Combo Sách Minh Triết Trong Ăn Uống Của Phương Đông + Liễu Phàm Tứ Huấn - Tích Tập Phúc Đức, Cải Tạo Vận Mệnh (Bộ 2 Cuốn)
1. Minh Triết Trong Ăn Uống Của Phương Đông (Tái Bản 2023)
Học cách ăn lành, sống khoẻ
Cơ thể được xây đắp từ những gì chúng ta ăn uống mỗi ngày, đó cũng là nguồn năng lượng cho chúng ta hoạt động. Hiểu biết về Minh Triết Trong Ăn Uống Của Phương Đông là điều vô cùng cần thiết cho sức khỏe và đời sống.
Tác giả - lương y nổi tiếng Ngô Đức Vượng, với nhiều năm kinh nghiệm ăn chay trường, ăn gạo lứt muối vừng, nhịn ăn chữa bệnh cho chính mình và giúp đỡ nhiều người thực hành tự chữa bệnh, dưỡng sinh, nâng cao sức khỏe, đã dày công nghiên cứu và viết nên cuốn sách này.
Với mong muốn đem lại sức khỏe và phương pháp trị bệnh không dùng thuốc, ít tốn kém, dễ thực hành cho cộng đồng, tác giả đã cống hiến những lời khuyên quý giá, đáp ứng nhu cầu cần thiết cho độc giả. Là một nhà khoa học chân chính, lương y giàu kinh nghiệm, đã từng tự chữa cho mình mọi bệnh từ cảm cúm đến ung thư, nên tác phẩm của ông đáp ứng được nhiều yêu cầu của bạn đọc.
Minh Triết Trong Ăn Uống Của Phương Đông cung cấp kiến thức tổng quát, tư duy thông thái, giúp người đọc có tầm nhìn và sự đánh giá vấn đề sức khỏe một cách sáng suốt. Nội dung sách bao gồm:
Khoa học thực dưỡng: Khám phá những bí mật về thực dưỡng, cách chọn lựa và kết hợp thực phẩm để đạt hiệu quả tối ưu cho sức khỏe.
Ăn uống theo nguyên lý âm - dương: Hiểu rõ sự cân bằng âm dương trong cơ thể và cách áp dụng vào chế độ ăn uống hàng ngày để duy trì sức khỏe.
Chế độ ăn uống: Hướng dẫn chi tiết cách thiết lập chế độ ăn uống phù hợp với thể trạng, lứa tuổi, giới tính, giúp phòng ngừa bệnh tật và tăng cường sức khỏe.
Nhịn ăn chữa bệnh: Chia sẻ những phương pháp nhịn ăn khoa học, an toàn, hiệu quả, hỗ trợ điều trị một số bệnh lý.
Bên cạnh kiến thức lý thuyết, tác giả còn đề cập nhiều kinh nghiệm thực tiễn, giúp cho việc áp dụng vào cuộc sống dễ dàng hơn.
Cuốn sách là một đóng góp lớn, có giá trị trong lĩnh vực nâng cao sức khỏe và dân trí cho mọi người.
Review nội dung sách:
"Cuốn sách của tác giả Ngô Đức Vượng sẽ cho độc giả những lời khuyên hữu ích về chế độ ăn uống và lựa chọn thực phẩm." - Một cách tiếp cận về chế độ dinh dưỡng phương Đông (Zing news)
"Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu của lương y Ngô Đức Vượng chuyên về vấn đề ẩm thực giữ gìn sức khỏe." - Minh triết trong ăn uống của phương Đông (Sài Gòn Giải Phóng)
"Những ai có may mắn được đọc cuốn “Minh triết trong ăn uống của Phương Đông” của TS. Ngô Đức Vượng, hẳn sẽ nhận ra rằng, lối sống và cách ăn uống của con người hiện đại, đa số thường mắc sai lầm và dẫn đến bệnh tật." - LƯƠNG Y NGÔ ĐỨC VƯỢNG: “Cách ăn uống và lối sống sai lầm mở lối đến nhà thương” (Lao Động)
"Chọn chế độ ăn chú trọng tính cân bằng âm dương trong các thực phẩm có nguồn gốc thực vật, tác giả giải thích cặn kẽ nguồn gốc nhiều chứng bệnh mọi người mắc phải dù đã ăn thuần chay và cách để lướt qua." - Đọc sách để biết cách ăn lành (Tuổi Trẻ)
"Chắc chắn cuốn sách Minh Triết trong ăn uống Phương Đông của Lương Y Ngô Đức Vượng - bạn sẽ thấy rất nhiều điều mới mẻ, kỳ diệu, rất hữu ích cho chính bạn và những người thân của mình." - Nguyễn Văn Phước (CEO First News).
