Combo Sách Thuật Lãnh Đạo Khởi Nghiệp + Khởi Nghiệp - Dẫn Đầu Cuộc Đua + Lãnh Đạo Và Văn Hóa Doanh Nghiệp (Bộ 3 Cuốn)
1. Thuật Lãnh Đạo Khởi Nghiệp
Khởi nghiệp thành công không đơn thuần là thành lập được một doanh nghiệp từ một hay vài ý tưởng.
Có rất nhiều doanh nghiệp ra đời từ các ý tưởng nào đó rồi sau đó nhanh chóng biến mất, và chỉ rất ít doanh nghiệp khởi nghiệp có thể tạo ra giá trị cụ thể lâu dài. Đau lòng hơn, có nhiều doanh nhân bước đầu gầy dựng thành công một doanh nghiệp nhưng rồi sau đó nó rơi vào cảnh hoạt động trì trệ, chết dần chết mòn. Khi doanh nghiệp xuất hiện nhà đầu tư bên ngoài, người khởi nghiệp rất thường bị sa thải. Khi đọc xuyên suốt các chương của quyển sách này, bạn sẽ dần nhận ra các doanh nhân khởi nghiệp chỉ có thể thành công khi đã được trang bị những kỹ năng lãnh đạo khởi nghiệp cơ bản.
Thương trường vốn rất khốc liệt, ấy vậy mà phần lớn doanh nhân khởi nghiệp lại không thật sự hiểu cần phải làm gì để hiện thực hóa giấc mơ kinh doanh. Có một khoảng cách rất lớn giữa việc thành lập một công ty và làm cho công ty đó có thể tự đứng vững. Khoảng cách này chính là nơi mà các doanh nhân và công ty của họ rất dễ “lên bờ xuống ruộng”.
Khi doanh nghiệp còn non trẻ, mỗi một yếu tố mới như nhân sự, khách hàng, dự án, chiến lược, khủng hoảng,... đều có thể ảnh hưởng lớn đến tương lai của doanh nghiệp và cái ghế của người sáng lập.
Như đã nói, cuốn sách này nói về việc xây dựng một doanh nghiệp từ ý tưởng kinh doanh ban đầu đến lúc doanh nghiệp ấy có thể tạo ra lợi nhuận và tự tồn tại. Tiêu chuẩn cơ bản của tác giả về một công ty khởi nghiệp thành công là công ty ấy có thể tự tồn tại. Khi làm được điều này tức là bạn đã thật sự trở thành nhà lãnh đạo khởi nghiệp (entrepreneurial leader – EL)
2. Khởi Nghiệp - Dẫn Đầu Cuộc Đua
Tinh thần doanh nhân đang làm cho thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn. Vì vậy, phát triển tinh thần khởi nghiệp không còn là chuyện Nên hay Không nên, mà đó là chuyện Cần và Phải làm. Đó gần như là “giải pháp cuối cùng”, là “niềm hy vọng cuối cùng” cho nền kinh tế của đất nước, khi mà mọi chiến lược khác đều gần như là phá sản. Vì vậy, dù còn nhiều tranh luận trái chiều, nhưng về đại cục, chúng ta vẫn cần phát triển tinh thần khởi nghiệp ở Việt Nam!
Đừng để Khởi nghiệp Việt Nam dừng lại ở mức “phong trào khởi nghiệp”, mà phải phát triển nó đến mức “văn hóa khởi nghiệp” thì sẽ bền vững hơn. Muốn như vậy, chúng ta cần tạo ra một thế hệ doanh nhân khởi nghiệp có trách nhiệm. Vậy, thế nào là khởi nghiệp có trách nhiệm?
Khởi nghiệp có trách nhiệm không phải là bán kem trắng da, trắng liền trong 3 ngày, bất chấp hậu quả sức khỏe của khách hàng, để bán được hàng, còn khuyên là kem này mẹ bầu dùng vẫn được. Cái đó là Tạo nghiệp chứ không phải Khởi nghiệp!
Khởi nghiệp có trách nhiệm không phải là hôm nay thấy thiên hạ bán trà chanh chém gió thì mình cũng bán trà chanh chém gió. Thấy thiên hạ bán được phô mai que thì mình chuyển sang phô mai que. Thấy thiên hạ bán bún đậu mắm tôm có tiền rồi mình cũng chuyển sang làm bún đậu mắm tôm. Bạn có thể bắt đầu như con buôn để tích lũy vốn liếng và kinh nghiệm, nhưng hãy sớm phát triển và trở thành một doanh nhân.
