Distant Road – Đường xa là tuyển tập thơ Nguyễn Duy (song ngữ Việt – Anh) được Kevin Bowen và Nguyễn Bá Chung dịch sang tiếng Anh, gồm những sáng tác mang nhiều dấu ấn nhất của ông như Ánh trăng (Moonlight), Nhìn từ xa...Tổ quốc (Our Nation...from a distance), Vợ ơi (Wife, Dear) v.v.
Nguyễn Duy tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ. Ông sinh ngày 12/12/1948 tại làng Đông Vệ, tỉnh Thanh Hóa, và giờ sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1965, ông từng làm tiểu đội trưởng tiểu đội dân quân trực chiến ở khu vực cầu Hàm Rồng – Thanh Hóa, năm 1966, ông nhập ngũ, trở thành lính đường dây của bộ đội thông tin, chiến đấu nhiều năm trên các chiến trường, trong đó có chiến trường Khe Sanh và dọc Đường 9, Nam Lào.
Ông giải ngũ năm 1976, làm việc cho tờ Văn nghệ Giải phóng. Năm 1977, ông giữ vai trò đại diện tuần báo Văn nghệ ở phía Nam.
Nguyễn Duy đã cho xuất bản 10 tuyển tập thơ, 3 tập ký và 1 tiểu thuyết. Năm 1973, ông giành giải nhất cuộc thi thơ của tuần báo Văn nghệ, và năm 1985 – giải thưởng thơ của Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 2007, ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật.
Sau tập thơ Vợ ơi dành tặng người vợ tào khang nhận được nhiều sẻ chia đồng cảm sâu sắc từ độc giả, nhà thơ Nguyễn Duy tiếp tục trình làng tập Kính thưa liền thị như một lời tri ân thành kính gửi tới những người phụ nữ trong cuộc đời này.
Với hơn năm mươi bài thơ đặc sắc viết về phụ nữ, Kính thưa liền thị là một bản tổng hòa các cung bậc cảm xúc: say đắm, yêu thương, kính trọng, biết ơn, thương cảm, xót xa, day dứt, tiếc nuối, ăn năn, hối hận… của một người đàn ông dành tặng một nửa thế giới còn lại. Nguyễn Duy hẳn là người đàn ông rất yêu phụ nữ, nhưng ông không giống những “quý ông TYPN” dễ dàng thốt ra những lời chót lưỡi đầu môi. Phải yêu phụ nữ lắm mới có thể viết ra được những câu thơ gan ruột mà đọc lên ai cũng thấy rưng rưng:
“Khi tôi biết thương bà thì đã muộn
bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi…”
(Đò Lèn)
hay ngậm ngùi:
“Mẹ ta không có yếm đào
nón mê thay nón quai thao đội đầu…
…Ta đi trọn kiếp con người
cũng không đi hết những lời mẹ ru”
và đầy day dứt:
“Giá như ta chớ gặp em
để không mắc nợ cái duyên Kỳ Cùng
giá như em đã có chồng
để bòng bong khỏi rối lòng người dưng”.
Kính thưa liền thị có một chút nghịch ngợm, phá cách của một người thi sĩ ưa “làm xiếc” với ngôn từ:
“Kính thưa thị Đốp đoan trang
mòn mom móm mõ gõ khan như gì
thôi mà ngúng ngoẳng nhau chi
già rồi đấy lạy nhau đi là vừa”
…
“Kính thưa thục nữ Thị Màu
yêu siêu cỡ đó trước sau mấy người
mấy ai dám chịu dám chơi
dám ai vỗ cái mặt đời như em”
(Kính thưa liền thị)
đôi khi lại là lời tự thú có phần ranh mãnh của một người đàn ông:
“chắp tay lạy thánh tôi mê cô đồng”
(Đi lễ)
hay lời phân bua đầy trào lộng mà cũng rất đời:
“Chân mây hơi bị cuối trời
Em hơi bị đẹp anh hơi bị nhàu”
Kính thưa liền thị có tiếng reo vui:
“em thanh xuân như ngày xưa của anh ơi”
(Gửi về trường Lam Sơn)
lại có những nốt trầm:
“Lần lữa mãi thế là ta lỡ dại
Để dành thành mất cắp cả tình yêu
Thế là ta mồ côi em mãi mãi
Cái vu vơ chết đuối dưới sương chiều”
(Một góc chiều Hà Nội)
và cả những bất lực xót xa:
“Tôi giấu mặt vào giữa đám đông
tay lần mãi cái hầu bao rỗng lép
chả lẽ moi ra một nhúm ngôn từ đẹp
trả vào cái lòng tay trũng như đồng chiêm đang ngửa lên?”
