Minh Triết Phương Đông - Bách Gia Tinh Hoa - Mưu Trí Của Người Xưa
Mưu trí của người xưa tập hợp những câu chuyện xoay quanh việc tề gia, trị quốc, bình thiên hạ trong lịch sử Trung Hoa. Từ đó, mang đến những bài học về sách lược, về cách nhìn nhận thế cục, mà giá trị của nó vẫn còn có thể áp dụng trong đời sống hiện nay, đặc biệt là những người đang đứng ở vị trí lãnh đạo, càng cần sự tham mưu của cuốn sách này.
---
Trích:
Đêm đó, Lục Tốn lệnh cho tướng sĩ, mỗi người mang một bó lau tẩm dầu và dụng cụ đánh lửa, mai phục sẵn trong rừng phía Nam. Đợi tới canh ba thì nhất loạt áp sát các trại quân Thục và phóng hỏa đốt trại. Vào canh ba, bốn đại tướng Đông Ngô dẫn mấy vạn quân xông tới trại quân Thục và nhất tề phóng hỏa. Vì trại Thục liền sát nhau, trại này bốc lửa liền lan sang trại khác, đêm đó lại có gió nổi rất to, nên trong chốc lát, hơn bốn mươi đại doanh của Lưu Bị đã trở thành biển lửa. Tới khi Lưu Bị phát hiện thì không còn cách gì cứu vãn nữa, chỉ vội nhảy lên ngựa, nhờ các tướng sĩ hộ tống xông ra khỏi đám lửa, chạy lên núi Mã Yên.
Lục Tốn ra lệnh các cánh quân Đông Ngô vây chặt núi Mã Yên và xông lên tấn công mãnh liệt. Hơn một vạn quân Thục trên núi Mã Yên tan vỡ, chết và bị thương nhiều không kể xiết. Chiến đấu suốt một ngày, tới chập tối, Lưu Bị dẫn tàn binh bại tướng phá vòng vây chạy về phía Tây.
Trận đại chiến này, quân Thục hầu như bị tiêu diệt hoàn toàn. Toàn bộ thuyền bè, vũ khí, vật tư quân dụng đều bị quân Đông Ngô chiếm hết.
Lưu Bị thua trận, vừa đau buồn, vừa uất ức nói rằng:
“Ta bị Lục Tốn đánh bại, chẳng phải là ý trời sao?”.
Một năm sau, Lưu Bị lâm bệnh và qua đời.
Minh Triết Phương Đông - Bách Gia Tinh Hoa - Thuật Nhìn Người Của Thánh Hiền
Thuật nhìn người của thánh hiền là cuốn bí quyết kinh điển quan trọng dành cho những người đang khuyết thiếu về khả năng đối nhân xử thế, hiểu người dụng người trong cuộc sống. Con người chưa bao giờ là toàn năng, trong tiến trình lịch sử, sự khuyết thiếu của con người dần được bổ sung bởi những tiền lệ từ cổ nhân, từ những bài học truyền từ thế kỷ này sang thế kỷ khác.
Trích:
“Thế nào là ba hạng người tự làm khổ chính mình? Đó là khổ chẳng phải pháp, bất chính, chẳng có bất cứ ý nghĩa lợi ích nào. Có một hạng người tự làm khổ bằng cách sống khắc khổ. Ban đầu mới phạm giới, ô nhiễm giới, họ tu đủ cách khổ hạnh, nỗ lực tinh tấn trụ ở một chỗ, nhưng hiện tại họ chẳng thể xa lìa được nhiệt não bức bách, chẳng được pháp hơn người, chẳng trụ vào được an lạc, tri kiến thắng diệu. Này thôn trưởng, đó gọi là hạng người thứ nhất tự làm khổ mình bằng cách sống khắc khổ”.
“Lại nữa, tự làm khổ bằng cách sống khắc khổ. Ban đầu chẳng phạm giới, chẳng ô nhiễm giới, nhưng tu đủ cách khổ hạnh cũng chẳng nhờ vậy mà hiện tại xa lìa được nhiệt não bức bách, chẳng được pháp hơn người, chẳng trụ vào được an lạc, tri kiến thắng diệu. Này thôn trưởng, đó gọi là hạng người thứ hai tự làm khổ mình bằng cách sống khắc khổ”.