2. Liễu Phàm Tứ Huấn - Tích Tập Phúc Đức, Cải Tạo Vận Mênh (Tái Bản 2022)
“Bốn bài giáo huấn của người xưa” là cuốn sách được lưu truyền rộng rãi trong dân gian Trung Quốc từ bao đời nay. Liễu Phàm tiên sinh là bậc học rộng, ngay từ nhỏ đã say mê nghiên cứu sách vở, sau đỗ đạt làm quan, thực hiện nhiều điều ích nước lợi dân, được nhiều người biết đến.
Nhưng Liễu Phàm thực sự lưu danh không chỉ vì ông là vị quan cương trực, được nhân dân yêu mến, có nhiều công lao với triều đình, mà hơn hết là vì ông đã dành nhiều tâm huyết cũng như chí hướng của đời mình để soạn ra bốn chương đoản văn, bấy giờ gọi là “Giới tử văn” (văn răn dạy con) để dạy con mình, sau đó được lưu hành rộng rãi trong đời, tức là sách “Bốn bài giáo huấn của người xưa” mà bạn đang có trong tay.
Đọc sách của người xưa, cảm nhận cái hay cái quí trong tư tưởng, từ đó thực hành theo sách, giúp chúng ta hành thiện lánh ác, phát huy đức khiêm tốn, biết hối cải lỗi lầm, từ đó có được cách lập thân đúng đắn là mong ước của chúng tôi muốn chuyển cho quí vị tấm lòng muốn làm việc thiện muốn giúp người, giúp đời ngày một tốt đẹp hơn đã thúc đẩy chúng tôi bỏ nhiều tâm lực để hoàn thành cuốn sách. Mong nhận được từ quí vị nhiều tri âm, tri kỷ qua cuốn sách nhỏ này.
“Bốn bài dạy của Liễu Phàm” vốn là bốn chương đoản văn của Cư sĩ Liễu Phàm đời Minh, có tên là Giới tử văn (văn dạy con ), sau được lưu truyền trong dân gian hơn 5 thế kỷ qua với tựa đề là Liễu Phàm tứ huấn. Ông đã lấy cuộc đời ông, một con người thông đạt đủ các môn khoa học đã học hành, làm quan và đặt biệt là một tấm gương đạo đức, trí tuệ và hiền thiện để khuyên dạy con nhưng chủ yếu là khuyên dạy người đời. Đây là một tác phẩm lấy giáo lý Phật Giáo làm căn bản để triển khai việc tu thân, sống đạo đức và hành thiện giúp đời.
Mục lục:
BÀI THỨ NHẤT: HỌC CÁCH LẬP MẠNG
BÀI THỨ HAI: PHƯƠNG PHÁP HỐI CẢI LỖI LẦM
BÀI THỨ BA: TÍCH TẬP VIỆC THIỆN
BÀI THỨ TƯ: HIỆU QUẢ CỦA ĐỨC KHIÊM TỐN
Giới thiệu về tác giả:
Liễu Phàm: họ Viên, hiệu Liễu Phàm, tên Huỳnh, tự Khôn Nghị. Người Giang Nam sông Ngô, đời Minh. Sinh năm 1535, mất năm 1609, hưởng 74 tuổi. Sống tại quê vợ ở tỉnh Triết Giang, huyện Gia Thiện. Lúc 16 tuổi đậu Tú tài, 33 tuổi đậu Cử nhân và 52 tuổi đậu Tiến sĩ. Ông viết lại 4 bài để dạy con của ông là Thiên Khải, sau này cũng đậu tiến sĩ.
Dịch giả Cư sĩ Trần Tuấn Mẫn: nhà nghiên cứu và giảng dạy Phật học. Hiện anh là ủy viên thường trực Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Phó trưởng ban truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Phó trưởng ban văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Phó Tổng biên tập Thường trực kiêm Thư ký tòa soạn bán nguyệt san Văn hóa Phật giáo. Là một người con của xứ Huế, nơi mà “chất Phật” đã thấm vào hầu hết mọi tâm hồn. Cuộc đời của anh gắn liền với việc nghiên cứu và giáo dục Phật giáo. Anh có một đời sống cần mẫn, kiên trì trong việc dịch thuật, sáng tác và trao truyền kiến thức Phật giáo cho thế hệ sau anh, trong đó có nhiều vị tu sĩ. Tuy nhiên, tính khiêm cung, lòng cung kính và sự gần gũi của chư Tăng của anh thể hiện rõ qua những câu chuyện và cách xưng hô.
