image
image
image
image

Tọa Độ: Cấu Trúc Gia Đình Và Xã Hội Của Người Jorai

Tóm tắt

Tai Ebook sach Tọa Độ: Cấu Trúc Gia Đình Và Xã Hội Của Người Jorai pdf prc azw3 epub audio mp3 download full.

Nhà xuất bản: NXB Thế Giới
Tác giả: Jacques Dournes
Nhà cung cấp: Alpha Books

Thư viện Sách Truyện online miễn phí giới thiệu đến các bạn đọc giả Cuốn sách Tọa Độ: Cấu Trúc Gia Đình Và Xã Hội Của Người Jorai được sáng tác bởi tác giả Jacques Dournes, thuộc lĩnh vực sách Sách Trong Nước .

Sách Tọa Độ: Cấu Trúc Gia Đình Và Xã Hội Của Người Jorai được nhà xuất bản NXB Thế Giới phát hành năm 2021 .

Bạn có thể tải sách miễn phí cuốn sách đang đọc: Tọa Độ: Cấu Trúc Gia Đình Và Xã Hội Của Người Jorai PDF

Hướng dẫn download sách Tọa Độ: Cấu Trúc Gia Đình Và Xã Hội Của Người Jorai

Cảm ơn bạn đã ghé thăm SachTruyen.com.vn

Bạn có thể tận hưởng trải nghiệm nội dung cuốn sách Tọa Độ: Cấu Trúc Gia Đình Và Xã Hội Của Người Jorai tại website của chúng tôi.

Việc đọc sách Tọa Độ: Cấu Trúc Gia Đình Và Xã Hội Của Người Jorai là hoàn toàn miễn phí. Chúng tôi rất tin tưởng rằng SachTruyen.com.vn sẽ trở thành một website chia sẻ tài liệu sách quen thuộc và đáng tin cậy cho những người đam mê đọc sách. Với cam kết nỗ lực để trở thành một thư viện sách, nội dung sách đa dạng và phong phú, chúng tôi luôn cố gắng để đem đến cho bạn những tác phẩm nổi tiếng ý nghĩa và chất lượng nổi tiếng hàng đầu trên thế giới. Trang web được thiết kế đơn giản và dễ sử dụng, giúp bạn dễ dàng Tải Sách PDF và tìm kiếm những cuốn sách mới và hay nhất.

Thông tin sách Tọa Độ: Cấu Trúc Gia Đình Và Xã Hội Của Người Jorai

Tên nhà cung cấp Alpha Books
Tác giả Jacques Dournes
Người dịch Nguyễn Phương Chi
NXB NXB Thế Giới
Năm xuất bản 2021
Trọng lượng (gr) 300
Kích thước bao bì 24 x 16 cm
Số trang 444
Hình thức Bìa Mềm

Cuốn sách Tọa Độ: Cấu Trúc Gia Đình Và Xã Hội Của Người Jorai là một tác phẩm xuất sắc, một tác phẩm để đời. Tọa Độ: Cấu Trúc Gia Đình Và Xã Hội Của Người Jorai mang lại nhiều kiến thức và giá trị thực tế cho cuộc sống. Thư viện Sách Truyện xin chia sẽ nội dung sách Tọa Độ: Cấu Trúc Gia Đình Và Xã Hội Của Người Jorai phiên bản PDF để đọc giả có thể tải và xem online.

Tọa độ, cấu trúc gia đình và xã hội Jörai là một trong những tác phẩm vô cùng quan trọng về con người và vùng đất Tây Nguyên, được xuất bản năm 1972; ngay khi Jacques Dournes còn đang thực địa trong chính những bản làng của người Jörai. Đây là ấn bản tiếng Việt đầu tiên được xuất bản ở Việt Nam.

Nhà nhân học Laurent Dartigues và nhà dân tộc học Pierre Le Roux nói về Dournes như một tổng kết gọn: “Dournes là một trong những bậc thầy về dân tộc học vùng Đông Nam Á. Ngoài các nghiên cứu của ông về văn học truyền khẩu, các tác phẩm Tọa độ (1972), Pötao (1977) vẫn là công trình hàng đầu…”

Jacques Dournes đã có 25 năm ở Tây Nguyên, trong đó phân nửa thời gian là sống cùng người Jörai, không qua phiên dịch, thông thạo tiếng Jörai còn hơn người bản địa. Với lối nghiên cứu đi sâu sát vào thực tế vùng đất và đời sống con người, cuốn sách cho thấy những nỗ lực của tác giả trong việc xác nhận các ‘tọa độ’ (xã hội) của họ, để nhận diện đúng bản nguyên, căn cước (identité) riêng của họ giữa thế giới này. Và cuối cùng, đem đến những suy nghĩ về thực trạng và số phận của họ, những khả năng, những thách thức và con đường phát triển của họ trong thế giới ấy hôm nay.”

