1. Sách
  2. ///

Tác Giả nguyễn văn ngọc

Tổng hợp sách của tác giả nguyễn văn ngọc tại KhoSach.com.vn
sử ký giáo khoa thư

Bộ sách giáo khoa bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên, Việt Nam tiểu học tùng thư được soạn vào những năm 20 của đầu thế kỉ 20, với những cuốn như Quốc văn giáo khoa thư, Luân lý giáo khoa thư, Sử ký giáo khoa thư, Cách trí giáo khoa thư, Toán pháp giáo khoa thư, Địa dư giáo khoa thư… từ lâu đã trở thành kí ức tốt đẹp của nhiều thế hệ học sinh sinh ra và lớn lên vào giai đoạn này.

Cuốn Sử ký giáo khoa thư tổng hợp các sự kiện chính yếu xuyên suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, từ thuở lập nước cho đến những năm 20 của thế kỉ 20 (thời điểm cuốn sách này ra đời). Với lối viết cô đọng, dễ hiểu, ngắn gọn, các tác giả mang đến cho bạn đọc nhỏ tuổi những bài học sơ khai về lịch sử nước nhà.

Với việc tái bản một số cuốn trong bộ sách Việt Nam tiểu học tùng thư, NXB Kim Đồng muốn chuyển đến bạn đọc, đặc biệt là bạn đọc nhỏ tuổi ngày nay, một vốn quý trong kho tàng văn hóa Việt. Hi vọng bộ sách này sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho các nhà chuyên môn về lịch sử giáo dục, các nhà soạn sách.

quốc văn giáo khoa thư

Quốc Văn Giáo Khoa Thư

Năm 1924, Nha Học chính Đông Pháp (cơ quan trực thuộc Bộ Quốc dân Giáo dục) ủy thác cho bốn học giả uy tín là Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc và Đỗ Thận biên soạn hai bộ Quốc văn giáo khoa thư và Luân lý giáo khoa thư, gọi chung là Việt Nam tiểu học tùng thư. Hai bộ sách này đã lần đầu tiên đánh dấu sự ra đời của các sách giáo khoa biên soạn bằng chữ quốc ngữ và đưa vào giảng dạy rộng rãi trong các trường học trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Đóng góp đáng kể nhất của hai bộ sách này là thực hiện mục tiêu cải tiến phương thức và nội dung giảng dạy theo lối hiện đại, hướng tới đào tạo thế hệ thanh niên Việt Nam bắt nhịp được các tri thức và xu thế mới thông qua giáo huấn cách trí thể mĩ. Để thực hiện mục tiêu đó, cuốn sách được biên soạn theo thể thức mới: các bài tập đọc lồng ghép nội dung về luân lí, lịch sử, địa lí, vệ sinh, tự nhiên, kèm theo phần giải thích từ ngữ, bài tập, tập viết và hình minh họa.

Gần một thế kỉ đã trôi qua, nhưng những bài học trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư vẫn còn nguyên giá trị, đọng lại rất nhiều ấn tượng và tình cảm đẹp trong lòng người học nhờ tính giáo dục và sư phạm cao, ngôn ngữ ngắn gọn, dễ hiểu, gần gũi với tâm lí trẻ em.

cách trí giáo khoa thư

CÁCH TRÍ GIÁO KHOA THƯ (LỚP SƠ ĐẲNG) tổng hợp các kiến thức sơ khởi về thế giới tự nhiên. Sách chia làm 11 chương, dạy về Loài người, Động vật, Thực vật, Khoáng vật, Trái đất, Bầu trời, công việc ngoài đồng, các loại cây trồng quen thuộc, hoạt động chăn nuôi, đốn rừng, khai thác khoáng vật.

Nhóm biên soạn sách gồm các ông Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận đều là những học giả, nhà văn, nhà giáo dục có tên tuổi, đương thời rất được tín nhiệm. Non hai năm trời, nhóm biên soạn đã làm một công việc khổng lồ, soạn một bộ sách giáo khoa Quốc ngữ đầu tiên, không chỉ riêng một lĩnh vực mà nhiều lĩnh vực (ngôn ngữ, luân lý, khoa học thường thức, lịch sử địa lý...).

