Văn Học Thiếu Nhi - Con Thiêng Của Rừng
Tác phẩm được kể theo trình tự thời gian, ứng với các bước đi trong cuộc đời chú bé Siêu Dơng người dân tộc Ba Na. Từ tấm bé, Dơng và bố mẹ đã bị đám chánh tổng và tri phủ làm tay sai cho Pháp mua đi bán lại, bị bóc lột sức lao động đến cùng cực. Lớn lên, Siêu Dơng vẫn không thoát khỏi sự đàn áp của tên chánh tổng, bị hắn bức hại tới mức mất vợ, mất con. Chỉ tới khi Cách Mạng tới, cuộc đời anh mới sang trang. Nhờ Cách Mạng, Siêu Dơng được đi học, xây dựng hạnh phúc mới và tìm lại niềm đam mê hội họa. Từ đây, anh dành cả cuộc đời mình để vẽ những bức tranh phục vụ bà con Tây Nguyên.
Tủ Sách Tuổi Thần Tiên - Bí Mật Trong Thung Lũng
Cùng bố mẹ lên Tây Nguyên, Hiền háo hức với khung cảnh núi rừng mù sương, thung lũng hoa rực rỡ, truyền thuyết li kì về hồ Đăk Xút.
Những con người như huyền thoại: già H’Klin răng tóc rụng hết lại mọc một cách lạ kì, già Đim với vườn tượng bí ẩn…
“Trận chiến” với đàn chim phá lúa của tổ thiếu niên Đ’Rao thật thú vị.
Bất chợt, Fulro xuất hiện… Mọi chuyện trở nên vô cùng nguy hiểm và gay cấn…
Câu chuyện hấp dẫn kì bí như con suối ngầm, một dòng mát trong, một dòng ấm nóng đang róc rách chảy trong hẻm đá…
---
Nhà văn TRUNG TRUNG ĐỈNH
Tên thật: Phạm Trung Đỉnh
Sinh năm 1949 tại xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.
Nhập ngũ năm 1968, vào Tây Nguyên ở các huyện đội tại An Khê, Kơ Bang - Gia Lai, rồi thuyên chuyển sang trường huấn luyện tân binh của tỉnh đội, nên một thời gian dài đi cơ sở nằm trong các làng xã của hầu khắp 17 huyện thị tỉnh Gia Lai - Kon Tum. Năm 1978 học khoá I trường Viết văn Nguyễn Du. Sau đó lần lượt công tác tại Ban Kí sự lịch sử quân sự, Tạp chí Văn nghệ quân đội, Hội Nhà văn, báo Văn nghệ, Nhà xuất bản Hội Nhà văn.
GIẢI THƯỞNG:
• Giải A cuộc thi Tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam (1998-2000)
• Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật (2007)
• Giải thưởng Văn học Đông Nam Á (2012)
TÁC PHẨM CHÍNH:
• Đêm nguyệt thực (tập truyện ngắn)
• Những người không chịu thiệt thòi (tiểu thuyết)
• Lạc rừng (tiểu thuyết)
• Lính trận (tiểu thuyết)
• Ngược chiều cái chết (tiểu thuyết)
• Người trong cuộc (tập truyện ngắn)
• Tiễn biệt những ngày buồn (tiểu thuyết)
• Chuyện tình ngõ lỗ thủng (tiểu thuyết)
• Những khoảnh khắc đời người (kí và tản văn)
• Nhà văn thì phải biết đùa (chân dung văn học)
Nàng Tiên Trong Ống Nứa (Truyện Cổ Tích Gia Rai)
Chàng Bờ-dứt nên duyên cùng nàng tiên trong ống nứa, được nàng mách kế mà thắng được tên chủ làng tham lam, độc ác.
Chuyện rồng Pơ-rao trả ơn anh chàng Tơ-rít nghèo khó nhưng hiếu thảo và người bà có lòng yêu thương mọi vật của anh. Hay chuyện xa xưa rất lâu về trước, khi voi còn hung tàn và chẳng chịu thuần phục trước loài người như bây giờ.
Hãy cùng thả mình vào không gian núi rừng Tây Nguyên hoang sơ và kì bí cùng phong tục, tập quán đầy màu sắc của người Gia Rai qua những câu chuyện cổ tích li kì, hấp dẫn.
---
Nhà văn TRUNG TRUNG ĐỈNH
Tên thật: Phạm Trung Đỉnh
Sinh năm 1949 tại xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Nhập ngũ năm 1968, vào Tây Nguyên ở các huyện đội tại An Khê, Kơ Bang - Gia Lai, rồi thuyên chuyển sang trường huấn luyện tân binh của tỉnh đội, nên một thời gian dài đi cơ sở nằm trong các làng xã của hầu khắp 17 huyện thị tỉnh Gia Lai - Kon Tum. Năm 1978 học khoá I trường Viết văn Nguyễn Du. Sau đó lần lượt công tác tại Ban Kí sự lịch sử quân sự, Tạp chí Văn nghệ quân đội, Hội Nhà văn, báo Văn nghệ, Nhà xuất bản Hội Nhà văn.
