1. Sách
  2. ///

Tác Giả TS Shefali Tsabary

Tổng hợp sách của tác giả TS Shefali Tsabary tại KhoSach.com.vn
bản đồ làm cha mẹ

Bản Đồ Làm Cha Mẹ

Mong rằng cuốn sách này sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh đối với tất cả các bậc cha mẹ, để chúng ta nhận ra rằng con cái không bao giờ là tài sản sở hữu, cũng không phải để kiểm soát, quản lý, nhào nặn hoặc chế tác.

Các con hiện diện trong cuộc đời ta vì một lý do duy nhất: Để khơi nguồn cho những

thay đổi tiềm tàng và sâu sắc bên trong ta. Mong rằng tất cả chúng ta đều nghe thấy hồi chuông này, để giải phóng các con – sống đúng với chính mình.

“Tôi đã giúp đỡ các bậc phụ huynh suốt 25 năm qua, đã kề vai sát cánh cùng họ vượt qua bao sóng gió thăng trầm. Và qua tất cả những chuyện đó, tôi đã trở nên khiêm nhường trước mối quan hệ có một không hai, mối quan hệ bao trùm mọi phương diện cuôc sống mà ai cũng đã từng biết đến này. Là một chuyên gia và cũng là một người mẹ, tôi đã phát triển một phương pháp rất cụ thể để giúp chữa lành cho các bậc cha mẹ và con cái: đó là làm cha mẹ tỉnh thức. Cuốn sách đầu tiên của tôi về chủ đề này, Làm cha mẹ tỉnh thức, được xuất bản vào năm 2010. Cuốn sách ấy đã trở thành tác phẩm bán chạy trên New York Times, được Đức Đạt Lai Lạt Ma viết lời tựa, được tác giả Eckhart Tolle giới thiệu, và được Oprah Winfrey khen ngợi là mang tính cách mạng. Kể từ đó, tôi đã viết ba cuốn sách bán chạy khác về hành trình làm cha mẹ. Có thể bạn băn khoăn thế cuốn sách này thì có gì khác biệt. Câu trả lời là: Nếu những cuốn sách của tôi trước đây giới thiệu làm cha mẹ tỉnh thức là gì? và tại sao? thì cuốn sách này chính là câu trả lời cho câu hỏi làm như thế nào?. Tôi rất hay được yêu cầu cung cấp cho các bậc phụ huynh một tấm bản đồ để họ có thể đi theo từng bước tiến tới mục tiêu chuyển hóa mối quan hệ giữa họ với con cái. Vậy nên, chính là nó đây – tấm bản đồ mà những người làm cha làm mẹ vẫn hằng trông ngóng”.

- Tiến sĩ Shefali Tsabary –

Trích đoạn sách

Là một người mẹ, thời khắc thức tỉnh sâu sắc nhất của tôi là khi tôi ngộ ra rằng mô hình làm cha mẹ thời hiện đại dựa trên cái tôi. Khoảnh khắc giác ngộ đó vô cùng bất ngờ. Trước đó, tôi tin rằng chúng ta nuôi dạy con cái xuất phát từ lòng vị tha. Trong khi bản thân việc làm cha mẹ có thể là một hành động vị tha, nhưng cách làm của ta lại thường xuyên bắt nguồn từ sự ích kỉ. Khi ý thức được điều này, hết thảy mọi thứ đều thay đổi đối với tôi. Sau thời khắc đó, toàn bộ lớp vỏ bọc của việc làm cha mẹ bị phá vỡ. Tôi không chỉ nhìn thấy cái tôi của mình khi làm cha mẹ, mà còn thấy cái tôi ở các bậc phụ huynh khác. Tôi muốn hét lên hết cỡ rằng: “Bạn có nhìn thấy cái tôi của bạn không? Tôi nhìn thấy! Đây là cái tôi của bạn! Đây cũng là cái tôi của bạn!”. Nhưng không ai thực sự chú ý. Tôi cảm thấy như thể mình đang độc thoại với gió.

Sau đó, tôi trải qua một giai đoạn căng thẳng với cảm giác hoàn toàn lạc lõng – như thể đang lênh đênh trôi dạt với nhận thức mới mẻ này và nhìn những người tôi biết, kể cả bản thân mình, bằng đôi mắt hoàn toàn khác. Tôi là ai? Những người mà tôi từng nghĩ mình biết kia thực sự là ai? Không một ai và không một cái gì giống như trước được nữa. Nhìn đâu tôi cũng thấy cái tôi, cái tôi, cái tôi. Quả thực là một trải nghiệm hết sức lạ lùng!

Tôi gọi đây là “Vùng đất không người”. Đây là nơi bạn cảm thấy như thể mình đã chết. Bạn thấy đấy, xét trên một phương diện thì đúng là chúng ta đã chết tại thời điểm này; cái tôi của ta đã chết. Khi chúng ta đến được nơi đây, hết thảy mọi thứ đều không còn giống với trước đây. Như thể chúng ta là người ngoài hành tinh đang sống trên hành tinh lạ lùng nhất.