Gần một thế kỷ đã trôi qua, không phải nội dung nào của bộ sách này cũng phù hợp với quan điểm giáo dục hiện nay, nhưng nhiều bài học trong ấy vẫn đầy giá trị, vẫn hết sức cần thiết cho việc phát triển trí óc, tâm hồn trẻ thơ, giúp con trẻ trở thành một con người tử tế, có văn hóa. Các bản giáo khoa thư này, đều u hàm súc, ngắn gọn, là tư liệu quý giá cho các bậc phụ huynh, các nhà giáo dục trong quá trình khai tâm con trẻ.

Lần xuất bản này, Nhà xuất bản Trẻ chủ trương giữ đúng nguyên tác từ các bản in của Việt Nam Tiểu học Tùng thư – Nha học chính Đông Pháp xuất bản năm 1927 như: giữ lại các địa danh nhắc đến trong sách theo cách gọi cũ, giữ lại hình thức cách viết theo kiểu cũ, như các dấu gạch nối giữa các từ ghép, phần minh họa khắc trên bản gỗ. Cũng trên tinh thần gạn đục khơi trong, với mỗi cuốn sách, sẽ có lược bỏ những nội dung không phù hợp, chỉnh sửa các lỗi in sai, lược bỏ các chú thích hay bị lặp lại và thêm vào các chú thích cần thiết.

tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính

Phần 1: Tổng quan

Chương 1: Sự cần thiết phải nghiên cứu thị trường tài chính, tiền tệ và ngân hàng

Chương 2: Hệ thống tài chính

Chương 3: Hệ thống tiền tệ

Phần 2: Thị trường tài chính

Chương 4: Lãi suất

Chương 5: Cơ cấu rủi ro và thời hạn của lãi suất

Chương 6: Cơ cấu rủi ro và thời hạn của lãi suất

Chương 7: Thị trường chứng khoán, lý thuyết kỳ vọng hợp lý và giả thuyết thị trường hiệu quả

Phần 3: Các định chế tài chính

Chương 8: Phân tích kinh tế về cơ cấu tài chính

Chương 9: Ngân hàng

Chương 10: Cơ cấu của ngành ngân hàng

Chương 11: Phân tích kinh tế về điều hành ngân hàng

Chương 12: Tài chính phi ngân hàng

Chương 13: Các công cụ tài chính phái sinh

Phần 4: Ngân hàng trung ương và thực thi chính sách tiền tệ

Chương 14: Cơ cấu của ngân hàng trung ương và hệ thống tiền tệ và ngân hàng

Chương 15: Quá trình tạo tiền gửi và cung tiền

Chương 16: Các yếu tố quyết định cung tiền

Chương 17: Các công cụ của chính sách tiền tệ

Chương 18: Thực thi chính sách tiền tệ: mục tiêu và chiến lược

 

Phần 5: Tài chính quốc tế và chính sách tiền tệ

Chương 19: Thị trướng hối đoái

Chương 20: Hệ thống tài chính quốc tế

Chương 21: Kinh nghiệm quốc tế về thực thi chính sách tiền tệ

Phần 6: Lý thuyết tiền tệ

Chương 22: Nhu cầu về tiền

Chương 23: Mô hình Keynes và mô hình IS-LM

Chương 24: Chính sách tài chính và tiền tệ trong mô hình IS-LM

Chương 25: Phân tích tổng cầu và tổng cung

Chương 26: Bằng chứng về cơ chế tác động của chính sách tiền tệ

Chương 27: Tiền tệ và lạm phát

Chương 28: Kỳ vọng hợp lý và những hàm ý đối với chính sách

cổ học tinh hoa

“Cổ học tinh hoa” của Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc và Tử An Trần Lê Nhân là một công trình biên khảo có giá trị vượt thời gian. Bởi lẽ, đó chính là tinh hoa của nền văn minh Hán học mà “từ trong cái biển bao la của bách gia chư tử Trung Hoa xưa, hai cụ đã tìm lấy những hạt ngọc của văn chương, triết học và xâu thành một chuỗi ngọc đem hiến cho đời” (Mai Quốc Liên).

