Phan Đăng Lưu cảm thấy trong gió sớm có mùi của những bông lúa đang chín, thơm ngọt ngào. Anh nhớ những bữa cơm mới. Bữa cơm đầu tiên của một vụ gặt Mẹ anh luôn cẩn trọng chuẩn bị như một thứ nghi lễ, thể hiện lòng biết ơn trời đất, tổ tiên đã cho con cháu sức khỏe cũng như mùa màng bội thu.
Khoảnh khắc này, chỉ còn đếm bằng giây, Phan Đăng Lưu hô lên câu cuối cùng: "Đế quốc Pháp còn xâm lược, còn áp bức bóc lột đất nước chúng tôi thì nhân dân chúng tôi còn đứng lên làm cách mạng cho tới thắng lợi hoàn toàn".
Anh chỉ kịp thấy những ánh lửa lóe lên nơi đầu họng súng và bình minh tỏa rạng những tia sáng màu hống trên vòm trời cao thẳm.
Nước Non Vạn Dặm - Tập 1: Nợ Nước Non
Ra mắt công trình "Nợ nước non" mừng sinh nhật Bác.
Ngày 16/5, tại Hà Nội, Nhà hát Cải lương Việt Nam phối hợp cùng NXB Văn học và Liên Việt Books đã công bố 2 công trình đặc biệt ra mắt công chúng vào dịp kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2022) và 111 năm ngày Bác vượt trùng khơi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2022) . Đó là vở sân khấu và cuốn tiểu thuyết có cùng một nguồn gốc văn học, cùng tên gọi là "Nợ nước non".
Tác giả của 2 công trình này là nhà văn, nhà biên kịch Nguyễn Thế Kỷ.
Vở sân khấu "Nợ nước non" là sự kết hợp giữa nghệ thuật sân khấu cải lương và một số loại hình nghệ thuật truyền thống khác như dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ, Ca Huế, Bài chòi khu 5 và dân ca Nam Bộ. Vở diễn Hoàn Song Việt chuyển thể kịch hát, NSND Triệu Trung Kiên đạo diễn. Tham gia diễn xuất là dàn nghệ sĩ của Nhà hát Cải lương Việt Nam: NSƯT Mạnh Hùng, Minh Hải, Như Quỳnh, Xuân Thô phối hợp cùng nghệ sĩ Lê Thanh Phong và dàn diễn viên Đoàn nghệ thuật UNESCO Di sản dân ca xứ Nghệ.
Đạo diễn, NSND Triệu Trung Kiên cho biết, vở diễn "Nợ nước non" khắc họa sâu sắc hnfh tượng Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành cùng với mẹ Hoàng Thị Loan, cha Nguyễn Sinh Sắc trong không gian văn hóa các vùng miền từ Bắc chí Nam, đặc biệt là sự thay đổi, trưởng thành về nhận thức, lòng yêu nước, chí căm thù quân xâm lược, nung nấu quyết tâm đi tìm đường cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.
Tiểu thuyết "Nợ nước non" dày hơn 220 trang, là tập 1 của bộ tiểu thuyết 3 tập "Nước non vạn dặm" của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ. Nội dung chính của tiểu thuyết có những phần gần với nội dung vở diễn sân khấu cùng tên. Bằng sự nghiên cứu lịch sử, văn hóa công phu, nghiêm túc; Bằng sự trải nghiệm, tích lũy vốn sống nhiều năm ở quê hương Nghệ An và nhiều vùng đất khác, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ đã xây dựng hình tượng nhân vật, bối cảnh xã hội chân thực, sống động, giản dị, lôi cuốn người đọc qua từng trang viết.
Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ cho biết, ở 2 tập tiếp theo của bộ tiểu thuyết "Nước non vạn dặm" (dự kiến ra mắt công chúng vào năm 2023, 2024, gồm "Lênh đênh bốn biển" và "Người về"), tác giả sẽ khắc họa, lý giải, ngợi ca con đường bôn ba cứu nước của chàng thanh niên yêu nước Văn Ba - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh ở nước ngoài và những tháng Người về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam; Sức cảm hóa, lay động của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Nhân dân mình và bạn bè quốc tế.
Bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm” gồm 3 tập khắc họa hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở ba giai đoạn quan trọng của Người: Tuổi ấu thơ và tuổi thanh niên (1890 - 1911); Ba mươi năm Người “đi tìm hình của nước”, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1911 - 1941); Những năm tháng Người về nước, cùng Đảng ta, Nhân dân ta đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc cho nhân dân, đưa Việt Nam trở thành biểu tượng của khát vọng đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, là lương tri, phẩm giá của loài người (1941 - 1969).
