1. Sách
  2. ///
Logo Banner Home

Tác Giả lê trọng nghĩa

Tổng hợp sách của tác giả lê trọng nghĩa tại KhoSach.com.vn
name

Tiếng Việt Ân Tình: Khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn của ngôn ngữ mẹ đẻ

Giới thiệu

Khi nhắc đến "ngôn ngữ học", chúng ta dễ dàng hình dung đến những khái niệm hàn lâm như "hình thái học", "tu từ", "âm vị", "phân tích diễn ngôn"... Chính điều này khiến nhiều người, ngoại trừ giới chuyên môn hoặc những ai có đam mê mãnh liệt, cảm thấy ngần ngại khi tiếp cận các bài luận về ngôn ngữ, dù nội dung có hay đến mức nào. Rào cản này vô tình làm hạn chế việc truyền bá những giá trị đẹp đẽ của tiếng Việt đến với công chúng.

Vẻ đẹp tiềm ẩn của tiếng Việt

Chúng ta thường nghĩ đến sáu thanh: sắc, huyền, ngang, hỏi, ngã, nặng - chất liệu tạo nên sự "nói nghe như hát" - khi nhắc đến sự giàu đẹp của tiếng Việt. Tuy nhiên, khi tìm hiểu sâu hơn, ta mới thật sự khám phá được vẻ đẹp tiềm ẩn của ngôn ngữ mẹ đẻ. Đó là cách sử dụng từ ngữ tinh tế, sự vận dụng linh hoạt những từ mượn, những câu tục ngữ, ca dao, tên địa danh, tên món ăn, đồ uống... Tất cả đều là tinh hoa được ông cha ta gìn giữ và phát triển qua hàng ngàn năm lịch sử. Kho tàng ấy ẩn hiện sau lớp sương mờ, chỉ những ai có duyên mới có cơ may khám phá.

Song song với sự phổ biến của mạng xã hội và nhu cầu học ngoại ngữ, một bộ phận các bạn trẻ ưa chuộng tiếng nước ngoài hơn khi chưa kịp hiểu rõ cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ quê nhà. Đây là hệ quả tất yếu của quá trình hội nhập, và mọi chỉ trích, lên án đều không phải là giải pháp hữu ích, dài lâu.

Món quà nhỏ dành cho những tâm hồn yêu tiếng Việt

Với mong muốn mang cái hay, cái đẹp của tiếng mẹ đẻ đến với cộng đồng một cách thiết thực và hiệu quả nhất, trang Tiếng Việt giàu đẹp đã được ra đời. Trang web này sử dụng cách tiếp cận mới mẻ, gần gũi, giúp mọi người thấy tiếng Việt cũng hay, cũng hấp dẫn không kém bất kỳ ngôn ngữ nào trên thế giới. Cuốn sách "Tiếng Việt Ân Tình" không khai thác quá sâu về một đề tài cụ thể, cũng không đi vào chi tiết với những lý luận chặt chẽ, khô khan, mà chỉ cố gắng trình bày ngắn gọn, súc tích nhất có thể, đủ cho người đọc cảm thấy hứng thú và nếu cần, họ sẽ tự tìm hiểu thêm. May mắn là lối tiếp cận này đã được đông đảo độc giả đón nhận, giúp trang Tiếng Việt giàu đẹp ngày càng phát triển.

Nội dung chính

"Tiếng Việt Ân Tình" bao gồm 5 phần chính:

* **Từ Hán Việt:** Khám phá nguồn gốc, ý nghĩa và cách sử dụng của các từ Hán Việt trong tiếng Việt.

* **Chính tả:** Hướng dẫn cách viết chính tả đúng theo quy định của tiếng Việt.

* **Địa danh:** Giới thiệu những địa danh nổi tiếng của Việt Nam, cùng với những câu chuyện, truyền thuyết gắn liền với chúng.

* **Thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ:** Giải thích ý nghĩa và nguồn gốc của các thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ quen thuộc trong tiếng Việt.