GIẢI THƯỞNG:
- Giải A cuộc thi Tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam (1998-2000)
- Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật (2007)
- Giải thưởng Văn học Đông Nam Á (2012)
TÁC PHẨM CHÍNH:
- Đêm nguyệt thực (tập truyện ngắn)
- Những người không chịu thiệt thòi (tiểu thuyết)
- Lạc rừng (tiểu thuyết)
- Lính trận (tiểu thuyết)
- Ngược chiều cái chết (tiểu thuyết)
- Người trong cuộc (tập truyện ngắn)
- Tiễn biệt những ngày buồn (tiểu thuyết)
- Chuyện tình ngõ lỗ thủng (tiểu thuyết)
- Những khoảnh khắc đời người (kí và tản văn)
- Nhà văn thì phải biết đùa (chân dung văn học)
Nhà Văn Thì Phải Biết Đùa
Một cuốn chân dung “bạn văn, bạn đời, bạn giang hồ” kể về cái sự các nhà văn đã làm việc, đã sống với nhau thế nào, đặc biệt là trong thời đoạn hậu chiến, đất nước chuyển mình Đổi Mới với vô vàn khó khăn trắc trở cả về vật chất lẫn tinh thần. Các nhà văn, hay nói rộng ra là những người làm nghệ thuật bỗng lúng túng giữa trăm mối, trăm bề… Trong tập này, Trung Trung Đỉnh thẳng thắn thừa nhận: Có một thời người ta đã “đổ” cho nhà văn là “thư ký của thời đại” với những chức năng thực không liên quan trực tiếp tới văn học nghệ thuật. Nhưng ngay ở hoàn cảnh này, các nhà văn ta đã rất “dễ thương”, đã một lòng theo cái chức năng phục vụ nhân dân, phục vụ lợi ích cộng đồng ấy.
Trung Trung Đỉnh nhấn mạnh: “Nhà văn là gì thì cũng trước hết phải là một con người”. Nhưng không chỉ dừng lại ở mức hồi tưởng, ghi chép về một con người cụ thể, những chân dung của Trung Trung Đỉnh luôn được đính kèm một xác tín về nhân cách. Trong các bài viết, tác giả dẫn không ít các tác phẩm của những đối tượng mà mình quan sát: nhà văn, nhà nghiên cứu, dịch giả, nhạc sĩ,… chứng tỏ một sự đọc sâu sát, luôn trân trọng dõi theo thành quả lao động của những người bạn (đồng niên hoặc vong niên). Chưa hết, bức chân dung ấy còn là kết quả của việc “đọc” trực tiếp vào đời sống – những giao thiệp thường ngày hay cả những thói quen sinh hoạt, nhiều khi lại dự phần không nhỏ vào viêc hình thành cá tính của một con người.
Nhưng, điều quan hệ, có tính “thời sự”, theo Trung Trung Đỉnh lại là ở chỗ: “Nhà văn thì phải biết đùa”. Đó là cái đùa ở những nhân cách ý thức sâu sắc được sự nghiêm túc trong lao động chữ nghĩa, trong hành xử nhân sinh – một nhị nguyên xem ra lại rất nhất quán được Trung Trung Đỉnh phát hiện và thể hiện trong tập sách này. Anh dẫn ra những bậc tiền bối: Nam Cao, Vũ Trọng Phụng,… với lối viết (và cả lối sống) cực kỳ nghiêm chỉnh nhưng vẫn vẫn ẩn chưa đầy tính hài hước, trào lộng, được thể hiện trong cái dân dã của những nhân vật văn chương kinh điển: Xuân tóc đỏ, Bà Phó Đoan, Chí Phèo, Thị Nở... Rồi đến một loạt những gương mặt văn chương đương thời với những góc nhìn cũng rất “biết đùa”: Ù ờ như gã Bảo Ninh, Thầy thợ thợ thầy Phạm Ngọc Tiến, Phức tạp như Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Xuân Nguyên – chém gió mà chém ngược chiều, Bùi Ngọc Tấn U(pper)80…
Lạc Rừng
Bình, anh bộ đội mới mười tám tuổi, từ Bắc vào chiến đấu ở Tây Nguyên. Chưa kịp tham gia trận đánh nào xứng đáng gọi là trận đánh, Bình bị lạc đơn vị, lạc trong rừng và lạc vào một cộng đồng những người kì lạ. Khi nhìn những người đó xúm quanh đống lửa nướng những con chuột, những con nhái đá, uống rượu cần, ăn thứ thịt nướng khét mù ấy, thì thầm to nhỏ, anh đã rợn người nghĩ đến việc sẽ bị họ trừ khử, nhưng rồi cũng êm. Và bắt đầu những tháng ngày khắc phục sự lạc lõng để hòa nhập vào một cộng đồng xa lạ với anh về mọi thứ, trừ một chí hướng chung: đánh Mỹ.
Câu chuyện độc đáo, kỳ lạ, ám ảnh. Ra đời năm 1999, một năm sau, cuốn sách đoạt giải cao nhất trong cuộc thi tiểu thuyết đầu tiên của Hội Nhà văn Việt Nam, được trao giải thưởng Nhà nước năm 2007.