Tập 1 “Nợ nước non” viết về những năm tháng thơ ấu của Bác ở quê nhà, ở kinh thành Huế; tuổi thanh niên của Bác ở Huế, Bình Định, Phan Thiết, Sài Gòn…Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ không chỉ khắc họa thành công hình tượng Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành trong bối cảnh lịch sử, xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, mà còn đi sâu luận giải, minh chứng những yếu tố văn hóa, chính trị, tư tưởng, xã hội đã hun đúc, rèn dũa nên Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành để Người có chuyến đi lịch sử vạn dặm từ quê nhà Nghệ An đến kinh đô Huế đến bến cảng Sài Gòn, cho chuyến vượt trùng khơi cứu nước ngày 5 tháng 6 năm 1911. Như sau này Người kể lại “Tôi muốn đi ra nước ngoài xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào ta”.
Tập 2 “Lênh đênh bốn biển” khắc họa hình tượng Văn Ba - Nguyễn Ái Quốc ở Pháp, Anh, Mỹ, các nước châu Phi, tới Liên Xô, Trung Quốc, Thái L cho tới ngày Người trở về Tổ Quốc, ngày 28 tháng 1 năm 1941. So với tập 1 “Nợ nước non” thì khối lượng tư liệu, nhất là tính tư tưởng của tác phẩm, của nhân vật, sự kiện ở tập 2 “Lênh đênh bốn biển” lớn hơn, rộng hơn rất nhiều. Ở Pháp, Văn Ba - Nguyễn Ái Quốc tham gia Đảng Xã hội Pháp năm 1918; chủ động, chủ trì cùng các ông Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường gửi “Yêu sách của nhân dân An Nam” đến Hội nghị Véc-xây (1919); viết “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1920); bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ Ba (Quốc tế Cộng sản), trở thành một trong những sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (ngày 29-12-1920) và là người cộng sản đầu tiên của Việt Nam. Năm 1922, Người sáng lập báo “Người cùng khổ” (Le Paria), ngay bài viết cho số đầu tiên, Người khẳng định sứ mệnh tờ báo là “giải phóng con người”.
Dưới ngòi bút của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, thấy rõ hơn những năm ở trời Tây, Nguyễn Ái Quốc vừa vất vả lao động kiếm sống, vừa khao khát tìm kiếm con đường cứu nước, cứu dân, Người nhận rõ một sự thật đầy đau xót, căm hận: chính chủ nghĩa tư bản, bè lũ đế quốc thực dân là những kẻ gây ra mọi áp bức, bóc lột, đau khổ cho công nhân, nông dân và các tầng lớp khác ở các thuộc địa và ở ngay cả chính quốc. Người nói: “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải là chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ Ba. Qua hoạt động yêu nước, tìm đường đi cho dân tộc, Người hiểu rõ, chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ.” Từ chủ nghĩa yêu nước, Người đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tiếp thu Bản sơ thảo Luận cương của V.I. Lê-nin về các vấn đề dân tộc và các vấn đề thuộc địa. Sự gặp gỡ, tiếp xúc lịch sử ấy hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên hay may mắn, đó là một sự dấn thân, sự chủ động chọn đường, một tất yếu khách quan mang tính khoa học và cách mạng.
Giữa năm 1923, Nguyễn Ái Quốc bí mật rời nước Pháp sang Liên Xô. Trên đất nước của Lê-nin, Người dày công học tập, nghiên cứu và vẫn đau đáu hành trình về Tổ quốc; giữa năm 1925 Người đến Quảng Châu và mở các lớp huấn luyện và đào tạo cán bộ đầu tiên theo xu hướng cộng sản cho cách mạng Việt Nam. Suốt 30 năm lênh đênh tìm đường cứu nước, Văn Ba - Nguyễn Ái Quốc đã trải qua rất nhiều biến cố, khó khăn và hiểm nguy. Từng bước một, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ đã chọn lọc và tái hiện những giai đoạn, sự kiện quan trọng bậc nhất của thời kỳ này, những sự kiện làm sáng rõ con đường cách mạng mà Hồ Chí Minh đã chọn, đã đi. Mùa xuân Canh Ngọ (1930), với tư cách lãnh tụ của phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam và được sự ủy nhiệm của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hồng Công (Trung Quốc).
