Thuốc Nam Dùng Trong Gia Đình - 50 Chứng Bệnh Thường Mắc Trong 5 Biểu Hiện Thường Gặp
Lời giới thiệu
Cuốn sách "Thuốc Nam Dùng Trong Gia Đình - 50 Chứng Bệnh Thường Mắc Trong 5 Biểu Hiện Thường Gặp" là một nguồn tài liệu quý giá, cung cấp kiến thức về việc sử dụng thuốc nam trong gia đình để điều trị một số chứng bệnh thường gặp. Sách tập trung vào 50 chứng bệnh phổ biến, được phân loại theo 5 biểu hiện thường gặp, giúp người đọc dễ dàng tìm kiếm thông tin và áp dụng phù hợp.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc nam cần được thực hiện một cách cẩn trọng, dựa trên những kiến thức cơ bản về bệnh lý và nguyên lý hoạt động của các loại thảo dược. Cuốn sách này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các bệnh thường gặp, nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị bằng thuốc nam hiệu quả.
Kiến thức cơ bản về sử dụng thuốc nam trong gia đình
1. Hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng của bệnh:
Trước khi sử dụng bất kỳ bài thuốc nào, bạn cần hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh và các triệu chứng chính của bệnh đó. Điều này giúp bạn xác định chính xác loại bệnh và lựa chọn bài thuốc phù hợp.
2. Phân biệt hai nhóm bệnh chính:
- Nhiễm trùng: Do vi trùng, vi khuẩn hoặc các sinh vật gây hại xâm nhập cơ thể.
- Không nhiễm trùng: Không do các mầm bệnh xâm nhập cơ thể.
3. Cần lưu ý:
Đối với các bệnh thuộc nhóm không nhiễm trùng, việc tăng cường sức đề kháng của cơ thể thông qua nghỉ ngơi, dinh dưỡng đầy đủ là rất quan trọng. Thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc chống lại mầm bệnh không hiệu quả trong trường hợp này.
Nội dung cuốn sách
Cuốn sách cung cấp kiến thức về:
- 50 chứng bệnh thường gặp được phân loại theo 5 biểu hiện phổ biến.
- Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa và điều trị các chứng bệnh.
- Các bài thuốc nam hiệu quả được minh họa chi tiết, dễ áp dụng.
Ưu điểm của cuốn sách
- Thông tin dễ hiểu, dễ tiếp cận: Ngôn ngữ sử dụng đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với mọi đối tượng độc giả.
- Nội dung phong phú: Bao gồm nhiều kiến thức về bệnh tật, nguyên nhân, triệu chứng và các bài thuốc nam phù hợp.
- Minh họa chi tiết: Các bài thuốc được minh họa bằng hình ảnh, giúp người đọc dễ dàng hình dung và áp dụng.
Lời khuyên cho bạn đọc
- Hãy tìm hiểu kỹ về bệnh tật và các bài thuốc trước khi áp dụng.
- Sử dụng thuốc nam đúng liều lượng và cách thức.
- Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Kết luận
"Thuốc Nam Dùng Trong Gia Đình - 50 Chứng Bệnh Thường Mắc Trong 5 Biểu Hiện Thường Gặp" là một cuốn sách hữu ích, cung cấp kiến thức cơ bản về sử dụng thuốc nam trong gia đình. Sách mang đến cho bạn đọc những kiến thức bổ ích, giúp bạn tự tin chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình một cách an toàn và hiệu quả.
Thức Ăn Phòng Và Trị Bệnh
Con người không thể sống nếu không ăn. Tuy nhiên chọn thức ăn tức là định đoạt về vấn đề sức khoẻ hay bệnh tật, ăn uống hợp lý, cơ thể sẽ khoẻ mạnh và sống lâu. Hiện nay, những loại bệnh khó chữa (nan y) ngày càng gia tăng một cách đáng lo ngại, đặc biệt là bệnh ung thư.
Cuốn sách Thức ăn phòng và trị bệnh để giúp bạn đọc cùng tìm hiểu phương pháp phòng chống bệnh bằng ăn uống.
Chữa Bệnh Không Dùng Thuốc - Biện Pháp Cần Thiết Để Tăng Cường Sức Khỏe
Lời mở đầu Người xưa từng nói: “Một trong những hạnh phúc của con người là sức khỏe”. Từ suy nghĩ ấy, chúng tôi biên soạn cuốn sách nhỏ này để độc giả có thêm tài liệu tham khảo tự chăm sóc sức khỏe ban đầu (trở thành người thầy thuốc của chính mình) thì ít khi dẫn đến mắc bệnh và dù có mắc bệnh cũng không nặng, chữa mau lành. Hoàn cảnh của đất nước ta hiện nay, y học dân tộc có đầy đủ khả năng đáp ứng yêu cầu tăng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật bằng những phương pháp đơn giản, những thủ thuật dân gian phong phú, đa dạng, trong đó có những môn thuốc gia truyền hiệu nghiệm mang đầy tinh khoa học, dân tộc, đại chúng, lấy phương châm phòng bệnh là chính. Đâu có phải vì thiếu thuốc hay ỷ lại vào thuốc nọ hay thuốc kia mạnh để đến lúc phát bệnh mới chữa thì có khi càng nhiều thuốc, bệnh càng thêm phức tạp. Làm được như vậy, nhận thức được như thế thì các bệnh viện, bệnh xá chắc chắn sẽ ít bệnh nhân đến và cũng từ đó những bệnh khó chữa (nan y) cũng sẽ giảm dần, đỡ tốn thầy, tổn thuốc; đảm bảo cho con người sống khỏe, sống lâu, phục vụ lao động sản xuất và công tác.