“Lại nữa, tự làm khổ bằng cách sống khắc khổ. Ban đầu chẳng phạm giới, chẳng ô nhiễm giới, nhưng tu đủ cách khổ hạnh tinh tấn mà hiện tại vẫn không thể xa lìa được nhiệt não bức bách, được pháp hơn người, trụ vào an lạc, tri kiến thắng diệu. Này thôn trưởng, đó gọi là hạng người thứ ba tự làm khổ mình bằng cách sống khắc khổ”.
Minh Triết Phương Đông - Bách Gia Tinh Hoa - Giáo Huấn Từ Cổ Nhân
Giáo huấn từ cổ nhân là những lời lẽ tinh vi, ý nhị sâu xa, có ý nghĩa giáo dục vượt thời đại, giúp cho mỗi chúng ta đều có thể học hỏi trong quá trình hướng đến chân thiện mỹ của cuộc đời.
-
Trích:
Kiêu căng ngạo mạn là tai họa của con người, cung kính khiêm nhường thì đẩy lui được ngũ binh. Ngay cả giáo mác cũng không thể sắc bén hơn cung kính khiêm nhường. Do đó: nói lời thiện với người thì ấm áp hơn chăn bông, nói lời tổn thương người thì đâm sâu hơn giáo mác. Cho nên mặt đất tuy rộng lớn nhưng chẳng thể đặt chân, không phải bởi đất không bằng phẳng, mình không có chỗ đứng là vì lời nói của mình thôi. Đường lớn thì ai nấy chen nhau, đường nhỏ thì gập ghềnh nguy hiểm, dù muốn không cẩn trọng cũng không được.
…
Phàm những kẻ ưa tranh đấu, ắt cho rằng mình đúng còn người khác thì sai. Phần đúng thuộc về mình, phần sai thuộc về người khác, vậy mình là quân tử còn người khác là tiểu nhân. … Có thể gọi là khôn chăng? Không gì ngu hơn thế. Có thể gọi là lợi chăng? Không gì hại hơn thế. Có thể gọi là vinh chăng? Không gì nhục hơn thế. Có thể gọi là an chăng? Không gì nguy hơn thế.
Tuân Tử
Khổng Tử - Vạn Thế Sư Biểu
Khổng Tử là nhà giáo dục, nhà triết học, nhà chính trị nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, được tôn là “vạn thế sư biểu”, có nghĩa là bậc thầy muôn thuở. Đến tận hôm nay, những lời dạy và cách đối nhân xử thế của Khổng Tử vẫn được xem là mẫu mực, không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở các nước Á Đông như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam.
Khổng Tử nói: “Ta từ nước Vệ quay trở về nước Lỗ, mới đem nhạc ra chỉnh lý, khiến cho Nhã về với Nhã, Tụng về với Tụng, mọi thứ đều có vị trí thích đáng”.
Khổng Tử muốn phát huy cái đạo của bậc thánh hiền đời trước và đem ra dạy người, chứ không phải là tạo tác ra đạo gì mới.
Khổng Tử lại nói:
“Tường thuật mà không sáng tác, yêu thích văn hóa cổ đại bằng thái độ tin tưởng, ta tự so sánh bản thân với Lão Bành”.
Cái đạo của bậc thánh hiền đời xưa đều ghi chép ở cả trong những sách Dịch, Thư, Thi, Lễ, Nhạc. Khổng Tử xem xét kỹ những sách ấy, rồi giải thích những chỗ khó hiểu, để tìm ra cái nghĩa sâu xa hoặc xếp đặt lại cho thật rõ ràng. Khổng Tử lại làm ra bộ sách Xuân Thu để bày tỏ những cái quan niệm của mình về đường lối chính trị. Những sách của Khổng Tử san định, cả thảy có sáu bộ, được người đời tôn kính, gọi là lục kinh.
Khổng Tử nói: “Ta từ nước Vệ quay trở về nước Lỗ, mới đem nhạc ra chỉnh lý, khiến cho Nhã về với Nhã, Tụng về với Tụng, mọi thứ đều có vị trí thích đáng”1.
