẻ, 50 - 60 trẻ không ngờ, 60 - 70 trẻ lạ lùng và trên 70 là... trẻ vĩnh viễn! (Đỗ Hồng Ngọc) Xin mời bạn tìm đọc Những Người Trẻ Lạ Lùng để cùng chia sẻ những cảm xúc, những suy nghĩ của những người ...trẻ lạ lùng.
Như Ngàn Thang Thuốc Bổ
Tóm tắt nội dung
Ông bà ta từng nói: “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”, còn cười được có nghĩa là bệnh tật gì cũng có thể chữa khỏi, khó khăn gì cũng có thể vượt qua.
Tuyển tập những mẩu chuyện cười ngắn gọn mà thâm thúy đầy ý nhị trong Như ngàn thang thuốc bổ của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc hi vọng sẽ mang đến cho bạn chút thư giãn tủm tỉm, hoặc cười khà khà, ngả nghiêng ngả ngửa, để cho vui, cho quên đi phiền muộn sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt nhọc, nạp năng lượng và bắt đầu mọi thứ theo một cách nhìn mới lạc quan hơn.
Thông tin tác giả
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc là một người khá đa tài khi đồng thời nổi tiếng trên cả hai lĩnh vực là y khoa và văn chương. Với rất nhiều tác phẩm viết về đủ thể loại từ y học thường thức, tâm sinh lý lứa tuổi, thiền học và cả lý luận phê bình, ông được đông đảo bạn đọc mọi giới yêu thích và hâm mộ.
Với bút hiệu Đỗ Nghê, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc đã đến với làng văn nghệ miền Nam từ trước 1975. Học giả Nguyễn Hiến Lê khi đề tựa tập Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò của Đỗ Hồng Ngọc (năm 1972) đã viết: Một bác sĩ mà lại là một thi sĩ thì luôn luôn làm cho chúng ta ngạc nhiên một cách thú vị.
Hỗ trợ học tập hiệu quả với tài liệu PDF, Word - SachTruyen.com.vn chia sẻ các tài liệu học tập chất lượng, bao gồm sách, bài tập, đề thi, giúp người dùng học tập hiệu quả và đạt kết quả cao trong các kỳ thi.
DANH MỤC NỔI BẬT
Tài Liệu Toán, Tài liệu Tiếng Anh, Tài Liệu Công Dân, Tài Liệu Địa Lí, Tài Liệu Lịch Sử, Tài Liệu Sinh Học, Tài Liệu Ngữ Văn, Tài Liệu Hóa Học, Tài Liệu Vật lí.
VỀ CHÚNG TÔI