Khởi nghiệp có trách nhiệm không phải là cứ làm bạt mạng, làm vì niềm tin và trông cậy vào mỗi may mắn, rồi sau đó mang nợ tiền tỷ, ảnh hưởng đến cả gia đình. Khởi lên cái Nghiệp rồi thì cái Nghiệp này có thể là Hiệu quả mà cũng có thể là Hậu quả!
- Tạ Minh Tuấn
Chủ tịch TMT Group, YUP Education
3. Lãnh Đạo Và Văn Hóa Doanh Nghiệp
Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp để nâng cao sự hài lòng và hiệu suất của nhân viên
Trong suốt mấy mươi năm, các vấn đề xoay quanh văn hóa doanh nghiệp chưa bao giờ lỗi thời, thậm chí ngày càng cấp thiết khi xu hướng toàn cầu hóa và sự bùng nổ của công nghệ đã mang đến cho chúng ta nhiều cơ hội hơn để tiếp xúc và làm việc với những người đến từ các nền văn hóa khác nhau. Các nhóm làm việc xuyên quốc gia ngày càng phát triển với các thành viên thuộc nhiều quốc gia, nhiều sắc tộc, vậy thì làm sao để các nhóm này có thể chấp nhận và cảm thông cho nhau, khi họ chỉ gặp nhau qua màn hình máy tính? Sự khác biệt về văn hóa vì thế ngày càng trở thành vấn đề lớn, không chỉ với tổ chức hay các nhà lãnh đạo, mà còn với bản thân mỗi người trong việc hợp tác để chung sống và làm việc hiệu quả.
Trong bối cảnh đó, vai trò của các nhà lãnh đạo cũng phải thay đổi. Nhà lãnh đạo cần làm gì để kết nối các thành viên của mình sâu sắc hơn, giúp họ và cả chính mình có tư duy cởi mở hơn để tiếp nhận các nền văn hóa khác nhau? Ở lần tái bản này, Lãnh đạo và Văn hóa doanh nghiệp sẽ mang đến những quan điểm mới mẻ hơn, cũng như giúp bạn đọc có thể áp dụng linh hoạt hơn các lý thuyết và mô hình tôi đã đưa ra trong những lần tái bản trước vào thế giới đang ngày càng hỗn loạn ngày nay.
Một quyển sách đã có 4 phiên bản, sống cùng độc giả suốt hơn 30 năm thì phiên bản cập nhật lần thứ 5 này có gì mới?
Phiên bản thứ 5 của quyển sách này đặc biệt ở chỗ tác giả Edgar H. Schein nhận được sự hỗ trợ của con trai ông - Peter Schein, người đã có hơn 25 năm làm việc tại rất nhiều công ty công nghệ ở Thung lũng Silicon - trong sứ mệnh “làm mới” Lãnh đạo và Văn hóa doanh nghiệp.
Đầu tiên, Edgar H. Schein và Peter Schein sẽ giới thiệu định nghĩa phổ quát về văn hóa và cấu trúc ba cấp độ văn hóa để bạn có thể phân tích văn hóa của bất cứ doanh nghiệp nào. Các tác giả sẽ đưa ra một vài ví dụ về các tổ chức đa văn hóa để nhấn mạnh rằng: Văn hóa của các doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng từ các nền văn hóa vĩ mô, như văn hóa của quốc gia nơi họ hoạt động hay văn hóa của các lĩnh vực nền tảng cho sản phẩm và dịch vụ của họ.
Càng phát triển, tổ chức sẽ càng gặp phải nhiều vấn đề từ sự biến đổi của môi trường bên ngoài và sự đa dạng của các tiểu văn hóa bên trong. Các yếu tố này có thể khiến hệ thống niềm tin, giá trị và những quan niệm nền tảng ban đầu không còn phù hợp, đòi hỏi nhà lãnh đạo phải xác định vấn đề, đánh giá các yếu tố của nền văn hóa hiện tại để chuẩn bị cho sự thay đổi văn hóa. Do đó, Edgar H. Schein và Peter Schein sẽ giới thiệu các vấn đề về văn hóa và vai trò cần có của nhà lãnh đạo trong các giai đoạn phát triển của tổ chức để các nhà lãnh đạo có thể đánh giá, định hướng sự phát triển của văn hóa hoặc lên chiến lược thay đổi văn hóa.