Khổng Tử muốn phát huy cái đạo của bậc thánh hiền đời trước và đem ra dạy người, chứ không phải là tạo tác ra đạo gì mới.
Khổng Tử lại nói:
“Tường thuật mà không sáng tác, yêu thích văn hóa cổ đại bằng thái độ tin tưởng, ta tự so sánh bản thân với Lão Bành”.
Cái đạo của bậc thánh hiền đời xưa đều ghi chép ở cả trong những sách Dịch, Thư, Thi, Lễ, Nhạc. Khổng Tử xem xét kỹ những sách ấy, rồi giải thích những chỗ khó hiểu, để tìm ra cái nghĩa sâu xa hoặc xếp đặt lại cho thật rõ ràng. Khổng Tử lại làm ra bộ sách Xuân Thu để bày tỏ những cái quan niệm của mình về đường lối chính trị. Những sách của Khổng Tử san định, cả thảy có sáu bộ, được người đời tôn kính, gọi là lục kinh.
Tuân Tử - Trị Nước Và Răn Đời
Thời Tây Hán, Tuân Tử được xếp vào hàng danh nho, địa vị sánh ngang với Mạnh Tử. Tư Mã Thiên viết Sử ký, ghép truyện Mạnh Tử và Tuân Tử chung một thiên, xem hai ông là những người kế thừa xuất sắc của Khổng Tử. Nhưng về sau thì địa vị của Mạnh Tử lại vượt hơn. Cũng từ thời Bắc Tống, lý học ngày càng phát triển, Tuân Tử càng bị chỉ trích gay gắt.
Nhìn chung, có hai nguyên nhân khiến Tuân Tử bị chỉ trích: một là bởi thuyết tính ác, hai là bởi Hàn Phi và Lý Tư. Nạn đốt sách chôn nho dưới thời Tần Thủy Hoàng, các nhà nho đời sau quy hết trách nhiệm cho Hàn Phi và Lý Tư. Tuân Tử là thầy của họ, đương nhiên không tránh khỏi liên lụy.
Trình Di (1033-1107) nhận xét: Tuân Tử không thuần chính cực độ, chỉ một câu tính ác, gốc lớn của Nho gia đã mất rồi.
Trong bài Tuân Khanh luận, Tô Đông Pha (1037-1101) nói: Tuân Khanh ưa chuộng dị thuyết mà không biết khiêm nhường, dám luận bàn cao xa mà không biết xem xét. Lời lẽ của ông ta, hạng người ngu thì kinh sợ, kẻ tiểu nhân thì thích thú.
Sau Cách mạng Tân Hợi (1911), khi phong trào Tân văn hóa đang phát triển mạnh mẽ, trong bài Độc Tuân Tử thư hậu của Ngô Ngu (1872-1949) đăng trên Tân thanh niên ngày 1 tháng 3 năm 1917, Tuân Tử bị phê phán: Đọc sách của Tuân Khanh, thấy tông chỉ là đề cao quân vương, hạ thấp bề tôi, làm cho dân chúng ngu muội... Nền chuyên chế ở Trung Hoa do Tần Thủy Hoàng lập nên, có Lý Tư giúp sức, nhờ Tuân Khanh gợi mở, được Khổng Tử dạy cho.
Gần nửa thế kỷ sau, Tuân Tử mới được đánh giá khách quan hơn, những đóng góp của ông với triết học Trung Hoa mới được ghi nhận đầy đủ: Tuân Tử tiếp thu rộng rãi tinh hoa tư tưởng của các nhà, đồng thời nghiêm khắc phê phán họ, kể cả một số học phái của Nho gia. Đáng chú ý nhất là việc Tuân Tử phê phán học phái của Tử Tư và Mạnh Tử, đó là đỉnh cao của cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm thời Chiến Quốc. Do vậy, Tuân Tử xứng đáng được xem là người tổng kết triết học cổ đại.