Bên cạnh niềm thương cảm dành cho những giai nhân:
“Ta dán làm sao hết lỗ thủng định mệnh
em thoát làm sao khỏi cơ chế thị trường
Hậu hoa hậu còn gập ghềnh lắm
thua cũng thương mà thắng cũng thương
Hồng nhan ạ giá ta làm chủ khảo
để em thi với cỏ nội hoa vườn…”
(Hoa hậu vườn nhà ta)
còn có sự trân trọng dành cho một thân phận nổi chìm nơi đầu ghềnh cuối bãi:
“Em về đây từ xa lơ xa lắc
không ngẫu nhiên
và không dại dột
có lẽ nào chỉ để ngủ bình yên
một đêm
rồi tay trắng trở lại nơi xuất phát
Còn một chút gì thiêng liêng trang trọng lắm
ở đằng sau sự chấp nhận nhọc nhằn…”
Kính thưa liền thị thực sự là một món quà đầy thành kính mà nhà thơ Nguyễn Duy dành để tri ân những người phụ nữ trong cuộc đời.
Nhà thơ Nguyễn Duy không chỉ nổi tiếng với những câu lục bát mềm mại về làng quê thân thuộc hay những bài thơ thế sự đầy những trăn trở về thời cuộc đất nước mà ông còn được đông đảo độc giả yêu mến, xúc động bởi những bài thơ ông viết về phụ nữ – bà, mẹ, em… và đặc biệt là về vợ. Có lẽ hiếm có nhà thơ Việt Nam nào bày tỏ sự ghi nhận, tri ân người vợ của mình từ rất sớm, và nhiềulần như ông. Và có lẽ trong giới văn chương Việt từ xưa đến nay cũng mới chỉ duy nhất có ông in hẳn một tập thơ dành tặng vợ, đó là tập Vợ ơi.
Vợ ơi là một tập thơ nhỏ xinh gồm 20 bài thơ Nguyễn Duy viết cho vợ – bà Bùi Thị Hào – “từ hồi trót nói lời thương” năm 1971 cho đến hơn hai thập kỷ sau đó, với đủ mọi cung bậc cảm xúc của một hành trình dài yêu thương và gắn bó.
Đó là nỗi nhớ nhung người yêu của một chàng trai đang ở chiến hào:
“đêm nay em anh ở đâu
cứ nhìn trăng ấy nhìn lâu thấy người…”
(Võng trăng, 1973)…
Đó là cảm giác day dứt của một ông chồng “nghễnh ngãng làm nghề mộng du” quen mây gió trăng sao bỗng giật mình nhìn lại:
“Ta rất gần biển rộng với trời cao
để xa cách những gì thân thuộc nhất
nồi gạo hết lúc nào ta chả biết
thăm thẳm nỗi lo mắt vợ u sầu…”
(Bán vàng, 1980);
Đó là tâm tư của một kẻ ưa lang bạt kỳ hồ chợt một ngày “ngộ” ra:
“thôi ta về với mình thôi
chân trời đành để chim trời nó bay
trông người xưa ngẫm người nay
đường xa nghĩ nỗisau này… cũngkinh”
(Đường xa, 1988);
Đó là niềm mong mỏi về chặng cuối êm đằm sau cả hành trình dài “khấp khểnh”: “trời cho sống ta cũnggià em ạ
con thương cha không bằng bà thương ông
tình như rượu chon sâu đằm lịm lại
cuối đời đem ra nhấm mới mềm lòng”
(Yêu, 1989)
Đó là lời tạ tội của một ông chồng nghệ sĩ ham vui, ham chơi:
“thất tha thất thểu văn chương
kẽo cà kẽo kẹt tai ương đường dài
yêu cùng ai ghét giùm ai
để cơm áo vẹo hai vai em gầy
…
Xin đừng buồn nữa em ơi…”
(Xin đừng buồn em nhé, 1989)
Đó là nỗi hốt hoảng, thảng thốt của một ông chồng “thông thường hạgiới rong chơi/ trần gian choang choác sự đời tùy em” khi vợ ốm:
“nghìn tay nghìn việc không tên
mình em làm cõi bình yên nhẹ nhàng
thình lình em ngã bệnh ngang
phang anh xất bất xang bang sao đành
cha con Chúa Chổm loanh quanh
anh như nguyên thủ tanh bành quốc gia…”
Đó là lời tâm tình, an ủi:
“này em mình tự dọn mình
Ta ân xá tội với tình cho ta
Thời gian lướt khướt quan tòa
một mai trắng án thiên hà cả thôi”
Đó là lời tự thú đầy trào lộng mà cũng thật xót xa:
“Khi trong túi có mấy đồng ngọ nguậy
ta chạy rông như gì nhỉ – quên đời
lúc xơ xác bờm xơm từng sợi tóc
đói lả mò về
cơm đâu
vợ ơi”
(Vợ ơi, 1990)
…
Có thể nói Vợ ơi vừa mang tính riêng tư – tâm tình của nhà thơ viết riêng cho người vợ của mình – vừa mang tính phổ quát – tâm sự của những đức ông chồng ham vui, ưa những chuyện đại sự to tát, bỏ quên gánh nặng cơm áo, gia đình, con cái trên vai những người vợ nhẫn nại bao dung:
“áo mưa vợ giương cánh buồm giữa phố
chồng với con mấp mé một thuyền đầy
năm tháng bão giông sang sông lũ đổ
một tay em chèo chống ngày ngày ngày…»
Bà Hào – hiền thê tần tảo của nhà thơ – lúc sinh thời hẳn đã là một người vợ hạnh phúc – niềm hạnh phúc được chồng mình ghi nhận, tri ân… mà không nhiều người phụ nữ Việt có được!