Khi nhà lãnh đạo xác định được vấn đề của nền văn hóa và muốn thay đổi chúng, họ cần phải thẩm định các yếu tố của nền văn hóa để xem nó hỗ trợ hay cản trở quá trình thay đổi này. Vì thế, Lãnh đạo và Văn hóa doanh nghiệp sẽ bao gồm các giảng giải và phân biệt các nghiên cứu đánh giá định lượng với các quy trình hỏi đáp định tính trong việc thẩm định và đánh giá văn hóa; mang đến cho bạn đọc một quy trình đánh giá văn hóa có thể dễ dàng áp dụng cho các doanh nghiệp, bởi nó rất đơn giản và không tốn nhiều thời gian.
Thế giới đang ngày càng thay đổi, phức tạp hơn, nhanh hơn, và với nhiều nền văn hóa hơn. Điều đó có nghĩa là, các tổ chức, các nhà lãnh đạo và tất cả chúng ta sẽ phải không ngừng học hỏi. Vậy, làm thế nào để xây dựng một nền văn hóa “ham học hỏi”? Các bạn độc giả sẽ bắt gặp trong phần cuối cùng của Lãnh đạo và Văn hóa doanh nghiệp về cách xây dựng cho tổ chức của mình một nền văn hóa vừa ổn định, vững chắc, vừa linh hoạt, có thể ứng phó kịp thời với những biến đổi của thị trường.
1. Thuật Lãnh Đạo Khởi Nghiệp
2. Khởi Nghiệp - Dẫn Đầu Cuộc Đua
3. Lãnh Đạo Và Văn Hóa Doanh Nghiệp
Thuật Lãnh Đạo Khởi Nghiệp
Khởi nghiệp thành công không đơn thuần là thành lập được một doanh nghiệp từ một hay vài ý tưởng.
Có rất nhiều doanh nghiệp ra đời từ các ý tưởng nào đó rồi sau đó nhanh chóng biến mất, và chỉ rất ít doanh nghiệp khởi nghiệp có thể tạo ra giá trị cụ thể lâu dài. Đau lòng hơn, có nhiều doanh nhân bước đầu gầy dựng thành công một doanh nghiệp nhưng rồi sau đó nó rơi vào cảnh hoạt động trì trệ, chết dần chết mòn. Khi doanh nghiệp xuất hiện nhà đầu tư bên ngoài, người khởi nghiệp rất thường bị sa thải. Khi đọc xuyên suốt các chương của quyển sách này, bạn sẽ dần nhận ra các doanh nhân khởi nghiệp chỉ có thể thành công khi đã được trang bị những kỹ năng lãnh đạo khởi nghiệp cơ bản.
Thương trường vốn rất khốc liệt, ấy vậy mà phần lớn doanh nhân khởi nghiệp lại không thật sự hiểu cần phải làm gì để hiện thực hóa giấc mơ kinh doanh. Có một khoảng cách rất lớn giữa việc thành lập một công ty và làm cho công ty đó có thể tự đứng vững. Khoảng cách này chính là nơi mà các doanh nhân và công ty của họ rất dễ “lên bờ xuống ruộng”.
Khi doanh nghiệp còn non trẻ, mỗi một yếu tố mới như nhân sự, khách hàng, dự án, chiến lược, khủng hoảng,... đều có thể ảnh hưởng lớn đến tương lai của doanh nghiệp và cái ghế của người sáng lập.
Như đã nói, cuốn sách này nói về việc xây dựng một doanh nghiệp từ ý tưởng kinh doanh ban đầu đến lúc doanh nghiệp ấy có thể tạo ra lợi nhuận và tự tồn tại. Tiêu chuẩn cơ bản của tác giả về một công ty khởi nghiệp thành công là công ty ấy có thể tự tồn tại. Khi làm được điều này tức là bạn đã thật sự trở thành nhà lãnh đạo khởi nghiệp (entrepreneurial leader – EL)
Hỗ trợ học tập hiệu quả với tài liệu PDF, Word - SachTruyen.com.vn chia sẻ các tài liệu học tập chất lượng, bao gồm sách, bài tập, đề thi, giúp người dùng học tập hiệu quả và đạt kết quả cao trong các kỳ thi.
DANH MỤC NỔI BẬT
Tài Liệu Toán, Tài liệu Tiếng Anh, Tài Liệu Công Dân, Tài Liệu Địa Lí, Tài Liệu Lịch Sử, Tài Liệu Sinh Học, Tài Liệu Ngữ Văn, Tài Liệu Hóa Học, Tài Liệu Vật lí.
VỀ CHÚNG TÔI