Combo Sách Liễu Phàm Tứ Huấn - Tích Tập Phúc Đức, Cải Tạo Vận Mệnh + Không Diệt Không Sinh Đừng Sợ Hãi (Bộ 2 Cuốn)
1. Liễu Phàm Tứ Huấn - Tích Tập Phúc Đức, Cải Tạo Vận Mênh (Tái Bản 2022)
“Bốn bài giáo huấn của người xưa” là cuốn sách được lưu truyền rộng rãi trong dân gian Trung Quốc từ bao đời nay. Liễu Phàm tiên sinh là bậc học rộng, ngay từ nhỏ đã say mê nghiên cứu sách vở, sau đỗ đạt làm quan, thực hiện nhiều điều ích nước lợi dân, được nhiều người biết đến. Nhưng Liễu Phàm thực sự lưu danh không chỉ vì ông là vị quan cương trực, đuợc nhân dân yêu mến, có nhiều công lao với triều đình, mà hơn hết là vì ông đã dành nhiều tâm huyết cũng như chí hướng của đời mình để soạn ra bốn chương đoản văn, bấy giờ gọi là “Giới tử văn” (văn răn dạy con) để dạy con mình, sau đó được lưu hành rộng rãi trong đời, tức là sách “Bốn bài giáo huấn của người xưa” mà bạn đang có trong tay.
Đọc sách của người xưa, cảm nhận cái hay cái quí trong tư tưởng, từ đó thực hành theo sách, giúp chúng ta hành thiện lánh ác, phát huy đức khiêm tốn, biết hối cải lỗi lầm, từ đó có được cách lập thân đúng đắn là mong ước của chúng tôi muốn chuyển cho quí vị tấm lòng muốn làm việc thiện muốn giúp người, giúp đời ngày một tốt đẹp hơn đã thúc đẩy chúng tôi bỏ nhiều tâm lực để hoàn thành cuốn sách. Mong nhận được từ quí vị nhiều tri âm, tri kỷ qua cuốn sách nhỏ này.
“ Bốn bài dạy của Liễu Phàm” vốn là bốn chương đoản văn của Cư sĩ Liễu Phàm đời Minh, có tên là Giới tử văn (văn dạy con ), sau được lưu truyền trong dân gian hơn 5 thế kỷ qua với tựa đề là Liễu Phàm tứ huấn. Ông đã lấy cuộc đời ông, một con người thông đạt đủ các môn khoa học đã học hành, làm quan và đặt biệt là một tấm gương đạo đức, trí tuệ và hiền thiện để khuyên dạy con nhưng chủ yếu là khuyên dạy người đời. Đây là một tác phẩm lấy giáo lý Phật Giáo làm căn bản để triển khai việc tu thân, sống đạo đức và hành thiện giúp đời.
Mục lục:
BÀI THỨ NHẤT: HỌC CÁCH LẬP MẠNG
BÀI THỨ HAI: PHƯƠNG PHÁP HỐI CẢI LỖI LẦM
BÀI THỨ BA: TÍCH TẬP VIỆC THIỆN
BÀI THỨ TƯ: HIỆU QUẢ CỦA ĐỨC KHIÊM TỐN
Giới thiệu về tác giả:
Liễu Phàm: họ Viên, hiệu Liễu Phàm, tên Huỳnh, tự Khôn Nghị. Người Giang Nam sông Ngô, đời Minh. Sinh năm 1535, mất năm 1609, hưởng 74 tuổi. Sống tại quê vợ ở tỉnh Triết Giang, huyện Gia Thiện. Lúc 16 tuổi đậu Tú tài, 33 tuổi đậu Cử nhân và 52 tuổi đậu Tiến sĩ. Ông viết lại 4 bài để dạy con của ông là Thiên Khải, sau này cũng đậu tiến sĩ.