Với hơn 220 trang sách của tập 2, người đọc sẽ có cái nhìn thấu đáo và có tính hệ thống, tính logic về những bước biến chuyển trong nhận thức, tư duy của một con người vĩ đại, theo cách giản dị nhất. Giản dị như cách mà người sống trong suốt cả cuộc đời mình. Nhiều sự kiện, nhân vật của tập 2 “Lênh đênh bốn biển” hầu như bạn đọc có biết đến ít nhiều gắn với cuộc đời hoạt động cách mạng Nguyễn Ái Quốc. Nhưng cũng có những nhân vật, tình tiết giống như cách mà nhà văn Nguyễn Thế Kỷ đã triển khai trong tập 1, là nhân vật hư cấu. Họ được xây dựng tự nhiên và sắc nét, bằng thi pháp tiểu thuyết, với những tính cách sinh động, gần gũi đời thường trong các mối quan hệ với nhân vật trung tâm là Văn Ba, Nguyễn Ái Quốc, Lý Thuỵ, Hồ Quang, Tống Văn Sơ, Thầu Chín, ông Vươ Bằng thi pháp như vậy, tính cách, phẩm chất, tâm hồn đẹp đẽ của Nguyễn Ái Quốc được khắc hoạ một cách giản dị, gần gũi và thuyết phục.
“Lênh đênh bốn biển” là cuốn tiểu thuyết thứ 4 của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ. Trước khi bắt tay vào bộ tiểu thuyết này, ông đã từng có “Chuyện tình Khau Vai” (Kịch bản sân khấu, năm 2013 và tiểu thuyết, 2019), “Hừng đông” (kịch bản sân khấu, năm 2016 và tiểu thuyết, 2020). Ông cho biết, mình chủ trương tiểu thuyết hoá kịch bản sân khấu và ngược lại bởi vì ông nhận thấy mỗi thể loại văn học và nghệ thuật có thế mạnh riêng, giọng điệu riêng, công chúng riêng. Bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm” về Chủ tịch Hồ Chí Minh là bộ sách ông tâm huyết nhất, nung nấu lâu dài, tích luỹ tư liệu rất công phu, nghiêm cẩn. Ông hi vọng với bộ sách này, chân dung Hồ Chí Minh một lần nữa được khắc hoạ rõ nét hơn, sâu sắc, chân thật và sinh động - một con người giản dị và vĩ đại, cao đẹp mà lão thực, Người luôn bên ta, trò chuyện cùng ta, cùng ta đi về phía tương lai. Người sống thật hơn, đẹp hơn, gần gũi hơn trong “Nước non vạn dặm” và trong những cuốn sách mà văn học Việt Nam đã từng có.
Tập 3 của bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm” (và phần 3 vở sân kháu cùng tên) dự kiến sẽ ra mắt công chúng vào cuối năm 2023.
Nước Non Vạn Dặm - Tập 3 - Từ Việt Bắc Về Hà Nội
Từ Việt Bắc về Hà Nội là tập 3 trong bộ tiểu thuyết dự kiến 5 tập: Nước non vạn dặm của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ.
Bộ tiểu thuyết sử thi “Nước non vạn dặm” là một dự án nghệ thuật lớn, có thể nói là lớn nhất từ trước đến nay, mà một người sáng tác văn chương ở Việt Nam đã và đang thực hiện, về việc tiểu thuyết hóa cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tập 1: Nợ nước non, xuất bản năm 2022. Tập 2: Lênh đênh bốn biển, xuất bản năm 2023. Và bây giờ là tập 3, với nhan đề: Từ Việt Bắc về Hà Nội . Ba tập là ba chặng nối/ gối tiếp nhau trong hành trình cuộc đời của một con người vĩ đại: bắt đầu từ thời thơ ấu cho đến khi quyết định xuất dương tìm đường cứu quốc, tiếp theo là ba mươi năm lênh đênh năm châu bốn biển với một khát vọng khôn nguôi về “hình của nước”. Năm năm tiếp theo nữa - tính từ ngày 28 tháng 1 năm 1941, khi nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc vượt qua cột mốc biên giới Trung - Việt, chạm đất Cao Bằng, đến ngày 2 tháng 9 năm 1945, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập trước toàn thể quốc dân đồng bào tại quảng trường Ba Đình - chính là nội dung của truyện kể trong tập 3, Từ Việt Bắc về Hà Nội.
Hỗ trợ học tập hiệu quả với tài liệu PDF, Word - SachTruyen.com.vn chia sẻ các tài liệu học tập chất lượng, bao gồm sách, bài tập, đề thi, giúp người dùng học tập hiệu quả và đạt kết quả cao trong các kỳ thi.
DANH MỤC NỔI BẬT
Tài Liệu Toán, Tài liệu Tiếng Anh, Tài Liệu Công Dân, Tài Liệu Địa Lí, Tài Liệu Lịch Sử, Tài Liệu Sinh Học, Tài Liệu Ngữ Văn, Tài Liệu Hóa Học, Tài Liệu Vật lí.
VỀ CHÚNG TÔI