Hỏi Đáp Về Thực Dưỡng - Ăn Uống Hợp Lý Để Phòng Và Điều Trị Bệnh
NGUYÊN LÝ CƠ BẢN
1. Ngoài không khí ra, có ăn mới sống được, thực dưỡng là cách nuôi sống bằng ăn. Thức ăn là nguồn gốc của sức khỏe hoặc bệnh tật. Vậy ăn như thế nào để thể hiện nguyên lý đó? Ăn không chỉ để sống mà phải sống khỏe, sống có ích. Ngay từ xa xưa, nhờ có linh tính và kinh nghiệm, người đời đã phân tích được nhiều thứ gì lành, thứ gì độc để có những món ăn bổ dưỡng nhằm bảo vệ sức khỏe và tồn tại. Cổ xưa cũng đã dạy: “Học ăn trước tiên”, ngụ ý trong câu: “Học ăn (rồi mới đến) học nói, học gói, học mở”. Nhưng nếu chỉ học ăn đơn thuần thôi thì không tiến hóa được. Học ăn để tiến hóa mới thật trọn vẹn nghĩa đối với học ăn của con người. Muốn đạt được yêu cầu đó cần phải biết cách ăn uống hợp lý.
2. Thế nào là ăn uống hợp lý? Giữa nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể và các thực phẩm tiêu thụ có một sự hòa hợp tốt, người ta gọi là ăn uống hợp lý. “Ăn ít cũng bệnh, ăn nhiều càng bệnh, biết ăn thì mạnh” câu nói thực tế của bác sĩ LÊ MINH cũng thể hiện về nội dung này
Thức Ăn Phòng Và Trị Bệnh - Ăn Uống Hợp Lý Để Sống Khỏe Sống Lâu
Người đầu tiên trong những năm 1770 là A.Lavoisier đã chứng minh rằng thức ăn vào cơ thể người và súc vật sẽ bị đốt cháy, sử dụng O2, giải phóng CO, và sinh nhiệt. Giá trị năng lượng của thực phẩm đã là tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm và nhờ các nghiên cứu về chuyển hóa vật chát trong cơ thể đã cho phép xác định nhu cầu năng lượng của cơ thể. Vào giữa thế kỷ XIX, công trình của nhà bác học Đức JLiebig đã chỉ ra rằng thức ăn chứa 3 nhóm chất hữu cơ cơ bản: đạm (protit), đường (gluxit), mỡ (lipit) và các chất vô cơ. Đến cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, các công trình nghiên cứu của Voit, Rubaer đã cho phép xây dựng một số tiêu chuẩn sử dụng đạm, đường, mỡ, đồng thời nhờ các công trình của nhiều người khác, đã phát hiện hàng loạt vitamin
Ngày nay, kiến thức dinh dưỡng cho phép xây dựng các khẩu phần hợp lý cho tất cả các nhóm người. Một khẩu phần cân đối hợp lý là: Cung cấp đầy đủ năng lượng theo nhu cầu của cơ thể. Có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Các chất dinh dưỡng cần thiết ở tỷ lệ cân đối, thích hợp. Người ta nhấn mạnh điểm thứ ba, coi đó là điểm quan trọng nhất của dinh dưỡng hợp lý. Trên thực tế, khái niệm cân đối thường thể hiện trên một số mặt sau: 1. Cân đối giữa các yếu tố sinh năng lượng: Năng lượng do đạm cung cấp trong khẩu phần cần từ 10-15% mặc dù vai trò sinh năng lượng của đạm chỉ là phụ. Đường và mỡ là nguồn năng lượng chính. Năng lượng do mỡ cung cấp không nên quá 30%, năng lượng do đường cung cấp nên từ 40 - 60%. Một số tác giả cho rằng, ở xứ nóng, năng lượng do mỡ cung cấp về mùa đông nên là 20%, các mùa khác 15% tổng số năng lượng. Ở nước ta, theo Viện Vệ sinh dịch tễ, trong khẩu phần trung bình nên có: - Năng lượng do đạm (prô-tit) 12% - Năng lượng do mỡ (li-pit) 15 - 20% - Năng lượng do đường (hydrat-cacbon) 65 - 75% Tỷ lệ cân đối sinh lý về trọng lượng giữa đạm, mỡ và đường trong khẩu phần nên là 1:1:4. Tỷ lệ này thay đổi theo tuổi, tình trạng sinh lý và lao động. 2. Tỷ số giữa đạm động vật - đạm thực vật: Các đạm nguồn gốc động vật có giá trị sinh học nên
Hỗ trợ học tập hiệu quả với tài liệu PDF, Word - SachTruyen.com.vn chia sẻ các tài liệu học tập chất lượng, bao gồm sách, bài tập, đề thi, giúp người dùng học tập hiệu quả và đạt kết quả cao trong các kỳ thi.
DANH MỤC NỔI BẬT
Tài Liệu Toán, Tài liệu Tiếng Anh, Tài Liệu Công Dân, Tài Liệu Địa Lí, Tài Liệu Lịch Sử, Tài Liệu Sinh Học, Tài Liệu Ngữ Văn, Tài Liệu Hóa Học, Tài Liệu Vật lí.
VỀ CHÚNG TÔI