Sống Chất - Nghệ thuật sống của huyền thoại y học Nhật Bản
Tác giả: Shigeaki Hinohara
Nội dung:
H2: Cái nhìn sâu sắc về cuộc sống và cái chết
H3: Lòng trăn trở của một bác sĩ
Là một bác sĩ đáng kính với những cống hiến lớn lao cho ngành y tế Nhật Bản, Shigeaki Hinohara đã dành nhiều năm để chiêm nghiệm về những vấn đề bức xúc của nền y học nước nhà. Tác phẩm “Sống chất - Nghệ thuật sống của huyền thoại y học Nhật Bản” là lời tâm huyết của ông, phản ánh một thực trạng đáng buồn: việc kéo dài tuổi thọ chưa hẳn đồng nghĩa với chất lượng cuộc sống. Ông cho rằng, người Nhật sống thọ nhất thế giới không phải nhờ vào nền y tế tiến bộ, mà là kết quả của nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lối sống.
H3: Từ cái chết đến ý nghĩa cuộc sống
Trong những năm cuối đời, y học có thể kéo dài tuổi thọ, nhưng lại không thể đảm bảo chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Thay vì tập trung vào ý nghĩa cuộc sống, y học hiện đại thường bị cuốn vào vòng xoay của những quy trình cứng nhắc, lợi nhuận, và những khiếm khuyết của hệ thống quản lý. Điều này khiến cho giá trị sinh mệnh của con người bị xem nhẹ.
H2: Gửi gắm hy vọng vào tương lai
H3: Vai trò của người thầy thuốc
Thông qua những bài diễn thuyết đầy tâm huyết được tổng hợp trong tác phẩm, Shigeaki Hinohara chỉ ra những thiếu sót của nền y tế hiện tại một cách nhẹ nhàng, không hề có tính phê phán. Thay vào đó, ông gửi gắm hy vọng lớn lao cho tương lai, vạch ra hướng đi và mục tiêu nhân văn cho người thầy thuốc: mang lại niềm vui và ý nghĩa sống cho bệnh nhân.
H3: Chiêm nghiệm về cái chết
Ngược lại với người bệnh, ông khuyến khích họ cần phải suy ngẫm sâu sắc về ý nghĩa của cái chết, từ đó mới trân trọng những giá trị khác của cuộc sống. Dưới sự dẫn dắt của Shigeaki Hinohara, việc không ngừng phân tích và thấu hiểu về cái chết sẽ khiến giây phút cuối đời trở nên thanh thản và có ý nghĩa hơn rất nhiều.
H2: Thay đổi tư duy để sống trọn vẹn
H3: Sống chất lượng hơn là sống lâu
Tác giả khẳng định rằng, kéo dài sự sống nhưng phải chịu đau đớn hay chìm trong hôn mê vô thức là điều không hề có ý nghĩa. Ông tin rằng đã đến lúc y học phải thay đổi, từ cả bác sĩ, bệnh nhân đến xã hội.
H3: Tầm quan trọng của giá trị cá nhân
Chúng ta đang ngày càng nhận ra rằng, để đưa ra phương pháp trị liệu tốt, cần phải đưa nhân sinh quan hay giá trị quan của mỗi cá nhân vào y học. Nếu chỉ đơn thuần suy nghĩ làm sao sống lâu mà không suy nghĩ sâu sắc về sinh mệnh hoặc làm cuộc sống thêm sắc màu, thì dù sống tới 80 tuổi, cuộc đời cũng chỉ vô nghĩa mà thôi.
Review:
“Sống Chất” là một tác phẩm đầy cảm xúc và ý nghĩa, mang đến cho độc giả cái nhìn sâu sắc về cuộc sống và cái chết. Thông qua những câu chuyện, những trích dẫn và những lời khuyên chân thành, Shigeaki Hinohara đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về giá trị đích thực của cuộc sống và tầm quan trọng của việc sống một cách trọn vẹn và ý nghĩa.
Tác phẩm này là một lời khích lệ cho mỗi người chúng ta, thôi thúc chúng ta sống một cuộc đời đầy đủ, trân trọng từng khoảnh khắc và tìm kiếm ý nghĩa trong mỗi hành động. Với lối viết giản dị nhưng sâu sắc, “Sống Chất” là một cuốn sách đáng đọc cho mọi người, đặc biệt là những ai đang trăn trở về ý nghĩa cuộc sống và cái chết.
Bạn có bao giờ thắc mắc “Bí quyết của sự trường thọ là gì?” không? Nhật Bản vẫn luôn nổi tiếng với việc có nhiều người sở hữu tuổi thọ cao nhất thế giới và không có gì ngạc nhiên khi bí quyết sống của người Nhật cũng được xem là bí quyết của sự trường thọ.
Vậy theo bạn thì thế nào là trường thọ? Nhiều người sẽ trả lời đó là những con số, như sống đến 100 tuổi chính là trường thọ. Thực ra chúng ta vốn luôn chạy theo những tiêu chuẩn mà không nhận ra “tiêu chuẩn không mang tính tuyệt đối”. Bằng những tiến bộ về y học như hiện nay thì tuổi thọ con người ngày càng được kéo dài. Cố bác sĩ Shigeaki Hinohara – huyền thoại y học Nhật Bản, đã viết: “Tôi cho rằng lấy ranh giới tuổi 70 để định nghĩa về người cao tuổi như hiện nay sẽ trở thành 75 tuổi vào thời điểm 20 năm sau”.