Qua 250 mẩu chuyện nhỏ, vô cùng ngắn gọn và súc tích, “Cổ học tinh hoa” đã đưa chúng ta đến với những tư tưởng lớn của Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử, Trang Tử, Mặc Tử, Hàn Phi Tử... Chuyện tuy đã xưa, thời đại dù đã đổi khác, nhưng tin rằng tinh thần nhân văn cao đẹp từ hàng nghìn năm trước của cổ nhân thấm đẫm trong từng tích truyện vẫn đủ sức làm rung động bao trái tim của người đọc hôm nay. Bởi lẽ, trước khi những triết lý mà cuốn sách chứa đựng rộng mở tư duy của chúng ta, những đạo lý được gửi gắm trong đó đã âm thầm bồi đắp cho chúng ta một đời sống tình cảm phong phú, vị tha, nhân ái, bao dung.

quốc văn giáo khoa thư (tái bản 2020)

Quốc văn giáo khoa thư từ lâu đã được coi là bộ sách giáo khoa Tiếng Việt đầu tiên của Việt Nam. Bộ sách do Nha học chính Đông Pháp xuất bản vào khoảng những năm 20, đầu thế kỉ 20, với sự tham gia của các soạn giả tên tuổi, đều tốt nghiệp trường Thông ngôn: Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc và Đỗ Thận. Ra đời với mục  đích dạy chữ quốc ngữ cho học sinh cấp Sơ học yếu lược (tương đương với ba năm đầu tiểu học ngày nay) từ Bắc vào Nam, bộ sách gồm ba quyển:

- Quyển dành cho lớp Năm (Ðồng ấu - Cours Enfantin): 34 bài đầu dạy trẻ các chữ cái và đánh vần, 55 bài sau là các bài tập đọc.

- Quyển dành cho lớp Tư (Dự bị - Cours Préparatoire) gồm 120 bài tập đọc.

- Quyển dành cho lớp Ba (Sơ đẳng - Cours Elémentaire) gồm 84 bài tập đọc.

Các bài tập đọc luôn lồng ghép nội dung về luân lí, lịch sử, địa lí, vệ sinh, tự nhiên…  kèm theo phần giải thích từ ngữ, bài tập và tập viết.

Mỗi bài đều có hình minh họa, theo lối tranh khắc gỗ hồn nhiên, chân phương mà có tài  liệu cho là của họa sĩ Nam Sơn Nguyễn Văn Thọ.

Gần một thế kỉ đã trôi qua, nhưng những bài học trong Quốc văn giáo khoa thư vẫn còn  nguyên giá trị, đọng lại rất nhiều ấn tượng và tình cảm đẹp trong lòng người học nhờ tính giáo dục và sư phạm cao, ngôn ngữ ngắn gọn, dễ hiểu, gần gũi với tâm lí trẻ em. Một số bài tập đọc vẫn được dùng làm ngữ liệu cho một số sách giáo khoa và tài liệu giáo dục sau này.

Trong lần tái bản này, chúng tôi chủ yếu dựa vào bản in năm 1935, kể cả phần học vần và tập viết của quyển dành cho lớp Đồng ấu mà một số bản in khác đã lược bỏ. Một số bài có nội dung không còn phù hợp, chúng tôi xin phép lược bỏ. Với phần tranh minh họa, chúng tôi đồ lại và làm cho rõ nét hơn. Những cách viết theo kiểu cũ đều được chữa cho phù hợp với cách viết của tiếng Việt hiện tại, chẳng hạn, không dùng dấu gạch nối giữa các từ ghép; những lỗi in sai, nhầm lẫn đều được chỉnh sửa. Những chú thích của biên tập viên được để trong ngoặc vuông để phân biệt với chú thích của tác giả. Về các địa danh nhắc đến trong sách, chúng tôi để nguyên theo cách gọi cũ.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Nhà xuất bản Kim Đồng

luân lý giáo khoa thư

QUỐC VĂN GIÁO KHOA THƯ và LUÂN LÝ GIÁO KHOA THƯ là hai bộ sách giáo khoa tiếng Việt được dạy song hành ở các trường Tiểu học Việt Nam trong suốt những thập niên thuộc nửa đầu thế kỷ XX.