Dịch giả Cư sĩ Trần Tuấn Mẫn, nhà nghiên cứu và giảng dạy Phật học. Hiện anh là ủy viên thường trực Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Phó trưởng ban truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Phó trưởng ban văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Phó Tổng biên tập Thường trực kiêm Thư ký tòa soạn bán nguyệt san Văn hóa Phật giáo. Là một người con của xứ Huế, nơi mà “chất Phật” đã thấm vào hầu hết mọi tâm hồn. Cuộc đời của anh gắn liền với việc nghiên cứu và giáo dục Phật giáo. Anh có một đời sống cần mẫn, kiên trì trong việc dịch thuật, sáng tác và trao truyền kiến thức Phật giáo cho thế hệ sau anh, trong đó có nhiều vị tu sĩ. Tuy nhiên, tính khiêm cung, lòng cung kính và sự gần gũi của chư Tăng của anh thể hiện rõ qua những câu chuyện và cách xưng hô.
2. Không Diệt Không Sinh Đừng Sợ Hãi
Nhiều người trong chúng ta tin rằng cuộc đời của ta bắt đầu từ lúc chào đời và kết thúc khi ta chết. Chúng ta tin rằng chúng ta tới từ cái Không, nên khi chết chúng ta cũng không còn lại gì hết. Và chúng ta lo lắng vì sẽ trở thành hư vô.
Bụt có cái hiểu rất khác về cuộc đời. Ngài hiểu rằng sống và chết chỉ là những ý niệm không có thực. Coi đó là sự thực, chính là nguyên do gây cho chúng ta khổ não. Bụt dạy không có sinh, không có diệt, không tới cũng không đi, không giống nhau cũng không khác nhau, không có cái ngã thường hằng cũng không có hư vô. Chúng ta thì coi là Có hết mọi thứ. Khi chúng ta hiểu rằng mình không bị hủy diệt thì chúng ta không còn lo sợ. Đó là sự giải thoát. Chúng ta có thể an hưởng và thưởng thức đời sống một cách mới mẻ.
Không diệt Không sinh Đừng sợ hãi là tựa sách được Thiền sư Thích Nhất Hạnh viết nên dựa trên kinh nghiệm của chính mình. Ở đó, Thầy Nhất Hạnh đã đưa ra một thay thế đáng ngạc nhiên cho hai triết lý trái ngược nhau về vĩnh cửu và hư không: “Tự muôn đời tôi vẫn tự do. Tử sinh chỉ là cửa ngõ ra vào, tử sinh là trò chơi cút bắt. Tôi chưa bao giờ từng sinh cũng chưa bao giờ từng diệt” và “Nỗi khổ lớn nhất của chúng ta là ý niệm về đến-đi, lui-tới.”
Được lặp đi lặp lại nhiều lần, Thầy khuyên chúng ta thực tập nhìn sâu để chúng ta hiểu được và tự mình nếm được sự tự do của con đường chính giữa, không bị kẹt vào cả hai ý niệm của vĩnh cửu và hư không. Là một thi sĩ nên khi giải thích về các sự trái ngược trong đời sống, Thầy đã nhẹ nhàng vén bức màn vô minh ảo tưởng dùm chúng ta, cho phép chúng ta (có lẽ lần đầu tiên trong đời) được biết rằng sự kinh hoàng về cái chết chỉ có nguyên nhân là các ý niệm và hiểu biết sai lầm của chính mình mà thôi.
Tri kiến về sống, chết của Thầy vô cùng vi tế và đẹp đẽ. Cũng như những điều vi tế, đẹp đẽ khác, cách thưởng thức hay nhất là thiền quán trong thinh lặng. Lòng nhân hậu và từ bi phát xuất từ suối nguồn thâm tuệ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một loại thuốc chữa lành những vết thương trong trái tim chúng ta.
1. Liễu Phàm Tứ Huấn - Tích Tập Phúc Đức, Cải Tạo Vận Mênh (Tái Bản 2022)
2. Không Diệt Không Sinh Đừng Sợ Hãi (Tái Bản 2022)
Hỗ trợ học tập hiệu quả với tài liệu PDF, Word - SachTruyen.com.vn chia sẻ các tài liệu học tập chất lượng, bao gồm sách, bài tập, đề thi, giúp người dùng học tập hiệu quả và đạt kết quả cao trong các kỳ thi.
DANH MỤC NỔI BẬT
Tài Liệu Toán, Tài liệu Tiếng Anh, Tài Liệu Công Dân, Tài Liệu Địa Lí, Tài Liệu Lịch Sử, Tài Liệu Sinh Học, Tài Liệu Ngữ Văn, Tài Liệu Hóa Học, Tài Liệu Vật lí.
VỀ CHÚNG TÔI