Và chắc hẳn khi nhắc đến bí quyết của sự trường thọ, bạn sẽ liên tưởng ngay đến các chế độ ăn lành mạnh, ví dụ như chế độ 3 thấp 1 cao – muối thấp, đường thấp, béo thấp, xơ cao – hay những khẩu phần ăn kiêng bằng các loại hạt, ngũ cốc,… Thực ra những chế độ này đều tốt cho sức khỏe và phần nào giúp bạn duy trì được sức sống dẻo dai. Nhưng chỉ “phần nào” thôi, vì điều quan trọng nhất của việc trường thọ chính là có những suy nghĩ khỏe mạnh.
Những suy nghĩ khỏe mạnh là bao gồm như: có nhiều hy vọng sống, tự điều chỉnh hành động để thực hiện các việc vừa với sức khỏe của mình, biết kiềm chế và cung cấp cho cơ thể chế độ ăn “xanh” từ khi còn trẻ, … và đặc biệt nó còn bao gồm cả việc suy nghĩ đến cái chết. Điều này nghe có vẻ vô lý nhưng chính cố bác sĩ Shigeaki Hinohara đã giải thích trong quyển sách nhỏ “Bí quyết trường thọ của người Nhật” của mình rằng: “Chúng ta đếm ngược từ cái chết không phải để sống nơm nớp trong lo sợ mà là để luôn biết cảm ơn mỗi ngày mới mà chúng ta có để sống”.
Cố bác sĩ Shigeaki Hinohara sống thọ 106 tuổi và ông vẫn liên tục hành nghề, không nghỉ hưu đến tận ngày 18/7/2016, ngày ông mất. Tựa của quyển sách “Bí quyết trường thọ của người Nhật” có lẽ khiến bạn nghĩ đến việc ông sẽ liệt kê những việc bạn nên làm và không nên làm để có tăng tuổi thọ. Đúng là thế, nhưng quyển sách đặc biệt ở chỗ đó không phải là lý thuyết suông, không phải những lời sáo rỗng mà bạn đôi khi đọc được đâu đó trên mạng, mà đây là những lời khuyên đã được viết bởi một vị bác sĩ già khi bước qua tuổi 90, người đã trải qua những dấu mốc mang tính lịch sử của Nhật Bản và Thế Giới, từng chứng kiến hơn 4000 bệnh nhân giã từ cuộc sống. Đó là tinh hoa từ những kinh nghiệm quý báu khi ông chữa trị cho bệnh nhân, khi ông lắng nghe họ và cả từ những sai lầm mà ông đã phạm phải bởi sự hiếu thắng khi còn trẻ của mình.
Sách ông viết không mang tính chất là một người già dạy dỗ người trẻ, mà ngược lại lối hành văn rất gần gũi, các dẫn chứng thực tế đều được lấy từ những trường hợp bệnh nhân của ông, bởi mục đích của quyển sách này là mang đến nhiều hy vọng vào cuộc sống hơn cho người trẻ cũng như người già. Bản thân chính ông đã từng là một bệnh nhân nằm liệt giường nên ông hiểu sâu sắc những câu nói động viên “Cố lên” mà các bác sĩ thường nói với bệnh nhân của mình là vô dụng đến nhường nào. Và với cương vị là một bác sĩ, ông không bao giờ xem bệnh nhân là “những bộ phận bị nhiễm bệnh” mà ông luôn xem đó là “những người bệnh”, những người thân của mình.
Quyển sách này cũng ấm áp như trái tim ông. Khi đó, ông đã 90 tuổi nhưng bên trong tâm hồn vẫn tràn trề nhựa sống, tâm huyết cả hơn 50 năm là bác sĩ được ông gói gọn qua quyển sách một cách nhẹ nhàng nhưng vẫn đầy chiều sâu. Dù là khi nói đến cái chết nhưng vẫn không hề làm mọi thứ nặng nề, mà ngược lại nó khiến người đọc thêm hiểu quy luật của cuộc sống này, rằng chết là điều tất nhiên và không gì có thể thay đổi điều đó, từ đó ta hiểu được rằng hãy sống hết mình cho ngày hôm nay, biết cho và nhận yêu thương, biết cảm ơn những điều tốt đẹp mà người khác trao cho ta, biết quý giá hơn mỗi giây phút được sống và biết rằng sống đẹp là khi ta biết nghĩ đến người khác.
Thực ra bí quyết trường thọ mà ông đã nghiệm ra và chia sẻ trong tập sách này rất đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được: “Khi có tuổi, trên mặt ta sẽ có thêm nhiều nếp hằn sâu nhưng ta vẫn muốn được sống đẹp. Nếu lúc nào ta cũng mỉm cười thì chắc chắn sẽ có ngày ta có những nếp nhăn in theo dấu nụ cười. Mỗi một độ già thêm, nội tâm sẽ thể hiện rõ hơn trên khuôn mặt. Hãy để những nét nhăn nụ cười tăng lên và làm tràn trề “khí”. Chính thứ “khí” này làm cho con người khỏe mạnh, là nguồn mạch của sự sôi nổi.”
Hỗ trợ học tập hiệu quả với tài liệu PDF, Word - SachTruyen.com.vn chia sẻ các tài liệu học tập chất lượng, bao gồm sách, bài tập, đề thi, giúp người dùng học tập hiệu quả và đạt kết quả cao trong các kỳ thi.
DANH MỤC NỔI BẬT
Tài Liệu Toán, Tài liệu Tiếng Anh, Tài Liệu Công Dân, Tài Liệu Địa Lí, Tài Liệu Lịch Sử, Tài Liệu Sinh Học, Tài Liệu Ngữ Văn, Tài Liệu Hóa Học, Tài Liệu Vật lí.
VỀ CHÚNG TÔI