Quỷ Cốc Tử - Trí Tuệ Xử Thế
Quỷ Cốc Tử là nhân vật thần bí số một trong lịch sử Trung Hoa. Tác phẩm ông để lại cũng là một bộ sách vô cùng độc đáo, đến nay vẫn rất được ưa chuộng tại Trung Quốc lẫn nước ngoài.
Tư tưởng trong Quỷ Cốc Tử có thể ứng dụng vào hầu hết mọi lĩnh vực trong cuộc sống, từ chính trị, quân sự, kinh doanh, quản lý, đàm phán đến ứng xử, được mệnh danh là “khoáng thế kỳ thư” (bộ kỳ thư có một không hai), “trí tuệ cấm quả” (trái cấm trí tuệ).
Quỷ Cốc Tử là một trong số ít các tác phẩm của nhân loại có giá trị vượt thời gian. Sau hơn hai ngàn năm, người ta vẫn không ngừng tìm đọc, phạm vi ứng dụng thì ngày càng rộng rãi. Trong cuốn sách này, chúng tôi xin giới thiệu bản dịch Quỷ Cốc Tử, kèm theo lời bình và những câu chuyện lịch sử minh họa, giúp độc giả hiểu rõ hơn tư tưởng của Quỷ Cốc Tử cũng như cách ứng dụng vào xử thế như thế nào.
Tung Hoành bài hạp là nguyên tắc tổng hợp các nội dung như sử dụng mưu lược, nắm bắt tình thế, chớp lấy thời cơ, du thuyết chư hầu, lập thân xử thế của các bậc quân tử thời Chiến Quốc. Đây cũng là tư tưởng trọng tâm của Quỷ Cốc Tử.
Bài là mở, tức là dương, bao gồm tất cả những yếu tố tích cực như trường sinh, an lạc, phú quý, tôn vinh, hiển danh, sở thích, tài lợi, đắc ý, hỷ dục,... Khi người du thuyết áp dụng những yếu tố trên vào đối tượng du thuyết cụ thể thì được gọi là dương ngôn, sử dụng dương ngôn là dùng những lời lẽ cao sang.
Hạp là khép, tức là âm, bao gồm tất cả những yếu tố tiêu cự như tử vong, lo lắng, bần tiện, khổ nhục, vứt bỏ, mất lợi, thất chí, nguy hại, hình ngục, xử phạt,... Khi người du thuyết áp dụng những yếu tố trên vào đối tượng du thuyết cụ thể thì được gọi là âm ngôn, sử dụng âm ngôn là dùng những lời lẽ thấp kém.
Du thuyết bằng thuật bài hạp thì không có tình huống nào mà không phán đoán được, không có người nào không nghe theo ý kiến của ta, cũng không có người nào mà không thể thuyết phục.
Bộ Sách Tứ Thư - Đại Học + Trung Dung + Luận Ngữ + Mạnh Tử (Bộ 4 Cuốn)
Tứ Thư là bộ 4 tác phẩm kinh điển của Nho giáo Trung Hoa, được Chu Hy thời nhà Tống tuyển chọn, tổng hợp những học luận quan trọng của các bậc trí giả. Bộ sách gồm 4 tác phẩm:
1. Đại Học
Đại học là thiên thứ bốn mươi hai trong bốn mươi chín thiên của bộ sách Lễ ký, tương truyền là của Tăng Tử.
Khổng Dĩnh Đạt đời Đường nói: “Thử Đại học chi thiên, luận học thành chi sự, năng trị kỳ quốc, chương minh kỳ đức ư thiên hạ” (Thiên Đại học này luận việc học thành, có thể trị nước, làm sáng tỏ đức với thiên hạ).
Xét về nội dung thì Đại học bao hàm cả luân lý, triết học và chính trị, dung hòa thành một thể thống nhất. Sách này nêu ra ba cương lĩnh lớn là “minh minh đức”, “thân dân” và “chỉ ư chí thiện” cùng với tám điều mục là “cách vật”, “trí tri”, “thành ý”, “chính tâm”, “tu thân”, “tề gia”, “trị quốc” và “bình thiên hạ”, đó là những cương lĩnh cơ bản và nguyên tắc chủ yếu của cái học “nội thánh ngoại vương” của Nho gia.