Ở đây, tọa độ được hiểu là toàn bộ cấu trúc gia đình và xã hội hết sức phức tạp và tinh tế của người Jörai. Đọc Tọa độ như là một cách để ta chìm đắm trong không gian Tây Nguyên nói chung và không gian văn hóa Jörai nói riêng, để hiểu hơn về phong tục tập quán và xã hội của nhóm dân tộc tiêu biểu trong đại gia đình các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

Và đọc Tọa độ, bất ngờ trước kết cấu và tổ chức xã hội của người Jörai, biết rằng nó sâu sắc và kết nối chặt chẽ ra sao với tự nhiên. Dẫu vẫn biết có thể sẽ cảm thấy đau đáu trước thực trạng hiện tại, song biết đâu đó, chúng ta sẽ thấy có thêm động lực hành động để duy trì và bảo tồn không gian văn hóa của các tộc người Tây Nguyên nói riêng và của các dân tộc thiểu số khác trên khắp mọi miền đất nước.

Cuốn sách nằm trong Bộ sách Tây Nguyên của Omega+, mang đến những góc nhìn đa chiều về lịch sử, tập tục, con người của một số dân tộc ở Tây Nguyên, với các tựa sách:

- Rừng, Đàn bà, Điên loạn - Jacques Dournes

- Pötao, một lý thuyết về quyền lực ở người Jörai Đông Dương - Jacques Dournes

- Người Ê Đê: Một xã hội mẫu quyền - Anne de Hauteclocque-Howe

- Vũ Man Tạp Lục Thư - Ôn Khê Nguyễn Tấn

Đánh giá/ Nhận xét của chuyên gia

“Cùng với Rừng, Đàn bà, Điên loạn, và Pötao, một lý thuyết về quyền lực ở người Jörai Đông Dương, Tọa độ: Tọa độ: Cấu trúc gia đình và xã hội Jörai là tác phẩm đặc biệt quan trọng của nhà nhân học hàng đầu Jacques Dournes về con người và vùng đất Tây Nguyên. Jacques Dournes đã viết và cho xuất bản ngay khi ông đang thực địa giữa những người Jörai mà ông tiếp xúc hằng ngày, trong nỗ lực cố gắng xác nhận các ‘tọa độ’ (xã hội) của họ, để nhận diện đúng bản nguyên, căn cốt hay ‘căn cước’ (identité) riêng của họ giữa thế giới này. Và cuối cùng, để suy nghĩ về thực trạng và số phận của họ, những khả năng, những thách thức và con đường phát triển của họ trong thế giới ấy hôm nay.”

– Nguyên Ngọc

 

Trích đoạn hay:

“Điều thực sự xác định người Jörai là những tọa độ kết nối họ theo chiều dọc với một thị tộc (đối lập với các thị tộc khác) và theo lát cắt ngang với những người mà họ gọi là chú bác, anh em hay con cháu, tất cả được biểu hiện qua cái họ của mỗi cá thể. Đây chính là đề tài của công trình nghiên cứu này: những tọa độ tạo nên căn tính Jörai. Trong khuôn khổ hạn hẹp của vốn từ vựng sẵn có, tôi nói về ‘các cấu trúc gia đình và xã hội’ nhưng không nên quên rằng người Jörai không phân biệt gia đình với xã hội theo cách như vậy và rằng các ‘cấu trúc’ của họ trên thực tế là những mối quan hệ (ít nhiều có tính hệ thống), nghĩa là một thực thể con người sống động.”

“… Trước khi biết người Jörai gọi nhau như thế nào (hệ thống từ ngữ), tôi biết họ thuộc về làng nào, rồi thị tộc nào. Vậy nên tôi sẽ mô tả lần lượt: ngôi làng biểu kiến; thực tế về huyết thống (các tên gọi và các phả hệ); các từ ngữ và các mối quan hệ thân tộc; các liên minh (trao đổi phổ cập); gia đình thu hẹp và của cải; đàn bà và đàn ông, để bằng cách đó đi từ vẻ bên ngoài đến cốt lõi của sự vật… [Tôi] nghiên cứu tình hình dân cư trước khi đi vào phân loại, nối tiếp bằng việc tìm ra hệ thống và dừng lại trước điều bí ẩn. Tiến dần từ cái đơn giản nhất đến cái phức tạp nhất, từ các cấu trúc yếu của xã hội đến các cấu trúc mạnh của gia đình, theo các quan hệ dòng máu và các liên minh, tôi tiến dần đến cái điển hình Jörai nhất mà tôi cho là khá độc đáo.”