* **Nội dung khác:** Chia sẻ những kiến thức bổ ích về tiếng Việt, như cách sử dụng từ ngữ, cách viết văn, cách giao tiếp hiệu quả,...

Review

Cuốn sách "Tiếng Việt Ân Tình" là một món quà nhỏ dành cho những tâm hồn yêu tiếng Việt. Thông qua những câu chuyện, ví dụ cụ thể, tác giả giúp người đọc hiểu rõ hơn về nguồn gốc, ý nghĩa và vẻ đẹp của tiếng Việt. Cách trình bày ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, giúp cuốn sách trở thành một tài liệu tham khảo hữu ích cho mọi lứa tuổi.

Trích dẫn sách

**TÂM PHÚC**

Đây là một từ rất quen thuộc trong tiếng Việt, tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ nghĩa của nó. Nhiều người cho rằng “phúc” ở đây là “hạnh phúc” hoặc “phước đức” mà không hay đó là một cách hiểu sai lầm.

Trong cuốn Thành ngữ và điển tích trong thi văn Việt Nam của Quách Văn Hoà có giảng về từ “tâm phúc” như sau: “Tâm: Tấm lòng; Phúc: Ruột. Tâm phúc là người thân thiết, trung thành, có thể hiểu thấu lòng dạ (tâm phúc) của mình, và mình có thể bộc lộ nỗi niềm thầm kín trong lòng. (trang 33)

**Kết luận:**

"Tiếng Việt Ân Tình" là một cuốn sách đầy tâm huyết, mang đến cho độc giả những kiến thức bổ ích về ngôn ngữ mẹ đẻ. Cuốn sách là một lời nhắc nhở chúng ta hãy trân trọng và yêu thương tiếng Việt - ngôn ngữ đã gắn bó với dân tộc ta suốt chiều dài lịch sử.

name

9H Ta Hỏi

Đâylà một cuốn sách nhỏ, dễ mang theo, tiện tra cứu. Trong sách là 100 mục từ dễ bị viết sai, nói sai trong tiếng Việt. Mong rằng với tập sách nhỏ này, các độc giả có thể hiểu sâu hơn về tiếng Việt, nói đúng hơn, viết chuẩn hơn, hiểu sâu sắc hơn về tiếng Việt.

Nội dung sách gồm những câu ngắn gọn, đi trực tiếp vào vấn đề: Từ nào viết đúng, từ nào viết sai, kèm theo hình minh họa do chính kiến và cò làm người mẫu. Tin rằng, quyển sách sẽ tiếp thêm cho bạn đọc “mười ngàn thành công lực” để chinh phục thành công kho tàng chính tả cực kì thú vị này.

Về tác giả:

Lê Trọng Nghĩa là Kỹ sư Trí tuệ nhân tạo, Nhà sáng lập kiêm chủ nghiệm tổ chức Tiếng Việt giàu đẹp, Trưởng ban tổ chức dự án Ngày Tôn vinh tiếng Việt.

Với niềm đam mê tìm hiểu ngôn ngữ mẹ đẻ, Trọng Nghĩa đã có nhiều đóng góp trong việc giữ gìn và phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt. Trong đó, Ngày Tôn vinh tiếng Việt lần đầu tiên do anh đề xuất đã được Chính phủ chính thức công nhận vào năm 2022, đây là cột mốc thường niên nhắc nhở cộng đồng về giá trị và sự giàu đẹp của ngôn ngữ quê nhà.

Trích đoạn sách:

“Tiếng ta còn, nước ta còn”. Không ai có thể ngăn cấm, cũng không thể ngăn cản sự sáng tạo và phát triển của ngôn ngữ theo biến thiên của dòng thời gian và sự biến đổi của nền văn minh. Song, tựa như cây muốn lớn lên thật cao, vươn ra thật xa, tỏa bóng thật xanh, thì ta cần gìn giữ, vun vén và chăm bón cho cái gốc thật chắc và cắm rễ thật sâu. Mọi sự biến hóa không thể tách rời khỏi nguồn cội và tiếng Việt cũng không nằm ngoài chân lý ấy.