2. Trung Dung
Giống như Đại học, Trung dung vốn cũng là một thiên trong bộ sách Lễ ký, tương truyền tác giả là Tử Tư, tức Khổng Cấp, cháu đích tôn của Khổng Tử.
Vậy trung dung là gì?
Trình Tử giải thích: “Bất thiên chi vị trung, bất dịch chi vị dung. Trung giả thiên hạ chi chính đạo; dung giả thiên hạ chi định lý” (Không thiên lệch gọi là trung, không dời đổi gọi là dung. Trung là con đường chính đáng của thiên hạ, dung là cái lẽ cố định của thiên hạ). Chu Hy giải thích: “Trung giả, bất thiên bất ỷ, vô quá bất cập chi danh; trung, bình thường dã” (Trung là không nghiêng không dựa, không thái quá mà cũng chẳng nửa vời; dung nghĩa là bình thường vậy).
Về giá trị của Trung dung, Phan Khoang cho rằng sách này “gồm hết cái uyên áo của triết lý Khổng giáo, là sách tả người quân tử tường tận hơn cả, mà giáo lý cốt yếu của đạo Khổng là cái quan niệm về người quân tử”. Tuy nhiên “vì ý tứ siêu việt, nghĩa lý u ẩn, các chương cú mới xem qua như rời rạc, nên người mới học khó mà hiểu hết được”. Bởi ý nghĩa sâu sắc đó, Trung dung tuy chỉ là một quyển sách ngắn, nhưng lại được xếp sau cùng trong trình tự đọc Tứ thư, người học phải đọc Đại học, Luận ngữ, Mạnh Tử trước rồi mới đọc tới Trung dung, có như vậy mới lĩnh hội được hết ý nghĩa của đạo trung dung và vận dụng đúng cách trong mọi tình huống của cuộc sống.
3. Luận Ngữ
Tư Mã Thiên đánh giá:
Ta đọc sách của họ Khổng, tưởng như thấy được người. Khi sang nước Lỗ, xem miếu đường, xa phục và lễ khí của Trọng Ni, các học trò tập lễ theo đúng mùa ngay tại nhà, ta cứ nán lại không đi được. Quân vương với hiền nhân trong thiên hạ rất nhiều, đương thời vinh hiển, nhưng chết đi là xong. Khổng Tử xuất thân áo vải, truyền hơn mười đời, được mọi học giả tôn làm thầy. Từ thiên tử đến chư hầu Trung Quốc, khi nói đến lục nghệ đều lấy phu tử làm chuẩn mực, có thể nói là bậc chí thánh vậy.
Luận ngữ là tác phẩm tái hiện cuộc đời và tư tưởng của Khổng Tử chân thật nhất. Trong Luận ngữ tập chú, Chu Hy nói rằng “Khổng Tử san Thi Thư, định Lễ Nhạc, tán Chu Dịch, tu Xuân Thu”. Với tầm ảnh hưởng của Chu Hy, thuyết này đã trở thành chính thống. Và lục kinh Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch, Xuân Thu cũng gắn liền với tên tuổi Khổng Tử, trở thành các tác phẩm tiêu biểu mỗi khi nhắc đến ông.
Luận ngữ ra đời vào khoảng thời Chiến Quốc (475-221 trước Công nguyên). Về tựa sách, Thích danh của Lưu Hy thời Đông Hán giải thích: “Luận là luân, có nghĩa là luân lý. Ngữ là tường thuật, tường thuật những điều bản thân muốn nói ra”. Phó Huyền thời Tây Tấn giải thích đơn giản hơn: “Khi xưa Trọng Ni mất, bọn học trò như Trọng Cung truy luận lời phu tử, gọi là Luận ngữ”.
Về chiều sâu của tác phẩm, Trình Di đời Tống nói: “Di này đọc Luận ngữ từ năm mười bảy, mười tám tuổi, bấy giờ đã hiểu thông câu chữ. Nhưng càng đọc lâu, càng nhận thấy ý nghĩa thật sâu xa”. Vậy nên: đọc Luận ngữ, đòi hỏi sự nghiền ngẫm lâu dài!