Nhóm biên soạn sách gồm các ông Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc và Đỗ Thận – đều là những học giả, nhà văn, và là nhà giáo dục nổi tiếng, đương thời rất được tín nhiệm. Công việc biên soạn sách của họ còn mang tính định hướng của một nền giáo dục. Việc dạy song hành hai bộ sách QUỐC VĂN GIÁO KHOA THƯ và LUÂN LÝ GIÁO KHOA THƯ từ lớp Đồng ấu, lớp Dự bị đến lớp Sơ đẳng ở bậc Tiểu học cho thấy vấn đề luân lý, đạo đức và công dân giáo dục không chỉ là một tiết học mà là một nội dung lớn xuyên suốt quá trình phát triển trí óc và tâm hồn trẻ thơ.

Từ đầu thập niên 1990 đến nay, bộ sách QUỐC VĂN GIÁO KHOA THƯ và LUÂN LÝ GIÁO KHOA THƯ đã được Nhà xuất bản Trẻ tái bản nhiều lần và được đông đảo bạn đọc nhiệt tình đón nhận. Lần tái bản này, cũng như các lần trước, chúng tôi chủ trương giữ đúng nguyên tác từ các bản in của Việt Nam Tiểu học Tùng thư, kể cả phần minh học khắc trên bản gỗ. Ngoại trừ một số bài mang dấu ấn chính trị rõ rệt của thời Pháp thuộc hoặc thời phong kiến đã được loại bỏ, những gì mang phần hồn của QUỐC VĂN GIÁO KHOA THƯ và LUÂN LÝ GIÁO KHOA THƯ đều được phục hiện trong tuyển tập này.

bình định chân truyền - quyền đồng tử hạ san côn tề mi

Bình Định Chân Truyền - Quyền Đồng Tử Hạ San - Cồn Tề Mi (Tập 1)

Nội dung sách gồm 3 phần:

- Phần 1: Những phần thế dùng để tự vệ trong các trường hợp khác nhau trước khi địch thủ có vũ khí hoặc không

- Phần 2: Bài Đồng Tử Hạ San

- Phần 3: Tề Mi Côn và các bài thuốc Bình Định chân truyền

song tô phượng dực - quyền tứ hải

Bình Định Chân Truyền (Tập 2) - Song Tô Phượng Dực Quyền Tứ Hải

Từ xưa, luyện võ không chỉ là để rèn luyện thân thể, mà còn mang một ý nghĩa thiêng liêng là bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Luyện võ không chỉ là rèn luyện thân thể mà còn trao đổi về nhân cách và đạo đức.

Ngày nay, tuy võ thuật không còn dùng để xông pha trận mạc nhưng nó giúp cho chúng ta có sức khỏe để học tập, lao động, phục vụ cho công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước. Xây dựng một xã hội văn minh, đậm đà bản sắc dân tộc.

Lão võ sư Nguyễn Văn Ngọc chưởng môn võ đường Kim Sơn biên soạn bộ sách Bình Định Chân Truyền với ý muốn cùng phục hưng, lưu truyền và phát triển một số tinh hoa của môn võ Bình Định.

Bộ sách này gồm 3 tập, giới thiệu toàn bộ chương trình luyện tập từ trình độ thấp đến cao một cách có hệ thống để cho quí độc giả dễ dàng tập luyện. Bộ sách trình bày các kỹ thuật cơ bản như thân pháp, bộ pháp, quyền pháp cho người mới bắt đầu luyện tập và một số thế tự vệ cận chiến; cùng những đòn thế nâng cao, các thế tự vệ phức tạp hơn và một số bài quyền, binh khí cao cấp.

1

Hỗ trợ học tập hiệu quả với tài liệu PDF, Word - SachTruyen.com.vn chia sẻ các tài liệu học tập chất lượng, bao gồm sách, bài tập, đề thi, giúp người dùng học tập hiệu quả và đạt kết quả cao trong các kỳ thi.

icon shopee