Trong kinh doanh, để trở thành một giám đốc thành đạt, bạn cần phải có phẩm chất của một nhà chỉ huy, một nhà lãnh đạo giỏi. Người xưa nói, “nghìn quân dễ kiếm, một tướng khó tìm”, điều này chứng tỏ, để trở thành một lãnh đạo giỏi hoàn toàn không dễ dàng. Yêu cầu quan trọng nhất đối với người đứng đầu là năng lực quản lý người khác. Một giám đốc giỏi là người biết trọng dụng nhân tài, biết quản lý và chế ngự nhân tài dưới quyền mình, xử lý linh hoạt các vấn đề quan trọng trong công việc, bình tĩnh, quyết đoán, “biết nhu biết cương” đúng lúc, có năng lực giao tiếp rộng… Cuốn sách “Bản lĩnh người làm giám đốc” sẽ hỗ trợ bạn trên con đường trở thành một giám đốc thành đạt.
Về tác phẩm:
“Kẻ lao tâm trị người, kẻ lao lực bị người trị” là câu nói nổi tiếng từ thời phong kiến, hầu như ai cũng biết. “Kẻ lao tâm” ở đây chỉ nhà lãnh đạo, chỉ huy, còn “kẻ lao lực” ở đây chỉ người bị lãnh đạo. Về mặt khách quan, đây là sự phân công xã hội được hình thành do rất nhiều yếu tố. Ai cũng muốn làm lãnh đạo để chỉ huy, chỉ đạo người khác, song không phải muốn làm lãnh đạo là có thể làm được.
Làm một người lãnh đạo không dễ. Vấn đề quan trọng nhất để lãnh đạo thành công là năng lực quản lý người khác. Người nào đứng trước sự việc ngang trái hoặc kẻ ngang ngược mã vẫn bình tĩnh, gặp biến cố lớn không kinh hoàng, thì có thể làm lãnh đạo được. Người nào can đảm, giữ vững lập trường, có năng lực giao tiếp rộng, có thể đững mũi chịu sào thì có thể làm lãnh đạo bậc trung. Người nào biết người, đánh giá người không sai (không lẫn), dùng người không quá khắc nghiệt, có đủ các năng lực ở trên thì có thể làm lãnh đạo cao cấp.
Sự phân chia cấp bậc lãnh đạo phần lớn phụ thuộc vào tố chất bên trong. Tuy có sự may mắn, được cất nhắc, nhưng vấn đề quan trọng nhất đảm bảo bạn có thể đứng vững trên cương vị lãnh đạo là: một là, bạn phải biết người; hai là, bạn phải biết dùng người; ba là, bạn phải biết quản lý con người và công việc. Ba việc này không thể thiếu với nhà lãnh đạo.
Những nội dung của “Bản lính người làm giám đốc” được thể hiện qua ba phần:
Phần thứ nhất: Năng lực thứ nhất: Biết người
Sự vĩ đại của nhà lãnh đạo là ở tố chất giỏi nhìn nhận, xét đoán người. Quan sát hành động, lắng nghe lời nói của người khác, biết tính nết, hiểu suy nghĩ của họ, xét trình độ thẩm mỹ của họ, đó là 5 mặt cần khảo sát tỉ mỉ, rõ ràng. Biết người thì không thể đánh giá sai về người đó, tránh được nhiều bất lợi trong công việc
Phần thứ hai: Dùng người
Dùng người là một môn khoa học, đồng thời cũng là một môn nghệ thuật. Điểm then chốt nhất là phát hiện nhân tài, thu phục nhân tài, phát huy nhân tài, đãi ngộ nhân tài.
Phần thứ ba: Biết quản lý
Quản lý theo đúng nghĩa của từ này không phải là sự giám sát chặt chẽ mà là đào tạo bồi dưỡng tinh thần chủ động sáng tạo, đặc biệt là ý thức tự giác của cấp dưới. Nếu cấp dưới tự giác chấp hành quy định, kỷ luật của công ty thì bạn là người biết quản lý, bởi vì, đối với người tự giác, bạn không cần quản lý.
Hỗ trợ học tập hiệu quả với tài liệu PDF, Word - SachTruyen.com.vn chia sẻ các tài liệu học tập chất lượng, bao gồm sách, bài tập, đề thi, giúp người dùng học tập hiệu quả và đạt kết quả cao trong các kỳ thi.
DANH MỤC NỔI BẬT
Tài Liệu Toán, Tài liệu Tiếng Anh, Tài Liệu Công Dân, Tài Liệu Địa Lí, Tài Liệu Lịch Sử, Tài Liệu Sinh Học, Tài Liệu Ngữ Văn, Tài Liệu Hóa Học, Tài Liệu Vật lí.
VỀ CHÚNG TÔI