4. Mạnh Tử
Chí nguyện của Mạnh Tử là kế nghiệp Khổng Tử, do đó với chế độ thống trị đương thời, thái độ của ông cơ bản là ủng hộ. Tuy Mạnh Tử ủng hộ chế độ nhà Chu, nhưng quan điểm căn bản về chính trị, về kinh tế thì rất khác với quan điểm truyền thống. Theo quan điểm truyền thống, tất cả chế độ chính trị và kinh tế được đặt ra vì quý tộc. Theo quan điểm của Mạnh Tử thì tất cả được đặt ra vì nhân dân. Quan điểm tất cả được đặt ra vì nhân dân là tư tưởng căn bản về triết học chính trị và triết học xã hội của Mạnh Tử.
Mạnh Tử cho rằng tất cả chế độ chính trị và kinh tế đặt ra đều vì dân, nên trong thiên Tận tâm – hạ, ông nói: Dân quý nhất, thứ nữa là xã tắc, cuối cùng mới đến vua. Cho nên: được lòng dân thì làm thiên tử, được lòng thiên tử thì làm chư hầu, được lòng chư hầu thì làm đại phu.
Mạnh Tử vẫn chủ trương duy trì thiên tử, chư hầu, đại phu, những người trị dân này tồn tại, như “nhà Chu ban tước lộc”; nhưng lý do để những người trị dân tồn tại, hoàn toàn là bởi “được lòng dân”. Nếu kẻ gọi là vua không được lòng dân thì sẽ đánh mất đi lý do để mình trở thành vua, tức không còn là vua nữa. Tuy Mạnh Tử vẫn cho rằng trong xã hội vẫn nên có quân tử với bình dân, nên phân biệt kẻ trị người với người bị trị, nhưng sự phân biệt này hoàn toàn vì mục đích phân công để hỗ trợ lẫn nhau.
Hàn Phi Tử - Dĩ Pháp Vi Tôn
HÀN PHI TỬ - DĨ PHÁP VI TÔN - ĐẤT NƯỚC CẦN PHÁP TRỊ, CON NGƯỜI CẦN LUẬT ĐỊNH
Cuốn sách do dịch giả Mặc Am dịch và biên soạn, tổng hợp những tư tưởng quan trọng của vị học giả lỗi lạc Hàn Phi Tử về vấn đề Pháp trị - Lấy Pháp làm kim chỉ nam cho sự trường tồn của một quốc gia, dân tộc.
–
Hàn Phi là một học giả nổi tiếng của Trung Quốc vào cuối thời Chiến Quốc theo Pháp gia. Trong khi đó, Pháp gia lại là một trong những trường phái tư tưởng lớn của Trung Quốc có ảnh hưởng sâu rộng lên đời sống, xã hội. Hàn Phi là người đã dung hợp ba trường phái trọng pháp, trọng thuật, trọng thế của Pháp gia thành một nhà, đồng thời tiếp thu cả Lão học với Tuân học, hình thành nên hệ thống tư tưởng Pháp gia hoàn chỉnh và độc đáo. Nhưng điều gì đã làm cho pháp của Hàn Phi mang ý nghĩa đặc biệt? Câu trả lời là ở cách nhìn của ông về mối quan hệ giữa pháp với nhân tính cũng như vai trò và đặc tính của pháp.
Hàn Phi cho rằng: Sở dĩ pháp có thể dùng để trị người là bởi thuận với nhân tình. Hàn Phi nói đến nhân tình, không phải là quan hệ tình cảm giữa người với người mà là những mong muốn bản năng, thích cái lợi, ghét điều hại. Ở phương diện này, Hàn Phi chịu ảnh hưởng từ thuyết tính ác của thầy mình là Tuân Tử. Theo ông, ngay cả mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái, tức mối quan hệ chí thân của nhân luân, còn tồn tại những toan tính thiệt hơn, huống chi là mối quan hệ giữa nhà vua với bề tôi, giữa quân vương với trăm họ.
Sách Hàn Phi Tử không chỉ xuất phát từ những tư tưởng tiến bộ về phép trị nước ngày xưa mà còn mở rộng ra là những triết lý nhân sinh mà chúng ta có thể áp dụng vào đời sống ngày nay.