Tiễn Biệt Những Ngày Buồn
"Tiễn biệt những ngày buồn" là câu chuyện thường ngày của những người lính vừa khoác ba lô từ các mặt trận trở về thủ đô để tiếp tục với một cuộc sống vô cùng phức tạp mà họ không thể nào hình dung hết diện mạo của nó.
Ngược Chiều Cái Chết
Ngược Chiều Cái Chết là câu chuyện về những ngày trong bom đạn chiến tranh ở Trường Sơn, Tây Nguyên cùng đồng đội và những người dân Bahnar, Jarai đầy tình nghĩa.
“Sâu xa và đơn giản hơn nhiều, đối với Trung Trung Đỉnh, Tây Nguyên là tất cả. Là nỗi ám ảnh, là sự mê hoặc, là sự rơi chìm, nhấn chìm, trùm lên toàn bộ cuộc đời anh, mê mẩn suốt đời, không cách gì rút ra, thoát ra được, cho đến chết...
Anh đã sáng tạo ra được một cách viết mới về Tây Nguyên, và do đó đã khám phá lại cho ta một lần nữa cái thế giới Tây Nguyên khiêm nhường, lẩn khuất mà tuyệt đẹp ấy.
Trong nghệ thuật làm được một việc như vậy là làm rất nhiều.” - Nhà văn Nguyên Ngọc
Những Khoảnh Khắc Đời Người
Những Khoảnh Khắc Đời Người là tập bút ký và tản văn đi sâu vào miền kí ức thiêng liêng để ghi lại những khoảnh khắc của cuộc đời: từ những năm tháng tuổi thơ, đi lính ở Tây Nguyên, đến khi hòa bình, trở lại Hà Nội.
"Năm 1966, mới 17 tuổi, chàng trai làng Sưa (Vĩnh Bảo, ngoại vi Hải Phòng), xung phong nhập ngũ, đi bộ một mạch vào thẳng Tây Nguyên, rồi được phân về làm lính địa phương ở một huyện đội. Gần 10 năm sống hòa đồng với đồng bào nhiều dân tộc, tham gia chiến đấu, thấu hiểu đến ngọn ngành nền văn hóa bản địa, yêu, rồi nhiễm luôn nhiều nét tính cách của người Tây Nguyên. Trong cuộc sống cũng như trong sáng tác văn chương nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, trường ca, các loại ký, đều có sự hòa trộn của hai nét văn hóa đặc sắc đó." - Nhà văn Ngô Thảo
"Văn chương ông Đỉnh họ Phạm nhưng bút danh lại thành Trung Trung Đỉnh thấy cũng giống như con người ông vậy. Tẩm ngẩm tầm ngầm mà biết rõ khối chuyện, viết rõ ngóc ngách ngọn ngành lại rất duyên, giọng văn cứ như giọng kể của một già làng nhưng có sức cuốn hút của lớp lang chữ nghĩa, ý tứ, tình tiết. Đọc văn ấy là thấy tin cậy người ấy. Một con người suốt đời biết ơn những cánh rừng già Tây Nguyên đã che chở mình trong chiến tranh và biết ân nghĩa với cuộc đời mình đã sống. Văn ông vì vậy rất đậm hơi người và ấm tình người." - Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên
"Gợi lại không khí của mươi mười lăm năm về trước, ta thấy Trung Trung Đỉnh tìm cách nhập cuộc văn học thời Đổi Mới như thế nào? Đọc văn anh ta thấy anh có lối đi riêng của mình: Không 'thời thượng', không ồn ào, lặng lẽ cày xới trên những điều mình cảm, mình nghĩ..." - Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên
"Đọc những trang viết của anh, ta thường gặp cái giọng tưng tửng, cứ như đùa cợt, đôi lúc cả bất cần nữa. Có lúc có cảm giác anh vung bút, đến nỗi chẳng thèm chú ý đến câu kéo, chấm phẩy, ngữ pháp... Nhưng đọc rồi, dừng lại, ngẫm kỹ lại mà xem, lại dần dần nghe như thấm ra từ các trang sách, các con chữ, cả từ những khoảng trống giữa các con chữ, các dòng, một cảm giác buồn thâm trầm, có gì đó như một nỗi nhớ tiếc khôn nguôi, hoặc đúng hơn, một sự nghiêm trang sâu lắng." - Nhà văn Nguyên Ngọc
Hỗ trợ học tập hiệu quả với tài liệu PDF, Word - SachTruyen.com.vn chia sẻ các tài liệu học tập chất lượng, bao gồm sách, bài tập, đề thi, giúp người dùng học tập hiệu quả và đạt kết quả cao trong các kỳ thi.
DANH MỤC NỔI BẬT
Tài Liệu Toán, Tài liệu Tiếng Anh, Tài Liệu Công Dân, Tài Liệu Địa Lí, Tài Liệu Lịch Sử, Tài Liệu Sinh Học, Tài Liệu Ngữ Văn, Tài Liệu Hóa Học, Tài Liệu Vật lí.
VỀ CHÚNG TÔI