Trong vô số những nhánh rễ chằng chịt, chính tả là một bộ rễ quan trọng, nhưng lại bị nhiều người cho là yếu tố phụ họa. Vừa hay, cuốn sách này là một chiếc giàn bẻ thẳng quan điểm sai lầm ấy một cách nhẹ nhàng, thi thú.

Lời tựa của Nguyễn Hiền

Biên tập viên chuyên trang Tầm Chương Trích Cú

Công ty CP Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!

name

Tiếng Việt Ân Tình - Tập 2

Nối tiếp thành công củatập 1,Tiếng Việt Ân Tình - Tập 2là một tập hợp những bài viết ngắn, rất ngắn về tiếng Việt. Tập sách sẽ cung cấp cho độc giả những kiến thức tưởng chừng quen mà lạ, chỉ ra những chữ bấy lâu viết sai mà ta ngỡ rằng viết đúng, kèm với đó là lý giải tên các địa danh vốn rất thân thuộc với chúng ta.

Tiếng Việt Ân Tình - Tập 2là một tập hợp các câu chuyện hấp dẫn, gần gũi về nguồn gốc, ý nghĩa sâu xa của những từ, những địa danh tưởng chừng quen mà lạ. Không chỉ dừng trong địa hạt ngôn ngữ,Tiếng Việt ân tìnhcòn mang đến cho độc giả những kiến thức thường thức về văn hóa, lịch sử, văn chương của người Việt. Đây quả thật là một nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho những người mới chập chững bước vào địa hạt ngôn ngữ học, hoặc đơn giản là tò mò, hứng thú về những tiếng, từ, tên thân thuộc quanh ta.

Sách chia ra thành các mục như: từ Hán Việt, từ mượn gốc Pháp, thành ngữ tục ngữ. chính tả, địa danh, âm nhạc và các nội dung khác. Mỗi mục như một hành trình đầy thú vị, cho chúng ta thấy được sự liên kết giữa ngôn ngữ và diễn trình lịch sử, văn hóa, lối sống, cách tư duy của người Việt.

Về tác giả:

Lê Trọng Nghĩa là Kỹ sư Trí tuệ nhân tạo, Nhà sáng lập kiêm chủ nghiệm tổ chức Tiếng Việt giàu đẹp, Trưởng ban tổ chức dự án Ngày Tôn vinh tiếng Việt.

Với niềm đam mê tìm hiểu ngôn ngữ mẹ đẻ, Trọng Nghĩa đã có nhiều đóng góp trong việc giữ gìn và phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt. Trong đó, Ngày Tôn vinh tiếng Việt lần đầu tiên do anh đề xuất đã được Chính phủ chính thức công nhận vào năm 2022, đây là cột mốc thường niên nhắc nhở cộng đồng về giá trị và sự giàu đẹp của ngôn ngữ quê nhà.

Mục lục:

Lời tựa

Lời mở đầu

Từ Hán Việt (30 bài)

Từ mượn gốc Pháp (10 bài)

Chính tả (10 bài)

Địa danh (20 bài)

Thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ (20 bài)

Âm nhạc (9 bài)

Nội dung khác (40 bài)

Trích đoạn sách:

1. Khi nói về sự tỉ mỉ, trau chuốt có phần hơi thái quá, ta thường dùng từ “cầu kỳ”. Do có liên hệ về mặt phát âm nên nhiều người cho rằng đây là một từ láy, và “cầu”, “kỳ” là những thành tố vô nghĩa. Thực tế không phải như vậy. “Cầu kỳ” là một từ Hán Việt, vốn được viết bằng hai chữ 求奇. Trong đó, “cầu” (求) có nghĩa là “tìm kiếm”, “xin xỏ”, như trong “yêu cầu”, “cầu nguyện”. Còn “kỳ” (奇) có nghĩa đen là “số lẻ”, “dư ra”, nghĩa bóng là “đặc biệt, không tầm thường” như trong “kỳ diệu”, “kỳ bí”. “Cầu kỳ” vì thế mang nghĩa “tìm cái lạ lùng, không thích bình thường giản dị” như được ghi nhận trong từ điển của Nguyễn Quốc Hùng. Theo thời gian, khi đi vào tiếng Việt, tuy vẫn còn giữ được chút sắc thái ban đầu nhưng nhìn chung nghĩa của “cầu kỳ” đã thay đổi, trở thành “không tự nhiên, không giản dị mà cố ý làm cho khác thường” (Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên).

Bên cạnh “cầu kỳ”, ta thấy có nhiều từ Hán Việt cũng có cấu trúc “động từ + tính từ”, điển hình như “truy hoan” (追歡), với “truy” (追) là “đuổi theo”, “hoan” (歡) là “vui vẻ”. “Truy hoan” như thế có nghĩa gốc là “đuổi theo cuộc vui chơi”, như từ điển của Nguyễn Quốc Hùng đã giảng.

2. Khi một người có tác động tới điều gì, ta nói họ có “ảnh hưởng” tới điều đó. Từ này tuy đã rất thân quen, nhưng liệu ta đã thật sự hiểu rõ? Theo Tầm nguyên từ điển của Lê Văn Hòe, “ảnh hưởng” có Hán tự là 影響 trong đó “ảnh” (影) có nghĩa là cái bóng từ vật dọi ra, còn hưởng (響) là tiếng vang từ một âm thanh vọng lại. Việt Nam tự điển của Hội Khai trí Tiến đức cũng giảng: “ảnh hưởng” xuất phát từ câu “Ảnh tùy hình, hưởng ứng thanh” nghĩa là “Bóng theo hình, vang thuận tiếng”. Như vậy, “có ảnh hưởng” chính là “gây nên kết quả ở nơi khác”, như cái bóng và tiếng vang đi xa. Thông qua tìm hiểu từ này, ta cũng có được những phát hiện thú vị khác. Ví dụ như về nghĩa gốc ban đầu, nếu như “hình” là dáng vẻ của thực thể thì “ảnh” chỉ là sự phản chiếu, là bóng. Hay “hưởng” là tiếng vang, nên “giao hưởng” (交響) chính là sự giao thoa giữa những âm thanh vang vọng, và “hưởng ứng” (響應) vốn có gốc là “thuận theo những tiếng vang đi xa”.

3. Chúng ta hẳn không xa lạ gì với “Việt kiều” – một từ dùng để chỉ những người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài. “Việt” thì ai cũng hiểu, nhưng còn “kiều” thì sao? Về điều này, Việt Nam tự điển của Hội Khai trí Tiến đức giảng: “Kiều. 侨 Ở ngụ, ở nhờ. Hoa kiều, kiều cư”. Hán Việt từ điển của Thiều Chửu thì giải thích: “Kiều: Ở nhờ, đi ở nhờ làng khác hay nước khác gọi là kiều cư, kiều dân”. Như vậy, “kiều” trong “Việt kiều” vốn có nghĩa là “ở nhờ”. Về sau, nghĩa này được triển khai để chỉ việc sinh sống tại quốc gia khác. Chữ “kiều” này còn xuất hiện trong nhiều từ khác như:

- Kiều bào: người dân nước mình cư trú ở nước ngoài.

- Kiều cư: cư trú ở nước ngoài.

- Kiều hối: chứng từ tín dụng và thanh toán bằng ngoại tệ, dùng với người Việt ở nước ngoài.

Công ty CP Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!

1

Hỗ trợ học tập hiệu quả với tài liệu PDF, Word - SachTruyen.com.vn chia sẻ các tài liệu học tập chất lượng, bao gồm sách, bài tập, đề thi, giúp người dùng học tập hiệu quả và đạt kết quả cao trong các kỳ thi.