“…Ta đã thấy rằng người Jörai phân biệt hôn nhân là chức năng xã hội, còn giao hợp là chức năng tính dục. Đàn ông không kết hôn để có con vinh danh dòng họ nối dõi tông đường, anh ta không lấy vợ vì những phẩm chất của người phụ nữ mà anh ta thấy có thể bổ sung thêm cho những gì anh có, cũng không phải để chính thức hóa một mối quan hệ ít nhiều say mê mà anh ta muốn nó trở nên bền vững. Được cha mẹ thả rông, chán chê tụ bạ với đám tödam, anh ta cưới vợ (hay được người ta cưới vợ cho, kết quả cũng như nhau thôi) để có một mái nhà và thóc lúa, và một định hướng nhất định về công việc. Đó là một tình trạng sinh học-xã hội học, tâm lý của anh ta chẳng hề bị ảnh hưởng; anh ta vẫn được tự do và chỉ lo đi tìm kiếm bản ngã của mình. Ít mang tính chất vị kỷ hơn, đàn bà hoàn toàn được định hình bởi hoàn cảnh sinh học-xã hội học. Gắn chặt vào một gia đình và một mái nhà, đàn bà sinh con đẻ cái tại đó. Đàn bà là cỗ máy vận hành của cuộc sống thị tộc, không có tự do cũng như bản sắc riêng. Adöi là người theo sau (tui); đàn bà chỉ có việc đi theo – không phải theo người đàn ông (ít nhất không theo nghĩa về nhà chồng) mà là theo nhịp điệu của truyền thống. Và ngày nay khi đàn ông đã “tiến hóa” và đưa vợ về ở nhà mình thì đàn bà có nguy cơ còn mất vai trò hơn nữa: chỉ còn là người đầy tớ quẩn quanh trong xó bếp và trên giường ngủ.

Đàn ông, vốn mở và động, dễ làm quen với người lạ; họ ăn mặc kiểu phương Tây, nói tiếng Việt, thậm chí có thể cưới một người nước ngoài mà không bị coi là biến chất. Đàn bà thì không quen thích nghi, cô giữ phong cách Jörai. Không có khả năng thay đổi cuộc sống để chia sẻ cuộc sống của mình với một người nước ngoài lâu dài, cô chỉ có một cách duy nhất để duy trì cái tôi vị kỷ của mình: để vẫn là người Jörai, cô đi làm gái điếm.

Về tác giả:

JACQUES DOURNES

(1922-1993)

Nhà dân tộc học hàng đầu người Pháp, với bút danh là Dam Bo. Ông sống ở Tây Nguyên 25 năm (1946-1970) trong vai trò một nhà truyền giáo đam mê điền dã dân tộc học, tập trung nghiên cứu về văn hóa Jörai (Giarai) và các tộc người vùng cao nguyên.

Ông có hơn 250 công trình nghiên cứu lớn nhỏ về Tây Nguyên.

Một số tác phẩm nổi tiếng về Tây Nguyên của ông:

Rừng, Đàn bà, Điên loạn

Pötao, một lý thuyết về quyền lực ở người Jörai Đông Dương

Xứ Jörai

Tọa độ: Cấu trúc gia đình và xã hội của người Jörai

Miền đất huyền ảo

V.v…

Review sách Tọa Độ: Cấu Trúc Gia Đình Và Xã Hội Của Người Jorai

Cập nhật Review sách Tọa Độ: Cấu Trúc Gia Đình Và Xã Hội Của Người Jorai mới nhất tại sachtruyen.com.vn

Từ khóa tìm kiếm sách Tọa Độ: Cấu Trúc Gia Đình Và Xã Hội Của Người Jorai

  • Tọa Độ: Cấu Trúc Gia Đình Và Xã Hội Của Người Jorai PDF
  • Tọa Độ: Cấu Trúc Gia Đình Và Xã Hội Của Người Jorai AZW3
  • Tọa Độ: Cấu Trúc Gia Đình Và Xã Hội Của Người Jorai EPUB
  • Tọa Độ: Cấu Trúc Gia Đình Và Xã Hội Của Người Jorai PRC
  • Tải sách Tọa Độ: Cấu Trúc Gia Đình Và Xã Hội Của Người Jorai
  • Tải ebook Tọa Độ: Cấu Trúc Gia Đình Và Xã Hội Của Người Jorai
  • Mua sách Tọa Độ: Cấu Trúc Gia Đình Và Xã Hội Của Người Jorai
  • Đọc sách Tọa Độ: Cấu Trúc Gia Đình Và Xã Hội Của Người Jorai online
  • Giá sách Tọa Độ: Cấu Trúc Gia Đình Và Xã Hội Của Người Jorai