“Bề tôi muốn làm quan, người tu dưỡng đạo đức thì giữ mình trong sạch, người có trí tuệ thì dựa vào tài năng để sự nghiệp tiến xa. Người tu dưỡng đạo đức không thể mang tiền của hối lộ thờ kẻ khác, giữ lấy sự trong sạch của bản thân. Người có trí tuệ không thể bẻ cong pháp luật để giải quyết chính sự. Như thế, những người tu dưỡng đạo đức và những người có trí tuệ sẽ không thờ tả hữu của quân vương, cũng không nghe xin xỏ từ ai khác.”
BINH PHÁP TÔN TỬ VÀ 36 KẾ - BẢO PHÁP HUẤN LUYỆN BINH SĨ, KIỂM SOÁT CHIẾN CUỘC - KINH NGHIỆM GIÁ TRỊ ĐỂ CÁC “VỊ TƯỚNG” THỜI HIỆN ĐẠI ÁP DỤNG VÀO ĐẤU TRƯỜNG KINH TẾ, ĐỂ ĐỐI NHÂN XỬ THẾ, LÃNH ĐẠO NHÓM, LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP, TRỞ THÀNH TRƯỞNG NHÓM, DOANH NHÂN XUẤT SẮC.
Xuất phát từ nhận thức “việc binh là đại sự quốc gia, là đất sống chết, là đạo tồn vong, không thể không xem kỹ”, Tôn Tử nhấn mạnh tầm quan trọng của khâu hoạch định chiến lược, thông qua việc xem xét và so sánh năm phương diện, bảy tình huống, tức là những điều kiện khách quan giữa bên ta và bên địch mà tính toán chính xác xu thế thắng bại.
Trong kinh doanh ngày nay, chúng ta cũng có thể ứng dụng năm phương diện mà Tôn Tử đưa ra để nâng cao hiệu quả quản lý:
• Đạo: Dùng luân lý, đạo đức để gắn kết mọi người vì mục tiêu chung của doanh nghiệp, phục vụ khách hàng và đãi ngộ nhân viên.
• Trời: Quyết định thời gian, hành động đúng lúc, trong khi cân nhắc các yếu tố thị trường và những điều kiện khách quan.
• Đất: Xem xét vị trí địa lý sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh như thế nào, là trước khi mở chi nhánh hoặc cửa hàng ở một địa điểm khác.
• Tướng: Tướng ở đây là những người quản lý, chủ doanh nghiệp cần bố trí nhân sự phù hợp vào vị trí quản lý, với các tiêu chuẩn cụ thể về đạo đức và năng lực.
• Pháp: Doanh nghiệp nói riêng và mọi tổ chức nói chung đều cần đến kỷ luật, không có kỷ luật thì ngay cả vận hành, doanh nghiệp không thể làm được chứ đừng nói đến chuyện phát triển.
Bên cạnh đó, phân tích các tình huống chính là cách để so sánh năng lực giữa doanh nghiệp của mình với đối thủ, xác định lợi thế cạnh tranh. Thương trường như chiến trường. Nếu binh pháp đã phát huy công dụng hữu hiệu trên chiến trường thì chúng ta hoàn toàn có thể ứng dụng binh pháp vào thương trường và chắc chắn cũng sẽ đạt hiệu quả tương tự. Mấu chốt nằm ở chỗ hiểu rõ và ứng dụng binh pháp một cách linh hoạt, hợp lý.
Hỗ trợ học tập hiệu quả với tài liệu PDF, Word - SachTruyen.com.vn chia sẻ các tài liệu học tập chất lượng, bao gồm sách, bài tập, đề thi, giúp người dùng học tập hiệu quả và đạt kết quả cao trong các kỳ thi.
DANH MỤC NỔI BẬT
Tài Liệu Toán, Tài liệu Tiếng Anh, Tài Liệu Công Dân, Tài Liệu Địa Lí, Tài Liệu Lịch Sử, Tài Liệu Sinh Học, Tài Liệu Ngữ Văn, Tài Liệu Hóa Học, Tài Liệu Vật lí.
VỀ CHÚNG TÔI