Thế nhưng, hành trình ấy không dừng lại tại đây. Nhận thức này áp dụng với tất cả mọi thứ xung quanh ta. Tôi nhìn thấy cái tôi không chỉ trong bản thân mình và những người thân yêu, mà cả trong các thể chế và quy trình xung quanh mình: trường học, chính trị, công ty – hết thảy mọi thứ. Và tất nhiên, nhìn thấy càng nhiều cái tôi tức là nhìn thấy càng nhiều đau khổ. Trải nghiệm này thật khó hiểu vì một mặt, những cái tôi trắng trợn ấy đã khiến tôi khó chịu, và mặt khác nỗi đau đằng sau chúng khiến trái tim tôi rộng mở. Khi tôi buông bỏ cơn giận và sự ghê tởm đối với cái tôi vô độ của mình, tôi có thể tập trung vào những vết thương đằng sau những chiếc mặt nạ. Lòng trắc ẩn của tôi đối với nhân loại tăng lên gấp bội, mong muốn hành động của tôi cũng vậy. Đó chính là lý do tôi làm công việc của mình và viết những cuốn sách giống như cuốn này. Niềm đam mê mãnh liệt của tôi lúc này là giúp người khác thức tỉnh và xé bỏ tấm màn che phủ sự vô minh và vô thức của họ.

gia đình tỉnh thức - cuộc cách mạng trong nuôi dạy con cái

Gia Đình Tỉnh Thức - Cuộc Cách Mạng Trong Nuôi Dạy Con Cái

Gia đình tỉnh thức là tài liệu tham khảo cực kì hữu ích các bậc cha mẹ. Trong mỗi giai đoạn lớn lên, những đứa trẻ của chúng ta sẽ thay đổi. Từ những trải nghiệm quá khứ, hầu hết các bậc cha mẹ áp đặt cho con cái những điều chúng không muốn. Dần dần khoảng cách giữa hai bên dần lớn lên, gây tổn thương lẫn nhau và mất kết nối.

Thông qua những tình huống cụ thể, Gia đình tỉnh thức mở ra một con đường cho con trẻ được làm chủ, khám phá và thể hiện giọng nói bên trong của mình. Chính từ đây, sự kết nối của con trẻ đối với chính bản thân mình và các thành viên khác được đẩy mạnh. Nhận thức được rằng mình có quyền sống đúng với bản chất của mình là một thành tố quan trọng cho khả năng phục hồi và trao quyền trong hiện tại và tương lai của con. Con trở thành một phần của cuộc cách mạng toàn cầu được xây dựng dựa trên lòng trắc ẩn, một thế giới phi bạo lực và thịnh vượng.

Các bậc cha mẹ hiểu rằng mỗi mối quan hệ trong gia đình đều tồn tại với mục đích giúp từng thành viên phát triển. Phụ huynh xem con cái như một tấm gương để họ soi chiếu và thấu hiểu hơn về sự trưởng thành cũng như sự phát triển của mình. Thay vì sửa những hành vi mà họ nhìn nhận là lỗi của con, họ sẽ tìm kiếm và thay đổi bản thân để trở nên chín chắn và hiện hữu hơn. Điểm mấu chốt luôn nằm ở ý thức của cha mẹ chứ không phải ở hành vi của con trẻ.

Việc được tự do khám phá sứ mệnh của mỗi cá nhân trao cho mỗi thành viên trong gia đình cơ hội được sống với tâm thế không sợ hãi và không có gánh nặng. Với khả năng tự nhận thức và niềm tin không giới hạn vào bản thân, khả năng thể hiện mình, mỗi thành viên sẽ cảm thấy tự do để khám phá, tìm tòi và sống đúng với con người thật.

Mục lục:

Về những ví dụ minh họa trong cuốn sách này

PHẦN MỘT: SỰ TỈNH THỨC

Chương 1: Làm mới góc nhìn, thay đổi phương pháp

Chương 2: Văn hóa khiến cha mẹ thất bại ra sao?

Chương 3: Những tác động vô hình lên phản ứng của chúng ta

PHẦN HAI: NHỮNG LẦM TƯỞNG CỦA CHA MẸ

Chương 4: Lầm tưởng 1 Nuôi dạy con cái là mọi vấn đề xoay quanh con trẻ

Chương 5: Lầm tưởng 2 Đứa trẻ thành công là đứa trẻ luôn dẫn đầu

Chương 6: Lầm tưởng 3 Có những đứa trẻ ngoan và có những đứa trẻ hư

Chương 7: Lầm tưởng 4 Bạn sinh ra đã là một người cha/người mẹ tốt

Chương 8: Lầm tưởng 5 Cha mẹ tốt là cha mẹ biết yêu thương

Chương 9: Lầm tưởng 6 Nuôi dạy con cái là nuôi dạy một đứa trẻ hạnh phúc

Chương 10: Lầm tưởng 7 Cha mẹ cần kiểm soát

PHẦN BA: THẤU HIỂU PHẢN ỨNG CỦA CHÚNG TA

Chương 11: Nuôi dạy một đứa trẻ thực sự

Chương 12: Những gì thực sự nằm phía sau phản ứng của chúng ta?

Chương 13: Chuyển đổi cảm giác sợ hãi thành ý thức

PHẦN BỐN: THAY ĐỔI KỸ NĂNG LÀM CHA MẸ

Chương 14: Từ kỳ vọng đến sự kết nối

Chương 15: Từ phản ứng vô tư đến sự hiện diện toàn tâm

Chương 16: Từ hỗn loạn đến bình yên

Chương 17: Từ có vai trò đến không có vai trò

Chương 18: Từ cảm xúc đến cảm giác

Chương 19: Từ ngộ nhận đến tự chủ

Chương 20: Từ phán xét đến đồng cảm

Chương 21: Từ kỷ luật đến ranh giới giác ngộ

Chương 22: Từ chiến trường đến bàn đàm phán

Phần kết: Thay da đổi thịt

Phụ lục: 30 lời nhắc nhở mỗi ngày để xây dựng ý thức

Lời cảm ơn

1

Hỗ trợ học tập hiệu quả với tài liệu PDF, Word - SachTruyen.com.vn chia sẻ các tài liệu học tập chất lượng, bao gồm sách, bài tập, đề thi, giúp người dùng học tập hiệu quả và đạt kết quả cao trong các kỳ thi.

icon shopee