Trong giai đoạn 1945-1950, các nước Tây Âu không thực hiện chính sách đối ngoại nào?
2. Tiến hành liên kết khu vực.
Một trong những biện pháp về văn hóa của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngay sau Cách mạng tháng Tám (1945) là
2. thành lập Nha Bình dân học vụ.
Trong kế hoạch Nava (1953), thực dân Pháp tập trung phần lớn lực lượng ở
1. đồng bằng Bắc Bộ.
Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế là một trong những biểu hiệncủa xu thế
2. toàn cầu hóa.
Tổ chức nào có sự hợp tác liên minh giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ, chính trị, đối ngoại và an ninh chung?
3. Liên minh châu Âu (EU).
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào đã thực hiện chính sách bảo vệ hoà bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc?
2. Liên Xô.
Hội Duy tân do Phan Bội Châu thành lập (1904) đã thực hiện chủ trương nào?
2. Thiết lập chính thể quân chủ Lập hiến.
Tài liệu nào đã trang bị lí luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên?
3. Tác phẩm Đường Kách mệnh.
Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt (1989), xu thế nào đóng vai trò chủ đạo trong quan hệ quốc tế?
4. Hòa bình, hợp tác và phát triển.
Sự kiện nào đã giúp Nguyễn Ái Quốc nhận ra “muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình”?
4. Bản Yêu sách của nhân dân An Nam gửi đến Hội nghị Vécxai không được chấp nhận.
Hình thái chính quyền được thành lập ở một số địa phương thuộc Nghệ An và Hà Tĩnh trong phong trào cách mạng 1930-1931 được gọi là
3. “Xô viết”.
Nội dung nào là thành tựu khoa học – kĩ thuật nổi bật của Mĩ đạt được sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
3. Đi đầu trong lĩnh vực chế tạo công cụ sản xuất mới.
Năm 1945, quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á tuyên bố độc lập sớm nhất?
2. Inđônêxia.
Trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), giai cấp nào bao gồm lực lượng trí thức, có tinh thần dân tộc, nhạy cảm với thời cuộc?
4. Tiểu tư sản.
Cơ quan hành chính – tổ chức của Liên hợp quốc là
4. Ban Thư kí.
Trận phục kích đèo Bông Lau (1947) là thắng lợi tiêu biểu của quân dân Việt Nam trong chiến dịch nào?
1. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông.
Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác?
3. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (1925).
Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của giai cấp nông dân Việt Nam diễn ra vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là
2. khởi nghĩa Yên Thế.
Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi của văn kiện nào?
2. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (2-1930).3
Một trong những nội dung của kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi do thực dân Pháp đề ra cuối năm 1950 là
1. tiến hành ‘‘chiến tranh tổng lực”.
Trong cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam giai đoạn 1939-1945, tổ chức nào đã xây dựng được lực lượng chính trị hùng hậu, biểu trưng cho khối đại đoàn kết toàn dân?
1. Mặt trận Việt Minh.
Để phục hồi nền kinh tế, tháng 3-1921 Đảng Bônsêvích Nga đã ban hành chính sách
1. Kinh tế mới.
Phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam không có ý nghĩa nào sau đây?
3. Mở ra kỉ nguyên mới của dân tộc: độc lập, tự do.
Nhận định nào không đúng về chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) ở Việt Nam?
4. Là thắng lợi làm thất bại hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp.
Vào những năm 30 (thế kỉ XX), trước sự xuất hiện của liên minh phát xít, các nước tư bản Anh, Pháp đã
1. thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít.
Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939) đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng trong chỉ đạo cách mạng thể hiện qua nội dung nào?
4. Chuyển từ đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ sang đấu tranh đánh đổ chính quyền đế quốc và tay sai.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), khuynh hướng nào xuất hiện, phát triển mạnh mẽ và ngày càng ảnh hưởng sâu sắc đến cách mạng Việt Nam?
4. Vô sản.
Nội dung của học thuyết Phu-cư-đa (1977) và học thuyết Kaiphu (1991) của Chính phủ Nhật Bản đều chú trọng tăng cường mối quan hệ với các nước
1. Đông Nam Á.
Nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi sách lược trong đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trước và sau ngày 6-3-1946 là do
3. sự thay đổi thái độ của thế lực ngoại xâm về vấn đề miền Bắc Việt Nam.
Từ những năm 90 của thế kỉ XX đến nay, tổ chức ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác trên lĩnh vực nào?
1. Kinh tế.
Thành công của Cách mạng tháng Tám (1945) để lại bài học kinh nghiệm nào cho Đảng trong bối cảnh hiện nay?
3. Luôn nắm bắt tình hình thế giới và trong nước để đề ra chủ trương, biện pháp phù hợp.
Nhận xét nào phản ánh đúng điểm tương đồng giữa cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954) với Cách mạng tháng Tám (1945) của nhân dân Việt Nam?
2. Phát huy hiệu quả vai trò của lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang cách mạng.
Nội dung nào không phản ánh đúng vai trò của các tổ chức cộng sản (1929) đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930)?
4. Tập hợp rộng rãi các lực lượng chuẩn bị tiến tới thành lập Đảng.
Điểm chung trong kế hoạch Rơve (1949), kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) và kế hoạch Nava (1953) của thực dân Pháp là
4. muốn xoay chuyển cục diện chiến trường.
Trong diễn biến của cuộc khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến tháng 8 năm 1945), khẩu hiệu nào được đánh giá là điển hình của nghệ thuật phát huy sức mạnh quần chúng?
1. “Phá kho thóc Nhật, giải quyết nạn đói”.
Nội dung nào sau đây là tác động tích cực trong cuộc khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp (1919-1929) đối với Việt Nam?
3. Những giai cấp mới của xã hội hiện đại đã ra đời.
Nội dung nào sau đây là điểm mới trong hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1920-1930 so với các sĩ phu tiến bộ đầu thế kỉ XX?
1. Chú trọng trang bị lí luận cách mạng cho thanh niên trí thức yêu nước.
Cương lĩnh chính trị (2-1930) do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và Luận cương chính trị (101930) do Trần Phú khởi thảo có điểm chung nào?
2. Xác định công nhân, nông dân là những lực lượng nòng cốt của cách mạng.
Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản (1930) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì đã có quyết định quan trọng nào đến nay vẫn còn nguyên giá trị?
4. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Việc xác định nhiệm vụ đấu tranh trong phong trào 1936-1939 đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho các phong trào đấu tranh ở giai đoạn sau?
3. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa vấn đề chiến lược và sách lược.
Kết quả:
Hỗ trợ học tập hiệu quả với tài liệu PDF, Word - SachTruyen.com.vn chia sẻ các tài liệu học tập chất lượng, bao gồm sách, bài tập, đề thi, giúp người dùng học tập hiệu quả và đạt kết quả cao trong các kỳ thi.
DANH MỤC NỔI BẬT
Tài Liệu Toán, Tài liệu Tiếng Anh, Tài Liệu Công Dân, Tài Liệu Địa Lí, Tài Liệu Lịch Sử, Tài Liệu Sinh Học, Tài Liệu Ngữ Văn, Tài Liệu Hóa Học, Tài Liệu Vật lí.
VỀ CHÚNG TÔI